Vấn Đề Hoá Đơn Chứng Từ Trong Công Tác Quản Lý Thuế Gtgt.

ngay từ tháng đầu tiên doanh nghiệp kê khai nộp thuế. Mặt khác, với phương thức kinh doanh chỉ trao đổi qua điện thoại, người bán lấy hàng tận gốc giao thẳng cho người mua, làm cho việc kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn, vì tại địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp lượng hàng hóa tồn kho có trị giá thấp, không tương ứng với

mức thuế khoán trước đây ở hộ cá thể (Chợ vải soái kình lâm,…). Hiện tại xuất

hiện xu hướng trốn thuế mới mà Chi cục không chủ động kiểm tra được, đó là hộ cá thể (kinh doanh ăn uống, vải, v.v…) thành lập chi nhánh thuộc một doanh nghiệp đặt trụ sở chính ở quận, huyện khác để được nộp thuế GTGT theo kê khai, được quy định bởi Thông tư 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính. Hiện tượng này làm mất đi tính công bằng về thuế, gây bất bình đối với các hộ kinh doanh trên cùng địa bàn.

V. VAI TRÒ CỦA HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT.

5.1 Vấn đề hoá đơn chứng từ trong công tác quản lý thuế GTGT.

5.1.1 Khái niệm.

 Các loại hoá đơn, chứng từ.

a) Hóa đơn GTGT.

Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế phải sử dụng hóa đơn GTGT do Bộ Tài Chính phát hành, trừ trường hợp được dùng hóa đơn, chứng từ ghi giá thanh toàn là giá đã có thuế GTGT.

Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu tiền phát sinh theo quy định. Khi lập hóa đơn, bên bán phải phản ánh đầy đủ các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên hóa đơn mẫu, gạch chéo phần bỏ trống nếu có từ trái qua phải (nếu có) và phải có chữ ký của người bán và người mua hàng.

Phần thuế GTGT được tách riêng với giá bán chưa có thuế, ngược lại, nếu ghi chung giá thanh toán thì thuế GTGT đầu ra phải ghi trên giá thanh toán.

a) Hóa đơn bán hàng.

Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT khi bán hàng hóa, dịch vụ phải sử dụng hóa đơn bán hàng. Khi lập hóa đơn, cơ sở kinh doanh phải

ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định ghi trên hóa đơn. Giá thanh toán hóa đơn đã bao gồm thuế GTGT.

b) Hóa đơn tự in, chứng từ đặc thù.

Các cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn, chứng từ khác với mẫu quy định phải đăng ký với Bộ Tài Chính, và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Hóa đơn tự in phải phản ánh đầy đủ các nội dung như hóa đơn GTGT do Bộ Tài Chính phát hành.

Đối với hóa đơn đặc thù như: vé cước vận tải, vé máy bay, vé số,… thì giá ghi trên vé là giá đã có thuế GTGT.

5.1.2 Vai trò của hoá đơn trong công tác chống thất thu thuế GTGT.

 Đối với Nhà nước.

Hoá đơn, chứng từ là công cụ hiệu quả nhất để kiểm tra việc thực hiện kệ khai và nộp thuế GTGT. Việc thực hiện thu thuế GTGT ở nước ta là một bước tiến có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý tài chính quốc gia. Bởi vì thuế GTGT khắc phục được nhược điểm trùng lắp của thuế doanh thu.

Cách tính thuế GTGT để được khấu trừ, hoàn thuế căn cứ vào các hoá đơn

GTGT doanh nghiệp lập khi bán hang. Vì vậy hoá đơn, chứng từ là cơ sở pháp lý quan trọng để tính toán và xác định số thuế mà DN phải nộp vào NSNN , hoá đơn đối với hàng hoá dịch vụ mua vào là căn cứ xác định số thuế mà Nhà nước sẽ khấu trừ cho DN. Việc quản lý hoá đơn, chứng từ góp phần lập lại kỷ cương trong lĩnh vực tài chính, tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc quản lý kinh tế góp phần động viên các nguồn thu kịp thời và hiệu quả.

 Đối với Doanh nghiệp.

Trong một hệ thống kế toán, hoá đơn chứng từ đóng vai trò làm căn cứ xác định chi phí đầu vào và doanh số bán ra của DN, căn cứ trên những hoá đơn hàng hoá bán ra xác định tổng doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Việc lập chứng từ

là cơ

sở xác minh sự

biến động của các loại tài sản và

nguồn vốn của doanh nghiệp giúp cho cơ quan quản lý thuế có thể nhờ đó mà dễ dàng hơn trong công tác kiểm tra.

 Đối với người tiêu dùng.

Hoá đơn, chứng từ là cơ sở xác định trách nhiệm của bên bán hàng đối với bên mua hàng, khi hàng hoá có vấn đề NTD có thể yêu cầu khiếu nại về hàng hoá như giá cả, tiền thuế, chất lượng hay mẫu mã sản phẩm… Hoá đơn, chứng từ được pháp luật công nhận là chứng cứ ràng buộc về mặt pháp lý giữa NTD với cơ sở SXKD.

Nếu như khách hàng là cơ quan hành chính sự nghiệp thì đây là chứng từ quan trọng trong việc thực hiện quyết toán tài chính và xác định số thuế GTGT đầu vào.

5.1.3 Quy định về công tác kiểm tra hoá đơn, chứng từ.

 Kiểm tra hoá đơn đầu ra

Vhình thc: Hoá đơn do Bộ Tài Chính phát hành, hoặc hoá đơn tự in đã đăng ký sử dụng tại CCT, được theo dõi trên phiếu mua hoá đơn do CCT cấp phát. Đối với các hoá đơn đã sử dụng thì các chỉ tiêu trên hoá đơn phải được ghi đầy đủ, hoá đơn huỷ phải có đủ 3 liên và chưa xé rời khỏi cuống, hoá đơn không tẩy xoá, nhàu nát, được sử dụng liên tục từ số nhỏ tới số lớn không nhảy cóc, ngoài ra trên một tờ hoá đơn chỉ được ghi một loại thuế suất thuế GTGT là 5% hợăc 10%. Kiểm tra tính liên tục của quyển, số hoá đơn trên bảng kê đầu ra.

Vni dung: Chọn mẫu một quý/năm cộng doanh số trên hoá đơn đối chiếu với doanh số trên tờ khai thuế GTGT hàng thàng và sổ theo dõi doanh thu, kiểm tra tính tương thích của hàng hoá mua vào, bán ra bằng cách công số lượng hàng hoá xuất bán trong sổ theo dõi hàng hoá mua vào, bán ra hoá đơn báo huỷ nhưng mất liên 2 và nội dung ghi trên liên 1 không có dấu hiện ghi sai, việc áp dụng thuế suất 0%, 5% đối với hàng hoá dịch vụ ghi trong hoá đơn, kiểm tra tính thống nhất áp dụng giá bán ghi trên hoá đơn cho cùng một loại hàng hoá trong cùng một thời điểm.

 Kiểm tra hoá đơn đầu vào:

So với kiểm tra hoá đơn đầu ra thì công việc này phức tạp và khó khăn hơn, đòi hỏi viên chức phải có kiến thức cơ bản về tính hợp pháp của hoá đơn, thuế suất thuế GTGT, tính hợp lý của hoá đơn trong hoạt động SX-KD của đối tượng được kiểm tra.

Vhình thc: Hoá đơn do BTC phát hành hoặc hoá đơn tự in đã được cơ quan thuế duyệt cho đăng ký sử dụng, chứng từ đặc thù, chỉ tiêu tên đơn vị, MST, địa chỉ người mua phải khớp đúng với đối tượng đang kiểm tra, phần chỉ tiêu người bán cũng phải

ghi rõ ràng như người mua, hoá đơn, chứng từ không bị rách, nhàu nát, các chỉ tiêu trên hoá đơn như mặt hàng, số lượng, đơn giá, thành tiền, giá tính thuế, thuế suất, chữ ký… được ghi đầy đủ theo quy định.

Vni dung: Về nguyên tắc khi tiến hành kiểm tra phải chú ý thời gian phát sinh hoá đơn chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT tương thích. Đối chiếu giữa bảng kê hoá đơn đầu vào với bản chính hoá đơn, chứng từ để phát hiện các trường hợp kê khai sai nguồn gốc phát sinh hoá đơn chứng từ, kê khai trùng lắp, sai số học bề thuế GTGT đầu vào, sai ngày, tháng năm và quá rthời hạn quy định được kê khai khấu trừ.

Kiểm tra tính tương thích của hàng hoá, dịch vụ mua vào với hàng hoá dịch vụ bán ra để phát hiện các trướng hợp:

 Hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào ghi ngày, tháng sau ngày đối

tượng kiểm tra xuất bán hàng hoá, dịch vụ.

 HH-DV ghi trên hoá đơn, chứng từ mua vào không trùng khớp với HH-DV bán ra.

 HH-DV mua vào không liên quan đến hoạt động SX-KD của đối tượng kiểm tra.

Kiểm tra tính chính xác của thuế suất và số thuế GTGT đối với HH-DV mua vào. Đối chiếu số lượng đơn giá, trị giá thành tiền ghi trên hoá đơn HH-DV mua vào với sổ theo dõi HH-DV mua vào để phát hiện trường hợp không ghi chép trên sổ kế toán. Dò tìm hoá đơn bất hợp pháp trên chương trình ứng dụng của Cục thuế đã đặt tại các cục thuế, CCT.

 Định nghĩa 7 loại hoá đơn, chứng từ dụng không hợp pháp sau:

mua, bán, sử

 Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung theo quy định, trừ trường hợp mua hoá đơn do cơ quan thuế phát hành.

 Mua, bán hoá đơn đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng không phát sinh việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ kèm theo.

 Mua, sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn của cơ sở kinh doanh khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hoá, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hoá nhưng không kê khai nộp thuế.

 Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liện của hoá đơn.

 Mua, bán, sử dụng hoá đơn đã hết giá trị sử dụng.

 Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh trước ngày xác định cơ sở kinh doanh bỏ trốn theo thông báo của cơ quan thuế, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp.

 Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ mà tại thời điểm mua hàng hoá, dịch vụ phát sinh tuy chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc cơ sở kinh doanh bỏ trốn, nhưng cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là các hoá đơn bất hợp pháp.

 Năm 2010 CCT đã kiểm tra và phát hiện các trường hợp vi phạm về hoá đơn, chứng từ như sau:

 Kê khai sai số thuế còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang.

 Không hạch toán vào thu nhập khác và điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đối với hóa đơn giảm giá HHDV mua vào.

 Không mở sổ theo dõi định mức tiêu hao vật tư cho nguyên vật liệu.

 Hạch toán chi phí lãi vay góp vối điều lệ không đúng quy định.

 Hạch toán chi phí tiền lương không có Hợp đồng lao động và các khoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

 Đăng ký giá và bán theo giá đăng ký với cơ quan thuế đối với xe ô tô, xe gắn máy cho người tiêu dùng, có chênh lệch tỷ lệ vượt quá 5% theo quy định của Thông tư 69/2002/TT-BTC về giá bán xe gắn máy – xe ôtô theo giá tối thiểu (giá tính lệ phí trước bạ)

 Kê khai giá cho thuê phòng chưa đúng với bảng giá đã công khai.

 Chưa kê khai thuế đối với hàng hóa xuất tiêu dùng nội bộ.

 Kê khai sai thuế suất ưu đãi thuế TNDN.

 Hủy hóa đơn bán hàng, nhưng không lưu liên 2 (liên giao cho khách hàng) tại quyển hóa đơn.

 Kê khai thuế suất thuế GTGT 0%, nhưng không có tờ khai hải quan kèm theo.

 Kê khai vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế TNDN của trị giá hàng hóa tổn thất không do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác.

 Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ.

Hình 2.9: Công tác xác minh hoá đơn 2008 – 2010.


Nội dung

2008

2009

2010

Số phiếu yêu cầu xác minh hoá đơn gửi đi

9.072

20.349

1.113

Số hoá đơn tương ứng.

36.291

83.396

27.751

Số phiếu đơn vị trả lời

3.953

5.351

1.102

Số hoá đơn tương ứng.

13.870

13.870

3.470

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Một số biện pháp chống thất thu thuế giá trị gia tăng tại Chi cục Thuế Quận 5 - 8


 Năm 2010.

a) Hóa đơn:

Công tác theo dõi hóa đơn cũng được thực hiện tốt, hàng tháng các đội thuế lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mẫu BC 26 và BC 27 theo đúng quy định, số liệu báo cáo chính xác và trung thực. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng hóa đơn của các DN, sớm phát hiện những trường hợp sử dụng hóa đơn không hợp pháp để xử lý kịp thời, cụ thể tình hình cấp phát hóa đơn năm 2010 như sau:

Hình 3.1: Tình hình cấp phát hoá đơn 2010



Tên ấn chỉ

Đơn vị

tính

Tồn

đầu kỳ

Lĩnh

trong kỳ

Bán

trong kỳ

Tồn cuối kỳ

Hóa đơn GTGT 01-3LL

quyển

387

25.080

25.467

0

Hóa đơn bán hàng 02-3LL

quyển

486

14.700

14.527

659

Phiếu xuất kho-VC nội

bộ

quyển

141

1.860

2.001

0

Phiếu xuất kho đại lý

quyển

69

0

11

58

Sổ mua hóa đơn

quyển

485

2.100

2.507

78


b) Biên lai phí, lệ phí:

Chi cục thuế Quận 5 đã có những biện pháp trong công tác quản lý thu phí, lệ phí như: thực hiện đúng theo Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về lĩnh vực kế toán phí và lệ phí, cụ thể tình hình cấp phát biên lai phí, lệ phí như sau:

Hình 3.2: Tình hình cấp phát biên lai phí, lệ phí 2010.

Đơn vị

tính

Tồn

đầu kỳ

Lĩnh

trong kỳ

Bán

trong kỳ

Tồn

cuối kỳ

Biên lai thu lệ phí các loại

quyển

4.022

29.000

25.299

7.723

Biên lai thu phí-lệ phí

quyển

155

660

415

400

Biên lai tạm ứng án phí

quyển

100

0

20

80

Biên lai thu viện phí

Số

0

100.000

100.000

0

Biên lai thu phí TGPTGT

quyển

120

0

30

90

Vé giữ xe các loại

quyển

14.225

93.200

94.728

12.697

Phí đậu xe ôtô

quyển

0

1.000

1.000

0

Sổ đăng ký hóa đơn tự in

quyển

0

100

13

87

Phiếu cấp giấy nộp tiền

phiếu

50

0

0

50

Tên ấn chỉ


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ VÀ CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ GTGT TẠI CCT-Q5.

I. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG.

I.1 Định hướng trong công tác quản lý và chống thất thu thuế GTGT.

Những yêu cầu khách quan khiến Nhà nước cần phải định hướng cải cách công tác quản lý thuế trong thời gian tới, bối cảnh và xu thế cải cách thuế của các nước đã tác động đến việc cải cách thuế ở Việt Nam.

Xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá kinh tế là một yếu tố khách quan, tạo điều kiện cho nước ta tập trung vào phát triển kinh tế. Nước ta có cơ hội thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển và cải thiện vị trí của mình. Bên cạnh đó xu thế hội nhập liên kết kinh tế trong khu vực làm tăng sức ép cạnh tranh giữa các nền kinh tế. Sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia ngày càng tăng, các nước đang phát triển luôn bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự công bằng chống lại áp đặt phi lý của các cường quốc kinh tế và các công ty đa quốc gia. Nếu ta không tranh thủ được cơ hội khắc phục yếu kém để vươn lên thì các nước đang phát triển sẽ bị tụt hậu xa hơn nữa so với các nước trong khu vực và thế giới.

Đối với nước ta tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã được nâng cao từng bước, giúp nước ta có điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật của các nước phát triển. Tuy nhiên sức ép cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài là quá lớn vì vậy đòi hỏi hệ thống thuế phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế. Đây là

nhiện vụ cấp bách để đảm bảo nguồn thu cho NSNN, khuyến khích đầu tư công nghệ mới, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước.

Việc tham gia hội nhập quốc tế cũng giúp nước ta có điều kiện học tập kinh nghiệm cải cách hệ thống thuế của các nước, xu thế cải cách thuế của các nước phát triển và đang phát triển, các nước có nền kinh tế chuyển đổi nhằm hoàn thiện hệ thống thuế nước ta với các nội dung cơ bản sau: xoá bỏ hàng rào phi thuế quan để hội nhập và phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác đầu tư, tự do hoá thương mại. Giảm bớt số lượng thuế suất trong từng sắc thuế không phân biệt đối xử quốc gia, không phân biệt thành phần kinh tế giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mở rộng đối tượng chịu thuế, nộp thuế, ban hành một số loại thuế mới như: thuế bảo vệ môi trường, thuế an ninh,…tăng thu cho NSNN.

I.2 Định hướng hoàn thiện ngành thuế của cả nước.

Hình thành một hệ thống quản lý thuế thống nhất trong cả nước chịu sự lãnh đạo song trùng của ngành dọc và các cấp ủy, chính quyến địa phương. Hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý thuế ngày càng được nâng cao, cùng với việc hình thành hệ thống thuế hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất trong cả nước. Bộ máy quản lý thuế nội địa thành lập theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương thống nhất quản lý các loại thuế, phí, thu khác, chịu sự quản lý của Bộ tài chính và sự quản lý của UBND các cấp. Hệ thống tổ chức thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp, đảm bảo việc triển khai và thi hành các luật thuế thống nhất giữa các vùng miền, địa phương trên phạm vi cả nước, chống thất thu ngân sách có hiệu quả thông qua việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác đảm bảo công tác thuế triển khai đồng bộ hiệu quả.

Công tác quản lý thuế được chuyển từ chế độ chuyên khoản khép kín sang chế độ người nộp thuế tự khai tự nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế. Đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của người nộp thuế. Cơ quan thuế thực hiện chức năng tuyên truyển và hướng dẫn luật thuế tới từng đối tượng nộp thuế, bên cạnh đó thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm về thuế. Theo đó định hướng mới về thuế như sau:

 Thủ tục về đăng kí kê khai nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, mạch lạc hơn.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 06/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí