Mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch tại Việt Nam - Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh - 28

Nhân tố


(2) Các giả thuyết nghiên cứu dự kiến dựa trên các nền lý thuyết liên quan và các nghiên cứu trước:


STT

Nội dung

Kỳ vọng

1

Nhận thức rủi ro có ảnh hưởng đến hạnh phúc chủ quan của khách du lịch

(-)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 320 trang tài liệu này.

Nhận thức rủi ro có khách du lịch

ảnh

hưởng

đến

ý

định

quay

lại

của

(-)

3

Hạnh phúc chủ khách du lịch

quan

ảnh

hưởng

đến

ý

định

quay

lại

của

(+)

2


(3) Mô hình nghiên cứu lý thuyết dự kiến được xây dựng như sau:


B Các câu hỏi thảo luận Một số câu hỏi sơ khởi để bắt đầu nội dung 1


B. Các câu hỏi thảo luận:

Một số câu hỏi sơ khởi để bắt đầu nội dung phỏng vấn như sau:

1. Ông/Bà có nhận xét/ góp ý gì cho mô hình nghiên cứu dự kiến trên?

2. Ngoài nhân tố nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan ảnh hưởng đến ý định quay lại, theo Ông/Bà còn nhân tố nào nữa không?

XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ÔNG/BÀ!

PHỤ LỤC 3B: TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHỎNG VẤN LẦN 1


Sau khi thực hiện phỏng vấn 6 chuyên gia là những người có khả năng nghiên cứu lâu năm và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu phát hiện có quá nhiều điểm tương đồng với các chuyên gia đã phỏng vấn và không phát sinh thêm các ý kiến mới. Do vậy, nghiên cứu chỉ tiến hành tổng hợp các kết quả phỏng vấn của 5 chuyên gia trước đó. Kết quả được tổng hợp theo từng nội dung như sau:


Chuyên gia

Nội dung góp ý

Nhận xét về mô hình dự kiến theo tài liệu đã cung cấp:


Các chuyên gia đều đồng ý với một số nội dung sau:


1) Nghiên cứu về ý định quay lại của khách du lịch là một đề tài mang tính cấp thiết với tình hình hiện này của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. (5/5 chuyên gia)

2) Theo các mặt báo, các du khách trong và ngoài nước đều phản nản về tình hình trộm cắp, “chặt chém”, vệ sinh an toàn thực phẩm, hay các quy trình, thủ tục không thực hiện đúng cam kết…. Đây là các dạng rủi ro mà du khách thường hay gặp phải khi đến với thành phố. Do vậy, tìm hiểu sâu hơn về nhận thức rủi ro của khách du lịch cũng là vấn đề quan trọng. (4/5 chuyên gia)

3) Cảm nhận hạnh phúc của khách du lịch trong và sau khi sử dụng dịch vụ du lịch cũng là vấn đề trước giờ ít được quan tâm. Tuy nhiên, đây lại là cảm xúc mà mọi du khách đều tìm kiếm trong quá trình đi du lịch. (5/5 chuyên gia)

4) Xem xét mối quan hệ giữa nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch là một chủ đề đáng được quan tâm và làm rõ. Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị có cái nhìn đúng đắn, từ đó giải quyết được bài toàn khó khăn từ thực tế. (5/5 chuyên gia)

5) Ngoài hai nhân tố là nhận thức rủi ro và hạnh phúc chủ quan, còn có rất

nhiều nhân tố khác ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến ý định quay

Có một chuyên gia nhận định:


Nhận thức rủi ro chỉ nên được xem xét khi có các sự kiện có mức độ nguy hiểm cao và mức ảnh hưởng lớn đến nhiều người, ví dụ: thiên tai, bệnh dịch hoặc chiến tranh,… Do vậy, nhận thức rủi ro của khách du lịch tại Việt Nam có khả năng ít tác động đến ý định quay lại hoặc thậm chí là không có ảnh hưởng.

Góp ý bổ sung các nhân tố khác trong mô hình nghiên cứu:


Bên cạnh những ý kiến nhận xét về mô hình nghiên cứu đã xây dựng, 5/5 chuyên gia đều góp ý bổ sung thêm nhân tố làm thay đổi ý định quay lại của khách du lịch.

Chuyên gia 1

- Chất lương dịch vụ là vấn để rất được nhiều nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp du lịch quan tâm. Bởi đây là chỉ số quan trọng mà khách du lịch thường căn nhắc khi nảy sinh ý định thực hiện hành vi.

- Bởi các sản phẩm của lĩnh vực du lịch có tình vô hình và không đồng nhất nên chất lượng dịch vụ được cung cấp cho mỗi cá nhân khó có thể như nhau. Theo chuyên gia, khách du lịch khi đánh giá chất lượng dịch vụ thì họ có xu hướng so sánh dịch vụ họ nhận được với những gì họ bỏ ra hoặc so sánh với người khác. Do vậy, chuyên gia kiến nghị nên xem xét thêm về công bằng dịch vụ.

Chuyên gia 2

- Khi xem xét ý định quay lại thành phố Hồ Chí Minh của khách du lịch, nghiên cứu nên đánh giá thêm nhân tố về hình ảnh điểm đến. Hiểu thêm hình ảnh điểm đến nhìn thông qua góc cảm nhận của du khách giúp đánh giá chính xác về hiệu quả của việc truyền thông từ chính quyền thành phố và các tổ chức/ doanh nghiệp… Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam cũng đã nhiều

nghiên cứu về vấn đề này.

lại. Nghiên cứu cần tìm hiểu thêm và bổ sung các nhân tố này giúp nghiên cứu phát hiện thêm các nguyên nhân giúp gia tăng ý định quay lại của du khách. (5/5 chuyên gia)

- Mỗi du khách đều bị chi phối bởi một nền văn hóa đặc trưng. Với mỗi nền văn hóa như thế, du khách thường có hệ tư tưởng khác nhau dẫn đến các cảm nhận và ý định/ hành vi cũng khác nhau. Việc nghiên cứu sự chi phối của các loại văn hóa lên ý định quay lại cũng là một chủ đề thu hút bởi khách quốc tế vẫn là nguồn thu rất cao cho ngành du lịch.

Chuyên gia 3

- Nghiên cứu về ý định quay lại của khách du lịch có thể chia tách đối tượng khảo sát làm hai là khách du lịch trong nước và khách quốc tế. Tuy nhiên, họ đều có những chuẩn mực và niềm tin khác nhau tùy thuộc nền văn hóa mà họ thuộc về. Đối với khách nội địa, họ cũng bị chi phối bởi văn hóa địa phương hay vùng miền. Điều này rõ ràng hơn với khách quốc tế. Như vậy, khi xem xét ý định quay lại của khách nội địa và khách quốc tế cần nghiên cứu nhân tố văn hóa và vai trò của nó đến ý định quay lại. Riêng chuyên gia đánh giá thì đây là nhân tố có sự chi phối rất lớn đến ý định quay lại.

- Đồng thời, nghiên cứu có thể tìm hiểu sâu hơn các loại rủi ro/ biến cố mà khách du lịch đang quan tâm.

- Kinh nghiệm du lịch có thể cũng là một trong những yếu tố dự báo về ý định quay lại. Nó bao gồm tất cả mọi trải nghiệm mà du khách nhận được tại điểm đến, chẳng hạn như cảm nhận, ý thức và cảm xúc.

Chuyên gia 4

- Sự hài lòng cũng được xem là nhân tố có sự tác động đến ý định quay lại của khách du lịch. Do vậy, có thể xem xét thêm nhân tố này.

- Theo chuyên gia, thái độ phục vụ, giá cả áp dụng, nhiều lúc cả mức độ cung cấp dịch vụ vẫn có những bất công giữa các khách du lịch hoặc giữa khách du lịch và người dân địa phương. Đặc biệt là tâm lý sính ngoại càng dẫn đến công bằng dịch vụ bị giảm sút.

Chính điều này làm gia tăng cảm nhận rủi ro của du khách. Nếu các


nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo được công bằng dịch vụ sẽ khiến du khách hài lòng và gia tăng cảm xúc tích cực.

Chuyên gia 5

- Lỗi dịch vụ hoặc các phàn nàn của khách hàng xảy ra khi dịch vụ cung cấp không như cam kết hay áp dụng không đồng đều so với người khác. Hoặc nhân viên của các nhà cung cấp thể hiện sự không tôn trọng khiến các khách du lịch họ cảm nhận sự bất công. Đồng thời, hầu hết các doanh nghiệp đều chú ý đến chất lượng dịch vụ mà bỏ ngỏ sự công bằng về phân phối hay công bằng trong tương tác,… Nếu các doanh nghiệp đảm bảo được công bằng sẽ khiến du khách có nhiều cảm xúc tích cực hơn. Hay nói cách khác, Công bằng dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến chính hạnh phúc chủ quan của khách du lịch.



Sau khi ghi nhận và tổng hợp kết quả phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tiến hành phác thảo dựng mô hình nghiên cứu dự kiến và tiếp tục tìm hiểu các lý thuyết nền cũng như các nghiên cứu trước có liên quan để khẳng định mối quan hệ giữa công bằng dịch vụ, nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan và ý định quay lại của khách du lịch. Mô hình nghiên cứu dự kiến được phác thảo thông qua ý kiến của các chuyên gia như sau:


PHỤ LỤC 4A KỊCH BẢN PHỎNG VẤN LẦN 2 PHẦN 1 GIỚI THIỆU Xin chào các Anh 2

PHỤ LỤC 4A: KỊCH BẢN PHỎNG VẤN LẦN 2


PHẦN 1: GIỚI THIỆU


Xin chào các Anh/ Chị, tôi tên là Lê Thị Kiều Anh – nghiên cứu sinh ngành Quản trị kinh doanh trường tại Đại học Lạc Hồng. Hiện tôi đang làm thực hiện nghiên cứu về ý định quay lại của khách du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Rất mong sự thảo luận nhiệt tình của Anh/ Chị. Mọi ý kiến thẳng thắn của Anh/ Chị sẽ đóng góp vào sự thành công của đề tài nghiên cứu này. Tất cả các thông tin cá nhân cũng như câu tr ả lời của Anh/Chị sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của anh/chị.

PHẦN 2: MỤC TIÊU PHỎNG VẤN


Mục tiêu của thảo luận nhóm này giúp đánh giá và góp ý chỉnh sửa thang đo của các khái niệm nghiên cứu phù hợp nhất với đối tượng phỏng vấn là khách du lich nội địa đang trải nghiệm du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh. Phỏng vấn nhóm này gồm 10 thành viên và được chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1: gồm 5 thành viên là đại diện cho các vị trí quản lý, chuyên viên, nhân viên, hướng dẫn viên tại các Công ty du lịch và giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy trong mảng du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm 2: gồm 5 thành viên đại diện cho khách du lịch đã có nhiều kinh nghiệm đi du lịch, thuộc nhiều ngành nghề và độ tuổi khác nhau.

PHẦN 3: NỘI DUNG


A. Tài liệu cung cấp trước phỏng vấn:

Để đạt được kết quả phỏng vấn tốt nhất, tác giả tiến hành cung cấp các tài liệu liên quan giúp các thành viên xem xét và đánh giá trước các nội dung. Các tài liệu được gửi trước cho các thành viên gồm:

- Các khái niệm nghiên cứu của các nhân tố như: ý định quay lại, nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan, công bằng dịch vụ.

- Các thang đo gốc và thang đo việt hóa của nhân tố ý định quay lại, nhận thức rủi ro, hạnh phúc chủ quan, công bằng dịch vụ từ các nghiên cứu trước có liên quan.

B. Các câu hỏi thảo luận:

Bắt đầu buổi thảo luận, tác giả gợi ý một số câu hỏi giúp tạo không khí. Từ đó, giúp các thành viên nhanh chóng đưa ra các ý kiến đóng góp và không sai lệch so với mục tiêu:

1) Theo các Anh/Chị, các thang đo của các nhân tố theo tài liệu đã cung cấp có diễn tả đúng theo khái niệm mà nghiên cứu định hướng chưa? Cần chỉnh sửa / bổ sung gì không?

2) Theo các Anh/Chị, các thang đo đó đã phù hợp nhất với đối tượng khảo sát là khách du lịch trong nước hay không? Cần chỉnh sửa / bổ sung gì không?

PHẦN 4: GHI NHẬN Ý KIẾN TỪ THẢO LUẬN


Các ý kiến đóng góp từ các thành viên của cuộc thảo luận sẽ được trình bày theo như bảng sau để dễ dang sàng lọc giúp tác giả dễ dàng tổng hợp kết quả cuối cùng:


Thang đo

Góp ý

Chuyên gia








XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ GIÚP ĐỠ CỦA ANH/CHỊ!

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023