Kết Luận Về Kết Quả Nghiên Cứu Định Lượng Sơ Bộ


Bảng 3.10 cho thấy, chỉ một nhóm nhân tố được trích với tổng phương sai trích là 60,993%. Các biến đều nhóm vào đúng thang đo giả định ban đầu, chứng tỏ các biến quan sát trong từng thang đo đã giải thích được khái niệm cần đo lường. Có hai biến quan sát có yếu tố tải là nhỏ hơn 0,5. Theo xác định ban đầu ở phương pháp đánh giá thang đo, hai giá trị này sẽ phải loại vì yếu tố tải thấp. Tuy nhiên, về mặt nội dung cả hai đều có ý nghĩa trong thang đo và với kích thước mẫu thử nghiệm là nhỏ, tác giả tiếp tục sử dụng để kiểm định trong nghiên cứu chính thức. Ở giai đoạn chính thức, nếu biến quan sát nào có yếu tố tải nhỏ hơn 0,5 sẽ không đưa vào kiểm định ở giai đoạn tiếp theo.

3.3.4 Kết luận về kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo, loại bỏ các biến không đảm bảo yêu cầu để thang đo có độ tin cậy cao và thích hợp. Các thang đo được đưa vào phân tích nhân tố khám phá để đánh giá mức tải nhân tố của các biến trong thang đo và sơ bộ đánh giá tính phân biệt của các thang đo theo phạm trù ý nghĩa của nó trong mô hình nghiên cứu. Kết quả của quá trình đánh giá sơ bộ này cho thấy sự phù hợp của các biến đo lường trong các thang đo và được tiếp tục áp dụng cho chương trình nghiên cứu chính thức. Các thang đo được mã hóa cụ thể:

Nguồn lực nhà cung cấp được ký hiệu S gồm các biến:

- Cung cấp hạ tầng du lịch cho Đà Lạt phù hợp với du lịch MICE

- Dễ dàng thuê phương tiện, trang thiết bị để tổ chức sự kiện

- Nhiều công ty du lịch, hãng lữ hành tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển cho du khách tham dự các sự kiện tại Đà Lạt

- Nhiều công ty dịch vụ tham gia phục vụ hội nghị: quảng cáo, nghe nhìn, dịch thuật, cho thuê cây xanh, hàng lưu niệm…

- Khách sạn, resort lớn hỗ trợ kinh nghiệm tổ chức sự kiện MICE

Nguồn lực nhà tổ chức được ký hiệu O, gồm các biến:

- Doanh nghiệp chọn tổ chức sự kiện của đơn vị mình tại Đà Lạt

- Mối quan hệ giữa chính quyền và các tổ chức tạo thuận lợi để tổ chức sự kiện MICE

- Sự phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương và các doanh nghiệp khi tổ chức sự kiện tại Đà Lạt


- Cộng đồng cư dân địa phương và người tình nguyện đóng góp vai trò quan trọng trong các sự kiện chính ở Đà Lạt

Nguồn lực tổ chức chuyên nghiệp được ký hiệu A, gồm các biến:

- Hoạt động quảng bá du lịch MICE tổ chức tốt

- Thúc đẩy phát triển các tiện nghi, sự hấp dẫn về du lịch tại Đà Lạt tốt

- Gia tăng lượng thông tin quan trọng của sự kiện MICE đến du khách

- Kế hoạch sự kiện được công bố trên các phương tiện thông tin rõ ràng

- Trung tâm xúc tiến du lịch tại Đà Lạt hoạt động hiệu quả

Nguồn lực Du khách MICE được ký hiệu T, gồm các biến:

- Du khách MICE gián tiếp cung cấp kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

- Du khách MICE giúp gia tăng kết nối giữa nhiều du khách khác với điểm đến

- Du khách MICE góp phần chuyển giao, phổ biến kết quả nghiên cứu

- Du khách MICE góp phần phát triển văn hóa tại điểm đến MICE

- Du khách MICE góp phần gia tăng chất lượng cuộc sống cho cư dân điểm đến

Nguồn lực điểm đến MICE được ký hiệu D, bao gồm các biến:

- Di chuyển trong điểm đến thuận lợi

- Phòng nghỉ đủ cung cấp cho du khách đến tham dự các sự kiện

- Nhiều khách sạn từ trung bình đến cao cấp ở điểm đến để lựa chọn

- Nhiều loại phòng hội nghị đủ để cung cấp theo nhu cầu

- Nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên nghiệp

- Nhiều điểm phục vụ mua sắm đồ lưu niệm

- Nhiều nơi thú vị để du khách tham quan

Sự phát triển của du lịch MICE được ký hiệu PT, gồm các biến:

- Sản phẩm du lịch MICE được cung cấp ngày càng tốt

- Hoạt động kinh doanh tại điểm đến nhiều và đa dạng

- Du khách đã chi tiêu nhiều hơn cho chuyến du lịch MICE

- Điểm đến có thêm nhiều điểm vui chơi, giải trí

- Ngày càng nhiều du khách đến với Đà Lạt

- Giao lưu văn hóa với cư dân địa phương hấp dẫn du khách

- Có nhiều công viên, điểm giải trí hơn


3.4 Các tiêu chuẩn kiểm định trong nghiên cứu định lượng chính thức

3.4.1 Tiêu chuẩn để kiểm định CFA

(1) Đo lường tính đơn hướng: Mô hình phù hợp với dữ liệu của thị trường khi kiểm định chi bình phương có P-value [<] 0,05. Tuy nhiên, Chi bình phương có một nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu, khi mẫu càng lớn thì chỉ số này lớn, do đó làm giảm mức độ phù hợp của mô hình. Bởi vậy, cần có thêm các tiêu chuẩn kiểm định khác như CMIN/df [=<] 2; một số trường hợp CMIN/df có thể [=<] 3; GFI, TLI, CFI [>=] 0,9; và RMSEA [=<] 0,08, trường hợp RMSEA [=<] 0,06, theo Hu và Bentley (1999) là rất tốt. Tuy nhiên, theo quan điểm gần đây của các nhà nghiên cứu thì GFI vẫn có thể chấp nhận được khi nhỏ hơn 0,9 (Hair và ctg, 2010).

(2) Đánh giá độ tin cậy: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua: (a) hệ số tin cậy tổng hợp pc (Composite Reliability); (b) tổng phương sai trích pvc (Variance Extracted) và (c) Cronbach’s Alpha. Tiêu chuẩn đánh giá độ tin cậy của thang đo là pc [>] 0,5 hoặc pvc [>] 0,5 hoặc α [≥] 0,6.

Phương sai trích là một chỉ tiêu đo lường độ tin cậy. Nó phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn. Theo Hair và ctg (2010), phương sai trích của mỗi khái niệm nên vượt quá 0,5.

Một vấn đề quan trọng khác cần quan tâm trong CFA là độ tin cậy của tập hợp các biến quan sát đo lường một khái niệm (nhân tố). Thông thường, người ta ứng dụng hệ số Cronbach’s Alpha, vì hệ số này đo lường sự nhất quán xuyên suốt tập hợp các biến quan sát trong một thang đo.

(3) Giá trị hội tụ: Thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của các thang đo đều cao (> 0,5) và có ý nghĩa thống kê (Anderson và Gerbing, 1988).

(4) Giá trị phân biệt: thể hiện sự khác biệt giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu, nghĩa là hệ số tương quan giữa các khái niệm trên phạm vi tổng thể đều khác biệt với 1 và có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Việc đánh giá tiêu chuẩn này theo từng cặp khái niệm sẽ có nhiều ưu điểm hơn vì hệ số tương quan sẽ có thay đổi khi có sự tham gia của một khái niệm khác. Tuy nhiên, cũng có thể kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm thông qua mô hình tới hạn (Saturated Model), trong đó các khái niệm nghiên cứu có quan hệ tự do với nhau. Cách kiểm định này cần kích thước mẫu lớn vì tham số cần ước lượng sẽ tăng cao.


(5) Giá trị liên hệ lý thuyết: thể hiện sự phù hợp giữa mô hình nghiên cứu với cơ sở lý thuyết xây dựng nên mô hình. Theo Hair và ctg (2010), giá trị liên hệ lý thuyết được đánh giá trong mô hình lý thuyết, và mô hình được xem là phù hợp khi “mỗi đo lường có mối liên hệ với các đo lường khác như đã kỳ vọng về mặt lý thuyết”.

Ngoài ra, để cho mô hình trong phân tích CFA được tốt hơn thì có thể dựa vào các chỉ tiêu MI trong ma trận hiệp phương sai (Covariances/Modification Indices). Về nguyên tắc mô hình có chi-bình phương càng nhỏ càng tốt. Do đó, căn cứ vào ma trận hiệp phương sai và cột MI, dòng nào có tương quan lớn nhất thì phân tích hiệp phương sai giữa chúng (nối mũi tên hai đầu vào sai số) rồi chạy lại mô hình. Khi đó, chi-bình phương giảm đúng bằng một lượng tương quan trong cột MI so với chi bình phương ban đầu, đồng thời các giá trị GFI, TLI, CFI, RMSEA cũng được cải thiện. Tiếp tục thực hiện với các tương quan trong cột MI để cải thiện mô hình cho đến khi mô hình có các giá trị thống kê tương thích với dữ liệu thị trường.

3.4.2 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM):

Luận án sử dụng SEM để kiểm định mô hình lý thuyết nhằm "khám phá" một mô hình với ba thuộc tính: (1) mô hình có ý nghĩa lý thuyết, (2) phân tích hợp lý và

(3) sự tương ứng của nó với dữ liệu được chấp nhận chặt chẽ (Kline, 2011). Phương pháp này có ưu điểm hơn các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến do tính được sai số đo lường, còn cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng với mô hình lý thuyết cùng một lúc. SEM cho phép các nhà nghiên cứu khám phá những sai số đo lường và hợp nhất những khái niệm trừu tượng và khó phân biệt. Nó không chỉ liên kết lý thuyết với dữ liệu, nó còn đối chiếu lý thuyết với dữ liệu. Phương pháp hợp lý tối đa (ML) được sử dụng để ước lượng các tham số trong mô hình nghiên cứu nếu dữ liệu có phân phối chuẩn (Kline, 2011).

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày cách thức tiến hành nghiên cứu định tính trong giai đoạn 1 thông qua việc tham khảo tài liệu để chọn lựa các biến quan sát ban đầu, dàn ý thảo luận và phỏng vấn sâu với nhóm chuyên gia nhằm góp ý hiệu chỉnh ý nghĩa của các biến quan sát, xây dựng thang đo cho các nguồn lực bên ngoài; nguồn lực điểm đến MICE; Sự phát triển du lịch MICE.


Trên cơ sở thang đo này, tiến hành khảo sát sơ bộ gồm 100 phiếu khảo sát, đồng thời sử dụng các công cụ kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để hiệu chỉnh thang đo. Bảng câu hỏi cuối cùng cho nghiên cứu chính thức được thiết kế trên nền tảng các thang đo đã được chuẩn hóa trên đây, là cơ sở để tiến hành chương trình nghiên cứu chính thức (Phụ lục 4).


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Chương này trình bày nội dung của bước nghiên cứu chính thức trong quy trình nghiên cứu. Nội dung chính gồm: (1) thiết kế nghiên cứu chính thức bao gồm thiết kế mẫu, kích thước mẫu, phương pháp điều tra, và những thủ tục nghiên cứu chính; (2) kiểm định sự phù hợp của mô hình đo lường bằng phân tích nhân tố khẳng định CFA;

(3) kiểm định mô hình lý thuyết bằng mô hình hoá cấu trúc tuyến tính SEM; và (4) kiểm định các mô hình cạnh tranh và kiểm định boostrap.

4.1 Nghiên cứu chính thức

4.1.1 Mẫu nghiên cứu

Cơ cấu mẫu: nghiên cứu này tiếp cận từ hướng cung về du lịch MICE, nên đối tượng khảo sát chính thức được thực hiện chủ yếu là các nhà lãnh đạo, chuyên gia của các công ty tổ chức, cung cấp dịch vụ MICE cho sự kiện.

Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Do đặc điểm về hành chính, thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng là một tỉnh thuộc khu vực Miền Đông Nam bộ, các tỉnh thành này đã có một lịch sử gắn kết về kinh tế, xã hội, du lịch… khá lâu dài, do vậy, ngoài những công ty cung cấp hoặc tổ chức dịch vụ MICE thường có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả còn mở rộng đến một số ít công ty tại các tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Ninh Thuận. Các công ty thuộc các tỉnh, thành phố này có đặc điểm là có tổ chức các hoạt động du lịch, du lịch MICE đến Đà Lạt; và một số đơn vị kinh doanh du lịch (có hoạt động du lịch MICE) tại Đà Lạt.

Về hình thức, các công ty được chọn để khảo sát bao gồm cả công ty trong và ngoài nước. Tuy nhiên, một đặc điểm của thị trường du lịch MICE hiện nay tại Việt Nam có rất ít sự tham gia cung cấp hoạt động MICE của công ty nước ngoài. Mỗi công ty được tác giả chọn sẽ phỏng vấn 3 đến 4 cá nhân là lãnh đạo đơn vị, phụ trách kinh doanh của đơn vị và chuyên viên hướng dẫn đoàn. Những đối tượng này là những người hiểu rõ nhất các nguồn lực hiện có của một số bên liên quan trực tiếp đến hoạt động MICE do đơn vị họ tổ chức hoặc cung cấp dịch vụ. Do vậy, việc hiểu và trả lời phiếu khảo sát sẽ trung thực và chính xác hơn. Số lượng đơn vị kinh doanh được đưa vào khảo sát là 135 đơn vị kinh doanh. Thực tế, hoạt động MICE tại Đà Lạt còn do nhiều tổ chức, đơn vị ở ngoài vùng Đông Nam bộ như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải


Phòng, Cần Thơ… Nhưng do khoảng cách địa lý vượt quá khả năng nghiên cứu của tác giả nên cơ cấu mẫu được giới hạn chọn trong vùng các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Cách thức tiếp cận: Thông qua giới thiệu của nhiều khách sạn, công ty, chuyên gia tại Đà Lạt đã liên kết kinh doanh với các đơn vị ở ngoại tỉnh nhằm thực hiện các hoạt động du lịch, một danh sách công ty được tác giả lập ra, chuẩn bị cho khảo sát. Sau đó, bằng cách tiếp cận qua liên hệ với công ty, tra cứu lại trong danh sách đăng ký kinh doanh, danh sách mã số thuế của cục thuế của các tỉnh thành trên để tiến hành lựa chọn những công ty, đơn vị kinh doanh có tổ chức hoạt động du lịch MICE. Sau khi tiến hành sàng lọc, 135 đơn vị kinh doanh đã được lập để tiến hành phỏng vấn.

Cách thức khảo sát: Do địa bàn khá rộng, một số khảo sát được tác giả gửi thư đến công ty, một số gửi qua thư điện tử và đa số là thực hiện phỏng vấn. Mặt khác, thời gian của đáp viên dành cho phỏng vấn là ít, nên sau khi nhận được bảng khảo sát, người được phỏng vấn sẽ có thời gian để đọc và trả lời các câu hỏi. Các phiếu khảo sát được thu lại vào ngày hôm sau. Thống kê danh sách các đơn vị của các tỉnh thành phố tham gia và không tham gia khảo sát ở Bảng 4.1 (Phụ lục 12).

Bảng 4.1 Thống kê số lượng đơn vị tham gia khảo sát


STT

TỈNH THÀNH PHỐ

THAM GIA TRẢ LỜI

KHÔNG THAM GIA

Số lượng đơn vị

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

1

Thành phố Hồ Chí Minh

97

78,86%

0

0%

2

Đồng Nai

3

2,44%

3

25%

3

Đà Lạt

6

4,89%

0

0

4

Tây Ninh

3

2,44%

1

8,33%

5

Bình Thuận

3

2,44%

2

16,67%

6

Khánh Hòa

3

2,44%

2

16,67%

7

Bình Dương

3

2,44%

1

8,33%

8

Bà Rịa Vũng Tàu

4

3,26%

2

16,67%

9

Ninh Thuận

1

0,09%

1

8,33%


TỔNG SỐ

123

100%

12

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 269 trang tài liệu này.

Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt - 15

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)

4.1.2 Những đặc tính cơ bản của mẫu điều tra

Cuộc điều tra cho nghiên cứu chính thức đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 05/06/2016 đến 15/08/2016, thống kê cụ thể ở Bảng 4.2.

Tổng số phiếu điều tra phát ra 400 phiếu, số lượng phiếu thu về là 400, có 50 phiếu trống không trả lời (tỷ lệ 12,5% phiếu trống), 36/50 phiếu trống từ các đơn vị không tham gia khảo sát, 14/50 phiếu còn lại từ 123 đơn vị tham gia. Trong số 350


phiếu thu về, có 65 phiếu trả lời không đầy đủ thông tin, hoặc không trả lời hết các câu hỏi khảo sát hoặc trả lời thiếu cân nhắc, không nghiêm túc. Kết quả có 285/400 phiếu điều tra hợp lệ, đạt tỷ lệ 71,25%, cấu thành mẫu cho nghiên cứu chính thức này.

Bảng 4.2 Thống kê tỷ lệ phiếu trả lời


DIỄN GIẢI

SỐ PHIẾU

TỶ LỆ

Phiếu trống

50

12,5%

Phiếu trả lời không đầy đủ

65

16,25%

Phiếu trả lời đầy đủ

285

71,25%

TỔNG SỐ

400

100%

(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)

Bảng 4.3a Chức danh người được khảo sát



Tần suất

Tỷ lệ (%)

Tích lũy (%)

- Giám đốc

166

58,2

58,2

- TP kinh doanh

58

20,4

78,6

- Chuyên viên

61

21,4

100,0

Tổng cộng

285

100,0


(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)

Trong số 285 cá nhân tham gia phỏng vấn, có 166 cá nhân là thành viên trong ban giám đốc công ty, chiếm tỷ lệ 58,2%; 58 cá nhân là lãnh đạo phòng chức năng kinh doanh, chiếm tỷ lệ 20,4% và 61 chuyên viên, chiếm tỷ lệ 21,4%.

Bảng 4.3b Số năm hoạt động MICE



Tần suất

Tỷ lệ (%)

Tích lũy (%)

1: 1-2 năm

81

28,4

28,4

2: 3-4 năm

69

24,2

52,6

3: >4 năm

135

47,4

100,0

Tổng cộng

285

100,0


(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra) Số năm hoạt động số người hoạt động từ 1 đến 2 năm có 81 người, chiếm tỷ lệ 28,4%; 69 người có kinh nghiệm hoạt động MICE từ 3 đến 4 năm, chiếm tỷ lệ 24,2%; số người có kinh nghiệm trên 4 năm là 135 người, chiếm tỷ lệ 47,4%. Như vậy, số

người trong có kinh nghiệm trong lĩnh vực MICE chiếm tỷ lệ cao.

4.2 Kiểm định lại phân tích nhân tố khám phá

Trong quá trình khảo sát sơ bộ, kết quả phân tích EFA cho thấy có 4 nhóm nhân tố nguồn lực ảnh hưởng đến nguồn lực điểm đến MICE là (1) Nguồn lực nhà cung

Xem tất cả 269 trang.

Ngày đăng: 21/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí