Định Hướng Hoạt Động Và Phát Triển Của Chi Nhánh Trong Các Năm Tiếp Theo.


Chính sách cho vay được thể hiện qua các quy định và quy trình cho vay tại chi nhánh, trong đó, mô hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh còn nhiều bất cập.

+ Thứ nhất: Các tài sản định giá lần đầu, các khoản vay mới đều phải qua thẩm định rủi ro. Như vậy với khách hàng mới, vay lần đầu tiên, phải đợi 02 lần qua thẩm định rủi ro. Ngoài ra, có một số trường hợp, cán bộ quản lý rủi ro, phê duyệt tài sản nhưng lại không đồng ý với đề xuất cho vay của cán bộ KHCN. Cán bộ quản lý rủi ro không trực tiếp thẩm định khách hàng, chỉ dựa trên sự suy luận qua báo cáo đề xuất của cán bộ KHCN nên thiếu tính thực tế

+Thứ hai: Một cán bộ KHCN phải thực hiện tất cả công việc trong một món vay, từ tiếp nhận khách hàng đến thẩm định tài sản, đề xuất món vay đến thu nợ gốc và lãi, đòi nợ quá hạn. Chi nhánh chưa có bộ phận thẩm định và đòi nợ chuyên biệt. Điều này làm giảm năng suất của cán bộ.

+ Thứ ba: Cán bộ KHCN hay thay đổi và luân chuyển công việc. Điều này dẫn đến việc cán bộ không sát sao khi làm thủ tục vay, làm cho xong và lại chuyển việc khác; nhưng cũng có điểm tốt là hạn chế được việc cán bộ KHCN thông đồng với khách hàng lợi dụng vốn của Ngân hàng.

+ Thứ tư: Lãi suất tại chi nhánh là lãi suất áp dụng chung cho tất cả các khách hàng, chưa có chính sách lãi suất ưu đãi cho các khách hàng uy tín và lâu năm.

Tuy nhiên, Sự phát triển cho vay của Chi nhánh chịu ảnh hưởng khá nhiều từ chính sách tín dụng của Hội sở chính. BIDV Sơn Tây là một Chi nhánh trực thuộc BIDV, do đó quy trình và nội dung thẩm định tín dụng tại Chi nhánh phải có sự thống nhất và theo sự chỉ đạo của BIDV.

Trình độ, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ KHCN tốt nhưng kỹ năng mềm chưa được chuyên nghiệp.


Cán bộ KHCN là một trong những nhân tố quyết định đến phát triển cho vay. Do lượng khách hàng đến xin vay vốn khá nhiều, trong khi số lượng cán bộ KHCN có hạn, hiện tại chi nhánh có 06 cán bộ KHCN phụ trách về mảng cho vay KHCN trong khi số lượng khách hàng là gần 900 khách, nên một cán bộ KHCN phải tiếp nhận, xem xét, quản lý số lượng hồ sơ khá lớn. Điều này đòi hỏi cán bộ KHCN không những phải có trình độ chuyên môn vững mà còn phải có khả năng chịu áp lực cao mới có thể hoàn thành được công việc tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, thời gian xét duyệt sơ bộ một bộ hồ sơ thường là 2 đến 3 ngày, nhưng do số lượng hồ sơ lớn nên thời gian này nhiều khi bị rút ngắn. Cán bộ KHCN không có nhiều thời gian để thu thập thông tin và xem xét về khách hàng, công tác thẩm định nhiều trường hợp chưa kỹ, hầu như chỉ là xem xét dự án kinh doanh có khả thi hay không, khách hàng có điều kiện trả nợ hay không, tài sản bảo đảm có đầy đủ giấy tờ chứng thực và có đúng trong hồ sơ hay không. Thêm vào đó, sau khi cho vay, cán bộ KHCN cũng không có nhiều điều kiện để kiểm tra, theo sát khoản vay xem có sử dụng đúng mục đích cho vay hay không. Điều này dẫn đến nhiều khoản vay đã bị sử dụng sai mục đích, rủi ro tín dụng lớn.

Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng tương đối tốt nhưng chưa đáp ứng hết được một số yêu cầu của công việc.

Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây - 9

Máy móc trang thiết bị tại chi nhánh chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, máy tính chậm, không được sử dụng mạng internet (chỉ có mạng nội bộ), không thuận tiện cho việc tra cứu thông tin khách hàng của cán bộ, trong khi đó, cán bộ KHCN phải tra cứu thông tin khá nhiều qua internet (thông tin về giá đất, giá xe, về tính khả thi của phương án kinh doanh). Do vậy, làm giảm năng suất làm việc của cán bộ.

58


Bên cạnh đó, BIDV chưa có hệ thông thu thập thông tin về các khách hàng vay, vẫn phải sử dụng qua hệ thông CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) mà nhiều khi hệ thông này cho kết quả tra cứu không kịp thời và không chính xác, ảnh hưởng lớn đến việc xét duyệt cho vay của BIDV nói chung và của BIDV Sơn Tây nói riêng.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế- xã hội chưa phát triển.

Sự ổn định, phát triển của nền kinh tế là tiền đề cơ bản và quan trọng cho mọi sự tăng trưởng nói chung và cho sự mở rộng cho vay KHCN tại BIDV Sơn Tây nói riêng. Tuy nhiên trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán liên tục tụt điểm, thị trường bất động sản đóng băng, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ tình hình sản xuất hàng hóa bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp cao điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán lẻ của ngân hàng, đặc biệt là cho vay KHCN. BIDV Sơn Tây đóng trên địa bàn Sơn Tây và các huyện lân cận với những lợi thế: Sơn Tây là Thị xã nằm ở phía tây Hà Nội được biết đến như trung tâm của một vùng văn hoá có núi Tản, sông Đà, là điểm đầu của chuỗi đô thị Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn, có nhiều tiềm năng về du lịch với các điểm du lịch hấp dẫn như Vườn Quốc gia Ba Vì, du lịch Suối Hai, K9, Sân Gôn Đồng Mô, Làng Việt cổ Đường Lâm, Khoang Xanh, Ao vua, Đầm Long, v.v. Ngoài ra, còn có các huyện Thạch Thất với lợi thế phát triển các nghề truyền thống: Gỗ, sắt; Huyện Ba Vì với thế mạnh phát triển dịch vụ, du lịch. Hơn nữa, chính quyền các huyện đều có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là một cơ hội lớn để chi nhánh Sơn Tây phát triển, mở rộng thị phần cho vay, trong đó có cho vay KHCN. Tuy nhiên trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, hoạt động du lịch trên địa bàn cũng giảm sút


theo, nhiều cơ sở kinh doanh ở Thạch Thất phá sản, làm ăn yếu kém. Ngoài ra trên địa bàn có rất nhiều khó khăn xuất phát ngay từ điều kiện của địa phương: kinh tế phát triển chậm, các huyện lân cận chủ yếu là lao động thuần nông, việc kêu gọi vốn đầu tư để mở rộng các khu công nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh còn bị hạn chế. Dân số thưa, toàn thị xã Sơn Tây hiện có 18 vạn người và bộ đội khoảng 5 vạn người, thu nhập bình quân đầu người thấp. Nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng chưa nhiều, nhu cầu tăng hàng năm không lớn, người dân vẫn còn tư tưởng ngại phải thực hiện thủ tục vay vốn với Ngân hàng, chính điều này hạn chế rất nhiều đến việc mở rộng cho vay KHCN của chi nhánh.

Mặt khác, năm 2008, tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội, theo đó, thành phố Sơn Tây trở lại là thị xã Sơn Tây, trực thuộc Thành phố Hà Nội, việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại thị xã giảm đi nhanh chóng, một số khách hàng lớn đã chuyển hồ sơ vay vốn đến các Ngân hàng trên địa bàn thủ đô. Điều này ảnh hưởng lớn tới cho vay KHCN tại chi nhánh.

Môi trường pháp luật hiện còn nhiều chồng chéo, bất cập luôn có khả năng gây ra những rủi ro khó lường cho các tổ chức tín dụng.

Hiện nay, Nhà nước chưa ban hành và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến cho vay KHCN nhằm tạo một hành lang pháp lý chặt chẽ cho các NHTM nói chung và BIDV Sơn Tây nói riêng triển khai, mở rộng cho vay KHCN. Đồng thời, Nhà nước chưa hoàn thiện các văn bản luật liên quan đến NHTM làm ngân hàng khó khăn trong việc hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, trong đó có các sản phẩm cho vay KHCN. Ví dụ như:

- Các quy định về tài sản bảo đảm, giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm chưa rõ ràng và bị chồng chéo. Quy định về hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng thực tế khi cho vay theo dự án, chủ đầu tư thường nhận quyền sử dụng đất mà không

60


sang tên và chờ đến khi người mua có hợp đồng mua bán thì trực tiếp sang tên cho người mua. Như vậy, khi cho vay dự án, ngân hàng không có đủ hồ sơ để đăng ký, nhưng không nhận tài sản bảo đảm là nhà đất hình thành từ vốn vay thì “mất”. Nhiều sổ đỏ hiện tại vẫn chữa có đăng ký tài sản gắn liền trên đất, gây khó khăn trong công tác thẩm định và hoàn thiện hồ sơ tài sản thế chấp.

- Còn có sự khác biệt giữa luật dân sự và các quy định về lãi suất cho vay. Điều 476 Bộ luật dân sự 2005 quy định lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương đương, trong khi, theo Thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Điều 1 quy định: “Tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, mức độ tín nhiệm của khách hàng vay”. Quy định này cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất thị trường, đồng thời tạo ra hai mặt bằng pháp lý đối với cho vay: tổ chức tín dụng cho vay theo lãi suất thị trường còn các tổ chức, cá nhân khác cho vay theo lãi suất quy định tại bộ luật dân sự. Điều này tạo ra sự không thống nhất trong hệ thống pháp luật, đồng thời vẫn không loại trừ được rủi ro của các tổ chức tín dụng với lý do Thông tư 07 nêu trên có hiệu lực thấp hơn bộ luật dân sự và vì vậy, hợp đồng tín dụng của họ có thể bị tuyên bố vô hiệu bất kỳ lúc nào.

Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, mạnh và có chính sách ưu đãi lớn đối với KHCN

Thị trường tiềm năng nhưng theo đó cũng là sự phát triển của số lượng các đối thủ cạnh tranh với Ngân hàng.


Hiện tại, trên địa bàn thị xã và những huyện lân cận có rất nhiều Ngân hàng TMCP phục vụ khách hàng. Tất cả các Ngân hàng cùng cung cấp những dịch vụ và tiện ích tương đương, tăng tính lựa chọn cho khách hàng.

Trên địa bàn trú đóng của chi nhánh hiện nay có rất nhiều Ngân hàng mới thành lập như: MB Bank, Maritime Bank, Techcombank, MHB, Đông Á

....bên cạnh đó là hệ thống NHNO với mạng lưới trải rộng, nhân lực nhiều, nền khách hàng sâu và rộng, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Chi nhánh . Các Ngân hàng cổ phần mới thành lập với mục tiêu mở rộng thị phần và có đội ngũ cán bộ tương đối trẻ, tích cực triển khai các sản phẩm bán lẻ, họ sẵn sàng phá giá để chiếm thị phần bán lẻ trên địa bàn, tuy nhiên các Ngân hàng này mới chỉ ở qui mô phòng giao dịch nên thẩm quyền còn nhiều hạn chế.

Các đối thủ cạnh tranh đều có chiến lược cho các đợt Marketing sản phẩm, tổ chức những chương trình lớn, nhỏ tiếp thị khách hàng để thu hút và bán sản phẩm.

Trong một môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt, nhưng với lợi thế về uy tín và quy mô, nguồn nhân lực, có thể nói lợi thế Chi nhánh là lớn so với các đối thủ. Với những chính sách và chiến lược của BIDV cùng nỗ lực của Chi nhánh, việc mở rộng và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ là rất tiềm năng.


62


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về cho vay KHCN tại BIDV Sơn Tây trong giai đoạn từ 2012 đến 2014.

Nội dung của Chương 2 khái quát quá trình hình thành và phát triển của BIDV.Sơn Tây, nội dung chính của chương là đề cập đến tình hình hoạt đôṇ g kinh doanh của BIDV.Sơn Tây và tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Mô tả quy trình cho vay khách hàng cá nhân, thông qua việc phân tích thực trạng cho vay KHCN tại BIDV Sơn Tây, chương 2 đã ghi nhận những kết quả mà BIDV Sơn Tây đã đạt được sau một vài năm đề ra chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ. Đồng thời nêu lên những hạn chế vướng mắc trong hoạt động cho vay KHCN tại BIDV.Sơn Tây.

Những nguyên nhân này là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển cho vay KHCN, góp phần thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ song hành với bán buôn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Sơn Tây trong giai đoạn hội nhập.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH SƠN TÂY

3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH TRONG CÁC NĂM TIẾP THEO.

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, việc đánh giá hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở đánh giá 04 tiêu chí ”Phát triển an toàn - Chất lượng

- Hiệu quả - Bền vững”, để thực hiện đẩy đủ các tiêu chí đó, BIDV xác định phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ có vai trò quan trọng, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển dài hạn của BIDV theo định hướng trở thành NHTM hiện đại hàng đầu Việt Nam. Theo đó, cần thiết phải có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV, theo hướng gia tăng hoạt động ngân hàng bán lẻ cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng; xác định đây là một hoạt động kinh doanh cốt lõi, cần tiếp tục đầu tư, tạo ra đột phá trong hoạt động ngân hàng bán lẻ thời gian tới:

Tầm nhìn đến 2020: BIDV trở thành NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL về thị phần và chất lượng dịch vụ tại Việt Nam.

Phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiên

đaị, có chất lươn

g, hiêu

quả và uy tín hàng đầu trong khu vưc Đông nam á vào năm 2020. Trong đo

trú tron

g đến 3 khâu đôt

phá chiến lươc̣ :

- Hoàn thiên

mô hình tổ chứ c chuyên nghiêp̣ , hiêu

quả, các quy trình

nghiêp

vu,

quy chế, quản tri ̣điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hơp

giữa

các đơn vi hướ ng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lê ̣quốc tế tốt nhất.


64

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/05/2023