địa bàn, BIDV Sơn Tây vẫn có một vài sản phẩm chưa linh hoạt bằng, thời hạn cho vay thường ngắn hơn thời hạn cho vay của các Ngân hàng khác. Tuy nhiên một số sản phẩm của BIDV Sơn Tây lại có điểm mạnh hơn, như sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp (có quy định riêng cho khách hàng được trả lương qua tài khoản tại BIDV), mức cho vay tối đa là gấp 12 lần thu nhập nên số tiền cho vay có thể lên đến 300 triệu.
Trên đây là những khác biệt của các sản phẩm cho vay của BIDV Sơn Tây so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thị xã. Các cán bộ của BIDV Sơn Tây bằng sự nhiệt tình và có trình độ chuyên môn tốt luôn tư vấn cho khách hàng những sản phẩm cho vay phù hợp, có chi phí nhỏ nhất và nhanh chóng nhất.
2.2.3.4.Về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân
Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Bảng 2.5 sau đây sẽ trình bày về tình hình nợ quá hạn cho vay KHCN tại chi nhánh BIDV Sơn Tây qua các năm từ 2012 đến 2014
Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn cho vay KHCN tại BIDV Sơn Tây
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | 2012 | 2013 | 2014 | 2013/2012 | 2014/2013 | |||
Tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | Tuyệt đối | Tỷ lệ (%) | |||||
1 | Tổng dư nợ tín dụng | 1.772 | 1.757 | 1.800 | -15 | -0,85 | 43 | 2,45 |
2 | Tổng dư nợ cho vay KHCN | 360 | 449 | 526 | 89 | 24,72 | 77 | 17,15 |
3 | Nợ quá hạn cho vay KHCN | 28.3 | 27.2 | 20 | -1.1 | -3,89 | -7.2 | -26,5 |
4 | Tỷ lệ nợ quá hạn (%)(3/2) | 7,86 | 6,06 | 3,80 | -1,8 | -22.9 | -2,26 | -37,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Sơn Tây
- Quy Trình, Cơ Sở Pháp Lý Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam- Chi Nhánh Sơn Tây
- Dư Nợ Cho Vay Khcn Của Bidv Sơn Tây Theo Sản Phẩm Năm 2014
- Định Hướng Hoạt Động Và Phát Triển Của Chi Nhánh Trong Các Năm Tiếp Theo.
- Mục Tiêu Mở Rộng Cho Vay Khcn Củ A Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh Sơn Tây.
- Nhóm Giải Pháp Về Quy Trình, Xử Lý Hồ Sơ, Phân Đoạn Khách Hàng Và Quản Lý Chất Lượng Tín Dụng Của Chi Nhánh
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
(nguồn: dữ liệu BIDV Sơn Tây 2012-2014)
Qua bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN giảm dần qua các năm. Năm 2012 nợ quá hạn từ 28,3 tỷ đã giảm xuống 20 tỷ năm
2014. Nguyên nhân chủ quan của việc nợ quá hạn cao là do dư nợ tín dụng các năm đều tăng trong khi đó số lượng cán bộ KHCN vẫn giữ nguyên nên việc kiểm soát các hồ sơ cũng như các khoản dư nợ không được thường xuyên, chặt chẽ dẫn tới một số khoản vay không đảm bảo về khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, hàng tồn kho của khách hàng nhiều, công nợ không thu được, do vậy, khách hàng không trả nợ được Ngân hàng, làm tăng nợ quá hạn.
Năm 2014, nợ quá hạn cho vay KHCN của Chi nhánh có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Năm 2014, vẫn chịu ảnh hưởng của nền kinh tế, việc thu hồi nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, nợ quá hạn với khoản vay KHCN vẫn ở mức tương đối cao. Trong đó, tỷ lệ nợ nhóm 2 lại có xu hướng tăng lên, dư nợ nhóm 2 chuyển thành nợ xấu theo chiều hướng không tốt. Điều này được chứng minh trong mục dưới đây.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu cho vay KHCN tại BIDV Sơn Tây
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu | 2012 | 2013 | 2014 | |
1 | Tổng dư nợ tín dụng | 1.772 | 1.757 | 1.800 |
2 | Tổng dư nợ cho vay KHCN | 360 | 449 | 526 |
3 | Nợ nhóm 2 KHCN | 28.0 | 16.5 | 55.6 |
4 | Tỷ lệ nợ nhóm 2 KHCN (%) (3/2) | 7,78% | 3,67% | 10,57% |
5 | Nợ xấu KHCN | 1.08 | 8.08 | 54 |
6 | Tỷ lệ nợ xấu KHCN (%) (5/2) | 0,30% | 1,8% | 3% |
(nguồn: dữ liệu BIDV Sơn Tây 2012-2014)
Như đã phân tích ở trên, nợ nhóm 2 có xu hướng tăng, Đến năm 2014 nợ nhóm 2 cho vay KHCN tăng 55.6 tỷ đồng, nợ xấu cũng tăng lên 54 tỷ
50
đồng. Nợ nhóm 2 tăng chính là dấu hiệu cho thấy nợ xấu cũng sẽ tăng trong những năm sau.
Nguyên nhân của nợ xấu tăng mạnh trong năm 2014 nằm chủ yếu ở các khách hàng vay nhu cầu nhà ở với nguồn trả nợ là từ kinh doanh vàng trang sức. Đến thời điểm cuối năm 2013, vàng giảm giá và biến đổi liên tục khó lường khiến cho các cửa hàng làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của Ngân hàng.
Nợ xấu tăng mạnh qua các năm đòi hỏi chi nhánh phải tăng khoản trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Ta cùng xem chi nhánh trích lập dự phòng rủi ro qua từng năm từ 2012 đến 2014.
Mức độ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2.7. Dự phòng rủi ro tín dụng các khoản cho vay KHCN tại chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
2012 | 2013 | 2014 | |
Nợ nhóm 2 KHCN | 28.0 | 16.5 | 55.6 |
Nợ xấu KHCN | 1.08 | 8.08 | 54 |
Trích DPRR | 2.2 | 4.3 | 13,8 |
(Nguồn: dữ liệu BIDV Sơn Tây từ 2012-2014)
Các khoản dự phòng rủi ro tín dụng tăng liên tục qua các năm và gia tăng tỷ lệ thuận với nợ xấu. Từ năm 2012 đến 2014 khoản trích lập dự phòng rủi ro đối với cho vay KHCN vẫn có xu hướng tăng cao, do nợ nhóm 2 và nợ xấu tăng, chi nhánh phải sử dụng một phần dự phòng rủi ro để đảm bảo cho các khoản nợ. Năm 2014 dự phòng rủi ro tăng mạnh, nguyên nhân chính là do nợ xấu tăng nhanh. Trong năm 2013, 2014 Chi nhánh đã phải sử dụng đến dự phòng rủi ro nhiều để bù đắp cho các khoản nợ xấu.
Như vậy, có thể thấy, khi các khoản nợ từ nhóm 2 tăng thì chi nhánh bắt buộc phải trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo cho các khoản vay và đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. Dự phòng rủi ro tăng mạnh trong năm 2014 chứng tỏ nợ xấu tăng nhanh, chất lượng cho vay KHCN đang gặp nhiều vấn đề, việc phát triển cho vay KHCN chưa tốt.
Việc nợ xấu tăng mạnh không những làm cho lợi nhuận của chi nhánh giảm mà còn làm cho thu nhập từ cho vay KHCN cũng giảm theo. Điều này được thể hiện qua bảng dưới đây, thu nhập từ cho vay KHCN
Thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân
Bảng 2.8. Thu nhập từ cho vay KHCN tại BIDV Sơn Tây
ĐVT: Tỷ đồng
2012 | 2013 | 2014 | 2013/2012 | 2014/2013 | |||
Tuyệt đối | Tỷ lệ(%) | Tuyệt đối | Tỷ lệ(%) | ||||
Thu nhập ròng từ cho vay KHCN | 12 | 10 | 6 | -2 | -16 | -4 | -40 |
Thu nhập ròng nói chung | 30 | 31.5 | 37 | 1.5 | 0,5 | 5.5 | 17,5 |
Tỷ trọng (%) | 40 | 31,75 | 16,22 | -8,25 | -20,6 | -15,5 | -48,8 |
(nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV Sơn Tây)
Qua bảng trên, ta có thể thấy, thu nhập từ cho vay KHCN giảm qua năm. Năm 2014 do nợ nhóm 2, nợ xấu tăng mạnh dẫn tới các khoản lãi treo lớn, làm giảm trực tiếp thu nhập từ cho vay KHCN.
Năm 2014, tuy dư nợ cho vay KHCN tại chi nhánh có tăng nhưng do chất lượng tín dụng không tốt làm cho lợi nhuận thu được từ cho vay KHCN thấp.
52
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH SƠN TÂY
2.3.1. Những kết quả đạt được
Mặc dù mới được tách riêng từ phòng KHDN từ năm 2010, phòng KHCN chi nhánh BIDV Sơn Tây đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh nói chung và cho vay đối với KHCN nói riêng. Cụ thể như sau:
- Tổng dư nợ cho vay đối với KHCN tăng mạnh. Dư nợ năm 2013 (449 tỷ đồng) tăng 24,72% so với dư nợ năm 2012, đây là một mức tăng trưởng rất đáng ghi nhận của bộ phận KHCN, chứng tỏ cho vay đối với KHCN ngày càng được phát triển, uy tín của Chi nhánh ngày càng được củng cố.
- Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức an toàn, chứng tỏ bộ phận KHCN luôn kiểm soát được tỷ lệ này. Năm 2013, 2014 do chịu ảnh hưởng xấu của nền kinh tế đẫn đến nợ xấu có xu hướng tăng, tuy nhiên vẫn nằm trong mức an toàn. Điều này cũng chứng tỏ, các cán bộ nhân viên đã thực hiện công tác thẩm định tương đối chặt chẽ, loại bỏ những khách hàng có tư cách mục đích không tốt. Với những khách hàng có tư cách tốt nhưng gặp khó khăn trong việc chi trả, các cán bộ đã tìm các biện pháp giúp đỡ khách hàng, thực hiện lại cơ cấu nợ hợp lí hơn.
Những kết quả đạt được ở trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân như sau:
- Chi nhánh cũng đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ thông qua việc thường xuyên cử nhân viên đi học, đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn. Đội ngũ nhân viên của Chi nhánh nói chung và bộ phận KHCN nói riêng có trình độ chuyên môn, trẻ, nhiệt tình, năng động, luôn quan tâm
đến chất lượng dịch vụ, thường xuyên nhắc nhở nhau thực hiện và đặc biệt là luôn đề cao tính kỷ luật, có tinh thần đoàn kết tốt.
- Chi nhánh đã mở thêm phòng giao dịch để tạo điều kiện thuận tiện đến cho khách hàng, hơn nữa uy tín của Chi nhánh ngày càng gia tăng đã thu hút thêm nhiều KHCN đến với Chi nhánh. Đây là yếu tố rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, nhiều Ngân hàng đã mở thêm Chi nhánh mới trên địa bàn.
-Chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng và cải tiến công nghệ, phương tiện làm việc nên năng suất hoạt động cao và hiệu quả.
2.3.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, cho vay đối với KHCN của chi nhánh vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Cho vay KHCN tại chi nhánh chưa phát triển so với tiềm năng của chi nhánh cũng như so với tiềm năng của thị trường. Điều này thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, quy mô và tốc độ tăng trưởng còn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường.
* Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng đều qua các năm nhưng vẫn tập trung ở một số sản phẩm cho vay chủ yếu như cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay nhu cầu nhà ở. Năm 2014, dư nợ cho vay KHCN tăng thêm 77 tỷ đồng nhưng trong đó cho vay cầm cố giấy tờ có giá đã tăng 6,5 tỷ đồng. Các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá thường là các khoản vay ngắn hạn và dư nợ không ổn định, việc dư nợ nhóm sản phẩm này tăng cho thấy sự phát triển không bền vững trong cho vay KHCN của chi nhánh.
* Số lượng khách hàng tăng đều qua các năm nhưng có dấu hiệu chậm lại từ 2013 và giảm năm 2014. Với dân cư hơn 18 vạn người trải rộng trên
11.000 km2, và 05 huyện phía tây thành phố Hà nội gồm Đan phượng. Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Ba Vì, có thể nói đây là thị trường tiềm năng trong
54
hiện tại và tương lai đối với hoạt động bán lẻ của các Ngân hàng. Do vậy, đến 31/12/2014 mới chỉ có 891 khách biết đến sản phẩm cho vay đối với KHCN của chi nhánh là quá nhỏ so với tiềm năng của thị trường.
* Số lượng sản phẩm của BIDV Sơn Tây khá đa dạng tuy nhiên vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Dư nợ cho vay tập trung chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay nhu cầu nhà ở. Việc bán chéo sản phẩm và quảng bá hình ảnh BIDV còn nhiều hạn chế.
Thứ 2, chất lượng cho vay khách hàng cá nhân đang gặp nhiều vấn đề bất ổn.
* Nợ quá hạn tăng nhanh qua từng năm, trong đó nợ nhóm 2 chiếm tỷ lệ lớn. Dư nợ tăng chậm lại và nợ quá hạn lại tăng nhanh hơn. Điều này ảnh hưởng lớn tới chất lượng của cho vay KHCN tại chi nhánh.
* Nợ xấu tăng mạnh, năm 2014 tăng 54 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm 3%. Nếu chi nhánh không tích cực thu hồi nợ xấu và có biện pháp quản lý nợ hiệu quả thì chỉ trong năm 2015 tỉ lệ nợ xấu sẽ vượt ngưỡng cho phép trên. Đây là một điều rất đáng lo ngại.
* Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lớn: nợ quá hạn và nợ xấu tăng qua các năm dẫn tới chi nhánh phải trích một phần lợi nhuận để dự phòng rủi ro, đảm bảo cho an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Việc trích lập này là cần thiết và hiển nhiên đã làm giảm đáng kể lợi nhuận của chi nhánh.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân của hạn chế trên do 2 nhóm nguyên nhân chính là: nguyên nhân chủ qua và nguyên nhân khách quan tại chi nhánh.
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan
Kế hoạch thực hiện chiến lược kinh doanh phát triển ngân hàng bán lẻ của BIDV Sơn Tây chưa cụ thể.
Định hướng phát triển BIDV trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam mới chỉ được Ban lãnh đạo BIDV xác định trong thời gian gần đây, do đó còn nhiều hạn chế về mô hình tổ chức, cơ chế chính sách trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm, hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của BIDV Sơn Tây. Định hướng chiến lược của BIDV Sơn Tây về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng chỉ là bước đầu và được lồng ghép với hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh. Chi nhánh chưa thực sự quyết tâm chuyển mình từ một ngân hàng bán buôn sang ngân hàng bán lẻ mà kết hợp song song cả hai. Do vậy, cho vay KHCN của chi nhánh chưa thực sự phát triển, chưa được chi nhánh đầu tư và chú trọng về cả nhân lực và chi phí marketing dịch vụ.
Năng lực tài chính khá mạnh nhưng chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến cho vay khách hàng cá nhân.
Năng lực tài chính của BIDV cũng như BIDV Sơn Tây so với các ngân hàng khác là khá mạnh, tuy nhiên BIDV Sơn Tây chưa phát huy được lợi thế này để thu hút khách hàng cũng như chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức đến mở rộng cho vay KHCN, điều này thể hiện ở cơ sở hạ tầng của chi nhánh
còn cũ và nghèo nàn, nhiều phòng giao dic̣ h, quỹ tiết kiêm
đi thuê nên chưa
thực sư ̣ khang trang, sac̣ h đẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu của một ngân hàng hiện đại làm giảm độ tin cậy của khách hàng; hoạt động marketing còn mỏng và khá đơn điệu, thiếu chiều sâu và mang tính giới thiệu là chính, chưa tạo được ấn tượng mạnh về thế mạnh và các ưu điểm của sản phẩm cho vay, chưa chủ động tiếp cận thuyết phục khách hàng, chưa tạo được lực hút khách hàng đến với ngân hàng.
Việc thực hiện các chính sách cho vay của chi nhánh chưa linh hoạt.
56