Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán nhà nước Việt Nam - 24


hiện nay và trong tương lai. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của KTNN cần được đáp ứng đầy đủ nhất về công cụ, phương tiện tiên tiến, kỹ thuật hiện

đại. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện về hoạt động của KTNN trên tất cả các lĩnh vực, cụ thể:

Phải xây dựng được hạ tầng CNTT hiện đại và đồng bộ làm cơ sở cho việc phát triển và ứng dụng các phần mềm tiện ích sẵn có trong x? hội. Việc đầu tư và xây dựng phải tính đến sự phát triển rất nhanh của khoa học và CNTT, nâng cao khả năng thích ứng và cập nhật các tiến bộ kỹ thuật vào sự phát triển của hạ tầng mạng. Việc phát triển hạ tầng phải bao gồm cả việc tuyển dụng hay đào tạo các chuyên gia quản trị mạng để có thể khai thác mạng tốt hơn.

Phát triển các phần mềm đặc thù hỗ trợ các hoạt động trong quản lý hoạt

động kiểm toán và thực hiện kiểm toán. Kinh nghiệm cho thấy việc ứng dụng các phần mềm trong xử lý dữ liệu, lập các báo cáo kiểm toán, trao đổi thông tin trong các đoàn kiểm toán đ? tiết kiệm rất nhiều về nhân lực và thời gian. Hiện nay việc phát triển các phần mềm ứng dụng trong hoạt động kiểm toán hầu hết mang tính tự phát mà chưa có sự định hướng và đầu tư đúng mức từ cơ quan KTNN. Do vậy việc phát triển các phần mềm bổ trợ cho hoạt động kiểm toán cần phải được đẩy mạnh trong thời gian tới nhằm đáp ứng tốt nhất cho các hoạt động của KTNN. áp dụng các phần mềm kiểm toán để thực hiện kiểm toán ở những đơn vị đ? áp dụng hệ thống xử lý dữ liệu kế toán bằng máy vi tính trong công tác kế toán, hay nói cách khác là sử dụng phần mềm tin học trong công tác kế toán. Do đó, môi trường tin học này sẽ có những tác động làm thay đổi cách thức ứng dụng phương pháp - kỹ thuật kiểm toán của kiểm toán viên.

Xây dựng kho dữ liệu số về kết quả hoạt động của KTNN trên tất cả các mặt làm cơ sở cho việc nghiên cứu và tra cứu được dễ ràng. Các cơ sở dữ liệu này rất có ích cho việc theo dõi một cách hệ thống về tất cả thông tin về các đối tượng kiểm toán, tiết kiệm thời gian và công sức cho việc lập các kế hoạch và tìm hiểu các thông tin liên quan cũng như thuận lợi trong chỉ đạo, điều hành và lập báo cáo kiểm toán.


3.4.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng, đào tạo và sử dụng KTV

Trong hoạt động của KTNN vấn đề con nguời là nhân tố quyết định đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra. Các KTV phải đáp ứng được yêu cầu của chuẩn mực về khả năng và trình độ chuyên môn. Công việc kiểm toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

đòi hỏi các KTV phải có khả năng và trình độ rất cao về từng lĩnh vực nhất định,

đảm bảo rằng các kết luận và đánh giá là trung thực và hợp lý. Muốn vậy cần làm tốt các công việc sau:

Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của kiểm toán nhà nước Việt Nam - 24

Coi trọng công tác tuyển dụng, trước tiên cần phải xác định nhu cầu nhân lực cần tuyển dụng theo các nhu cầu về những vị trí cần người mới thay thế và những vị trí mới cần phải được tuyển thêm. Việc xác định nhu cầu nhân sự cần bổ sung đòi hỏi phải đi từ các bộ phận nhỏ của các đơn vị cơ sở bởi vì thủ trưởng các đơn vị nắm rõ tình hình của đơn vị mình hơn là những người khác. Trên cơ sở

đó đề ra các tiêu chuẩn cho các vị trí cần tuyển dụng, cuối cùng là tổ chức nghiêm túc việc thi tuyển. Kết quả của quá trình này là sẽ có được một đội ngũ những người có đủ năng lực và phẩm chất để đào tạo thành các KTV có năng lực.

Coi trọng công tác đào tạo một cách thường xuyên và liên tục. Nội dung đào tạo phải được xây dựng riêng cho từng lĩnh vực công việc, từng giai đoạn và từng

đối tượng cụ thể. Mục tiêu là tạo ra các KTV có đủ năng lực chuyên sâu và kinh nghiệm cần thiết và phù hợp với lĩnh vực công tác. Không bố trí công tác đối với những người chưa qua đào tạo hoặc chưa đủ năng lực chuyên môn cần thiết, có như vậy chất lượng kiểm toán mới được nâng cao.

Đề cao tầm quan trọng của việc bố trí, sử dụng và bổ nhiệm các KTV. Công việc này đòi hỏi các KTV phải được bố trí các công việc phù hợp với khả năng về quản lý và chuyên môn nghiệp vụ. Công tác đánh giá kết quả làm việc phải được tiến hành thường xuyên và sử dụng kết quả đó trong việc sắp xếp và bổ nhiệm các KTV vào những vị trí phù hợp hơn.


Kết luận chung


Thời gian hơn 10 năm cho việc ra đời và phát triển của một cơ quan trong bộ máy nhà nước là rất ngắn ngủi. Khó khăn là điều không tránh khỏi do chưa có tiền lệ ở Việt Nam, đồng thời được thành lập mới không có tổ chức tiền thân do

đó KTNN lại càng gặp nhiều khó khăn hơn. Cùng với sự nỗ lực của Chính phủ, Quốc hội, sự giúp đỡ của cơ quan, Bộ, ngành khác trong bộ máy nhà nước, cộng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ, công chức KTNN, cho đến nay đ? đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực hoạt động của mình, luật KTNN ra đời là một sự công nhận rõ ràng của x? hội và thể hiện sự đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế đối với vai trò, vị trí và chức năng của KTNN trong hệ thống các cơ quan kiểm tra, giám sát về tài chính và quản lý kinh tế.

Luật KTNN được Quốc hội khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 7 là luật chi tiết đầu tiên của Việt Nam, trong đó quy định chi tiết rất nhiều điều liên quan toàn diện đến hoạt động của KTNN, phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên để luật KTNN đi vào cuộc sống còn rất nhiều việc phải làm, Luận án đi sâu phân tích những lý luận chung về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của các cơ quan KTNN trên thế giới, nghiên cứu thực trạng về mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của ba nước tiêu biểu cho xu thế phát triển quốc tế, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, cùng với việc tổng kết và nghiên cứu về thực trạng mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của KTNN Việt nam, Luận án đưa ra định hướng phát triển cho KTNN trong thời gian tới, các nguyên tắc và giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của KTNN Việt Nam là:

KTNN cần cấp bách ban hành các quy định, chuẩn mực, quy trình để cụ thể hoá luật KTNN phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được giao một cách đồng bộ và mang tính hệ thống. Cần phải nhanh chóng tổng kết, đánh giá và kiến nghị với Quốc hội về việc đưa các quy định cơ bản về địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ, các quy định liên quan đến tính độc lập của KTNN vào đạo luật cơ bản Nhà nước đó là Hiến pháp.



Trên cơ sở mục tiêu chiến lược lâu dài của KTNN cần xây dựng lộ trình Thực hiện bằng các giải pháp cơ bản phù hợp với tiến trình phát triển nhanh và bền vững của KTNN. Cần phải luôn luôn coi trọng và đề cao sự độc lập về tổ chức và con người của KTNN, coi đây là tiền đề cơ bản cho sự phát triển của KTNN.

Bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào cũng cần phải có một cơ cấu tổ chức hợp lý, gọn nhẹ và năng động, dễ điều khiển phù hợp với mục tiêu đề ra của tổ chức

đó. Vấn đề cơ bản của tổ chức là việc phân công, phân cấp hợp lý đảm bảo được nguyên tắc tập trung dân chủ, và phát huy được sự quản lý tập trung thống nhất vừa có sự sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động; đảm bảo sự hài hoà giữa các loại lợi ích- động lực để tổ chức phát triển; đảm bảo sự cân đối và tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệm của mỗi cấp quản lý, của mỗi con người trong tổ chức KTNN.

Vấn đề con người là yếu tố quyết định trong mọi tổ chức, cần phải coi trọng công tác đào tạo và giáo dục con người. Đặc biệt KTNN là cơ quan chuyên môn đòi hỏi mỗi người phải có trình độ chuyên môn sâu phù hợp với nhiệm vụ

được giao: Đảm bảo hài hoà về lợi ích về lợi ích và cân đối về quyền hạn với trách nhiệm thì công việc đầu tiên là phải tiêu chuẩn hoá được các chức danh, sắp xếp hợp lý công tác cán bộ và cuối cùng là phải đánh giá chung cán bộ, có như vậy mới tạo được động lực để mỗi người phát huy hết năng lực, sở trường của mình hoàn thiện nhiệm vụ được giao với kết quả cao.

KTNN là cơ quan chuyên môn, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, muốn vậy thì trước hết KTNN phải làm theo các quy định của pháp luật. Cần ban hành các quy trình, quy định, chuẩn mực, hướng dẫn để chuẩn hoá mọi hoạt động, hành vi của KTV một cách khoa học và đúng luật đảm bảo báo cáo kiểm toán đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ là một công cụ mạnh trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát nền tài chính quốc gia.


danh mục các công trình khoa học


đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án


1. Ngô Văn Nhuận (2003)“Công khai kết quả kiểm toán nhằm phát huy vai trò và tác dụng của Kiểm toán Nhà nước” tháng 6/2003, Tạp chí Kinh tế phát triển.


2. Ngô Văn Nhuận (2007) “Thực trạng và phương hướng hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước” tháng 10/2007, Tạp chí Kiểm toán Nhà nước.


3. Ngô Văn Nhuận (2007) “Vai trò của Tổ trưởng tổ kiểm toán trong các Đoàn Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước” tháng 4/2007, Tạp chí Nghiên cứu khoa học Kiểm toán.


4. Thành viên đề tài (2006) “Vai trò của Kiểm toán đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng Nhà nước pháp quyền xG hội chủ nghĩa Việt Nam”, là đề tài nhánh thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước - Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS. Đinh Trọng Hanh, tháng 5/2006.


tài liệu tham khảo


1 ChÝnh phđ (1994), Nghị định 70/CP, Công báo, Hà Nội.


2 ChÝnh phđ (2003), Nghị định 93/2003/NĐ - CP, Công báo, Hà Nội.


3 Mai Văn Bưu, Đoàn Thị Thu Hà (1999), Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội.

4 Mai Văn Bưu, Phan Kim Chiến (2001), Quản lý Nhà nước về kinh tế,

Giáo trình sau Đại học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.


5 NguyÔn Duy Gia (1999), Nâng cao quyền lực - năng lực - hiệu lực quản lý Nhà nước nâng cao hiệu quả pháp luật, in lần thứ 2, Học viện Hành chính Quốc gia, Nhà xuất bản Lao Động.

6 Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2006), Giáo trình chính sách kinh tế - xG hội, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7 Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2001), Giáo trình Khoa học quản lý, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

8 Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2001), Giáo trình Khoa học quản lý, tập 2, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9 Học viện Hành chính Quốc gia (1999), Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước, tập 1 - 4, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội.

10 Đặng Thị Huệ (2000), Từ điển Nga - Việt, Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội.

11 Khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình hiệu quả và quản lý dự án Nhà nước,Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

12 Kiểm toán Nhà nước (1999), Hiến pháp nước Cộng hoà Hàn Quốc, Bản dịch từ tiếng Anh, Hà Nội.


13 Kiểm toán Nhà nước (1999), Hiến pháp nước Cộng hoà Liên Bang

Đức, Bản dịch từ tiếng Anh, Hà Nội.


14 Kiểm toán Nhà nước (1999), Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Bản dịch từ tiếng Anh, Hà Nội.

15 Kiểm toán Nhà nước (1998), Luật kiểm toán nước Cộng hoà Hàn Quốc,

Bản dịch từ tiếng Anh, Hà Nội.


16 Kiểm toán Nhà nước (1998), Luật kiểm toán nước Cộng hoà Liên Bang Đức,

Bản dịch từ tiếng Anh, Hà Nội.


17 Kiểm toán Nhà nước (1998), Luật kiểm toán nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Bản dịch từ tiếng Anh, Hà Nội.

18 Kiểm toán Nhà nước (1996), Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

19 Kiểm toán Nhà nước (1996), Những cơ sở của công tác kiểm tra tài chính Nhà nước, Dự án GTZ/ KTNN, Hà Nội.

20 Kiểm toán Nhà nước (1998), Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm toán hoạt động,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.


21 Kiểm toán Nhà nước (1998), Xây dựng phương thức và nội dung của chương trình đào tạo - bồi dưỡng nâng cao trình độ công chức Kiểm toán Nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

22 Kiểm toán Nhà nước (2000), Cơ sở khoa học và thực tiễn hình thành mô hình tổ chức Kiểm toán Nhà nước các chuyên ngành,Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

23 Kiểm toán Nhà nước (2000), Những vấn đề cơ bản trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức,Hội thảo, Hà Nội.


24 Kiểm toán Nhà nước (2001), Cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xác

định phạm vi hoạt động của KTNN và sự khác nhau giữa hoạt động KTNN với Thanh tra Nhà nước và Thanh tra tài chính,Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

25 Kiểm toán Nhà nước (2001), Cơ sở pháp lý của Kiểm toán Nhà nước Liên Bang Đức, dự án GTZ / KTNN, Hà Nội.

26 Kiểm toán Nhà nước (2001), Kiểm toán Nhà nước liên bang Đức, Bản dịch từ tiếng Đức, Dự án GTZ / KTNN, Hà Nội.

27 Kiểm toán Nhà nước (2002), Phương hướng và giải pháp xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về Kiểm toán Nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

28 Kiểm toán Nhà nước (2002), Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân công, phân cấp trong tổ chức quản lý và thực hiện hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

29 Kiểm toán Nhà nước (2003), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng quy trình kiểm toán tổng quyết toán ngân sách Nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

30 Kiểm toán Nhà nước (2003), Chức năng, nhiệm vụ và địa vị của cơ quan kiểm toán trong cơ cấu Nhà nước, Dự án GTZ/KTNN, Hà Nội.

31 Kiểm toán Nhà nước (2003), Phương thức và giải pháp tăng cường tính hiệu lực đối với các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

32 Kiểm toán Nhà nước (2003), So sánh quốc tế địa vị pháp lý và các chức năng của cơ quan kiểm toán tối cao, Dự án GTZ/KTNN, Hà Nội.

33 Kiểm toán Nhà nước (2003), Xây dựng quy trình kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/01/2023