1000 người | 128.9493 | 141.9976 | 156.3663 | 172.1889 | 189.6126 | |
LDV | 1000 người | 148.1401 | 175.0409 | 205.7138 | 240.6244 | 280.3004 |
Iss | Tỷ VND | 2900 | 3337.801 | 3851.214 | 4454.291 | 5163.814 |
TNDNtt | Tr VNĐ | 7.649923 | 9.085507 | 10.77896 | 12.78044 | 15.15035 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ước Lượng Hàm Cầu Lao Động Và Hàm Cầu Vốn Cho Ngành Dịch Vụ A.ước Lượng Hàm Cầu Lao Động
- Dự Báo Đầu Tư Của Bình Định 2006-2010 (Tỷ Đồng). Pa.iii
- Sơ Đồ Khối Mô Phỏng Phát Triển Kinh Tế Bình Định
- Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định - 22
Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.
Nguồn: Tính toán của tác giả
Mô phỏng II
Theo NQ Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2006-2010, phấn đấu tăng trưởng GDP bình quân 13% năm, cơ cấu kinh tế năm 2010: nông-lâm-ngư nghiệp đạt 27.5%, công nghiệp-xây dựng đạt 38%, dịch vụ đạt 34,5%.
Bảng 3.30. Kết quả mô phỏng II
Đơn vị | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | |
DS | 1000 người | 1577.193 | 1593.044 | 1609.05396 | 1625.225 | 1641.558 |
GDPtt | Tỷ VNĐ | 12170.7 | 14684.07 | 17645.2408 | 21128.15 | 25218.42 |
GDPss | Tỷ VNĐ | 6338.905 | 7162.962 | 8094.14716 | 9146.386 | 10335.42 |
TTNN | % | 36.54 | 34.28 | 32.02 | 29.76 | 27.5 |
TTCN | % | 28.96 | 31.22 | 33.48 | 35.74 | 38 |
TTDV | % | 34.5 | 34.5 | 34.5 | 34.5 | 34.5 |
GDPNtt | Tỷ VNĐ | 4447.173 | 5033.7 | 5650.0061 | 6287.738 | 6935.064 |
GDPCtt | Tỷ VNĐ | 3524.634 | 4584.367 | 5907.62662 | 7551.202 | 9582.998 |
GDPDVtt | Tỷ VNĐ | 4198.89 | 5066.005 | 6087.60808 | 7289.213 | 8700.354 |
L | 1000 người | 843.0152 | 893.144 | 946.253593 | 1002.521 | 1062.135 |
LN | 1000 người | 563.6489 | 570.5737 | 575.073253 | 576.7208 | 575.0377 |
LC | 1000 người | 130.7767 | 144.984 | 159.892355 | 175.5302 | 191.927 |
LDV | 1000 người | 148.5896 | 177.5863 | 211.287984 | 250.2702 | 295.1702 |
Iss | Tỷ VND | 3135.794 | 3543.448 | 4004.09581 | 4524.628 | 5112.83 |
TNDNtt | Tr VNĐ | 7.716682 | 9.21762 | 10.9662207 | 13.00014 | 15.36248 |
Nguồn: Tính toán của tác giả
Tóm lại, trong chương 3, với nguồn số liệu có được về các chỉ tiêu kinh
tế tỉnh Bình Định, vận dụng các mô hình lý thuyết, luận án đã ước lượng được các hàm sản xuất phù hợp của tỉnh Bình Định. Đồng thời với bộ số liệu này luận án cũng ước lượng được một số hàm dùng để đánh giá, dự báo tăng trưởng và phát triển kinh tế cho tỉnh Bình Định. Trên cơ sở các hàm được ước lượng ở phần này luận án đã đưa ra các phương án dự báo cho kinh tế Bình Định 2006-2010. Đồng thời dựa vào Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVII về mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, luận án đã xây dựng hai mô phỏng theo mục tiêu phát triển kinh tế của Nghị quyết.
Các kết quả tính toán trên do phải sử dụng một số giả thiết định trước, tước bỏ một số yếu tố mà tác giả cho là ít biến động, đồng thời dãy số liệu của tỉnh Bình Định không dài nên các kết quả có những sai số nhất định.
Số liệu về đầu tư, do không tách được đầu tư cho khắc phục thiên tai, đầu tư cho các hoạt động không vì lợi nhuận, đầu tư dài hạn và ngắn hạn cho nên hiệu quả của các mô hình sử dụng liên quan còn hạn chế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu trước mắt và lâu dài cho kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế tỉnh Bình Định nói riêng. Để đạt được điều đó cần phải nghiên cứu quá trình tăng trưởng, tìm ra con đường đi hợp lý nhất cho nền kinh tế. Nghiên cứu này mong muốn đóng góp một phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra và có những đóng góp sau đây:
- Luận án đã làm rõ những quan điểm về tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là quan điểm ở Việt Nam hiện nay: tăng trưởng kinh tế có hai mặt thống nhất là lượng và chất. Đồng thời luận án cũng hệ thống hoá được các thước đo, các chỉ tiêu của tăng trưởng về hai mặt thống nhất nói trên, từ đó hình thành phương thức đánh giá tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện.
- Dựa theo quan điểm hệ thống, luận án đã đưa ra một số quan điểm đánh giá tăng trưởng kinh tế địa phương trong mối quan hệ với kinh tế cả nước và hệ thống kinh tế-xã hội của địa phương.
- Trên quan điểm tiếp cận hệ thống, luận án đã phân tích định lượng thực trạng tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định giai đoạn 1990-2005. Trong phân tích này, luận án sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để làm rõ thực trạng của tăng trưởng kinh tế chung và tăng trưởng trong các ngành của Bình Định. Các phân tích ở phần này cho thấy: tăng trưởng kinh tế của Bình Định chủ yếu là tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, yếu tố lao động và tiến bộ công nghệ có vai trò quá nhỏ, dẫn đến kinh tế tăng trưởng thiếu bền vững (chất lượng tăng trưởng thấp); cơ cấu kinh tế của Bình Định còn lạc hậu, quá trình thay đổi cơ cấu chậm chạp; năng suất lao động thấp do chủ yếu vẫn là lao động không qua đào tạo; thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Bằng công cụ kinh tế lượng và phần mềm EVIEWS, luận án đã ước lượng được các phương trình hàm sản xuất và các phương trình về dân số, lao động, thu chi ngân sách, xuất nhập khẩu,… thích hợp. Từ đó xây dựng được lược đồ dự báo tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Trên cơ sở các phương trình ước lượng, luận án đã xây dựng được các phương án dự báo kinh tế cho tỉnh Bình Định. Căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế của Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định, luận án đã sử dụng các phương trình ước lượng, xây dựng được hai mô phỏng cho tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định.
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Để có thể đề ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả, thì vấn đề xây dựng các dự báo và mô phỏng tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để các dự báo có độ tin cậy cao thì cần phải quan tâm đến vấn đề xây dựng hệ thống số liệu chính xác, hoàn chỉnh. Từ kết quả tính toán, luận án xin đề xuất một số ý kiến và giải pháp sau:
1. Về số liệu và áp dụng mô hình
Có được tập hợp số liệu đầy đủ cho công tác nghiên cứu hiện nay ở các địa phương là rất khó khăn. Thực tế cho thấy số liệu ở địa phương thường không đầy đủ, các số liệu được lập vào nhiều giai đoạn nên không thống nhất gây khó khăn cho việc so sánh, xử lý. Vì vậy tác giả xin đề nghị nhà nước sớm ban hành và hướng dẫn thực hiện Luật thống kê tạo điều kiện cho các địa phương làm công tác thống kê chính xác hiệu quả. Lãnh đạo các cấp phải coi công tác thống kê là một nhiệm vụ quan trọng, từ đó yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt các nhiệm vụ của công tác thống kê, nhằm góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Với điều kiện số liệu ở địa phương hiện nay, mô hình có thể áp dụng hiệu quả nhất là mô hình Solow-Swan và mô hình Harrod-Domar. Nếu tách
được số liệu về đầu tư phi lợi nhuận và lợi nhuận, đầu tư dài hạn và ngắn hạn thì chắc chắn việc tính toán đem lại độ chính xác cao hơn. Bên cạnh việc áp dụng các mô hình trên, nếu phối hợp với các mô hình tăng trưởng nội sinh (điều kiện số liệu cho phép) thì kết quả phân tích và dự báo sẽ tốt hơn.
2 Về tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định
Giai đoạn 1990-2005, Bình Định đã cố gắng phát huy các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Như đã phân tích ở chương 2 và các tính toán trong chương 3 đều cho thấy để đạt được mức tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2006 - 2010 trung bình 13%/năm và các chỉ tiêu kinh tế khác như trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ thì Bình Định cần phải giải quyết tốt nhu cầu về vốn đầu tư, nhu cầu về lao động và khoa học công nghệ. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì tỉnh Bình Định phải thực hiện một số giải pháp sau:
a. Giải pháp về vốn
Như đã phân tích ở trên, vai trò của TFP ở Bình Định trong tăng trưởng kinh tế thời gian qua là quá nhỏ, đặc biệt nguyên nhân chính là do thiếu vốn để trang bị công nghệ mới (TE=0.96), nên vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế Bình Định là quan trọng bậc nhất. Để đáp ứng được nguồn vốn cho tăng trưởng trong thời gian tới, Bình định cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Cần phải có chiến lược huy động mọi nguồn vốn hợp lý cho phát triển kinh tế của tỉnh.
- Hoàn thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư từ nhiều nguồn để có đủ vốn phát triển sản xuất và mở rộng hoạt động kinh doanh trong các ngành kinh tế của Tỉnh.
- Phối hợp với các bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Tài chính, cần nghiên cứu phát hành trái phiếu, cổ phiếu và phát triển thị trường chứng khoán để huy động vốn nhàn rỗi trong dân, đáp ứng cho đầu tư phát triển của Tỉnh. Đồng thời có các biện pháp thích hợp bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư chứng khoán.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như: hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện về đất đai, thủ tục vay vốn, các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Đây cũng là một kênh huy động vốn để phát triển kinh tế, vì vốn của các doanh nghiệp này ban đầu chủ yếu là nguồn tự có hoặc vay của người nhà và bạn bè.
- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, một mặt thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển một mặt thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ trong Tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá theo hướng chỉ giữ lại các doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc phòng và các doanh nghiệp phục vụ lợi ích công cộng, giảm tỷ trọng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước.
b. Giải pháp về công nghệ
Một trong những nguyên nhân chính làm cho tăng trưởng của Bình Định chưa tương xứng với tiềm năng là công nghệ sản xuất còn lạc hậu và chậm đổi mới. Để khắc phục tình trạng này tỉnh Bình Định cần thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:
- Chú trọng thúc đẩy, triển khai các công nghệ hiện đại trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn.
- Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Hỗ trợ các tổ chức tuyên truyền, thông tin, quảng bá về đổi mới công nghệ và công nghệ mới.
- Cần phải xây dựng trung tâm dịch vụ tư vấn, thông tin của Tỉnh. Mục đích cung cấp các thông tin và các dịch vụ cần thiết cho các doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế.
c. Giải pháp về nguồn nhân lực
Bên cạnh các nguyên nhân về thiếu vốn và công nghệ lạc hậu, trong thời gian qua nguồn nhân lực của Bình Định chưa đóng góp được nhiều cho tăng trưởng. Bình Định còn thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, thiếu đội ngũ các nhà quản lý kinh tế giỏi. Để nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng, Bình Định cần có một số giải pháp về nguồn nhân lực như sau:
- Tăng cường chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu lao động có tay nghề hợp lý, tạo ra đội ngũ lao động phù hợp đáp ứng với yêu cầu nền sản xuất lớn theo hướng chuyên môn hoá cao, vừa đáp ứng cho nền kinh tế vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Tăng cường hợp tác với nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Định.
- Cần phải có cơ chế khuyến khích nhân tài lâu dài bằng các thu nhập thường xuyên, chính đáng nhằm thu hút công nhân có tay nghề cao và các chuyên gia giỏi làm việc tại Tỉnh. Đây là một trong những khó khăn trong thời gian qua của các tỉnh kinh tế chưa phát triển, một mặt không thu hút được nhân tài mặt khác các lao động, chuyên gia có tay nghề cao luôn có xu hướng bỏ địa phương chuyển về các trung tâm kinh tế lớn.
d. Phát huy lợi thế so sánh trong sản xuất kinh doanh
- Tăng cường vốn, nhân lực, công nghệ để phát triển các ngành thế mạnh của tỉnh như: chăn nuôi, thuỷ sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tận dụng lợi thế về giao thông cảng biển, phát triển cơ sở hạ tầng và ban hành cơ chế hành chính khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước xuất nhập hàng hoá qua cảng Qui Nhơn tỉnh Bình Định.
- Nghiên cứu, hỗ trợ, triển khai các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có lợi thế trong liên kết kinh tế với các địa phương Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. một mặt phát huy tối đa lợi thế của Bình Định mặt khác góp phần thúc đẩy kinh tế các địa phương khác theo hướng vừa cạnh tranh vừa hợp tác. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho các tổng công ty, các doanh nghiệp ở các địa phương khác như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng đặt các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Bình Định.
- Phối hợp với tỉnh Gia Lai khảo sát và triển khai đầu tư du lịch lịch sử kết hợp sinh thái nhằm khai thác các di sản, di tích, địa danh liên quan đến vua Quang Trung và phong trào Tây Sơn, vốn là một lợi thế chưa phát huy tốt của du lịch Bình Định.
- Đầu tư phát triển các nghề truyền thống theo hướng vừa giữ được bản sắc và chất lượng vừa mang nét hiện đại và khả năng sản suất hàng hoá đáp ứng yêu cầu thị trường. Từ đó phát triển các làng nghề theo hướng công nghệ hiện đại (nghề cơ khí, nghề chế biến hải sản, đồ uống như rượu và nước giải khát ).
e. Một số biện pháp khác
- Có chính sách khuyến khích, đối với các doanh nghiệp có thế mạnh như: tăng trưởng việc làm; tăng trưởng xuất khẩu; tạo ra các ngành có hiệu quả cạnh tranh cao, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp này phát