ngăn ngừa và xử lý những hành vi kinh doanh bất hợp pháp đảm bảo kỷ cương pháp luật. Để tạo ra được luật chơi và cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện tự chủ chủ của mình, đảm bảo sự quản lý tập trung và có hiệu quả của nhà nước trước hết phải có được một hệ thống pháp luật đồng bộ.
Làm rõ một số điều tại Nghị định 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ như 54:
- Điều 8: Về việc thực hiện đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước (hiện chưa có văn bản pháp luật về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước)
- Điều 10: Về quản lý nhà nước các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân (chưa làm rõ được mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể)
- Điều 14: Về quản lý tài chính, tài sản như hiện nay vẫn còn hạn chế giao quyền cho các Bộ trong việc quản lý tài chính, tài sản. Mối quan hệ các Bộ trong việc xây dựng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực được phân công theo dõi còn hiều hạn chế dẫn đến giữa các Bộ cũng làm mất thời gian xin ý kiến lẫn nhau
Luật Doanh nghiệp đã mở ra nhiều hình thức trả lương cho người làm công tác quản lý: có thể thỏa thuận lương theo thâm niên, theo năng lực và theo công việc thực tế đang đảm nhiệm. Vì vậy cũng cần xây dựng Nghị định để xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của người điều hành. Đặc biệt cũng cần có những hướng dẫn về chế độ đãi ngộ phù hợp với sự cống hiến của đội ngũ những người làm công tác quản trị doanh nghiệp. Chúng ta cần phân biệt được rằng mặc dù người quản trị doanh nghiệp có thể là công chức
54 Nguyễễn ĐĐặặng Tưườờng Anh (2007), Tách quyềền chủủ sởở hữữu ra khỏỏi quyềền quảản trịị doanh nghiệệp –– Mô hình quảản trịị mớới trong doanh nghiệệp nhà nưướớc, ĐĐạại họọc Ngoạại Thưươơng
được cử sang làm quản lý các doanh nghiệp nhà nước thì trong thời gian làm quản lý doanh nghiệp họ vẫn có quyền được hưởng thành quả của mình tại doanh nghiệp như một doanh nhân thực sự.
Như vậy sự hình thành đồng bộ hệ thống luật pháp có liên quan đến họat đông sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích tại các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta là không thể chậm trễ. Vấn đề hiện nay là cần có sự cụ thể hóa Luật doanh nghiệp 2005, Chính phủ có sự phân công cụ thể cho các cơ quan chức năng mà trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Mô Hình Quản Lý Nhà Nước Đối Với Tập Đoàn Dầu Khí.
- Chế Độ Hành Chính Chủ Quản Và Sự Quản Lý Lỏng Lẻo Phần Vốn Của Nhà Nước Tại Các Doanh Nghiệp
- Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Việc Tách Quyền Chủ Sở Hữu Ra Khỏi Quyền Quản Trị Doanh Nghiệp Trong Các Doanh Nghiệp Nhà Nước
- Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 13
- Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
…chuẩn bị các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Tiến trình cải cách mới theo hướng đảm bảo tính tự của của doanh nghiệp nhà nước đồng thời tăng cường vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực và chủ trương của các cơ quan kể trên.
2.5.2 Ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp 2005 về một số vấn đề:
* Nhà nước không can thiệp vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Khác với Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, Luật doanh nghiệp 2005 đã mở rộng phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp mà không phân biệt ai là chủ sở hữu. Trong đó các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm, luật không quy định bắt buộc các các doanh nghiệp thuộc Bộ công thương không được tham gia trong lĩnh vực ngân hàng hay nông nghiệp… Trên cơ sở quy định này mà nhiều Tổng công ty nhà nước đã mở rộng hoạt động thành lập các công ty cổ phần hoạt động trong những lĩnh vực hoàn toàn khác với ngành nghề truyền thống của mình.
Trong Nghị định hướng dẫn cần quy định rõ số lượng ngành nghề yêu cầu phải có sự thỏa thuận đặc biệt của các cơ quan quản lý nhà nước để tránh tình trạng luật thì quy định mở còn các cơ quan thực thi lại vận dụng tùy tiện để gây khó khăn cho doanh nghiệp. Cần cân nhắc lại về việc một Tổng
công ty nhà nước hay một tập đoàn kinh tế phải có một ngành nghề kinh doanh chủ yếu vì như thế không phù hợp với yêu cầu khách quan hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, doanh nghiệp nhà nước phải được tự do lựa chọn và quyết định chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh nhằm đảm bảo thu được lợi nhuận tối đa.
* Nhà nước không hạn chế địa bàn kinh doanh
Các doanh nghiệp được tự chọn địa bàn kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính, nguồn nhân lực hiện có và khả năng mở rộng thị trường mà không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan nào, qua đó mở rộng khả năng cạnh tranh để cung ứng cho người tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý… Trong quá trình phát triển, khi doanh nghiệp đã tận dụng được các khả năng thuận lợi để mở rộng thị trường, nâng cao sản lượng thì họ có quyền quyết định đầu tư tại các địa phương mà họ có khả năng cạnh tranh, có khả năng thu được nguồn lợi nhuận lớn. Nếu như tiếp tục ràng buộc doanh nghiệp theo phương thức quản lý hành chính sẽ làm mất đi cơ hội kinh doanh, phát triển thị trường của doanh nghiệp.
Trong điều kiện mở cửa kinh tế thì khả năng phát triển thị trường, chiếm lĩnh thị trường là yếu tố quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp nhà nước. Không vì phân địa giới hành chính mà hạn chế các doanh nghiệp nhà nước phát triển thị trường kể cả thị trường nước ngoài. Cần có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước phát triển ra thị trường ngoài nước ví dụ như Tổng công ty viễn thông quân đội phát triển thị trường di động tại Lào, Campuchia; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí tại Angeri…
2.6 Xóa bỏ chế độ hành chính chủ quản và tăng cường quyền tự chủ về quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp.
Việc xóa bỏ cơ chế chủ quản không có nghĩa là xóa bỏ chức năng của nhà nước, làm mờ nhạt vài trò của chủ sở hữu, nó đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Khắc phục tối đa sự trùng lặp, chồng chéo giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan nhà nước chỉ tập trung vào hoạt động quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, ngành nghề mà mình phụ trách. Xóa bỏ cơ chế chủ quản sẽ thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo pháp luật và các căn cứ thị trường. Cơ chế chủ quản của các Bộ, các cơ sở quản lý ngành và sự lẫn lộn giữa quản lý nhà nước và chủ sở hữu sẽ không còn lý do để tồn tại.
Các giải pháp về cơ chế quản lý để tăng cường quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhà nước, đưa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác mà vẫn đảm bảo vị trí, vai trò của mình. Cần đổi mới các chính sách giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước trên các nội dung cụ thể:
2.6.1 Về cơ chế quản lý tài chính
Nhà nước chuyển hình thức cấp vốn sang đầu tư vốn; chuyển từ định mức vốn sang vốn điều lệ cho doanh nghiệp đồng thời nhà nước cũng phải đảm bảo đủ vốn điều lệ và không thu tiền sử dụng vốn tạo sự bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước được tính cả giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Nhà nước tăng quyền tự chủ tài chính cho doanh nghiệp nhà nước đồng thời gắn với trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Nhà nước cần cho phép các doanh nghiệp nhà nước được tiếp cận, thu hút các nguồn vốn trên thị trường, doanh nghiệp nhà nước tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng và trả nợ khoản vốn vay. Chấm dứt tình
trạng dùng ngân sách nhà nước để bù lỗ, miễn thuế, xóa nợ cho doanh nghiệp nhà nước.
Về việc vay vốn ngân hàng để kinh doanh sẽ hoàn toàn do ngân hàng định đoạt việc cho vay căn cứ vào hiệu quả của dự án mà không có bàn tay can thiệp, chỉ định của nhà nước. Mở rộng và đa dạng hóa hơn nữa các hình thức thuê mua tài chính, tạo hành lang pháp lý cho họat động này tồn tại và phát triển ổn định, đổi mới và tái đầu tư, gắn lợi ích vật chất với hiệu quả kinh doanh. Ngoài phần vốn do nhà nước đầu tư vào, doanh nghiệp nhà nước có thể tự huy động. Việc huy động vốn để kinh doanh được thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm, tự hoàn trả, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn được huy động mà không được làm thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước quản lý vốn doanh nghiệp nhà nước bằng giá trị tài sản tại doanh nghiệp mà không quản lý bằng tài sản hiện vật, do vậy phải để cho các doanh nghiệp nhà nước được chủ động xử lý các tài sản dư thừa, vật tư hay hàng hóa ứ đọng.
Doanh nghiệp nhà nước được quyền tự chủ trong việc phân phối và trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế (như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng và phúc lợi…). Nhà nước cũng cần có chính sách đối với những tài sản do doanh nghiệp nhà nước đầu tư bằng nguồn vốn vay và đã trả hết nợ bằng nguồn khấu hao cơ bản cũng như là chính sách đối với lợi nhuận do chính tài sản đó làm ra theo hướng thực hiện hài hòa các lợi ích, phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, từ đó khuyến khích được doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phát triển. Nhà nước cũng cần có phương án xử lý nợ đối với các khoản nợ hiện nay của một số doanh nghiệp nhà nước như thông qua công ty mua bán nợ và tài sản, tránh tình trạng nhà nước phải xử lý giãn nợ, xóa nợ thuế…giúp cho các doanh nghiệp nhà nước được lành mạnh hóa tình hình tài chính.
2.6.2 Về đầu tư và đổi mới, hiện đại hóa công nghệ
Nhà nước cần tăng thêm quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong quyết định đầu tư trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển đã được phê duyệt; được quyết định các dự án đầu tư, sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư, đổi mới tài sản cố định; sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp để liên doanh liên kết, góp vốn với các doanh nghiệp khác; thuê, mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp nhà nước phải được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tư theo quy định của pháp luật; xóa bỏ cơ chế xin – cho trong đầu tư và quan hệ tài chính giữa nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước. Ngay cả khi cần phải đầu tư mới hoặc cần hiện đại hóa, phát triển doanh nghiệp theo chương trình quốc gia, nhà nước cũng không theo phương thức cấp phát như trước mà chuyển sang hình thức quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư tài chính của nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước được áp dụng các chế độ ưu đãi với người có công đóng góp vào đổi mới công nghệ, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Đối với các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ, cơ chế quản lý, các biện pháp tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu… thì tùy theo giá trị làm lợi mà doanh nghiệp nhà nước sẽ có quyền tự quyết định mức thưởng cho các cán bộ, nhân viên của mình để khuyến khích mọi người hăng hái tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhà nước cũng có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mở rộng thị trường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới như là: khuyến khích đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ; được vay vốn từ ngân hàng, quỹ phát triển khoa học và công nghệ với mức lãi suất ổn định, hợp lý…
2.6.3 Về cơ chế sử dụng lao động, tiền lương
Doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển chế độ biên chế sang hợp đồng; cơ chế tuyển chọn, đào tạo, sử dụng lao động theo quy định của pháp luật trên cơ sở của hợp đồng lao động và sự thỏa ước tập thể. Đối với lượng lao động dôi dư nhà nước cần có chế độ, chính sách giải quyết một cách dứt điểm thông qua trợ cấp mất việc, thôi việc hoặc là cho đi đào tạo lại. Về tiền lương áp dụng việc không chế lương tối thiểu nhưng không khống chế mức lương tối đa. Các doanh nghiệp nhà nước được tự chủ trong việc trả tiền lương, tiền thưởng trên cơ sở là tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động và không bị gò bó bởi đơn giá lương, các thang, bảng lương. Nhà nước ban hành quy định làm cơ sở về pháp lý cho việc tính toán lương của doanh nghiệp trên cơ sở hiệu quả kinh doanh đồng vốn nhà nước đầu tư. Có như vậy thì tiền lương, tiền thưởng mới thực sự tạo động lực mạnh, gắn người lao động với kết quả sản xuất kinh doanh, để người lao động sáng tạo, mang hết sức của mình vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; đồng thời góp phần thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao làm việc tại doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
2.6.4 Về tổ chức bộ máy và nhân lực
Mở rộng quyền tự chủ, đổi mới quản lý nội bộ doanh nghiệp theo mô hình Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch doanh nghiệp, xác định rõ ràng trách nhiệm của giám đốc điều hành. Tăng trách nhiệm của mỗi cá nhân tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối với doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng quản trị cần quy định rõ quyền hạn là cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp; Hội đồng quản trị phải là cơ quan quyền lực cao nhất, hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người ra quyết định thành lập doanh nghiệp (chủ đầu tư nhà nước) và trước pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh cũng như những hoạt động khác của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các vấn đề liên
quan đến việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước trừ một số thẩm quyền của chủ sở hữu phân cho các cơ quan, tổ chức khác đại diện chủ sở hữu thực hiện. Nhà nước cần có quy định về chế độ tiền lương, thưởng cũng như các hình thức khen thưởng, kỷ luật cụ thể để khuyến khích, động viên và qui rõ trách nhiệm của các thành viên Hội đồng quản trị tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhà nước đó thu được.
Hội đồng quản trị có quyền chỉ định hoặc thuê giám đốc theo hợp đồng, chủ động tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiễm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo hướng chủ yếu là thi tuyển. Giám đốc doanh nghiệp có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp theo phân cấp của Hội đồng quản trị. Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần đồng thời nâng cao trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp nhà nước: có quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nhà nước giao; đặt chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước. Chủ tịch Hội đồng quản trị không thể kiêm chức vụ giám đốc doanh nghiệp nhà nước vì như thế sẽ dẫn đến sự trùng lặp chức năng đại diện chủ sở hữu và chức năng quản lý kinh doanh tại doanh nghiệp.
2.7 Hình thành đội ngũ những nhà quản lý doanh nghiệp giỏi.
Trong hoạt đông sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp nhà nước cán bộ quản lý có vai trò vô cùng quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường và trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vai trò của cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước lại càng quan trọng. Cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước phải vừa đảm bảo tổ chức quản lý doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả