Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 13

cao, vừa phải trực tiếp thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước. Muốn vậy người cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước phải là người có kiến thức về quản lý, về kinh tế và chuyên môn kỹ thuật cao, có sức khỏe tốt, có năng lực lãnh đạo và quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh.

Trong cơ chế mới hiện nay khi mà chủ sở hữu nhà nước đã dần về đúng với chức năng quản lý vĩ mô còn quyền sử dụng tài sản vốn liếng thuộc về doanh nghiệp thì giám đốc có toàn quyền tổ chức, điều hành doanh nghiệp trên cơ sở định hướng của nhà nước bằng pháp luật và chính sách kinh tế. Như đã trình bày ở trên, đó là quyền xây dựng và vận hành kế hoạch kinh doanh, là quyền tìm kiếm thị trường, khai thác vật tư và tiêu thụ sản phẩm, quyền lựa chọn công nghệ và dây chuyền sản xuất, quyền tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, quyền mở rộng quan hệ hợp tác và liên doanh, liên kết…Đồng thời giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu trong việc làm tăng giá trị tài sản, vốn liếng và các khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước, chịu trách nhiệm về đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Với những chức năng này nếu giám đốc không có năng lực quản lý giỏi thì tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước chỉ là hình thức và dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tránh khỏi những khó khăn. Do vậy yêu cầu đặt ra là tập trung xây dựng đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi có đủ sức quản lý doanh nghiệp nhà nước tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường:

- Đẩy tới một bước việc đào tạo mới và đào tạo lại giám đốc doanh nghiệp nhà nước. Ở nước ta các trường đại học kinh tế đều đã tiến hành thành lập khoa quản trị kinh doanh hoặc không cũng đã đưa bộ môn quản trị kinh doanh vào chương trình. Song do nhu cầu của thực tiễn cũng như kinh nghiệm của một số quốc gia khác, cần có chủ trương, tiến hành thành lập trường đại học chuyên ngành để đào tạo nghề giám đốc.

- Song song với quá trình đào tạo mới, đào tạo lại, cần đẩy mạnh hình thức bồi dưỡng nhằm bổ sung kiến thức, hiện đại hóa bộ não của các giám đốc. Đây cũng là một trong những con đường đào tạo lại có kết quả đối với phần đông các giám đốc còn đang đương chức. Tuy nhiên cần phải tổ chức lại hệ thống trường lớp nhằm thống nhất sự quản lý của nhà nước về chương trình, về tài chính, phương thức tiến hành…

- Đa dạng hóa loại hình đào tạo bồi dưỡng, gắn đào tạo lý thuyết với hoạt động thực tiễn.

- Ngoài ra đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay có thể còn được hình thành, nâng cao kiến thức từ: hình thức đào tạo từ xa qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các sách báo viế về quản trị doanh nghiệp; tổ chức các câu lạc bộ giám đốc, hội thảo khoa học nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm giữa các nhà doanh nghiệp…

Như vậy, Chương III của khóa luận đã chỉ ra những phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tách quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp trong doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay. Các giải pháp được đưa ra nhằm tập trung vào giải quyết các vấn đề:

1. Tăng cường quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền sở hữu nhà nước, tăng hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát, xóa bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp nhà nước theo định hướng Nhà nước là chủ đầu tư bình đẳng với các chủ thể đầu tư khác.

3. Chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, đa dạng hóa hình thức sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ cơ chế hành chính chủ quản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

4. Xây dựng cơ chế công khai, minh bạch trong tổ chức hoạt động của chủ thể kết hợp với tăng cường năng lực của Nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát tổ chức hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

5. Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước để nâng cao tính chuyên nghiệp và nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và đội ngũ quản lý.

Mô hình quản trị: tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước - 13

KẾT LUẬN


Qua quá trình nghiên cứu về mặt lý thuyết, thực tiễn việc tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước cũng như nghiên cứu đưa ra các phương hướng và giải pháp, em xin có một số những kết luận sau đây:

1. Doanh nghiệp nhà nước được hình thành và phát triển ở các quốc gia trên thế giới mà không chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa. Có 5 nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của doanh nghiệp nhà nước: (1) Do nhu cầu khôi phục lại nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh; (2) Thực hiện quốc hữu hóa toàn bộ các xí nghiệp tư bản nước ngoài sau khi giành được độc lập; (3) Thành lập các doanh nghiệp nhà nước để cung cấp các hàng hóa công cộng, tạo công ăn việc làm… ; (4) Thành lập các doanh nghiệp nhà nước như những đàu tàu dẫn dắt nền kinh tế ở những nước đang phát triển; (5) Thành lập các doanh nghiệp nhà nước để nắm giữ những ngành công nghiệp đặc biệt quan trọng. Ở nước ta hiện nay, do quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất của chúng mà số lượng các doanh nghiệp nhà nước giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

2. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như những loại hình doanh nghiệp khác, phải thể hiện sự nhanh nhạy, năng động của mình để sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, tiếp cận và không ngừng mở rộng thì trường, nâng cao năng suất lao động… Do đó, Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu không được can thiệp vào quá trình quản trị của doanh nghiệp, các doanh nghiệp có quyền quản trị, tự quyết định các kế hoạch sản xuất, tự chủ về tài chính, chế độ tiền lương…, có quyền quyết định các

phương án vay và sử dụng nguồn vốn miễn là chịu trách nhiệm trả nợ và hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay, bảo đảm và phát triển nguồn vốn của Nhà nước. Từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay, Nhà nước ta đã từng bước có những cải cách trong cơ chế quản lý, các quy định của luật pháp để mở rộng quyền cho các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên để đảm bảo quyền sở hữu của Nhà nước, đồng thời nhằm đảm bảo trật tự Nhà nước mà việc thực hiện quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước luôn kèm theo cụm từ theo quy định của pháp luật, do vậy quyền tự chủ của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là quyền tự chủ có điều kiện, trong khuôn khổ của pháp luật.

3. Quá trình thực hiện tách quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta có rất nhiều ưu điểm như mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước chủ động thực hiện các quyền kinh doanh của mình, tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ, tham gia liên doanh liên kết…để phát triển. Đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước cũng xác định rõ nhiệm vụ của mình, không can thiệp sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp, đóng vai trò như những nhà đầu tư khác: đầu tư và thu lợi…Tuy vậy vẫn còn tồn tại một số những vấn đề liên quan đến chế độ hành chính, chế độ nhân sự

- đãi ngộ, quyền sở hữu và quyền tự chủ… Trong quá trình từng bước thực hiện việc tách quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước, xuất hiện mô hình chủ quản. Mặc dù chế độ chủ quản đã góp phần quản lý được toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo phân công của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp giải quyết các vấn đề lớn, có tính định hướng và cơ chế hoạt động cho các Tổng công ty 91 nhưng có rất nhiều những hạn chế về chế độ báo cáo; về thẩm quyền quyết định đầu; về báo cáo tình hình

của Tổng công ty… Từ đó đặt ra vấn đề cần xóa bỏ chế độ chủ quản, để nâng cao tính tự chủ, tính cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước.

4. Từ việc nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tiễn, khóa luận đã đưa ra một số phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc thực hiện tách quyền chủ sở hữu và quyền quản trị doanh nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Các giải pháp mà khóa luận đề cập đến bao gồm: làm rõ và thực hiện tốt chức năng quản lý nền kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp; tiếp tục sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; tăng cường việc quản lý vốn của Nhà nước đối với nguồn vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp; xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; tăng cường hệ thống chế định của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước; xóa bỏ chế độ hành chính chủ quản và tăng cường quyền tự chủ về quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhà nước; hình thành đội ngũ những nhà quản lý doanh nghiệp giỏi.

5. Để sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thành công là phụ thuộc rất nhiều vào kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể hơn nữa là phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn nhà nước hiện đang nằm ở trong các doanh nghiệp. Chính từ nguồn lợi nhuận và các khoản thuế thu được từ các doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước sẽ dùng để tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm mới, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy mà vấn đề tạo ra được những động lực mới tác động tích cực đến doanh nghiệp nhà nước là vấn đề rất quan trọng, từng bước xóa bỏ chế độ chủ quản, để các doanh nghiệp nhà nước thực sự nắm quyền tự chủ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia

2. Bộ Luật Dân sự 2005. Nhà xuất bản Tư pháp

3. Luật doanh nghiệp 2005, Nhà xuất bản Thống kê

4. Luật đầu tư. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

6. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2006) Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

7. Hoàng Hà (2005), Quá trình đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam từ 1986 đến nay – Thực trạng và giải pháp, Đại học Kinh tế Quốc dân

8. Tiến sĩ Võ Đại Lược, Giáo sư, Tiến sĩ Cốc Nguyên Dương (1997), Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc – So sánh với Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội

9. Nguyễn Văn Đặng (2006) Tổng công ty nhà nước hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Giao thông vận tải

10.Nguyễn Văn Đặng (2006) Xu hướng và giải pháp cạnh tranh, kiểm soát độc quyền trong công nghiệp, Nhà xuất bản Lao động

11.Nguyễn Đặng Tường Anh (2007), Tách quyền chủ sở hữu ra khỏi quyền quản trị doanh nghiệp – Mô hình quản trị mới trong doanh nghiệp nhà nước, Đại học Ngoại Thương

12. Đoàn Phúc Thanh (1996), Đảm bảo tính tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, Học viện Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh

13.Dương Hoàng Oanh (2002), Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc từ 1978 đến nay, Viện Kinh tế Thế giới

14.Phạm Minh Tuấn (2007), Quan hệ pháp lý giữa nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Học viện Hành chính Quốc gia

15.Vũ Đình Bách (2001) Đổi mới tăng cường thành phần kinh tế nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

16.Lê Đăng Doanh (1996), Cơ sở khoa học và thực tiễn của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Đại học Kinh tế Quốc dân.

17.PGS. TS Ngô Quang Minh (2004), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước

18.Tập thể tác giả (1996) Cải cách doanh nghiệp nhà nước – Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm thế giới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 19.Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2002) Cải cách doanh

nghiệp nhà nước – tình hình ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới

20.Vũ Minh Trai (2000) Thực trạng và giải pháp sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thuộc thành phố Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

21.Nguyễn Thị Thanh Hà (2001) Nâng cao hiệu quả cải cách doanh nghiệp nhà nước, Tạp chí Lý luận Chính trị số 12

22.Lee Kang Woo (2002), Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2000, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

23.Malcolm Gillis, Dwight H.Perkins, Michael Roemer,… (1990), Kinh tế học của sự phát triển (Bản tiếng Việt), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

24.Trương Văn Bân – chủ biên, Nguyễn Khang – người dịch (1996), Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022