Nguồn: Ando, M. (2005), Fragmentation and Vertical Intra-Industry Trade in East Asia, Forthcoming in North American Journal of Economics and Finance
GPNs ở Đông Á là mạng sản xuất mở có nghĩa là sẽ có ít rào cản để tham gia vào mạng lưới sản xuất này. Vào những năm 1990 ở Đông Á diễn ra sự phân công lao động quốc tế, phân tán sản xuất theo chiều dọc. Mạng lưới sản xuất này phát triển trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhưng đáng chú ý nhất là trong ngành chế tạo máy nói chung, đồ điện tử, thiết bị vận tải, máy chính xác. Các ngành công nghiệp chế tạo bao gồm rất nhiều công đoạn sản xuất theo chiều dọc và các công ty ở Đông Á bao gồm các công ty của Nhật có lợi thế cạnh tranh trọng việc năm giữ các dây truyền sản xuất theo chiều dọc. Hiện nay, mạng lưới sản xuất Đông Á mang tính khá nổi trội, tác động trong phạm vi lớn đối với các nước trong khu vực và cấp độ cao thể hiện ở chỗ trong cơ cấu của mạng lưới này bao gồm cả các giao dịch trong nội bộ doanh nghiệp và giao dịch trên thị trường. Hầu hết thương mại nội bộ ngành ở các nước Đông Á là theo chiều dọc chứ không
phải chiều ngang (biểu đồ 3). Thương mại nội bộ ngành công nghiệp theo chiều dọc trong vùng tăng từ 100 tỷ USD năm 1990 đến hơn 230 tỷ USD năm 1996 và 265 tỷ năm 2000. Tỷ trọng của thương mại nội bộ ngành theo chiều ngang trong các năm tương ứng là 32 tỷ USD, 65 tỷ USD, 60 tỷ USD [38].
Biểu đồ 4: Tỷ trong thương mại nội ngành theo khu vực
Nguồn: IMF (2007), Direction of Trade Statistics, CD-ROM.
Mạng lưới sản xuất Đông Á chủ yếu sản xuất ra để đáp ứng các thị trường bên ngoài như là EU, Mỹ. Biểu đồ 4 cho thấy tỷ trọng thương mại nội vùng tại một số khu vực kinh tế lớn. Tỷ trọng thương mại nội vùng của Đông Á mở rộng (bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ausatralia, New Zealand và Ấn Độ) tăng lên nhanh chóng từ 33,3% năm 1980 lên 43,1% vào năm 2006. Đặc biệt là tỷ trọng này năm 2006 của Đông Á còn lớn hơn cả NAFTA (42,1%), nhưng vẫn đứng sau EU (58,2%). Các quốc gia Đông Á đã hội nhập sâu vào mạng lưới sản xuất cả về thương mại quốc tế và thương mại nội vùng. Tuy nhiên tiến trình phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu ở Đông Á không bằng phẳng. Năm 2006
tỷ trọng thương mại nội vùng của các nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đứng yên ở mức 25,8% và 23,2% trong khi đó vùng Đông Á mở rộng lại chiếm tới 43,1%. Số liệu ở biểu đồ 4 cho thấy ở khu vực Châu Âu mô hình liên kết GPNs hầu hết nhằm phục vụ thị trường tại châu lục này mà không hướng tới các thị trường khác, trong khi đó GPNs Đông Á lại hướng tới các thị trường bên ngoài nhiều hơn. Tỷ trọng thương mại nội ngành của EU giao động ở mức 60%, khoảng thời gian từ năm 1987 đến 1992 tỷ trọng này còn lên tới khoảng 65-67%.
Biểu đồ 5: Tỷ trọng xuất nhập khẩu máy móc, linh kiện phụ tùng năm 2003
Xuất khẩu máy móc Nhập khẩu máy móc Xuất khẩu linh phụ kiện Nhập khẩu linh phụ kiện
Nguồn: Kimura F., Ando M. (2005).
Hầu hết các nước Đông Á (ví dụ Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan) có tỷ trọng xuất khẩu chi tiết máy móc cao từ 60% đến 80% trong tổng giá trị xuất khẩu năm 2003. Trong suốt thời gian từ năm 1990 cho đến 2003 xuất khẩu
của các nước Đông Á sang các nước khác tăng 91% trong đó xuất khẩu chi tiết máy móc và phụ tùng tăng tới 452% [18].
Trong mạng lưới sản xuất Đông Á có sự hình thành các trung tâm công nghiệp hay cụm công nghiệp. Các trung tâm công nghiệp này bắt đầu với sự tích lũy của các TNCs trong lĩnh vực cơ khí và sau đó là phát triển như là một sự gắn kết giữa các công ty này với các doanh nghiệp bản xứ được các nước sở tại hỗ trợ bằng những chiến lược phát triển. Điển hình là hành lang kinh tế Thượng Hải – các tỉnh phía đông Trung Quốc và các vùng phụ cận ở Trung Quốc, Samut Prakan, vùng ven biển phía đông của Thái Lan, Penang và Shah Alam ở Malaysia…Các trung tâm công nghiệp phát triển không chỉ bao gồm các nhà máy của các công ty đa quốc gia mà còn có rất nhiều doanh nghiệp bản xứ. Mỗi một trung tâm công nghiệp chỉ tập trung một số hãng trong cùng một ngành theo chiều ngang hoặc chiều dọc để giảm bớt chi phí liên kết dịch vụ giữa các thành viên trong GPNs.
2.4. Vai trò của Nhật Bản trong mạng lưới sản xuất Đông Á
Mạng lưới sản xuất Đông Á được hình thành dựa trên FDI của Nhật Bản và dựa trên sự phân công lao động quốc tế nhiều tầng. Trong tam giác tăng trưởng Nhật Bản - Đông Á - Bắc Mỹ, Nhật Bản đóng vai trò cung cấp vốn tư bản và kỹ thuật cho các nước, các nước Đông Á xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng tới Bắc Mỹ – một thị trường quan trọng của cả Nhật Bản và Đông Á. Cơ sở lý thuyết của mạng lưới sản xuất Đông Á là mô hình “Đàn nhạn bay”. Trong mô hình này Nhật Bản được coi là con chim đầu đàn và được đặt ở tầng đầu tiên, tiếp theo là các nền kinh tế công nghiệp mới Đông Á và cuối cùng là các nước công nghiệp mới. Nhà kinh tế Nhật Bản Shojiro Tokwaga đã khẳng định rằng chính FDI của Nhật Bản đã dẫn đến sự hình thành mạng lưới sản xuất ở Đông Á.
Quy mô và tỷ trọng các doanh nghiệp Nhật Bản ở các nước trong khu vực rất lớn. Năm 2000, 3.773 trong tổng số 27.655 công ty tại Nhật Bản có 18.943 chi nhánh tại nước ngoài. Trong số các công ty này có 2.994 công ty có chi nhánh ở Đông Á. Như vậy, có tới 80% công ty Nhật Bản có ít nhất 1 chi nhánh ở Đông Á
và 54% chi nhánh nước ngoài của các công ty Nhật được đặt tại Đông Á [9]. Bảng 2 dưới đây cho thấy xu hướng FDI của Nhật Bản và Đông Á. Các công ty mẹ Nhật Bản, đặc biệt là trong ngành chế tạo máy móc đầu tư rất nhiều vào khu vực Đông Á. Gần 70% các công ty Nhật Bản và các chi nhánh của họ tại Đông Á làm trong ngành sản xuất và một nửa số đó là chế tạo máy. Các chi nhánh của doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản chiếm tới 62% tổng số các công ty con Nhật Bản thì tỉ lệ chi nhánh nước ngoài tham gia vào lĩnh vực sản xuất còn cao hơn lên tới 87%. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp Nhật Bản và cả những công ty con của họ đều tập trung vào hoạt động sản xuất. Trong khi đó chi nhánh sản xuất tại Bắc Mỹ và Châu Âu lần lượt chỉ là 38% và 31%. Tại Đông Á số các chi nhánh thực tế đã tăng lên trong 5 năm (1995-2000) từ con số 9.132 thành 10.224 trong khi con số này giảm từ 3.928 xuống 3.499 ở Bắc Mỹ và từ 3.019 xuống 2.913 ở Châu Âu [45].
Bảng 2: Sự phân bố các công ty mẹ Nhật Bản và các chi nhánh tại Đông Á
Số lượng công ty mẹ | % | Số lượng chi nhánh | % | Lĩnh vực của chi nhánh | ||||||
Sản xuất | Phi sản xuất | |||||||||
Số lượng chi nhánh | Tỷ trọng | Tỷ trọng (máy móc) | Số lượng chi nhánh | Tỷ trọng | Tỷ trọng (bán lẻ) | |||||
(a) Tất cả các công ty mẹ | ||||||||||
Sản xuất | 2.050 | 68 | 6.296 | 62 | 4.726 | 75,1 | 39,7 | 1.570 | 24,9 | 17,3 |
Máy móc | 1.012 | 34 | 3.386 | 33 | 2.478 | 73,2 | 69,2 | 908 | 26,8 | 18,8 |
Máy móc thông thường | 286 | 10 | 810 | 8 | 523 | 64,6 | 57,4 | 287 | 35,4 | 26,4 |
Máy móc điện | 429 | 14 | 1.598 | 16 | 1.158 | 72,5 | 69,5 | 440 | 27,5 | 19,3 |
Thiết bị vận tải | 222 | 7 | 752 | 7 | 638 | 84,8 | 81,9 | 114 | 15,2 | 7,8 |
Máy móc tinh xảo | 75 | 3 | 226 | 2 | 159 | 70,4 | 66,8 | 67 | 29,6 | 24,8 |
Phi sản xuất | 944 | 32 | 3.928 | 38 | 1.356 | 34,5 | 9,8 | 2.572 | 65,5 | 39,2 |
Bán lẻ | 697 | 23 | 3.350 | 33 | 1.277 | 38,1 | 10,8 | 2.073 | 61,9 | 45,3 |
Tổng | 2.994 | 100 | 10.224 | 100 | 6.082 | 59,5 | 28,2 | 4.142 | 40,5 | 25,7 |
(b) công ty mẹ nhỏ và vừa | ||||||||||
Sản xuất | 874 | 65 | 1.295 | 60 | 1.123 | 86,7 | 36,9 | 172 | 13,3 | 10,7 |
Máy móc | 385 | 29 | 590 | 27 | 503 | 85,3 | 76,9 | 87 | 14,7 | 11,5 |
Máy móc thông thường | 129 | 10 | 179 | 8 | 149 | 83,2 | 70,9 | 30 | 16,8 | 12,8 |
Máy móc điện | 181 | 13 | 303 | 14 | 256 | 84,5 | 78,2 | 47 | 15,5 | 12,2 |
Thiết bị vận tải | 46 | 3 | 61 | 3 | 57 | 93,4 | 83,6 | 4 | 6,6 | 4,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Công Lao Động Trong Mạng Lưới Sản Xuất Công Nghiệp Điện Tử
- Những Thay Đổi Trong Ngành Công Nghiệp Ô Tô Thế Giới
- Sản Lượng Ô Tô Của Một Số Nước Châu Âu Năm 2003 Và 2005
- Sự Tham Gia Của Việt Nam Vào Mạng Lưới Sản Xuất Toàn Cầu
- Triển Vọng Phát Triển Mạng Lưới Sản Xuất Toàn Cầu
- Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Việt Nam Trong Thời Gian Tới Khi Tham Gia Vào Mạng Lưới Sản Xuất Toàn Cầu
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
29 | 2 | 47 | 2 | 41 | 82,2 | 83,0 | 6 | 12,8 | 10,6 | |
Phi sản xuất | 474 | 35 | 870 | 40 | 332 | 38,2 | 9,7 | 538 | 61,8 | 46,8 |
Bán lẻ | 410 | 30 | 774 | 36 | 312 | 40,3 | 9.6 | 462 | 59,7 | 51,8 |
Tổng | 1.348 | 100 | 2.165 | 100 | 1.455 | 67,2 | 26,0 | 710 | 32,8 | 25,2 |
Nguồn: Kimura F, Ando M. (2005), The economic analysis of Iinternational production/distribution networks in East Asia and Latin America: the implication of regional trade arrangement, Business Politics 7
FDI của Nhật Bản đã góp phần hình thành lên các cụm công nghiệp tại các nước khác trong khu vực, từ đó tạo nền tảng phát triển GPNs. Thông qua mạng lưới sản xuất, các ngành công nghiệp đã trưởng thành ở Nhật Bản được chuyển giao tới những nước công nghiệp kém phát triển hơn và hình thành những mối quan hệ sản xuất chặt chẽ. Do có lợi thế hơn về trình độ công nghệ, các công ty Nhật Bản chi toàn bộ từ việc cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và bán sản phẩm. FDI của Nhật Bản hướng tới phát triển kinh tế các quốc gia chủ nhà, từ đó những nước này tác động ngược lại, bổ sung cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
2.5. Sự nổi lên của Trung Quốc trong mạng lưới sản xuất Đông Á
Sự tham gia tích cực của Trung Quốc vào mạng lưới sản xuất vùng chủ yếu diễn ra trong một số lĩnh vực công nghệ nhất định, trong đó Trung Quốc chuyên lắp ráp và sản xuất các linh kiện và bán sản phẩm. Điều này cũng được thể hiện trong các nghiên cứu về sự phân công sản xuất Đông Á thể hiện ở thương mại giao dịch đối với các linh kiện, thiết bị vốn được xem là hoạt động sôi động nhất ở Đông Á. Trung Quốc thuộc nhóm các nước lắp ráp linh kiện giống như hầu hết các nước Đông Á có cùng mức thu nhập khác như Indônêxia, Thái Lan, Malaysia. Sự tham gia của Trung Quốc trong GPNs không chỉ thể hiện ở sự gia tăng về lượng cũng như sự mở rộng quy mô, tỷ trọng đầu tư mà còn thể hiện ở cả trình độ công nghệ của các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc đối với các nước trong mạng lưới sản xuất Đông Á.
Tổng giá trị xuất khẩu máy móc của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng. Năm 1978 giá trị xuất khẩu máy móc Trung Quốc là 8 tỷ USD ứng với 1% tổng giá trị xuất khẩu thế giới, đến năm 1990 tăng lên 82 tỷ USD (2,8%) và đạt gần 1000 tỷ USD (91,7%) trong năm 2005 [55]. Năm 2002, nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao chiếm 15% nhập khẩu của Trung Quốc và xuất khẩu các sản phẩm này là 12% (năm 1997 các tỷ trọng này là 11% và 7%), các sản phẩm công nghệ cao chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu thương mại nếu so sánh với các nước đang phát triển đặc biệt là từ năm 1997 đến nay. Hầu hết các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc là các thiết bị, linh kiện máy, điều này chứng tỏ Trung Quốc đã tham gia một cách đáng kể vào mạng lưới sản xuất trong khu vực [9]. Trung Quốc đang dần trở thành trung tâm lắp ráp của PNs