Mạng lưới sản xuất toàn cầu - thực trạng và triển vọng - 2

trung nghiên cứu mạng lưới sản xuất trong hai ngành công nghiệp này để thấy được sự phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đây cũng chính là hai ngành công nghiệp đã tạo ra bước tiến thần kì cho khu vực Đông Á và khiến mạng lưới sản xuất Đông Á trở thành mạng lưới năng động có nhiều đặc điểm nổi trội và phát triển nhất thế giới.

Để làm rõ được vấn đền này nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về mạng lưới sản xuất toàn cầu


Chương 2: Thực trạng phát triển của mạng lưới sản xuất toàn cầu


Chương 3: Triển vọng phát triển mạng lưới sản xuất toàn cầu và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Trong quá trình thực hiện đề tài em đã cố gắng hết sức để thu thập thông tin mới nhất, tham khảo những quan điểm, ý kiến phân tích của nhiều chuyên gia. Đồng thời khóa luận cũng vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, tiếp cận lịch sử… để làm rõ vấn đề. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về kinh nghiệm, thời gian và tài liệu nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Trần Thị Ngọc Quyên đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Em cũng xin cảm ơn tất cả các thầy cô trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu và tạo điều kiện cho em học tập và nghiên cứu để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


Lớp Anh 3 – K44A – KT&KDQT

Mạng lưới sản xuất toàn cầu - thực trạng và triển vọng - 2


CHƯƠNG 1‌‌

LÝ LUẬN CHUNG VỀ

MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT TOÀN CẦU


I. Một số khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs)

1.1. Một số khái niệm liên quan đến GPNs

1.1.1. Chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs)

a. Chuỗi giá trị (VCs)

Chuỗi giá trị không phải là một khái niệm mới mẻ trong quản lý kinh doanh. Rất nhiều nhà kinh tế học hiện đại đã nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh trên quy mô doanh nghiệp và quốc gia để đưa ra các chiến lược hợp lý, họ cũng đưa ra nhiều tên gọi khác nhau cho chuỗi giá trị. Khái niệm chuỗi giá trị được biết đến là chuỗi giá trị phân tích hay chuỗi giá trị gia tăng.

Giáo sư Bruce Kogut trường Wharton School of Business, đại học Pennsylvania, là một trong những người đầu tiên phân tích và chỉ ra rằng VCs đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Theo Kogut về cơ bản “chuỗi giá trị gia tăng là một quá trình trong đó công nghệ được kết hợp với các nguồn nguyên liệu đầu vào và lao động, thông qua quá trình chế biến, các yếu tố này được kết hợp với nhau tung ra thị trường và phân phối” [46]. Ông cho rằng những nghiên cứu về VCs là yêu cầu cấp thiết trong việc đề xuất hay đưa ra được chiến lược kinh doanh. Công việc này có thể được xem như là đặt cược vào một thị trường cụ thể và vào một số liên kết nhất định trong chuỗi giá trị gia tăng. Thách thức trong việc thiết lập một chiến lược toàn cầu là nhận ra sự khác biệt giữa các nền kinh tế, xác định được liên kết nào và những nhân tố nào là lợi thế của doanh nghiệp, từ đó quyết định VCs nên được phân chia như thế nào. Trong các nghiên cứu sau đó, Kogut đã ứng dụng khái niệm chuỗi giá trị gia tăng để thiết lập chiến lược kinh doanh quốc tế chủ yếu dựa trên sự tác động lẫn nhau giữa lợi thế so sánh của quốc gia và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Lợi thế so sánh sẽ xác định xem khâu nào trong VCs có thể


được đưa ra ngoài biên giới quốc gia, đồng thời nó ảnh hưởng đến quyết định xem nên tập trung nguồn lực vào những hoạt động nào trong chuỗi giá trị gia tăng.

Trong những năm 1960, một số nhà kinh tế chính trị Pháp (Raikes, Jensen, Ponten) cũng đã phân tích VCs dựa trên những nghiên cứu quá trình gia tăng giá trị các nông sản xuất khẩu như là cao su, bông, cà phê, ca cao. Các nhà kinh tế chính trị pháp tiếp cận VCs theo phương pháp Filiere (phương pháp chuỗi). Nhưng cách tiếp cận này mới chỉ mang tính thống kê, phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra - đầu vào tại một thời điểm nhất định, không chỉ ra được dòng di chuyển, tăng lên hay giảm xuống của các nhân tố cầu thành chuỗi. Vì thế phương pháp tiếp cận này chỉ được áp dụng cho các VCs trong phạm vi nội bộ quốc gia hoặc doanh nghiệp chưa vươn ra ngoài biên giới quốc gia [56].

Năm 1985, Michael Porter, ở trường Harvard Business School cũng phát triển mô hình VCs ở cấp độ doanh nghiệp trong cuốn sách “lợi thế cạnh tranh” và sau đó ứng dụng nó làm cơ sở để xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia vào năm 1990. Theo quan điểm của Porter “chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động, giống như một dây chuyền gồm nhiều khâu trong sản xuất. Các hoạt động này trải rộng từ nghiên cứu thị trường, sản xuất bán thành phẩm, lắp ráp gia công, tiếp thị, phân phối đến dịch vụ sau bán hàng”[52]. M.Porter đã phân chia hoạt động sản xuất thành: những hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất, marketing và bán hàng, dịch vụ logistic bên trong và bên ngoài (đây là những hoạt động cơ sở), những hoạt động cung cấp các yếu tố đầu vào mua từ bên ngoài, công nghệ, nguồn nhân lực hoặc những chức năng thiết yếu chung để hỗ trợ cho các hoạt động khác (gọi là hoạt động hỗ trợ). Như vậy trong VCs của mình, Porter đã tách biệt các bước trong quá trình tạo ra giá trị, và mở rộng ra nhiều khu vực khác như: logistic, marketing, bán hàng, dịch vụ sau bán hàng…VCs của một công ty để cạnh tranh trong một ngành cụ thể được bao trùm bởi một dãy cá hoạt động lớn hơn mà ông gọi là “hệ thống giá trị”. Hệ thống giá trị liên kết nhiều VCs giữa các doanh nghiệp với nhau, trong đó có các nhà cung cấp, những người cung cấp đầu vào cho VCs của công ty, rồi sau đó là VCs của các kênh phân phối. Cuối cùng, sản


phẩm trở thành đầu vào trong VCs của khách hàng, những người sử dụng sản phẩm để thực hiện các hoạt động cho riêng mình.

b. Chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs)


Với các cách tiếp cận chuỗi giá trị như vậy trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ khái niệm này cũng được mở rộng thành “chuỗi giá trị toàn cầu” – GVCs. “GVCs là một chuỗi sản xuất – kinh doanh trong môi trường toàn cầu hóa, trong đó các chủ thể kinh tế trên toàn thế giới tham gia vào các công đoạn khác nhau trong một chuỗi thống nhất xuyên suốt từ thị trường cung ứng tới thị trường tiêu dùng toàn cầu với mục đích tạo được giá trị hiệu quả nhất cho người tiêu dùng” [41,44]. Cách tiếp cận GVCs nhấn mạnh vào giá trị so sánh của các hoạt động kinh tế mạng lại để đưa một sản phẩm hay dịch vụ khởi đầu từ ý tưởng trải qua nhiều công đoạn sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng và cuối cùng là dịch vụ sau bán hàng.

Nói cách khác GVCs được hình thành từ một hệ thống các VCs đơn lẻ, từ chuỗi cung tạo ra các chuỗi khác như chuỗi phân phối, tiếp thị, chuỗi giá trị từ các đại lý bán hàng. Mối liên hệ giữa các mắt xích chuỗi không phải ở trong phạm vi chuỗi giá trị của một hãng mà còn với các chuỗi khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặt biệt trong cơ cấu tổ chức theo chiều dọc thì liên kết hoạt động giữa các khu vực thượng nguồn với hạ nguồn sẽ quyết định hiệu quả hợp tác trong chuỗi giá trị. Khi một công ty nào đó hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, họ phải tìm một chỗ đứng của mình trong các khâu của GVCs để đạt được gia trị gia tăng cao hơn. Do đó, các công ty phải hướng tới một số mục tiêu chiến lược: tìm kiếm nguồn lực, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm các tài sản chiến lược.

1.1.2. Chuỗi hàng hóa toàn cầu (GCCs)

Vào thập niên 1990, một khái niệm mới do Gereffi đưa ra có tên là “chuỗi hàng hóa toàn cầu” - (GCCs) được coi là sự khởi đầu cho phân tích mạng lưới sản xuất toàn cầu, kết nối trực tiếp nghiên cứu về chuỗi giá trị gia tăng với các công ty


toàn cầu. Khái niệm này dựa trên vai trò ngày càng quan trọng của người mua (chủ yếu là các nhà bán lẻ, những công ty có danh tiếng hay các nhà sản xuất mà không có nhà máy) trong việc tạo nên một mạng lưới phân tán về sản xuất và phân phối. “GCCs bao gồm mạng lưới các công ty quốc tế có liên quan tới một loại hàng hóa, sản phẩm nhất định. GCCs liên kết các doanh nghiệp, nhà nước ở khu vực địa lý này với địa phương khác trong nền kinh tế toàn cầu. Những mạng lưới này mang đặc tính xã hội, có sự hội nhập khu vực, thể hiện bản chất cộng đồng của một tổ chức kinh tế. Những quá trình nhất định, phân đoạn nhất định trong chuỗi hàng hóa (nút mạng) đều được kết nối với nhau. Các nút mạng nối tiếp nhau trải rộng từ khâu quản lý đầu vào (nguyên liệu thô, bán thành phẩm), quản lý nguồn lao động (bao gồm cả dự trù lao động), vận chuyển, phân phối và tiêu dùng”[40]. Trong nghiên cứu của mình Gereffi đã so sánh VCs do nhà sản xuất chi phối với VCs do người mua chi phối. VCs do nhà sản xuất chi phối được hình thành do quá trình hội nhập theo chiều dọc, còn VCs do người mua chi phối đề cao vai trò của người mua, nhấn mạnh vào việc thiết kế, marketing trong các hoạt động làm quen với hệ thống sản xuất toàn cầu.

Khung lý thuyết của Gereffi xoay quanh bốn trụ cột: các dòng vào – ra, vị trí địa lý, cơ quan quản lý chuỗi và các thể chế, nhưng quản lý chuỗi là khía cạnh được ông quan tâm nhiều nhất. Dòng vào-ra ở đây chính là sự liên kết trong nội bộ ngành hay liên kết giữa các ngành liên quan với nhau về nguyên liệu thô, tri thức, lao động và các chức năng khác. Vị trí địa lý là yêu cầu tất yếu phải có khi hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu và phát triển GCCs. Mạng lưới sản xuất càng lớn, cùng với nhiều ngành công nghiệp tham gia mạng lưới, càng giúp cho các hãng tăng thêm giá trị lợi nhuận. Việc quản lý chuỗi sẽ xem xét việc các nguồn lực phải được phân bổ như thế nào và kiểm soát dòng lưu chuyển các nguồn lực này trong chuỗi. Các thể chế sẽ thúc đẩy việc đổi mới, hình thành các quy tắc thương mại trong khuôn khổ của WTO, mặt khác tác động tới sự lựa chọn các mô hình cơ cấu tổ chức của các điểm trong chuỗi hàng hóa.


1.1.3. Chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCs)

Theo truyền thống, tất cả các khâu trong VCs có thể được thực hiện bởi một công ty nếu công ty đó đủ lớn, nhưng việc nắm giữ tất cả hoạt động tạo ra giá trị gia tăng thấp trong chuỗi làm giảm khả năng tập trung vào các hoạt động tạo ra giá trị cao. Vì thế, công ty thường chuyển các hoạt động giá trị gia tăng thấp ra bên ngoài. Những công ty tạo lập chuỗi ban đầu này được gọi là công ty đứng đầu. Các công ty thực hiện các hợp đồng thuê ra bên ngoài của công ty đứng đầu tạo thành một chuỗi cung ứng (SCs).

Khái niệm SCs xuất hiện từ những năm 1980 nhưng đến những năm 1990 mới được sử dụng rộng rãi và khái niệm được mở rộng thành chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCs). SCs bao gồm tất cả các công việc trực tiếp hay gián tiếp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, là một mạng lưới không chỉ gồm các nhà sản xuất, các nhà cung cấp mà còn cả người vận tải, người lưu kho, người bán lẻ và bản thân các khách hàng [20]. Một SCs điển hình bắt đầu với là việc thu mua nguyên vật liệu, tiếp đó là vấn đề con người sử dụng vật liệu đó thông qua hoạt động sản xuất chuyển hóa chúng thành bán thành phẩm và thành phẩm, trải qua nhiều khâu lưu kho rồi được phân phối đến tay khách hàng [39]. Nếu như các doanh nghiệp trong SCs đó nằm ở nhiều quốc gia khác nhau, tại các khu vực khác nhau sẽ tạo nên một chuỗi cung ứng toàn cầu (GSCs). Do SCs bao gồm nhiều hoạt động hỗ trợ cho công đoạn sản xuất chính trong một chuỗi giá trị cụ thể nên trong chuỗi cung ứng toàn cầu không có sự tham gia của công ty đầu tàu như trong GVCs, mà chỉ nói đến hoạt động của các công ty hỗ trợ mà thôi.

1.1.4. Cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp

Khái niệm cụm công nghiệp đã được các nhà kinh tế học đề cập từ rất sớm. Những đóng góp của Alfred Marshall trong kinh tế học đã đưa ra 3 yếu tố hình thành nên cụm công nghiệp: có một lực lượng lao động đủ lớn, chuyên môn hóa giữa các nhà cung cấp, có khả năng lan tỏa tri thức và công nghệ. Nhiều nhà kinh


tế học khác cũng đã nghiên cứu hiện tượng này và phát triển các nghiên cứu trước đó như: Walter Isard, Piore, Sabel, Porter, Krugman. Tuy nhiên, có thể nói Porter là người đầu tiên đưa ra một khái niệm đầy đủ về cụm công nghiệp. Theo Michael Porter “cụm công nghiệp là một nhóm các doanh nghiệp và định chế hỗ trợ cùng tập trung gần nhau tại một vùng địa lý, được kết nối với nhau bởi các giá trị chung và sự tương hỗ” [52] . Trong cụm công nghiệp bao gồm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng, các ngành khâu trước – khâu sau, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị cung cấp dịch vụ, các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ khách hàng, các định chế tài chính, giáo dục, nghiên cứu và cơ sở hạ tầng. Khi các cụm công nghiệp tập trung ở một quy mô lớn hơn trong một khu vực địa lý xác định thì được gọi là khu công nghiệp. Trong cuốn sách “Globalization and the Inequality of Nations, The Quarterly Journal of Economics” năm 1995, Krugman nhắc tới cụm từ “tổ hợp công nghiệp”, theo Krugman, tổ hợp công nghiệp thể hiện sự tập trung của nhóm các doanh nghiệp trong ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhiều cụm công nghiệp trong đó.

Việc phát triển các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp sẽ tạo ra tính cạnh tranh, là động lực của tăng trưởng, góp phần mở rộng cơ hội phát triển sản phẩm mới hay thành lập doanh nghiệp mới, đồng thời làm giảm chi phí thương mại hóa khi có sẵn nguồn lực về tài chính và kỹ năng. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng lý thuyết về cụm công nghiệp để đổi mới hệ thống kinh tế, phát triển hệ thống doanh nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp mới. Vì vậy, việc hình thành các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, tổ hợp công nghiệp sẽ tạo lợi thế cạnh tranh để một quốc gia có cơ hội tham gia vào GPNs.

1.2. Khái niệm về mạng lưới sản xuất toàn cầu (GPNs)

1.2.1. Mạng lưới sản xuất (PNs)

PNs là một hệ thống các doanh nghiệp liên kết, hợp tác lâu dài với nhau, qua đó cho phép các doanh nghiệp có được và duy trì các lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác không nằm trong mạng lưới [54]. Sự hợp tác giữa các công


ty được xây dựng dựa trên quan hệ hợp đồng và sự tập trung về mặt không gian. Sự tin tưởng lẫn nhau là một điều kiện tiên quyết hình thành nên mạng lưới sản xuất. Các thành viên tham gia mạng lưới phải hỗ trợ lẫn nhau, có thiện chí hợp tác, vì sự phát triển chung của mạng lưới trong tương lai. Mỗi thành viên trong mạng lưới sẽ đảm nhận một khâu trong quá trình sản xuất mà mình có lợi thế so sánh vượt trội, tức là dựa trên sự phân công lao động. PNs kết hợp sự liên kết theo chiều dọc của các hãng và mô hình mạng đóng. Mạng đóng ở đây có nghĩa là mỗi một mạng lưới sản xuất đều có những điều kiện kĩ thuật, các rào cản đối với thành viên mối muốn tham gia vào. Sở dĩ như vậy vì PNs đem lại lợi ích rất nhiều cho các doanh nghiệp thành viên, ví dụ như giảm chi phí sản xuất do chuyên môn hóa, tăng khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, cập nhật thông tin, tạo dựng ngân hàng dữ liệu chung, dễ dàng đưa ra phương thức tiếp cận các thị trường mới [42].

Trong PNs một trung tâm quản lý được lập ra để phối hợp hoạt động của tất cả các doanh nghiệp thành viên ràng buộc nhau thông qua hợp đồng. Công ty đứng đầu chỉ có nhiệm vụ liên kết các nhà máy, các hoạt động trong mạng lưới với nhau mà thôi, mà không hề có khả năng kiểm soát toàn bộ hoạt động.

1.2.2. Mạng lưới sản xuất khu vực (RPNs)

RPNs cũng là một hệ thống các doanh nghiệp nhưng trong phạm vi một khu vực địa lý vượt khỏi biên giới quốc gia. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty lớn và các nhà thầu chính, nhà thầu phụ liên kết, hợp tác với nhau trong mạng lưới dựa trên sự chuyên môn hóa, phân công lao động quốc tế trong quá trình sản xuất, trong đó các công ty đa quốc gia đóng vai trò trung tâm. Các bộ phận cấu thành của PNs là sở hữu doanh nghiệp và các quan hệ phi sở hữu. Các hình thức sở hữu doanh nghiệp bao gồm các công ty con của các công ty đa quốc gia, công ty liên doanh… Các hình thức phi sở hữu doanh nghiệp gồm hợp tác sản xuất, cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu thông qua việc cho thuê và mua sản phẩm [7].

1.2.3. Mạng lưới sản xuất quốc tế (IPNs)

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí