Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng Châu thổ Bắc Bộ - 1


BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

********


NGUYỄN THỊ THANH MAI


LÝ NAM ĐẾ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ


Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC


Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Ngô Đức Thịnh

2. PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức


HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Ngô Đức Thịnh và PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định.


Tác giả luận án


Nguyễn Thị Thanh Mai


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 3

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 13

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 13

1.2. Cơ sở lý luận 28

1.3. Không gian văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ với việc phụng thờ Lý Nam Đế 42

Tiểu kết 48

Chương 2: VIỆC PHỤNG THỜ LÝ NAM ĐẾ TỪ TRUYỀN THUYẾT, THẦN TÍCH ĐẾN DI TÍCH VÀ LỄ HỘI 49

2.1. Truyền thuyết, thần tích về Lý Nam Đế 49

2.2. Hệ thống di tích thờ Lý Nam Đế 59

2.3. Lễ hội thờ Lý Nam Đế 68

Tiểu kết 77

Chương 3: VAI TRÒ CỦA VIỆC PHỤNG THỜ LÝ NAM ĐẾ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘ 78

3.1. Vai trò của việc phụng thờ Lý Nam Đế đối với chủ thể và nhu cầu văn hóa.78

3.2. Vai trò của việc phụng thờ Lý Nam Đế đối với các hoạt động văn hóa 94

3.3. Vai trò của việc phụng thờ Lý Nam Đế đối với các sản phẩm văn hóa 109

Tiểu kết 115

Chương 4: XU HƯỚNG PHỤNG THỜ LÝ NAM ĐẾ TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 117

4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phụng thờ Lý Nam Đế hiện nay 117

4.2. Xu hướng vận động và biến đổi của việc phụng thờ Lý Nam Đế 123

4.3. Việc phụng thờ Lý Nam Đế trong tương quan với tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc của người Việt vùng châu thổ Bắc Bộ 141

4.4. Việc phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa hiện nay: những vấn đề đặt ra 146

Tiểu kết 151

KẾT LUẬN 153

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156

TÀI LIỆU THAM KHẢO 157

PHỤ LỤC 169

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

BBPV

:

Biên bản phỏng vấn

CNH, HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTQG

:

Chính trị Quốc gia

DSVH

:

Di sản Văn hóa

ĐSVH

:

Đời sống văn hóa

ĐTH

:

Đô thị hóa

GS

:

Giáo sư

GS.TS

:

Giáo sư, Tiến sĩ

HN

:

Hà Nội

KHXH

:

Khoa học Xã hội

NCS

:

Nghiên cứu sinh

Nxb

:

Nhà xuất bản

PGS

:

Phó giáo sư

PGS.TS

:

Phó giáo sư, Tiến sĩ

PL

:

Phụ lục

TLPV

:


Tp

:

Thành phố

Tr

:

Trang

Tr.CN

:

Trước Công nguyên

TS

:

Tiến sĩ

UBND

:

Ủy ban nhân dân

VHTT

:

Văn hóa Thông tin

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng Châu thổ Bắc Bộ - 1


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ



Stt

Nội dung bảng thống kê

Trang

1

Bảng 3.1: Thành phần, nghề nghiệp người dân tham dự lễ hội thờ Lý Nam Đế

82

2

Bảng 3.2: Thống kê tần số người đến các di tích thờ Lý Nam Đế

83

3

Bảng 3.3: Mục đích công đức của người dân khi tham dự lễ hội

99

4

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện sự linh ứng khi thực hành các nghi lễ thờ Lý Nam Đế

81

5

Biểu đồ 3.2: So sánh về tỷ lệ nam/nữ đi lễ Lý Nam Đế

85

6

Biểu đồ 3.3: Nhu cầu của cộng đồng khi đến lễ tại di tích thờ Lý Nam Đế

86

7

Biểu đồ 3.4: Vai trò của Lý Nam Đế trong đời sống tâm linh của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ

89

8

Biểu đồ 3.5: Tần suất tham dự lễ hội thờ Lý Nam Đế

95

9

Biểu đồ 3.6: Hình thức đi lễ của người dân

106


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


1.1. Những năm gần đây, trong tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, với xu hướng quay về cội nguồn nhằm bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc, không khí sôi nổi của các hoạt động của nhiều tầng lớp dân cư trên mọi miền đất nước (như tổ chức lễ hội, trùng tu tôn tạo di tích…) đang trở thành một hiện tượng văn hoá thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Bên cạnh các hình thức tín ngưỡng đang được phục hồi và ngày càng phát triển mạnh mẽ như: thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ Mẫu… vẫn luôn

văn hóa của cộng đồng. Có thể nói, đây là một hiện tượng văn hóa đặc sắc - nét văn hoá truyền thống đặc thù của người Việt, phù hợp với truyền thống yêu nước, đạo “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Với triết “sinh vi danh tướng, tử vi thần”, h người đã ,

với lòng ngưỡng mộ và biết ơn sâu sắc. Do đó, tìm hiểu về sự hình thành và vận động của hiện tượng văn hoá tín ngưỡng này trong đời sống hôm nay là một việc làm cần thiết và nghĩa.

1.2. Cùng với nhiều như

Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo… Nam Đế -



đó. Chính vì vậy, Ông đã được người dân Việt Nam qua nhiều thế hệ ngưỡng mộ, phụng thờ. Lý Nam Đế đã trở thành một trong những phúc thần của người Việt, chiếm vị trí nhất định trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Ông được thờ cúng ở nhiều nơi với tư cách là người anh hùng dân tộc, vị thành hoàng làng, vị thần/thánh với những đóng góp và ảnh hưởng khác nhau. Tuy nhiên, nếu như góc độ Nam Đế - một vị tướng tài trong lịch sử được các nhà sử học chú trọng nghiên cứu và ghi chép một cách trân trọng trong chính sử thì L Nam Đế với tư cách một vị thần/thánh, một nhân vật với nhiều yếu tố huyền thoại


trong đời sống văn hoá cộng đồng lại là một lĩnh vực hầu như vẫn còn để trống, chưa được lưu tâm nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu đi trước chưa phản ánh được toàn diện sinh hoạt tín ngưỡng này một cách hệ thống, tổng thể mà mới chỉ nhìn nhận nó như một hiện tượng văn hoá riêng lẻ. Như vậy, cần có một công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về việc phụng thờ Lý Nam Đế, tìm hiểu vai trò cũng như quá trình vận động, biến đổi của hiện tượng văn hoá này trong đời sống văn hóa từ xưa đến nay, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội tại vùng đất mà nó tồn tại cũng như cơ sở văn hóa xã hội – lịch sử cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của tín ngưỡng này.

1.3. Nghiên cứu về ế và ảnh hưởng của việc phụng thờ Ông trong đời sống văn hoá của người Việt ở Bắc Bộ là mảng đề tài mà NCS đã quan tâm từ nhiều năm nay, đã có những nghiên cứu bước đầu trong luận văn thạc sĩ và một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. Quá trình nghiên cứu đã gợi mở cho NCS nhiều băn khoăn, suy ngẫm. Với những vấn đề còn bỏ ngỏ, việc tiếp tục triển khai đề tài này sẽ là cơ hội cho NCS được mở rộng, phát triển chuyên sâu hơn đề tài mình tâm huyết với hy vọng sẽ làm rò về hình tượng người anh hùng dân tộc Lý Nam Đế qua các tài liệu folklore (truyền thuyết, thần tích…) và sức sống của nhân vật trong tâm thức dân gian (lễ hội, phong tục…), góp phần hiểu thêm về một vị vua mà thời gian đã làm cho mờ ảo đi nhiều, để từ đó biết trân trọng và giữ gìn những giá trị lịch sử văn hóa mà cha ông để lại.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu


Mục đích của luận án là nghiên cứu về vai trò của việc phụng thờ Lý Nam Đế (hay còn gọi là tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế) trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ; nhìn nhận xu hướng vận động và biến đổi của hiện tượng văn hóa tín ngưỡng này trong đời sống văn hóa đương đại; trên cơ sở đó đặt ra những vấn đề nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của việc phụng thờ Lý Nam Đế trong bối cảnh xã hội hiện nay.


Với mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra câu hỏi nghiên cứu chính là:


Thứ nhất, tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế có vai trò như thế nào đối với đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ xưa và nay?

Thứ hai, tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế sẽ vận động và biến đổi ra sao trong bối cảnh đời sống hiện nay?

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:


- Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài, nghiên cứu cơ sở lý luận về “đời sống văn hóa” và xác định lý thuyết nghiên cứu làm cơ sở để triển khai nội dung luận án.

- Nhận diện việc phụng thờ Lý Nam Đế ở vùng châu thổ Bắc Bộ thông qua các thành tố: truyền thuyết/thần tích, di tích và lễ hội

- Phân tích, làm rò vị trí, vai trò và sự ảnh hưởng của việc phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ.

- Bàn luận và nhìn nhận về việc phụng thờ Lý Nam Đế trong đời sống đương đại trên những phương diện: những yếu tố tác động tới việc phụng thờ Lý Nam Đế; xu hướng vận động và biến đổi việc phụng thờ này; việc phụng thờ Lý Nam Đế trong tương quan với tín tín ngưỡng thờ các anh hùng dân tộc của người Việt vùng châu thổ Bắc B; đặt ra những vấn đề nhằm giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa của việc phụng thờ Lý Nam Đế trong bối cảnh xã hội hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là: tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế và vai trò của tín ngưỡng thờ Lý Nam Đế đối với đời sống văn hóa của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ. Khi tiếp cận nghiên cứu đối tượng trên, NCS sẽ không chú ý nhiều tới khía cạnh Lý Nam Đế là một nhân vật lịch sử mà chủ yếu nhìn nhận Ông

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí