Sửa Đổi Các Quy Định Về Việc Nộp Đơn, Thụ Lý Đơn Yêu Cầu Mở Thủ Tục Phá Sản Và Việc Mở Hoặc Không Mở Thủ Tục Phá Sản

DNVVN đủ điều kiện để vay từ các ngân hàng chính thức. Do vậy họ phải có được tài chính từ các nguồn khác để cạnh tranh.

Thứ hai, Tình hình suy thoái kinh tế thế giới sẽ có những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp Hà Nội mà nếu không có giải pháp thì nhiều doanh nghiệp sẽ có nguy cơ phá sản. Bước sang năm 2009 là năm thứ ba Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới. Theo đánh giá của của các tổ chức và chuyên gia trên thế giới, kinh tế thế giới đang bước vào một thời kì bất ổn với nhiều thách thức. Xu thế sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra và Việt Nam cũng không nằm ngoài những biến động đó.

Xuất khẩu giảm sút vì thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta là Mỹ và châu Âu nên khi các thị trường này rơi vào suy thoái và lâm vào khó khăn thì nhu cầu cắt sẽ giảm sút. Việc giảm sút nhu cầu sẽ làm cho việc xuất khẩu các sản phẩm của ta vào các thị trường này sẽ ít đi, mà như thế sẽ tác động đến GDP (giảm xuống).

Việc hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và các đối tác nước ngoài – nơi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng - sẽ bị gián đoạn hay ngưng trệ do phía bạn gặp khó khăn trong tài chính. Điều này tác động xấu đến các dự án đầu tư hay phát triển trong dài hạn của ta.

Việc Mỹ lâm vào suy thoái làm đồng đô la mất giá trên thị trường quốc tế, việc này tác động không nhỏ đến xuất khẩu. Vì đồng đô la mất giá nên việc xuất khẩu không còn lợi nhuận như trước. Qua đó nó làm giảm GDP của nước ta.

Các hợp đồng kinh tế kí kết với đối tác nước ngòai bị ngưng trệ và có thể các hợp đồng này sẽ không còn được kí kết hoặc thậm chí đã kí kết, doanh nghiệp Hà Nội đã giao hàng nhưng rủi ro không lấy được tiền hàng là rất cao. Điều này thực sự gây thất thu cho cả doanh nghiệp và tác động không tốt đến sự phát triển về lâu dài của nước ta. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình tăng trưởng Quí I/2009 đạt 3,1% so với cùng kì năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng một thập kỉ qua. . Còn theo Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tháng 1- 2009 chỉ đạt 50,6 nghìn tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm trước và giảm

8,6% so với tháng 1-200812. Mức giảm lớn chủ yếu đối với các sản phẩm công nghiệp quan trọng như thép, giày dép, quần áo...

2. Con số dự báo


Trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, ngày 10/3/2009 Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiến hành triển khai thực hiện Nghị quyết 30/2008/NQ của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và cảnh báo về phá sản đối với doanh nghiệp. Là một thành phố phát triển với nhiều loại hình doanh nghiệp nên Thành phố Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng đáng kể từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Cuộc họp của Uỷ ban nhân dân TP. Hà Nội và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ngày 3/3/2009 để tìm “lối đi” cho các doanh nghiệp trong thời kì khủng hoảng. Xuất khẩu giảm sút, không chỉ hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu công nghiệp lớn của Hà Nội mà ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn ở Hà Nội lâu nay có thị trường xuất khẩu ổn định đều phải cắt giảm kế hoạch, sản lượng sản xuất, thiếu việc làm cho người lao động, sức tiêu thụ sản phẩm kém… Tốc độ tăng trưởng từ sản xuất công nghiệp của Hà Nội đã giảm đi rất nhiều. Trung bình tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 1,2 thường là 5.000 container hàng hoá nhưng năm nay, doanh thu từ xuất khẩu đã giảm 30%. Nhiều đơn hàng đã ký hợp đồng buộc phải giãn, hoãn thời gian thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Thêm vào đó, thách thức gia nhập WTO đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội là rõ rệt vì họ còn có nhiều hạn chế về công nghệ, năng lực quản lý, điều hành, thiếu vốn và thiếu khả năng tiếm cận với thị trường bên ngoài. Mặt khác số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội chiếm đến 95% trong tổng số khoảng 76000 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Trong một buổi làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội hôm 18/3/2009 Bộ tài chính đưa ra con số 7.000 doanh nghiệp công bố giải thể và hơn 3.000 doanh nghiệp khác phải ngừng sản xuất


Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện - 9


12 Website Bộ Ngoại giao Việt Nam:

http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr041126171753/ns090209152714/view

trong năm 200913. Như vậy cả nước có khoảng 10.000 doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, chiếm 2,86% trong tổng số 349.309 doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh. Còn đối với TP. Hà Nội theo dự doán tỷ lệ này có thể lên tới 3.2% trong thời gian tới, nghĩa là trong năm nay có khoảng 224 doanh nghiệp có khả năng lâm vào tình trạng phá sản.‌‌‌

Trước tình hình này, việc tìm ra giải pháp để ngăn ngừa phá sản cũng như khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có cơ hội “tái tạo” là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi bản thân LPS 2004 cần phải tiếp tục được sửa đổi để hoàn thiện nhằm tăng cường tính thực thi trong thực tiễn.

II. Các giải pháp cụ thể


1. Nhóm giải pháp sửa đổi Luật phá sản năm 2004


1.1. Sửa đổi các quy định về việc nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và việc mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1.1.1. Cho phép chủ nợ có bảo đảm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản


LPS 2004 vẫn quy định chỉ có chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; các chủ nợ có bảo đảm chưa được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản14. Việc LPSDN 1993 cũng như Luật Phá sản 2004 quy định không cho phép chủ nợ có bảo đảm được quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là xuất phát từ quan điểm cho rằng, đối với chủ nợ

có bảo đảm thì lợi ích của họ đã được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp hay của người thứ ba, vì vậy, việc doanh nghiệp, hợp tác xã có bị tuyên bố phá sản hay không thì lợi ích của họ vẫn được bảo đảm. Quy định này là không hợp lý. Đối với doanh nghiệp thì chủ nợ thông thường và chủ yếu vẫn là chủ nợ có bảo đảm, vì vậy, cần tăng cường vai trò của các chủ nợ có bảo đảm để thủ tục phá sản có hiệu quả hơn.


13 Webiste Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế-Xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư :

http://thongtindubao.gov.vn/Default.aspx?mod=News&cat=33&nid=13389.

14 Điều 13, Luật Phá sản Việt Nam năm 2004

Theo pháp luật phá sản của hầu hết các nước, các chủ nợ đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, có quyền quyết định về việc con nợ phục hồi hay bị thanh lý, kiến nghị Toà án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản của con nợ, … Tuy nhiên, trong pháp luật phá sản của các nước, mục đích bảo vệ lợi ích của chủ nợ được đặt lên coi trọng như Anh, Đức, … thì thủ tục phá sản là một công cụ chủ yếu để giúp các chủ nợ thu hồi lại tiền. Bên cạnh việc quy định quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, pháp luật có quy định quyền của chủ nợ, kể cả chủ nợ có bảo đảm đều có thể chỉ định người quản lý tài sản để kiểm soát những tài sản đó.

Theo Giáo sư Yasuhei Taniguchi thì trên thực tế khi các con nợ hoặc các chủ nợ không có bảo đảm nộp đơn yêu cầu bắt đầu thủ tục phá sản, thì thường là vào những thời điểm quá muộn, thời điểm mà con nợ hầu như không còn tài sản gì hoặc còn lại rất ít tài sản. Do đó, luật pháp ở một số nước cho phép cả chủ nợ có bảo đảm cũng có quyền nộp đơn yêu cầu bắt đầu thủ tục phá sản (8)

Thủ tục phá sản cũng chỉ là một phương thức đòi nợ đặc biệt, việc không cho chủ nợ có bảo đảm nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là đã làm mất đi quyền lựa chọn phương thức đòi nợ của các chủ nợ này.

Các nhà làm luật cần phải nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng có nên quy định chủ nợ có bảo đảm có được quyền khởi kiện vụ án phá sản hay không? Bởi lẽ đây là vấn đề còn nhiều điểm chưa rõ ràng: Khi chủ nợ có bảo đảm không thu được nợ đúng kỳ hạn, họ có quyền thi hành quyền lợi bảo đảm của mình (như bán tài sản cầm cố). Vậy quyền yêu cầu bắt đầu thủ tục phá sản có quan hệ như thế nào với quyền này? Tuy nhiên, chúng ta nên thống nhất với nhau một vấn đề đã quá rõ ràng: các chủ nợ có bảo đảm cần được tham gia vào thủ tục tố tụng phá sản khi thủ tục phá sản đã được bắt đầu. Do đó, Luật Phá sản nên được sửa đổi theo hướng:

- Các chủ nợ có bảo đảm là các chủ nợ trong tố tụng phá sản,


- Vật cầm cố là một bộ phận trong khối tài sản phá sản,


8 Trình bày của Giáo sư Yasuhei Taniguchi, Đại học Tokyo Kei Zai tại Hà Nội với Tổ biên tập Luật Phá sản của Bộ Tư Pháp trong các ngày 21, 22-6-2000.

- Các chủ nợ có bảo đảm được quyền bỏ phiếu như một trong các loại chủ nợ đối với kế hoạch phục hồi con nợ, và quyền của họ có thể bị ảnh hưởng bởi kế hoạch đó,

- Trong thủ tục thanh lý, quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm phải được đặt ưu tiên cao hơn so với chi phí quản lý hành chính vụ phá sản (phí phá sản) và các loại chủ nợ khác.

Quyền lợi của chủ nợ có bảo đảm cần được đặc biệt quan tâm trong thủ tục phá sản, nếu không sẽ rất nguy hại đến hệ thống tín dụng bảo đảm. Một khi quyền lợi của các chủ nợ có bảo đảm được đặt sau phí phá sản và chi phí cho các chủ nợ đặc quyền (như lương người lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp tàn tật cho lao động, bảo hiểm xã hội), sẽ dẫn đến chủ nợ có bảo đảm sẽ không thể tính trước được quyền lợi của mình sẽ có giá trị bao nhiêu trong trường hợp con nợ phá sản. Do đó, ưu thế của tín dụng có bảo đảm, đó là sự an toàn, sẽ bị mất đi.

1.1.2. Bổ sung quy định về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của một số chủ thể đặc biệt

Theo Luật Phá sản, chủ nợ là một trong các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Điều này cũng phù hợp với thông lệ pháp luật của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu quy định về phá sản trong lĩnh vực ngân hàng tín dụng, một thông lệ được nhiều nước quy định là hạn chế quyền nộp đơn của chủ nợ đối với các tổ chức tín dụng nhằm mục đích hạn chế tối đa việc phá sản đối với các tổ chức này. Lĩnh vực hoạt động ngân hàng – tín dụng có tính chất nhạy cảm cao, dễ gây ảnh hưởng dây truyền trong hệ thống tiền tệ và nền kinh tế nên một yêu cầu đặt ra là cần có quy định hạn chế tình trạng tuỳ tiện nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống này. Để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, pháp luật quy định giao cho ngân hàng Nhà nước và cơ quan bảo hiểm tiền gửi có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Hai cơ quan này là cơ quan giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng, thực hiện áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp tổ chức tín dụng đã áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt mà tổ chức tín dụng vẫn mất khả năng thanh

toán thì hai cơ quan này sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản để bảo vệ lợi ích của các chủ nợ. Tuy nhiên, theo LPS 2004 thì hai cơ quan quan này không có tư cách nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và điều này cũng chưa được Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng ghi nhận. Với đặc thù của các tổ chức tín dụng thì kinh nghiệm của các nước về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Ngân hàng Nhà nước và cơ quan bảo hiểm tiền gửi cần được nghiên cứu và cụ thể hoá trong pháp luật phá sản Việt Nam.

1.1.3. Sửa đổi nội dung của đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản


Nội dung đơn nên sửa đổi theo hướng:


Trường hợp chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp vv... khi đưa đơn đến Tòa án họ có quyền lựa chọn hình thức: thanh lý hoặc phục hồi sản xuất kinh doanh.

Nếu họ chọn hình thức “phục hồi sản xuất kinh doanh” tức là họ đã phải có sự suy nghĩ, hình thành những biện pháp phục hồi mà họ cho là khả thi. Luật phá sản cần quy định những cơ chế cụ thể về nội dung này. Chẳng hạn doanh nghiệp mắc nợ có quyền được thương lượng với các chủ nợ hoặc một số chủ nợ ủng hộ họ trước khi đưa đơn ra Tòa. Như vậy, việc giải quyết sẽ nhanh hơn.

Nếu họ chọn hình thức “thanh lý” cũng tức là họ đã suy nghĩ tìm mọi cách nhưng không còn khả năng níu kéo được nữa. Trường hợp này Luật phá sản nên quy định từ 1 đến 2 tuần sau khi thụ lý đơn Tòa án ra quyết định nở thủ tục phá sản ngay, không nên kéo dài việc xem xét.Đối với trường hợp chủ nợ đưa đơn xin mở thủ tục phá sản thì thời gian Tòa án xem xét đương nhiên phải dài hơn. Và khi đã quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản thì không nên có quy định đình chỉ việc giải quyết phá sản nữa.

1.1.4. Xác định rõ và cụ thể về đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước có quyền làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 cho thấy, trong các công ty được quy định tại Điều 1, Điều 3 Luật này thì chỉ có công ty nhà nước

mới là đối tượng áp dụng Luật Doanh nghiệp nhà nước. Do đó, đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại Điều 16 Luật Phá sản chỉ nên hiểu là đại diện chủ sở hữu đối với công ty nhà nước. Vì vậy, áp dụng Điều 63 Luật doanh nghiệp nhà nước thì đại diện chủ sở hữu công ty nhà nước là các tổ chức, cá nhân bao gồm: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thuộc chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản trị công ty nhà nước. Tuy nhiên, để áp dụng thống nhất quy định này, cần phải có hướng dẫn cụ thể của Chính phủ hoặc ít nhất cũng phải có quy định dẫn chiếu sang pháp luật doanh nghiệp nhà nước. Quy định như vậy nhằm giúp Toà án có cơ sở pháp lý để xem xét và quyết định thụ lý đơn hay trả lại đơn một cách chính xác và đúng pháp luật.

1.1.5. Bổ sung hướng dẫn cụ thể về cách thức xử lý việc không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp và của doanh nghiệp (con nợ)

Về cách thức xử lý việc không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp và của doanh nghiệp (con nợ), theo chúng tôi nên xử lý vấn đề này như sau: Có thể vận dụng linh hoạt quy định “Toà án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản” (khoản 5 Điều 24 LPS 2004) để trả lại đơn, với lý do doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản chưa thực hiện được yêu cầu này nên Toà án chưa có căn cứ để quyết định mở thủ tục phá sản hay ra quyết định không mở thủ tục phá sản. Bên cạnh đó, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, chủ nợ đưa đơn là họ tiếp tục xác định địa chỉ, các khoản nợ và tài sản của doanh nghiệp mắc nợ để cung cấp cho Toà án khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp lần sau; nếu không xác định được những nội dung này, họ nên yêu cầu cơ quan Công an địa phương xem xét nếu doanh nghiệp mắc nợ có dấu hiệu phạm tội lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì xử lý về hình sự.

1.1.6. Cần có hướng dẫn rõ ràng hơn về phí phá sản.


Có thể nói mức đóng tạm ứng phí phá sản hiện nay phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của thẩm phán do đó, sẽ khó có được sự thống nhất và dễ gây ra những thắc mắc không đáng có. Luật nên quy định một mức đóng tối thiểu để thẩm phán căn cứ

vào tính chất mức độ phức tạp của việc phá sản mà ấn định mức tạm ứng phí phá sản phù hợp bảo đảm cho việc tiến hành công việc phá sản được thuận lợi.‌

Về phí phá sản: cần có quy định chi tiết các khoản phí, lệ phí, chi phí được coi là hợp lý trong quá trình giải quyết phá sản. Nên quy định mức án phí cao hơn mức thu hiện nay là 1 triệu đồng/vụ, tùy theo tính chất phức tạp của vụ phá sản.


sản

1.2. Bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài


Quy chế hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản cần quy định cụ thể trong

LPS 2004, đặc biệt là trong quy định về việc phân công, phân nhiệm và cơ chế làm việc của các thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản cũng như việc thực hiện nhiệm vụ của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Người viết đề xuất một số kiến nghị sau:

1.2.1. Tăng cường sự giám sát, kiểm tra của thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp

Trước hết, cần phân công cho một thành viên của Tổ quản lý, thanh lý tài sản là đại diện doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản và một thành viên khác là đại diện chủ nợ có số nợ nhiều nhất giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng như giám sát những hành vi bị cấm và bị hạn chế theo Điều 31 LPS 2004.

Đồng thời, cần quy định cụ thể về quyền và nhiệm vụ của các thành viên của Tổ. Trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản, vị trí, vai trò của các thành viên không phải như nhau. Đây là một thiết chế rất đặc biệt, trong đó có sự tham gia đại diện cơ quan công quyền. Do đó, cần phải có những quy định chi tiết về Quy chế làm việc của Tổ, giới hạn trách nhiệm, quyền hạn của mỗi loại thành viên.

Đặc biệt, cần quy định về trách nhiệm cá nhân của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản và các thành viên của Tổ khi thực hiện các quyết định của Tòa án. Hoạt động của Tổ trưởng có vị trí rất quan trọng, vì đây là người điều phối hoạt động, tổ chức thực hiện các quyết định quan trọng của Thẩm phán và thực hiện thanh toán cho các chủ nợ. Do đó, cần quy định rõ chế độ báo cáo của Tổ trưởng đối với Thẩm phán.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022