KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Có thể bạn quan tâm!
- Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện - 2
- Pháp Luật Phá Sản Là Công Cụ Pháp Lý Bảo Vệ Hữu Hiệu Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Các Chủ Nợ.
- Sự Cần Thiết Phải Ban Hành Luật Phá Sản Năm 2004
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM NĂM 2004: THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
Sinh viên thực hiện : Lê Hoàng Mai
Lớp : Anh 8
Khoá : 44B
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Mơ
Hà Nội, tháng 05 năm 2009
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM NĂM 2004 3
I. Khái niệm và đặc điểm của phá sản 3
1. Khái niệm về phá sản 3
1.1 Phá sản theo các cách tiếp cận từ góc độ kinh tế 3
1.2 Phá sản theo cách tiếp cận từ góc độ pháp luật 5
2. Sự tác động của phá sản 7
2.1. Về mặt tiêu cực 7
2.2. Về mặt tích cực 9
II. Pháp luật về phá sản 11
1. Sự cần thiết phải có pháp luật phá sản 11
2. Mục đích và vai trò của Pháp luật phá sản 12
2.1 Mục đích của pháp luật phá sản: 12
2.2 Vai trò của Pháp luật phá sản 13
3. Một số điểm lưu ý trong các quy định của pháp luật phá sản của các nước trên thế giới: 18
3.1. Phạm vi áp dụng của Luật phá sản. 18
3.2. Thế nào là tình trạng phá sản 21
II. Luật phá sản Việt Nam năm 2004 24
1. Sự cần thiết phải ban hành Luật phá sản năm 2004 24
2. Những nội dung cơ bản của Luật phá sản năm 2004 26
2.1. Về đối tượng áp dụng của Luật Phá sản. 26
2.2. Điều kiện để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ..27 2.3. Thủ tục tiến hành một vụ phá sản thông thường 28
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 34
I. Nhận xét chung về thực tiễn áp dụng Pháp luật phá sản nói chung và luật phá sản năm 2005 ở Việt Nam 34
1. Những thuận lợi và kết quả 34
2. Những khó khăn và bất cập 38
2.1. Phạm vi chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản còn quá hẹp 38
2.2. Thủ tục giải quyết phá sản còn kéo dài 39
2.3. Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà không nộp đơn yêu cầu phá sản vì các quy định trong Luật phá sản năm 2004 vẫn chưa cụ thể ...40
3. Nguyên nhân bất cập trong quá trình thực hiện Luật phá sản năm 2004 41
3.1 Tính khả thi của luật không cao 41
3.2 Văn bản hướng dẫn thực hiện luật còn chậm 42
II. Áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP. Hà Nội 43
1. Thực tiễn áp dụng các quy định về giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản các doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội và những vấn đề đặt ra. 43
2. Thực tiễn thực hiện quy trình và thủ tục phá sản và những vấn đề đặt ra 47
2.1. Vướng mắc trong trường hợp không xác định được địa chỉ của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp (con nợ) khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 47
2.2. Chưa có tiêu chí cụ thể về điều kiện thụ lý đơn và ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản 48
2.3. Những quy định về Thẩm phán phụ trách việc giải quyết phá sản còn tỏ ra không sát với thực tế. 48
2.4. Những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản50 2.5. Về vấn đề thu hồi tài sản phá sản 57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THỰC THI LUẬT PHÁ SẢN NĂM 2004 59
I. Dự báo xu hướng doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản ở TP. Hà Nội trong thời gian tới 59
1. Cơ sở để dự báo 59
2. Con số dự báo 61
II. Các giải pháp cụ thể 62
1. Nhóm giải pháp sửa đổi Luật phá sản năm 2004 62
1.1. Sửa đổi các quy định về việc nộp đơn, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và việc mở hoặc không mở thủ tục phá sản 62
1.2. Bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản67
1.3. Tăng cường cơ chế giám sát của chủ nợ đối với quá trình giải quyết thủ tục phá sản. 69
1.4. Bổ sung các quy định về thủ tục quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản 71
2. Nhóm giải pháp đối với Thành phố Hà Nội 74
2.1. Có biện pháp đủ mạnh để thúc đẩy thủ tục tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. 74
2.2. Kiên quyết xóa bỏ tư tưởng ỷ lại vào sự cứu xét của Nhà nước đối với những doanh nghiệp Hà Nội hoạt động không hiệu quả 74
2.3. Tăng cường nâng cao hiểu biết ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp Hà Nội về lợi ích của thủ tục phá sản và pháp luật phá sản 75
3. Nhóm giải pháp khác 76
3.1. Đối với Toà án 76
3.2. Tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về kế toán 77
3.3 Tăng cường giáo dục sâu rộng mọi đối tượng trong tầng lớp nhân dân Hà Nội về phá sản để đổi mới nhận thức 78
Kết luận 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Danh mục các chữ viết tắt
1. LPSDN 1993 : Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993
2. LPS 2004 : Luật phá sản năm 2004
3. CHLB : Cộng hoà liên bang
4. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
5. WTO : Tổ chức thương mại Thế giới
6. GDP : Tổng sản phẩm quốc nội.
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Phá sản doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là hiện tượng tất yếu của quá trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên để loại bỏ doanh nghiệp yếu kém, khẳng định sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Vì những lý do khác nhau mà trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản. Chính vì thế pháp luật phá sản là một bộ phận không thể thiếu của pháp luật kinh doanh để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến tình trạng làm ăn quẫn bách của doanh nghiệp, tức là khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.
Luật phá sản đầu tiên của nước ta có tên gọi là Luật phá sản doanh nghiệp, được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ tư thông qua ngày 30/12/1993 và có hiệu lực ngày 1/7/1994. Tuy nhiên, trong hơn mười năm thực hiện Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Sau môt thời gian nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục nhược điểm của Luật phá sản doanh nghiệp năm1993 và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế hiện tại. Luật phá sản mới đã ra đời: Luật này có tên gọi là Luật phá sản năm 2004. Luật phá sản năm 2004 đã được Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ năm thông qua, có hiệu lực từ ngày 15/10/2004 và chính thức thay thế Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993.
Mục tiêu của Luật phá sản năm 2004 không chỉ nhằm giải quyết vụ việc phá sản đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại mà quan trọng hơn là nhằm tìm kiếm giải pháp để phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, trong thực tế, mục tiêu này không phải là dễ thực hiện. Vì vậy, cần phải nắm vững nội dung của Luật phá sản và sự vận dụng đúng đắn những nguyên tắc của Luật phá sản nói chung và những quy định pháp lý có liên quan mới có thể thực thi Luật phá sản một cách có hiệu quả.
Đó là lý do để vấn đề “Luật phá sản Việt Nam năm 2004: Thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện” được lựa chọn làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp đại học này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu để làm rõ những nội dung cơ bản của Luật phá sản năm 2004 sau khi phân tích thực tiễn áp dụng luật này tại TP. Hà Nội trong những năm qua nhằm làm rõ bất cập và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp để Luật phá sản năm 2004 có hiệu quả hơn trong thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứư:
Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận là: Luật phá sản nói chung và Luật phá sản Việt Nam năm 2004 nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu của Khoá luận giới hạn ở việc phân tích những vấn đề phát sinh từ việc áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP. Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và nêu nhận xét cá nhân.
5. Kết cấu Khoá luận:
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Khoá luận bao gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về phá sản, pháp luật phá sản và Luật phá sản năm 2004
Chương 2: Thực tiễn áp dụng Luật phá sản năm 2004 tại TP Hà Nội và những vấn đề đặt ra.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp tăng cường khả năng thực thi Luật phá sản năm 2004.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁ SẢN, PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM NĂM 2004
I. Khái niệm và đặc điểm của phá sản
1. Khái niệm về phá sản
1.1 Phá sản theo các cách tiếp cận từ góc độ kinh tế
Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các nền kinh tế trên thế giới đã cho thấy rằng, phá sản ra đời và tồn tại trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Điều này giải thích tại sao, phá sản là hiện tượng bình thường, phổ biến trong nền kinh tế thị trường nhưng lại rất xa lạ với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Phá sản là khái niệm chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ của doanh nghiệp, tình trạng mất khả năng thanh toán nợ của thương gia.
Về phương diện ngôn ngữ, hiện có khá nhiều thuật ngữ dùng để thể hiện khái niệm này. Ở châu Âu khi nói đến phá sản người ta hay dùng danh từ “Bankruptcy” trong tiếng Anh hoặc “Banqueroute” trong tiếng Pháp. Cả hai từ này đều bắt nguồn từ chữ “Banca Rotta” của La Mã có nghĩa là “chiếc ghế bị gẫy”1. Vào khoảng thế kỷ VII, tại La Mã các thương gia của một thành phố thường họp nhau lại để xem xét việc làm ăn và công nợ. Người nào mất khả năng thanh toán công nợ sẽ bị mất quyền tham gia Đại hội thương gia và chiếc ghế ngồi của họ theo đó cũng bị đem ra khỏi hội trường. Như vậy, “Banca Rotta” (chiếc ghế bị gẫy) được quan niệm như là một biểu tượng của việc mất khả năng thanh toán.
Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, con người làm ra sản phẩm tự phục vụ, tự đáp ứng nhu cầu của mình nên hoạt động thương mại chưa tồn tại và do đó không thể có hiện tượng phá sản.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chủ thể kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, được Nhà nước thành lập và tài sản thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Các doanh nghiệp này không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh
1 TS. Trương Hồng Hải, Luận án tiến sĩ: “Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ so sánh và phương hướng hoàn thiện”, tr38-40