Các Vấn Đề Cơ Bản Trong Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch


quốc tế, du lịch của mỗi nước, mỗi tỉnh chỉ có thể phát triển mạnh hơn trong thế liên kết hợp tác.Vì vậy mà các tỉnh trong vùng cần có sự hợp tác, liên kết để phát triển hơn nữa nâng cao sức cạnh tranh với các vùng khác.

Việc liên kết sẽ giúp cho việc hình thành những cơ chế chung trong chỉ đạo, điều hành, khuyến khích phát triển du lịch của vùng, mở rộng liên kết song phương giữa hai tỉnh và đa phương với nhiều tỉnh khác nhau. Phạm vi liên kết càng mở rộng thì sự quảng bá, tạo sản phẩm, xây dựng chính sách, đào tạo nguồn nhân lực càng được quan tâm và mở rộng hơn theo quy mô liên kết đó. Việc bắt tay vào liên kết sẽ giúp cho việc tạo nên nền tảng tương đối đồng bộ để bắt đầu bước vào giai đoạn mới với những thách thức và cơ hội đặt ra cho những vùng liên kết.

Như vậy, để phát triển du lịch, các địa phương cần phải liên kết, hỗ trợ nhau phát huy lợi thế, khai thác các nguồn lực một cách hợp lý. Do vậy, đẩy mạnh hợp tác, liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch là việc làm cần thiết để tạo sức mạnh chung. Các sản phẩm du lịch sẽ không hấp dẫn du khách nếu không có sự gắn kết liên vùng.

Một đặc thù trong hành vi mua sản phẩm du lịch là người mua thường ít biết rõ về sản phẩm mình muốn mua. Trong tiến trình mua sản phẩm du lịch, sau khi xác định loại hình du lịch, du khách sẽ lựa chọn điểm đến. Tuy nhiên, khi lựa chọn điểm đến, đa phần du khách vẫn còn khá mơ hồ về các điểm đến du lịch có thể lựa chọn. Vì vậy, một điểm đến nếu cung cấp được cho du khách các thông tin đầy đủ, kịp thời và tin cậy để du khách có thể hiểu hơn và nhận thấy những nét hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu du lịch, khả năng thanh toán cũng như quỹ thời gian của mình, rõ ràng sẽ có ưu thế lớn hơn trong việc thu hút du khách.

Chính vì vậy, giống như các sản phẩm khác và khác biệt hơn các sản phẩm khác, sản phẩm du lịch đòi hỏi một nỗ lực to lớn trong quảng bá xúc


tiến sản phẩm. Ngoài ra, do du khách phân bố phân tán ở nhiều nơi xa điểm đến nên nó thường vượt khỏi khả năng quảng bá của một doanh nghiệp, một địa phương. Do vậy, sự liên kết xúc tiến được phối hợp giữa các doanh nghiệp du lịch khác nhau, các điểm đến du lịch khác nhau dưới sự điều tiết của các cơ quan có thẩm quyền là hết sức cần thiết.

Mặt khác, tâm lý của phần đông khách du lịch là muốn trải nghiệm nhiều điểm đến trong chuyến du lịch của mình. Do đó, trước khi quyết định thực hiện một chuyến du lịch nào đó, khách du lịch thường tìm kiếm và lựa chọn các điểm đến cho chuyến lữ hành của mình phù hợp tính chất chuyến đi, độ dài thời gian… đặc biệt là khách đến từ thị trường xa. Du khách châu Âu ít khi chọn Việt Nam là điểm đến duy nhất trong hành trình của mình mà sẽ là cả Việt Nam, Lào và Campuchia, hay khi chọn tour dài ngày đi du lịch vùng miền núi phía Bắc, du khách sẽ chọn nhiều hơn một tỉnh Tây Bắc (Đông Bắc).

Như vậy, liên kết xúc tiến du lịch tức là các địa phương (tỉnh/thành phố, điểm đến) hợp tác với nhau trong quảng bá du lịch nhằm tạo hiệu ứng hình ảnh du lịch chung cho toàn vùng, cũng như củng cố và gia tăng sức mạnh cho hình ảnh du lịch của chính địa phương mình. Thông qua chương trình liên kết này sẽ giúp các địa phương tương trợ lẫn nhau; giảm thiểu lãng phí tài nguyên; mở rộng thị trường… đặc biệt là tạo ra sức mạnh tổng lực trong việc thiết lập và quảng bá hình ảnh và thương hiệu du lịch cho toàn vùng. Do đó, có thể thấy công tác liên kết xúc tiến du lịch sẽ mang lại hiệu quả hơn nhiều so với việc các các tỉnh/thành phố/điểm đến tiến hành xúc tiến đơn lẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Tóm lại, liên kết xúc tiến du lịch trong khuôn khổ nghiên cứu này là việc các địa phương cùng hợp tác chặt chẽ trong công tác quảng bá du lịch là một trong những hình thức quảng bá du lịch hiệu quả nhất thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là một trong những yêu cầu quan trọng


Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 3

trong phát triển “ngành công nghiệp không khói” bởi lẽ nếu không có hoạt động liên kết xúc tiến thì điểm đến du lịch của những vùng này sẽ không có sự thu hút cũng như không được nhiều khách chú ý. Vì thế khi liên kết phát triển du lịch cần phải liên kết cả về xúc tiến và quảng bá du lịch.

1.2. Các vấn đề cơ bản trong liên kết xúc tiến du lịch

1.2.1. Điều kiện liên kết xúc tiến du lịch

1.2.1.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên hoạt động du lịch và đưa đến sự phát triển của du lịch. Đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo nên sự gắn kết giữa các địa phương với nhau trong xúc tiến du lịch. Bởi vì, muốn tạo ra hình ảnh biểu trưng mang tính đại diện cho toàn vùng thì mỗi địa phương phải có một hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú và đặc biệt là có sức hấp dẫn du khách. Tài nguyên du lịch càng phong phú và đặc sắc thì việc liên kết để nhằm tạo ra các tour, tuyến phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch sẽ càng nhiều. Đồng thời, giữa các địa phương phải có sự tương đồng nhất định về mặt tài nguyên tự nhiên cũng như nhân văn để có thể liên kết xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm ấy ra thị trường. Từ đó có thể xây dựng những tour du lịch liên tỉnh theo hình thức du tuyến du lịch chủ đề, cùng lúc có thể kết hợp được nhiều tài nguyên du lịch giữa các địa phương với nhau tạo sự thích thú cho du khách.

1.2.1.2. Điều kiện về hệ thống cơ sở vật chất k thuật, cơ sở hạ tầng

Ở đây bao gồm hệ thống đường giao thông, các cơ sở phục vụ cho hoạt động như khách sạn, nhà hàng, các cơ sở vui chơi giải trí… Đường giao thông thuận tiện, được nâng cấp và tu sửa thường xuyên sẽ giúp cho khoảng cách di chuyển giữa các địa điểm du lịch sẽ được giảm xuống, thời gian di chuyển sẽ nhanh hơn. Đây là một trong những yếu tố được bàn đến khi diễn ra sự liên


kết trong phát triển du lịch nói chung và liên kết xúc tiến du lịch nói riêng. Bởi lẽ, không phải bất cứ một địa phương nào cũng có hệ thống đường giao thông đ p và hiện đại, vì vậy khi liên kết với nhau thì việc hoàn thiện các trục đường về giao thông và có sự đồng bộ như nhau là rất cần thiết.

Liên kết xúc tiến du lịch cũng đòi hỏi phải có đầu tư trong việc xây dựng các khách sạn hoặc nhà nghỉ có cùng tiêu chuẩn sao hoặc đạt tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của du khách; xây dựng hệ thống các nhà hàng cũng như chất lượng trong các nhà hàng theo kiểu tạo thành các cơ sở có tiếng; xây dựng các khu resort, khu vui chơi tạo sự thoải mái cho du khách.

1.2.1.3. Điều kiện về nguồn nhân lực du lịch

Đào tạo nguồn nhân lực, sự luân chuyển nguồn nhân lực lao động trong ngành du lịch từ các địa phương có sự liên kết tạo nên sự đa dạng về việc hiểu biết về phông văn hóa của các địa phương khác nhau, trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình phục vụ khách du lịch. Đó là việc mở các lớp tập huấn trong công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực lao động, đào tạo thêm kiến thức cho những nhân lực lao động này, đào tạo thêm về kĩ năng nghiệp vụ nhằm nâng cao hơn nữa trình độ của mình trong việc phục vụ khách du lịch từ đó tạo sự hài lòng với khách du lịch.

Nguồn nhân lực du lịch cần có sự tương đồng về trình độ để có thể tạo nên sự đồng đều về chất lượng, bên cạnh đó cũng cần có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản và chất lượng cao để có thể tiến hành sự liên kết về mặt này khi các vùng hoặc địa phương liên kết còn yếu về việc đào tạo, chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực còn thấp.

1.2.1.4. Điều kiện về chủ trương và chính sách

Khi đề cập đến vấn đề chủ trương, chính sách Nhà nước trong xúc tiến du lịch, Điều 80. Luật Du lịch (2005) đã quy định:


“1. Nhà nước quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

2. Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chuyên gia, phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài tham gia vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người, du lịch Việt Nam.

4. Nhà nước khuyến khích và có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư trong xã hội” [15].

Dựa trên cơ sở đó, có thể thấy việc liên kết xúc tiến du lịch là một trong những hướng đi, định hướng cho việc phát triển du lịch trong những năm tới, đặc biệt khi diễn ra sự liên kết xúc tiến du lịch thì việc đưa ra các chủ trương cho sự phát triển về du lịch nói chung và liên kết xúc tiến du lịch nói riêng là một trong những việc làm hết sức quan trọng; đòi hỏi cần có sự họp bàn giữa các bên tham gia nhằm thảo luận để đề ra các chủ trương, nêu ý kiến và góp ý để có thể đặt ra một hướng đi đúng đắn nhất cùng với những chiến lược hiệu quả và giải pháp khả thi trong liên kết xúc tiến du lịch. Đồng thời thông qua chủ trương phát triển này các địa phương trong vùng sẽ không bị phát triển lệch hướng.

Các chính sách sau khi tiến hành liên kết ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích cũng như sự phát triển của cả vùng trong vấn đề xúc tiến du lịch. Bởi vì, các địa phương khi tiến hành liên kết phải đưa ra những chính sách hợp lí dựa trên


sự đồng thuận chung sau khi có sự bàn bạc để tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Nếu không có sự thống nhất về các chính sách sẽ dẫn đến sự lệch nhau về các vấn đề mà khi liên kết diễn ra đã bàn bạc và thống nhất.

Những chính sách này cùng phải dựa trên những đặc điểm về du lịch của từng vùng, từng địa phương để bàn bạc và đưa ra chính sách cuối cùng nhằm tạo ra sự thuận lợi nhất cho mỗi địa phương. Trên cơ sở thuận lợi của từng địa phương đó sẽ tạo sự thuận lợi cho cả vùng phát triển du lịch. Đây chính là hành lang pháp lí giúp cho sự liên kết đi tới thành công.

1.2.2. Nội dung liên kết xúc tiến du lịch

Căn cứ các nội dung về xúc tiến du lịch đã nêu ở trên thì liên kết xúc tiến du lịch được thực hiện với 4 nội dung sau:

1.2.2.1. Liên kết trong nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch

Du lịch là ngành công nghiệp không khói có tiềm năng phát triển cực kì lớn. Trong thời đại toàn cầu hóa, việc di chuyển, tham quan và du lịch giữa các quốc gia ngày nay đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Khách du lịch vì thế mà vô cùng đa dạng, đến từ nhiều tầng lớp khác nhau, cùng với thói quen và hành vi tiêu dùng khác nhau. Ngược lại, ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực, ngành công nghiệp du lịch phát triển hay không, dịch vụ du lịch được đầu tư đến đâu cũng là điều du khách quan tâm. Để kết nối được cung và cầu, các tổ chức và doanh nghiệp cần nắm rõ thị trường du lịch mà họ đang nhắm tới để đưa ra những chiến lược phát triển hợp lí.

Đối với quy mô vùng, việc các địa phương cùng liên kết nghiên cứu thị trường du lịch mục tiêu và thị trường du lịch tiềm năng là điều cấp thiết. Việc hiểu biết về nhóm khách hàng mục tiêu và thói quen tiêu dùng du lịch của họ sẽ giúp điểm đến tìm ra biện pháp thích hợp để đưa sản phẩm du lịch của mình vào thị trường một cách thành công.


Qua việc liên kết nghiên cứu thị trường, các địa phương sẽ hình thành ý tưởng phát triển một sản phẩm mới mang tính đặc thù của toàn vùng và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể.

Nhờ việc liên kết này, các địa phương cũng giảm thiểu lãng phí tiền bạc và công sức so với hoạt động nghiên cứu thị trường một cách độc lập.

1.2.2.2. Liên kết trong hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, truyền thông, quan hệ công chúng

Liên kết trong hoạt động quảng cáo là việc các địa phương cùng thống nhất quan điểm và hành động để có chung những hoạt động quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ cũng như môi trường du lịch của mình. Tùy vào tình hình thực tế, các nhóm địa phương khi liên kết với nhau trong quảng cáo có thể chọn các hình thức sau:

- Xuất bản và phát hành ấn phẩm thông tin: là một hình thức xúc tiến, quảng bá truyền thông. Ấn phẩm thông tin là tất cả những dạng in ấn hoặc điện tử được thiết kế nhằm tạo ra sự nhận biết đối với khách hàng hiện tại và tiềm năng, kích thích nhu cầu và ham muốn về một sản phẩm hay điểm đến cụ thể nào đó. Do vậy, việc các địa phương tổ chức liên kết xuất bản và phát hành ấn phẩm thông tin sẽ tạo được hình ảnh ấn tượng, thông điệp hướng dẫn về điểm đến du lịch/vùng du lịch trên các ấn phẩm truyền thông sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc thu hút khách du lịch hiện tại cũng như khơi gợi sự tò mò khám phá điểm đến đối với những khách du lịch tiềm năng.

- Trưng bày du lịch và phim ảnh du lịch: là hình thức quảng cáo thông qua các phòng trưng bày du lịch của một địa phương hay chiếu các cuộn phim về địa phương hoặc điểm du lịch của mình để thu hút khách. Hiện nay, hình thức này đang được tận dụng triệt để trong các chương trình liên kết nội vùng và liên vùng du lịch.


- Quảng cáo hoán đổi: là việc các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan truyền thông hợp tác với nhau trong quảng cáo trên cơ sở các hợp đồng thỏa thuận.

- Quảng cáo hợp tác: là cách mà các doanh nghiệp du lịch vẫn tăng cường quảng cáo được mà lại giảm chi phí. Các doanh nghiệp dàn xếp để quảng cáo chung cho cả vùng và chi phí được phân chia đều cho các doanh nghiệp tham gia quảng cáo.

Quan hệ công chúng là cách thức hoạt động tạo dựng duy trì và phát triển các mối quan hệ với các tầng lớp công chúng khác nhau. Hoạt động này nhằm tạo ra một ấn tượng tốt, một hình ảnh đ p trong công chúng là cho công chúng yêu thích doanh nghiệp, qua đó để đính chính những thông tin nhiễu và loại bỏ các thông tin sai lệch.

Liên kết quan hệ công chúng trong xúc tiến du lịch được thực hiện thông qua các công cụ như báo cáo, các bài thuyết trình, các tài liệu, số liệu, hình ảnh/âm thanh và những hoạt động dịch vụ khác có liên quan đến điểm đến/nhóm điểm đến du lịch. Khi thực hiện liên kết trong hoạt động xúc tiến du lịch này, phải đảm bảo những quyết định chủ yếu sau: xác định mục tiêu (tạo ra sự biết đến, tạo dựng sự tín nhiệm, trợ giúp cho lực lượng bán hàng và giảm bớt chi phí khuyến mãi), lựa chọn thông điệp và công cụ quan hệ với công chúng (thường là các bài viết về điểm đến du lịch), luôn đảm bảo tính chính xác của các thông tin được đăng tải, đánh giá kết quả quan hệ với công chúng (sử dụng các phương pháp như đo lường số lần thông tin có thể xuất hiện, đo lường sự thay đổi thái độ của khách hàng với điểm đến du lịch, đo lường sự thay đổi của doanh số và lợi nhuận của điểm đến du lịch).

Tùy vào tình hình phát triển du lịch tại các địa phương mà việc liên kết xúc tiến quan hệ công chúng có thể chọn công cụ là các phương tiện truyền thông đại chúng hay các sự kiện về du lịch như:

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 14/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí