Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 2


W.(1992) “Marketing Tourism Destination”, Davidson R. and Maitland R. (1997), “Tourism destination”, Morgan, Nigel (1998), “Tourism promotion & Power: Creating images. Creating identities”, Philip Kotler, Bowen và Markens (2003) “Marketing for hospitality and Tourism”. Lawton và Weaver (2005) “Tourism management”, Steven Pike(2008) “Destination Marketing”, Simon Hudson (2008) “Tourism and Hospitality Marketing”, Eric Law (1995), Tourist destinional management; Francois Vellas (1999), The international marketing of travel and tourism; Stephen Page (1995), TourismUban … Những bài viết này chủ yếu xem xét việc xúc tiến du lịch theo hướng xúc tiến điểm đến và thiên nhiều về khía cạnh lý thuyết thông thường hoặc nghiên cứu dựa trên quan điểm tiếp cận vùng/khu du lịch (theo hệ thống phân vị) và nhấn mạnh cấu trúc mỗi điểm đến du lịch.

Ở Việt Nam, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Tháng 6/2004, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam, tuy nhiên trên 50 bài viết trong Kỷ yếu chưa có bài chuyên khảo nào đề cập đến liên kết xúc tiến du lịch các tỉnh Đông Bắc.

Bên cạnh đó, còn có các công trình khoa học đã công bố như: Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2005) “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm”, Hoàng Lê Minh (2008) “Tiếp thị trong kinh doanh du lịch”, Nguyễn Văn Dung (2009) “Chiến lược, chiến thuật quảng bá marketing du lịch”, Trần Ngọc Nam - Hoàng Anh (2009) “Cẩm nang nghiệp vụ tiếp thị du lịch & Quy định pháp luật mới về kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn”.

Ngoài ra còn có các luận văn thạc sỹ như: Nguyễn Thu Thủy (2007), “Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịchMICE cho điểm đến Hà Nội”, Ngô


Minh Châu (2009), “Hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại Trung Quốc”, Bùi Văn Mạnh (2011), “Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003 – 2009”, Lê Thành Công (2011), “Hoạt động xúctiến của du lịch Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc – Thực trạng và giải pháp”, Đinh Trà Nhi (2011), “Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng”. Các luận văn này đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về xúc tiến du lịch và đồng thời đi sâu phân tích thực trạng hoạt động xúc tiến ở một số điểm đến.

Đặc biệt, có một số bài báo, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu về hoạt động liên kết phát triển du lịch và liên kết xúc tiến du lịch như: Tạp chí Du lịch Việt Nam, số8/2010, Vụ Thị trường – Tổng cục Du lịch (2010), “Liên kết xúc tiến du lịch cho các tỉnh Bắc Trung Bộ - Thực trạng và giải pháp”, Trần Nguyên Trực – Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Khonkean Thái Lan, “Kinh nghiệm xúc tiến du lịch tại Lào và Thái Lan thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao”, Kỷ yếu Hội thảo liên kết phát triển du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, Nghệ An, 2010.

Tiêu biểu có thể kể tới Thông báo 205/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc tại Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc và gặp gỡ Ngoại giao đoàn năm 2014 thể hiện sự chú trọng đến vấn đề liên kết phát triển du lịch nhưng tập trung chủ yếu vào vùng Tây Bắc, vùng núi Đông Bắc chỉ là sự mở rộng trong chiến lược phát triển du lịch của Tây Bắc.

Bên cạnh đó, nhiều đề tài nghiên cứu về việc phát triển du lịch của các tỉnh Đông Bắc cũng đã đề cập đến xúc tiến du lịch nhưng chỉ dừng lại ở mức độ đơn lẻ chứ chưa tập trung đi sâu tìm hiểu vào vấn đề liên kết xúc tiến du lịch trong vùng. Vì vậy, có thể đảm bảo đề tài nghiên cứu này không trùng lặp và có hướng đi mới so với các công trình khoa học đã được công bố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 2

- Mục tiêu nghiên cứu:

+ đề xuất định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ ngành Du lịch học, tác giả đã tập trung làm rõ:

+ Nghiên cứu tổng quan có chọn lọc những tài liệu lý thuyết về du lịch, xúc tiến, xúc tiến du lịch, liên kết xúc tiến du lịch.

+ Tìm hiểu và phân tích và đánh giá thực trạng xúc tiến du lịch của các tỉnh Đông Bắc và thực trạng liên kết xúc tiến du lịch trong vùng.

+ Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc liên kết xúc tiến du lịch giữa các tỉnh Đông Bắc.

+ Phát hiện triển vọng của việc liên kết xúc tiến du lịch giữa các tỉnh Đông Bắc

+ Đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả liên kết xúc tiến du lịch giữa các tỉnh Đông Bắc

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu hoạt động liên kết xúc tiến du lịch của các tỉnh Đông Bắc (cơ chế, chính sách, chương trình, hoạt động xúc tiến để phát triển du lịch của vùng).

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: nghiên cứu 6 tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. (Do những đặc thù về hệ thống tài nguyên du lịch của vùng Đông Bắc cũng như trong bối cảnh 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã có những bước đi liên kết xúc tiến du lịch mạnh mẽ thì luận văn đã giới hạn đề tài thực hiện trong phạm vi 6 tỉnh


Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, chứ không nghiên cứu toàn bộ vùng Đông Bắc.)

+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2013 – 2015.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu đề tài là phương pháp tiếp cận hệ thống, biện chứng, lô gíc và lịch sử. Trong từng chương, theo yêu cầu nghiên cứu và soạn thảo, người viết sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phương pháp này là việc nghiên cứu những nguồn thông tin thứ cấp thu được từ tài liệu nghiên cứu có trước, có sẵn. Đó là hệ thống các số liệu và thông tin thể hiện qua các báo cáo, các tài liệu thống kê có liên quan đến xúc tiến du lịch của các tỉnh Đông Bắc. Sau khi đã tiếp cận được các nguồn dữ liệu thứ cấp thì tác giả tiến hành so sánh, phân tích và nhận xét, đánh giá những thông tin trên nhằm sử dụng vào những nội dung có liên quan trong luận văn.

Phương pháp nghiên cứu thực địa: Tiến hành khảo sát điền dã các tỉnh Đông Bắc để thu thập thông tin về các nguồn lực phục vụ cho việc liên kết xúc tiến du lịch của vùng; trực tiếp quan sát, phỏng vấn, ghi âm, chụp hình, thu thập số liệu và tài liệu tại địa phương. Đây là phương pháp đặc biệt quan trọng đối với việc thực hiện luận văn, bởi chỉ có thông qua các tư liệu thực tế và cụ thể mới giải quyết tốt được nội dung mà đề tài đề ra.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh: Thu thập, xử lý nguồn tư liệu thứ cấp (các bài viết, tạp chí, các sách xuất bản tại địa phương, báo cáo tổng kết số liệu thống kê liên quan đến đề tài...); phân loại tổng hợp thông tin thông qua các bảng biểu… và so sánh, đối chiếu với những thông tin thu nhận từ điều tra, phỏng vấn tại thực địa. Sau quá trình phân tích dữ liệu, dùng phương pháp đánh giá để đưa ra nhận xét về thực


trạng liên kết xúc tiến du lịch của vùng Đông Bắc và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc liên kết xúc tiến ấy.Việc xử lý thông tin tốt sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác cho các luận điểm khoa học của luận văn.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống cơ sở lý thuyết về xúc tiến du lịch và liên kết xúc tiến du lịch.

Ý nghĩa thực tiễn: Liên kết vùng trong xúc tiến du lịch là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch cho các địa phương trong một vùng, đặc biệt trong điều kiện nguồn lực cho các hoạt động xúc tiến du lịch của từng địa phương còn nhiều hạn chế. Liên kết xúc tiến du lịch giúp quảng bá hiệu quả hơn về điểm đến, về sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch của địa phương. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc liên kết xúc tiến du lịch ở các tỉnh trong khu vực Đông Bắc chưa được đẩy mạnh và gặp nhiều hạn chế. DO đó, việc nghiên cứu, đề xuất các định hướng và giải pháp đẩy mạnh liên kết xúc tiến du lịch của các tỉnh khu vực Đông Bắc đáp ứng được tính thời sự, có ý nghĩa thực tiễn.

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:

- Chương 1. Tổng quan về liên kết xúc tiến du lịch

- Chương 2. Thực trạng liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc

- Chương 3. Giải pháp liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH


1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Xúc tiến

Theo Từ điển tiếng Việt thì “xúc tiến” có nghĩa là làm cho tiến triển nhanh hơn.

Các nhà kinh tế Đông Âu cho rằng “xúc tiến là một công cụ, một chính sách thương mại nhằm làm năng động và gây ảnh hưởng định hướng giữa người mua và người bán, là một hình thức hoạt động tuyên truyền nhằm mục đích đạt được sự chú ý và chỉ ra những lợi ích của khách hàng tiềm năng về hàng hóa và dịch vụ” [14, tr. 6].

Theo Philip Kotler, xúc tiến là “hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng” mà marketing được hiểu là “một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn, thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác” [18, tr. 10].

Như vậy, bản chất của hoạt động xúc tiến là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua. Đó chính là việc sử dụng những công cụ truyền thông để thúc đẩy việc bán hàng cũng như giúp khách hàng hiểu thêm về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp.

1.1.2. Xúc tiến du lịch

Theo khoản 17, điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch”.

Đây là một quan niệm khá rộng về xúc tiến du lịch, bao hàm từ việc tuyên truyền, quảng cáo về điểm đến, nâng cao nhận thức xã hội, huy động


nguồn lực, tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch… Tuy nhiên, có thể khái quát khái niệm này ở 3 nội dung cơ bản sau:

- Một là tạo nên sự thu hút du lịch bằng việc truyền tải thông tin, hình ảnh hấp dẫn về điểm đến.

- Hai là tuyên truyền tạo dựng sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư.

- Ba là thúc đẩy sự phát triển du lịch nhằm tăng sự hấp dẫn đối với thị trường khách mục tiêu của điểm đến

Điều 79. Luật Du lịch Việt Nam (2005) cũng đã xác định xúc tiến du lịch gồm 4 nội dung sau:

(1). Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam; các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;

(2). Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;

(3). Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch;

(4). Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch” [15].

Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm xúc tiến du lịch nêu trên để nhìn nhận việc 6 tỉnh miền núi Đông Bắc Việt Nam Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang cùng hợp tác trong công tác xúc tiến du lịch chung cho khu vực. Tức là luận văn coi


khu vực Đông Bắc (6 tỉnh nói trên) là một điểm đến du lịch (một vùng lãnh thổ bao gồm nhiều tỉnh có quan hệ mật thiết về điều kiện địa chính trị, địa kinh tế, địa nhân văn…)

1.1.3. Liên kết xúc tiến du lịch

Theo Từ điển Tiếng Việt, liên kết có nghĩa là “gắn chặt với nhau”, là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc từ nhiều tổ chức riêng rẽ để cùng hợp sức thực hiện một hoạt động gì đó. Hay nói một cách khác, liên kết là các chủ thể tham gia hoạt động này gắn bó chặt chẽ đồng thời có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau về một vấn đề hay một lĩnh vực cụ thể nào đó. Mục đích của sự liên kết này nhằm tạo ra sự đồng nhất về kết quả và điều quan trọng hơn cả là tạo ra được sức mạnh tổng hợp đưa các đối tượng tham gia hoạt động liên kết phát triển lên một tầm cao mới.

Nhìn dưới góc độ du lịch, việc liên kết giữa các tỉnh (thành phố)/ vùng là xu thế chung hiện nay vì mỗi địa phương đều có những lợi thế nhất định. Tuy nhiên, điều quan trọng là từng điểm đến riêng lẻ này chưa khai thác hiệu quả những nguồn lực đó để phục vụ cho việc phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế địa phương nói chung. Một trong những nguyên do chính xuất phát từ việc sản phẩm/dịch vụ du lịch ở mỗi nơi còn phát triển tự phát, đơn điệu, manh mún, không thu hút khách du lịch; hình ảnh về điểm đến mờ nhạt; sản phẩm du lịch liên tục bị sao chép và kém chất lượng… Do đó, việc cấp thiết cần phải làm ngay là liên kết giữa các tỉnh thành, vùng với nhau để cùng tạo ra một sức mạnh tổng hợp trong phát triển du lịch.

Mục tiêu của việc liên kết ở đây chính là tạo ra thị trường mới cũng như mở rộng thêm thị trường, xác lập sự ổn định mới cho sản phẩm du lịch nhằm nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm đó với những sản phẩm khác cùng loại. Liên kết nhằm xây dựng những điểm mạnh, điểm nổi bật của vùng liên kết thành điểm du lịch nổi bật và có sức lan tỏa. Trong xu thế hội nhập

Ngày đăng: 14/08/2024