Thực Trạng Liên Kết Xúc Tiến Du Lịch Khu Vực Đông Bắc


Qua 10 năm (2006 - 2016) hợp tác liên kết du lịch chung của 3 địa phương đã mang lại những kết quả khá tích cực. Đó không chỉ là hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến mà việc liên kết còn thể hiện trong xây dựng chính sách quản lý, phát triển sản phẩm du lịch; phát triển nguồn nhân lực… giúp từng bước định vị thương hiệu du lịch vùng của 3 địa phương như là một điểm đến có giá trị và thú vị nhất ở Việt Nam với sản phẩm đa dạng, chất lượng.

Với kết quả hoạt động liên kết xúc tiến du lịch tích cực như vậy, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế đã mang đến cho khu vực Đông Bắc bài học kinh nghiệm về việc xây dựng cơ chế liên kết, mà nổi lên là việc đồng thuận theo cơ chế tổ chức luân phiên các hoạt động xúc tiến chung. Đồng thời, 3 địa phương này cũng thành công trong việc xác định và xây dựng sản phẩm đặc thù mang tính kết nối liên tỉnh mạnh mẽ. Khu vực Đông Bắc còn nên học tập kinh nghiệm định vị và phát triển thương hiệu du lịch vùng của 3 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế.


Tiểu kết chương 1


Với vai trò là phần trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa được những phạm trù lý thuyết có liên quan đến liên kết xúc tiến du lịch theo hướng tiếp cận marketing du lịch. Bên cạnh đó, chương 1 cũng liên hệ được bài học kinh nghiệm về thực hiện liên kết xúc tiến du lịch của khu vực Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Đà Nẵng – Quảng Nam – Thừa Thiên Huế. Nói một cách khác, chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của để làm căn cứ triển khai các chương mục tiếp theo của luận văn.


Chương 2. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT XÚC TIẾN DU LỊCH KHU VỰC ĐÔNG BẮC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Khu vực Đông Bắc (phạm vi nghiên cứu trong luận văn gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang) là vùng lãnh thổ ở hướng Bắc vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam. Gọi là Đông Bắc để phân biệt với vùng Tây Bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội. Đây là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Tây Bắc và Đồng bằng sông Hồng).

Ranh giới địa lý phía tây của vùng đông bắc còn chưa rõ ràng. Chủ yếu do chưa có sự nhất trí giữa các nhà địa lý học Việt Nam về ranh giới giữa vùng tây bắc và vùng đông bắc nên là sông Hồng, hay nên là dãy núi Hoàng Liên Sơn. Vùng đông bắc được giới hạn về phía bắc và đông bởi đường biên giới Việt-Trung, phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ, phía nam giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo và vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Liên kết xúc tiến du lịch khu vực Đông Bắc - 6

Khu vực Đông Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Kỳ Cùng, v.v...

Tuy nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng vì địa hình cao, lại có nhiều dãy núi hình cánh cung mở ra ở phía bắc, chụm đầu về Tam Đảo, vào mùa Đông có gió Bắc thổi mạnh, rất lạnh, còn mùa hè mát mẻ, do đó vùng này có đặc khí hậu cận ôn đới. Vùng núi ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn có thể có lúc nhiệt độ xuống dưới 0°C và có băng giá, đôi khi có tuyết rơi. Các vùng ở đuôi các dãy núi cánh cung cũng rất lạnh do gió.

Vùng Đông Bắc có vị trí chiến lược và vai trò xung yếu trong an ninh quốc phòng. Trong lịch sử Việt Nam, nhiều lần các thế lực phương Bắc xâm


lược đã thâm nhập vào vùng này trước tiên. Nơi đây có các con đường được các nhà sử học Việt Nam gọi là con đường xâm lược, đó là đường bộ qua Lạng Sơn. Đã có nhiều trận đánh ác liệt giữa quân và dân Việt Nam với giặc ngoại xâm ngay khi chúng thâm nhập vào vùng này. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng có các trận đánh lớn như chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới thu đông (1949), v.v... Cuối thập niên 1970 và trong thập niên 1980, quân Trung Quốc đã tấn công dữ dội Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên giới ở vùng đông bắc.

2.1. Điều kiện liên kết xúc tiến du lịch của khu vực Đông Bắc

2.1.1. Tài nguyên du lịch

6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn với du khách, có khả năng tiếp nhận một lượng lớn khách du lịch và đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các đối tượng khác nhau.

Về mặt tự nhiên, vùng này có rất nhiều cảnh đ p, với địa hình đa dạng chủ yếu là núi đồi và cao nguyên. Đặc biệt, vùng còn có những dãy núi hùng vĩ như đỉnh Tây Côn Lĩnh, Kiều Liên Ti, Ta Pu Leng cao ngất trời, hay những thung lũng nên thơ, huyền ảo. Nơi đây cũng là vùng đất tập trung nhiều sông suối khá dày đặc; tuy một số bị chia cắt nhiều, phức tạp song cũng không làm mất đi vai trò to lớn của nó trong khung cảnh nơi đây và trong việc phát triển kinh tế các tỉnh Đông Bắc. Do địa hình phức tạp nên nhìn chung khí hậu nơi đây phân mùa rõ rệt và nhiệt độ giữa các vùng không đồng đều. Hầu hết các tỉnh đều có khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Song mỗi địa phương lại có những nét riêng biệt: nếu Cao Bằng gần như là khí hậu cận ôn đới với bốn mùa xuân – hạ - thu – đông rõ rệt thì Thái Nguyên lại chia ra hai mùa khô và mưa. Một số vùng núi cao của Hà Giang, Lạng Sơn mang khí hậu ôn đới, còn Tuyên Quang lại mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ


trung bình toàn vùng khá mát mẻ nhưng có sự chênh lệch giữa các địa phương. Đặc biệt, mùa đông có thể có tuyết rơi ở một số điểm cao như Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Diện tích rừng bao phủ của vùng khá lớn, có nơi lên tới hơn 50%.

Cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, đặc biệt là Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) hùng vĩ nằm ở độ cao bình quân trên 1.400 m so với mặt nước biển. Nơi có tới hàng trăm biểu hiện di sản địa chất: cổ sinh, địa tầng, địa mạo, cấu trúc – kiến tạo, karst, đá, cổ môi trường,… Tính đa dạng địa chất và khả năng bảo tồn tốt của chúng trong điều kiện tự nhiên của khu vực đã đem lại những giá trị, tiềm năng lớn cho phát triển du lịch, nghiên cứu và giáo dục địa chất. Những tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên, nổi bật là các di sản địa chất, cùng với những giá trị di sản nhân văn của khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để phát triển một công viên địa chất mà quan trọng hơn là nó sẽ trở thành biểu tượng du lịch và di sản tự nhiên văn hóa của Hà Giang. Đồng thời có nhiều cảnh quan hấp dẫn như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, thác Bản Giốc, thác Đầu Đẳng, thác Dải Yếm, thác Mơ và nơi núi Các Mác, suối Lê Nin và các cánh rừng già nguyên sinh như khu rừng cấm Tam Đảo với hệ sinh thái rừng nhiệt đới làm thoả mãn trí tò mò của các du khách với lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học.

Về mặt văn hoá lịch sử, vùng này phản ánh bề dày lịch sử Việt Nam. Những di tích khảo cổ học chứng minh cho nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử qua các triều đại của nước ta còn được bảo toàn hoặc phục hồi như khu rừng Trần Hưng Đạo, khu Cao Bằng Pắc Pó và nhiều danh thắng lịch sử khác rất có giá trị về khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức. Bên cạnh đó với những lễ hội truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho khách du lịch, thăm


quan tìm hiểu và nghiên cứu. Đây cũng là vùng được khai sinh từ rất sớm trong lịch sử nên nó là nơi lưu chứa nhiều di sản văn hóa đặc sắc với truyền thống lâu đời của hàng chục dân tộc khác nhau. Đây là một địa danh du lịch đáng nhớ bởi cảnh quan thiên nhiên và con người nơi đây không hề giống so với các vùng còn lại trên cả nước. Hầu như đến với nơi đây, du khách được hòa mình vào trong các điệu múa, tiếng khèn trong các dịp lễ hội, đắm mình vào không gian văn hóa đặc sắc với những sản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo mà chỉ có cư dân miền núi mới có được, đó là những chiếc khăn thêu, túi vải, áo váy với các loại hoa văn rực rỡ, tinh tế. Đặc biệt hơn nữa du khách còn có dịp tham dự các phiên chợ vùng cao của cư dân địa phương và khám phá được nhiều điều mới lạ.

Đông Bắc nổi tiếng với Hà Giang – vùng đất địa đầu của Tổ quốc, nơi có hơn 20 dân tộc sinh sống, với hàng chục lễ hội đầu xuân kéo dài hàng tuần mang tính chất tổng hợp: cầu mưa, cầu mùa, cầu con trai, mừng công, mừng nhà mới… với các trò chơi dân gian như bắn nỏ, hát giao duyên, ném Pao, lảy cỏ… Đặc biệt, Hà Giang còn có chợ tình Khâu Vai (Mèo Vạc) – là nơi h n hò thiêng liêng cho bao đôi lứa, là hiện thân của sự nhân văn nhân ái trong lối sống của đồng bào vùng cao. Bên cạnh đó là Cao Bằng với truyền thống văn hóa lâu đời của người Tày, thể hiện trong các lễ hội truyền thống, dân ca dân vũ (hát đối đáp, hát Then…). Tiêu biểu nhất là hội M Trăng (với không khí hội pha trộn giữa thực tại và huyền ảo trong mối quan hệ giữa người trần tục và cõi tiên trong tiết trời xuân), hội Lồng tồng, hội Thanh Minh… Với các đền chùa hấp dẫn du khách như: chùa Viên Minh, đền Xuân Lĩnh… nơi ghi dấu công trạng của những anh hùng có công đánh giặc cứu nước.

Còn nói đến di tích cách mạng của vùng Đông Bắc phải kể đến 3 tỉnh nổi bật là Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang. Trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ, đây là những cái nôi cách mạng. Ngày nay, Chính phủ đã


công nhận một số điểm là di tích cách mạng. Nổi bật nhất là di tích Tân Trào

– Thủ đô kháng chiến thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi làm việc của các vị lãnh đạo, cơ quan trung ương Đảng và chính phủ Việt Nam. Đình Tân Trào là nơi mà các đại biểu khắp mọi miền đất nước đã về dự họp Quốc dân đại hội 16/08/1945. Cũng từ nơi đây quốc kỳ, quốc ca, ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam đã được khai sinh. Cây đa Tân Trào gắn với sự kiện đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản quân lệnh số 1 và đội quân giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên giải phóng về Hà Nội. Tiếp đến là đình Hồng Thái, nơi dừng chân đầu tiên của Hồ Chủ Tịch trên đường người đến Tân Trào (5/1945), là trạm thường trực của ATK của trung ương đóng ở Tân Trào. Nói đến Thái Nguyên là người ta nhớ ngay đến tên một địa danh – di tích ATK Định Hóa – đó là an toàn khu, là trung tâm lãnh đạo của kháng chiến 9 năm cứu quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo cách mạng đã họp và làm việc ở đây từ 1947 đến 1954, đồng thời là nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tại đây có nhiều chứng tích về nơi ở và làm việc của Hồ Chủ tịch và nhiều vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra còn vô số những điểm gắn với các chứng tích lịch sử như: di tích Pò Ket, hầm bí mật Dốc Tiệm và hội trường chữ U (thuộc tỉnh Bắc Kạn), thành cổ nhà Mạc, di tích đền Hạ, hang Bòng, lán Nà Lừa, di tích Kim Bình, di tích ATK Kim Quan, di tích Đá Bàn (thuộc tỉnh Tuyên Quang), di tích núi Văn – núi Võ, di tích làng Quặng, di tích cách mạng xã Tiên Phong, di tích Căng Bá Vân, nhà tù Chợ Chu, di tích Điềm Mặc (thuộc tỉnh Thái Nguyên).

Hơn nữa, đây cũng là vùng có nhiều dân tộc cùng sinh sống, vì vây kho tàng văn hóa của dân cư trong vùng khá phong phú. Bẳn sắc văn hóa riêng của dân tộc tạo nên sự đa dạng và độc đáo của địa phương. Bản sắc văn hóa truyền thống được lưu giữ như một thứ tài sản vô giá, từ kiến thức trúc nhà cửa, nề


nếp sinh hoạt, trang phục đến tập quán sản xuất, quan hệ cộng đồng, làng bản… Mỗi mùa xuân về, người dân nhiều vùng quê lại tưng bừng mở hội, cầu người yên, vật thịnh, cầu mùa vụ bội thu: lễ hội xuân Ba Bể, hội Phủ Thông, hội Lồng tồng, hội chùa Thạch Long, hội Xuân Dương (Bắc Kạn), hội làng Giếng Tanh, lễ hội quá tang của người Dao (Tuyên Quang), lễ hội đền Đuổm, hội Hích, hội chùa Hang, hội làng cơm hỏm (Thái Nguyên)…

Đến với Lạng Sơn, một tỉnh địa đầu của Tổ quốc với nhiều danh thắng đ p và có nhiều di tích lịch sử và những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc. Tỉnh có di tích văn hóa khảo cổ Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha. Đây là nơi phát hiện ra các di chỉ của người Việt thời sơ sử, tiền sử, nó in đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Những dân tộc có đông dân cư như Tày, Nùng, Việt/Kinh, Dao. Họ có nhiều phong tục tập quán rất độc đáo. Dân tộc Nùng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú và nhiều làn điệu dân ca mang đậm bản sắc dân tộc. Người Nùng có hai làn điệu nổi tiếng là Sli và hát Then. Sli là lối hát giao duyên nam – nữ rất độc đáo và ấn tượng. Then là thể loại ca nhạc tín ngưỡng tổng hợp có lời, có nhạc làm say đắm lòng người. Dân tộc Tày có nền văn hóa cổ truyền, có điệu dân ca phổ biến là hát Lượn. Người Sán Chay nổi tiếng với Sình Ca, múa đâm cá, múa thắp đèn… Với truyền thống như vậy, Lạng Sơn có khả năng khai thác những thế mạnh này phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước. Lễ hội được tổ chức rải rác quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào dịp đầu xuân: lễ hội Kì Lừa (22 – 27 tháng Giêng), hội đền Bắc Lệ (10/1 – 15/2), hội chùa Tà Và (12 – 15/4), lễ hội Cô Hai (giữa tháng Giêng đến giữa tháng Hai ÂL)… Lạng Sơn còn nổi tiếng với các công trình đền chùa. Được nhiều người biết đến nhất là chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh, thuộc thành phố Lạng Sơn, có tấm bia “thiền động pháp luân thường chuyển”, hệ thống tượng Phật khá phong phú. Ngoài ra còn có chùa Tam giáo – động Nhị Thanh, chùa Tiên, đền Tả


Phù, đền Kỳ Cùng, đền Bắc Lệ, chùa Diên Khánh… với những kiến trúc độc đáo, hấp dẫn du khách đến chiêm ngưỡng. Lạng Sơn cũng có nhiều di tích gắn liền với các sự kiện lịch sử: di tích Bắc Sơn (nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa vũ trang của quân du kích năm 1940, chống phát xít Nhật vào đánh Lạng Sơn), thành cổ Đoàn Thanh, thành nhà Mạc, ải Chi Lăng…

Nhìn chung, khu vực Đông Bắc có một hệ thống tài nguyên du lịch nhiên tạo và nhân tạo đa dạng, phong phú và có sức hấp dẫn du khách, là tiền đề tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù góp phần xác định hình ảnh chung của khu vực. Tuy nhiên, nếu không có hoạt động liên kết xúc tiến du lịch thì tài nguyên du lịch khu vực sẽ bị xé lẻ, giảm tính hệ thống, không có cơ hội tạo thành sản phẩm du lịch theo những chuyên đề nhất định, hạn chế sự kết nối tuor/tuyến trong vùng.

2.1.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của khu vực Đông Bắc đã có sự phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Hiện nay, trên toàn vùng, hệ thống đường bộ với tổng chiều dài chạy qua là 44.250 km, mật độ 66 km/km2. Về hệ thống đường sắt, có tuyến Hà Nội – Đồng Đăng dài 163 km và tuyến Hà Nội - Quán Triều dài 76 km. Trong sự chuyển biến mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế nói chung, khu vực Đông Bắc cũng đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, nâng cấp các quốc lộ 1, 2, 3, 70… Đồng thời, các tỉnh trong vùng cũng chú ý phát triển mạng thông tin bưu chính viễn thông, cấp điện.

Tỉnh Thái Nguyên: ngành du lịch đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch như: Dự án cụm công trình dịch vụ du lịch ATK Phú Đình; dự án đường đi bộ lên hang Phượng Hoàng- suối Mỏ Gà, bãi đỗ xe khu du lịch phía Bắc Hồ Núi Cốc, dự

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/08/2024