Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 24

thu hút FDI còn hạn chế, chỉ có 211 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1.603,5 triệu USD. Đến giai đoạn 1991-1995, FDI vào Việt Nam tăng vượt bậc với 1.409 dự án và tổng số vốn đăng ký là 18.379,1 triệu USD. Đây là thời kỳ bùng nổ FDI tại Việt Nam do những thuận lợi từ Việt Nam đem lại (chi phí đầu tư kinh doanh thấp; lao động với giá rẻ, ổn định). Sang giai đoạn 1996-2000, FDI có sự sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và do môi trường đầu tư chậm được cải thiện. Trong giai đoạn 2001-2005, FDI vào Việt Nam có sự phục hồi nhưng tốc độ chậm. Giai đoạn 2006-2010, FDI biến động thất thường. Năm 2006, tổng vốn đăng ký 12.004 triệu USD, tăng 75,5% so với năm 2005. Năm 2007-2008, FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng do từ tháng 1-2007, nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO.

Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, môi trường đầu tư được cải thiện, khung pháp luật về đầu tư phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, nên làn sóng đầu tư lớn từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản đồng loạt rót vốn vào Việt Nam. Tuy vậy, trong hai năm 2009 và 2011, FDI vào Việt Nam bị sụt giảm đáng kể. Tình hình này là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư giảm sút niềm tin, bên cạnh đó lạm phát và các chi phí đầu vào tăng... Từ năm 2012 đến 2015, số lượng dự án FDI và tổng số vốn đăng ký có xu hướng cải thiện. Năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực nguồn đầu tư FDI bắt đầu tăng lên. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015. Điểm đáng lưu ý là FDI thực hiện năm 2016 tăng 9% so với 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.

Hiện nay, có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta; trong đó Đài Loan là nhà đầu tư số 1 với trên 2.146 dự án với tổng vốn đăng ký 22,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2.650 dự án với tổng vốn đăng ký 22,1 tỷ USD; tiếp theo là Singapore, Nhật Bản và Malaysia. FDI đã có mặt ở 63 tỉnh, thành trong cả nước; thành phố Hồ Chí Minh hiện là

nơi thu hút nhiều FDI nhất với trên 3.500 dự án và vốn đăng ký là 29,9 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng số vốn đăng ký. Bên cạnh FDI, từ năm 1993, nước ta bắt đầu tiếp nhận Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Số lượng vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng tăng lên. Trong 5 năm 2011- 2015, nước ta ký kết thêm được gần 27,0 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi; giải ngân được 24,3 tỷ USD. Hiện nước ta có 28 nhà tài trợ song phương và 23 tổ chức tài trợ đa phương; ngoài ra còn có trên 350 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam.

Tóm lại: Những thành tựu to lớn đã đạt được trên đây là kết quả của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu này có ý nghĩa rất quan trọng, chúng góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; đồng thời nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra thế và lực mới để nước ta phát triển mạnh mẽ hơn trong thế kỷ XXI.

7.2.2. Những hạn chế và một số kinh nghiệm

7.2.2.1. Những hạn chế cơ bản

- Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé. Tăng trưởng kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, với những ngành, những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật tư cao, chưa đi sâu vào chất lượng và còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư công và bảo hộ, bao cấp dưới nhiều hình thức của Nhà nước, làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu

vực và trên thế giới1.

- Thứ hai, sự thiếu ổn định và không đồng bộ của các cơ chế chính sách phát triển kinh tế ở tầm vĩ mô đã làm cho năng lực cạnh tranh còn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.


1 Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đã tăng hạng đứng thứ 55/137 nền kinh tế. So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn xếp sau Singapore (3/137), Malaysia (23/137), Thái Lan (32/137), Indonesia (36/137).

Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 2 - 24

hạn chế. Ở cấp doanh nghiệp và sản phẩm, do chi phí sản xuất còn khá cao, chất lượng lao động và năng suất lao động thấp đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường. Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ bé so với một số nước trong khu vực. Tuy tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng với quy mô còn nhỏ nên nguy cơ tụt hậu về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực còn khá lớn. Tăng trưởng kinh tế xã hội chưa đi đôi với phát triển bền vững về môi trường.

- Thứ ba, các tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn yếu kém, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tỷ lệ tích lũy nội bộ nền kinh tế để công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn thấp; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế thiếu vững chắc, chưa đủ sức cơ cấu lại nền kinh tế, trong khi việc sử dụng các nguồn lực phát triển còn lãng phí, phân tán, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể chế kinh tế chậm đổi mới, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ và cải cách hành chính diễn ra chậm, bộ máy vận hành chưa hiệu quả.

- Thứ tư, kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế, hội nhập kinh tế quốc tế còn chậm. Kinh doanh xuất, nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Thị trường xuất khẩu bị cạnh tranh quyết liệt, rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe; những hạn chế trong các khâu tạo nguồn hàng, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm đã làm cho hàng hóa xuất khẩu nước ta kém sức cạnh tranh; cơ cấu hàng nhập khẩu chậm thay đổi, tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô vẫn còn lớn; quy mô xuất khẩu còn nhỏ bé. Bên cạnh đó, việc kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội còn nhiều hạn chế. Còn có khoảng cách giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách văn hóa, xã hội; khoảng cách giữa các vùng và các tầng lớp dân cư ngày càng chênh lệch, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Mức độ chênh lệch khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.

7.2.2.2. Một số kinh nghiệm

Từ thực tiễn những năm đổi mới vừa qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau đây:

- Một là, đổi mới và hội nhập quốc tế không phải là từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà là phải nhận diện đúng về bản chất kinh tế của chủ nghĩa xã hội gắn với các quy luật trong phát triển kinh tế, từ đó lựa chọn hình thức, bước đi phù hợp đem đến thành công.

- Hai là, khi công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu thì cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề: công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mô hình rút ngắn; công nghiệp hóa phát huy lợi thế so sánh trong hội nhập; tăng trưởng kinh tế bền vững; những biến động kinh tế thế giới; cần tăng cường chức năng định hướng, điều tiết của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường.

- Ba là, xây dựng Nhà nước mạnh, hiện đại làm tốt chức năng định hướng, điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện công bằng và bảo đảm an sinh xã hội là hết sức quan trọng. Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, có chính sách kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.


Kết chương


Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, đạt những thành tựu to lớn. Nhờ đó Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển để trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Trong ba thập niên qua, Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Các ngành kinh tế có những thành tựu đáng kể và có sự chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tiến bộ. Trong các ngành thì nông nghiệp có bước tiến ngoạn mục trong thời kỳ đầu đổi mới. Nhờ nông nghiệp phát triển mạnh, kinh tế - xã hội

dần được ổn định sau những năm khủng hoảng. Công nghiệp, xây dựng cơ bản và các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ đều có thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu và đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới.

Có được những thành tựu này là do sự nỗ lực của toàn dân, song nhân tố hàng đầu có tầm quan trọng và mang tính quyết định nhất phải kể đến là đường lối, chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước. Xuất phát từ Đại hội Đảng lần thứ VI, qua các kỳ đại hội, đường lối, chính sách đổi mới kinh tế ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống đường lối, chính sách này đã phát huy tác dụng to lớn khai thông những bế tắc, khai thác và phát huy được các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài để thúc đẩy nền kinh tế đạt được những thành quả to lớn.

Tuy vậy, trong 30 năm phát triển vừa qua, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận thì nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Đó là sự phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế của nguồn lực được huy động. Đặc biệt trong thời gian 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô có những thời điểm thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng bị suy giảm, chậm phục hồi. Nhìn chung chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo mục tiêu đề ra đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại gặp khó khăn, buộc phải điều chỉnh mục tiêu. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém có nhiều, xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài nền kinh tế, đặc biệt có những tác động bất lợi trên thế giới tạo nên.

Để khắc phục, giải quyết những tồn tại yếu kém trên đây, tiếp tục đưa nền kinh tế đi lên, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII (2016) đã nêu ra quan điểm, phương hướng phát triển là tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu1... Hy vọng, với định hướng này nền kinh tế nước ta sẽ khắc phục

được những tồn tại yếu kém, phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai.


Tài liệu tham khảo


[1] Nguyễn Bá Ân (2012), Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn 2011-2020, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[2] Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Những điểm mới trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[3] Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những nội dung chủ yếu và mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[4] Bộ Công Thương (2017), Báo cáo Logistics Việt Nam 2017, Nxb. Công Thương.

[5] Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình (Chủ biên, 2001), Đánh thức con rồng ngủ quên, kinh tế Việt Nam đi vào thế kỷ 21, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Phạm Minh Chính, Vương Quân Hoàng (2009), Kinh tế Việt Nam, thăng trầm và đột phá, Nxb. Chính trị Quốc gia.

[7] Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Huy Vinh, Trần Khánh Hưng (Đồng chủ biên, 2013), Giáo trình lịch sử kinh tế, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.


1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, tr. 260-270.

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (năm: 1986, 1991, 1996, 2001, 2006, 2011, 2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

[9] Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[10] Vũ Như Khôi, Trần Thị Thái (2016), Quá trình hình thành

đường lối đổi mới ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[11] Võ Đại Lược (2013), Bối cảnh quốc tế và kinh tế Việt Nam thời kỳ 2000 đến 2010, Nxb. Khoa học Xã hội.

[12] Trần Nhâm (2004), Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[13] Lê Hữu Nghĩa, Lê Danh Vĩnh (Đồng chủ biên, 2006), Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[14] Đặng Phong (2008), Tư duy kinh tế Việt Nam (Chặng đường gian nan và ngoạn mục: 1975-1989), Nxb. Tri thức.

[15] Lương Xuân Quỳ (Chủ biên, 2015), Tư duy mới về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[16] Tô Huy Rứa (2006), Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Võ Văn Sen (2017), Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.

[18] Đào Xuân Sâm, Vũ Quốc Tuấn (Chủ biên, 2008), Đổi mới ở

Việt Nam nhớ lại và suy ngẫm, Nxb. Tri thức.

[19] Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[20] Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (Đồng chủ biên, 2011), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[21] Trần Văn Thọ (2017), Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam, Nxb. Tri thức.

[22] Nguyễn Văn Thường (Chủ biên, 2004), Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[23] Tổng cục Du lịch Việt Nam (2016), Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2016, Nxb. Thông tấn.

[24] Tổng cục thống kê, Vụ Tổng hợp và Thống kê (2000), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam 1975-2000, Nxb. Thống kê.

[25] Tổng cục Thống kê (2011), "Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam mười năm 1991-2000", http://www.gso.gov.vn/defaul. aspx?tabid=418&ItemID=1466 (truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2018).

[26] Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám thống kê 2015, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

[27] Tổng cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê 2016, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

[28] Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2006), Kinh tế Việt Nam

20 năm đổi mới (1986-2006): Thành tựu và những vấn đề đặt ra,

Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[29] Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Kinh tế học (1990),

45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[30] Ngô Doãn Vịnh (2013), Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển (bối cảnh và điều kiện của Việt Nam), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


Nội dung ôn tập


[1] Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng từ năm 1986 đến 2016.

[2] Những thành tựu cơ bản về kinh tế Việt Nam sau 30 năm đổi mới (1986 - 2016).

Ngày đăng: 16/09/2023