Đặc Điểm Phát Triển Tâm Sinh Lý Của Trẻ 5 – 6 Tuổi [22, Tr.117-215]

- Kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống

- Kỹ năng bảo vệ bản thân

- Kỹ năng kiên định

- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc

- Kỹ năng đương đầu với căng thẳng.

2- Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác. Nhóm này có các kỹ năng:

- Kỹ năng thiết lập quan hệ - tương tác liên nhân cách

- Sự cảm thông – thấu cảm (Empathy)

- Giao tiếp có hiệu quả

- Kỹ năng thương lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

- Kỹ năng đứng vững trước những áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc của người khác.

3- Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả, bao gồm những kỹ năng sau:

- Tư duy phê phán

- Tư duy sáng tạo

- Ra quyết định

- Giải quyết vấn đề

d. Tổ chức ESCAP (Hội đồng kinh tế xã hội Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc)

Theo tổ chức ESCAP phân loại kỹ năng sống thành 3 dạng

- Kỹ năng sống để phát triển cá nhân

- Kỹ năng sống để tạo mối quan hệ với người khác

- Kỹ năng công nghệ, theo đề nghị của các đại diện trẻ tại một hội nghị. (ESCAP nhấn mạnh đến kỹ năng công nghệ thông tin).

đ. Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn

Tác giả Nguyễn Quang Uẩn phân chia kỹ năng sống thành 3 nhóm chính [39,tr.1-3] 1- Nhóm thứ nhất: Kỹ năng về cuộc sống cá nhân, bao gồm các kỹ năng:

Kỹ năng sinh hoạt cá nhân, Kỹ năng rèn luyện giữ sức khỏe, Kỹ năng tự nhận thức

bản thân, Kỹ năng tự ý thức và có trách nhiệm với bản thân, Kỹ năng tự xác định mục đích, kế hoạch cuộc sống.

2- Nhóm thứ hai: Kỹ năng quan hệ với người khác, với cộng đồng, xã hội, bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, ứng xử, Kỹ năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách, Kỹ năng thực hiện các hành vi văn hóa xã hội, Kỹ năng thích ứng xã hội.

3- Nhóm thứ ba: Kỹ năng thực hành công việc bao gồm các kỹ năng: Kỹ năng xác định mục tiêu công việc, Kỹ năng lựa chọn và xác định các giá trị, Kỹ năng hoạch định công việc, Kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, Kỹ năng tổ chức thực hiện công việc có kết quả, Kỹ năng đánh giá công việc và rút kinh nghiệm về công việc, Kỹ năng chuẩn bị cho các công việc tiếp theo.

e. Một số tác giả nước ngoài cũng đề cập đến mô hình kỹ năng sống 4 – H như mô hình dưới đây sau một thời gian dài nghiên cứu.

Sơ đồ 1 Mô hình kỹ năng sống 4 H Steve McKinley 1 HEAD Nhận thức – trí não 1

Sơ đồ 1: Mô hình kỹ năng sống 4-H (Steve McKinley)

1- HEAD (Nhận thức – trí não)

* Thinking: Tư duy

Service learning: tự rèn luyện để phục vụ Learning to learn: trau dồi tri thức Decision-making: ra quyết định

Problem solving: giải quyết vấn đề Critical thinking: tư duy phê phán

* Managing: Quản lý

Resilience: thể hiện sự kiên cường Keeping records: quản lý dữ kiện, sổ sách

Wise use of resources: sử dụng thông minh nguồn lực Planning/Organizing: thiết lập kế hoạch

Goal setting: thiết lập mục tiêu 2- HEART (Tâm thức)

* Relating: Liên kết Communications: giao tiếp Cooperation: hợp tác

Social Skills: làm việc cộng đồng Conflict Resolution: giải quyết xung đột

Accepting Differences: chấp nhận sự khác biệt

* Caring: Chu đáo Sharing: chia sẻ

Concern for others: quan tâm đến người khác Empathy: thấu cảm

Nurturing relationships: chăm sóc mối quan hệ thân thuộc 3- HAND (Cân bằng)

* Giving: Cho đi

Community service-volunteering: thực hiện dịch vụ công cộng tự động Leadership: lãnh đạo

Responsible citizenship: thực hiện trách nhiệm công dân Contribution to group: đóng góp vào nỗ lực của nhóm

* Working: Làm việc Marketable/useful skills: tiếp thị Teamwork: làm việc nhóm

Self-motivation: tự động viên bản thân

4- HEALTH (Thể chất)

* Living: Sống

Healthy life-style: tuân thủ lối sống khỏe mạnh Stress management: quản lý stress

Disease prevention: ngăn ngừa bệnh tật Personal safety: an toàn cá nhân

* Being: Nhân văn

Self esteem: thể hiện lòng tự trọng Self responsibility: tự chịu trách nhiệm Character: thể hiện chính mình Managing feelings: kiểm soát cảm xúc Self discipline: tuân thủ kỷ luật

Từ các cách phân loại kỹ năng sống trên đây, có thể rút ra những nhận định sau.

Mỗi cách phân chia kỹ năng sống của mỗi tổ chức, cá nhân, đều mang tính tương đối. Những kỹ năng thường được nhiều quan điểm đề cập đến vẫn là kỹ năng tự nhận thức bản thân, chăm sóc sức khỏe bản thân, kiểm soát bản thân, giải quyết vấn đề.

Tuy mỗi tổ chức ở mỗi góc nhìn khác nhau nên cách phân loại kỹ năng sống có khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù có phân loại trên góc nhìn nào đi nữa thì kỹ năng sống phải là những khả năng thuộc về năng lực cá nhân giúp bản thân tồn tại và làm chủ cuộc sống mình cũng như đạt được những mục tiêu sống một cách hiệu quả. Chính vì điều này, tác giả Huỳnh Văn Sơn đã chọn hướng tiếp cận kỹ năng sống theo hướng cá nhân, nghĩa là kỹ năng sống đối với mỗi cá nhân cần có những khả năng gì, những kỹ năng nào trong tiến trình phát triển cuộc đời cũng như trong quan hệ khác nhau và trong những hoạt động khác nhau. Từ đây, có thể nhận thấy những kỹ năng sống cần thiết nhất với con người cũng chính là những kỹ năng cơ bản mà con người cần có ngay từ những năm tháng đầu đời, đặc biệt là trẻ em 5 – 6 tuổi. Đó là những nhóm kỹ năng cơ bản hướng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ: kỹ năng phát triển thể chất, kỹ năng phát triển nhận thức, kỹ năng phát triển tình cảm xã hội, kỹ năng phát triển ngôn ngữ - giao tiếp.

1.2.2. Kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi‌


1.2.2.1. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 5 – 6 tuổi [22, tr.117-215]


a. Sự phát triển thể chất

Trẻ em bắt đầu từ 3 – 6 tuổi mỗi năm tăng trung bình khoảng 3kg thể trọng và 5 – 7cm chiều cao. Bộ phận phát triển nhanh hơn cả trong giai đoạn này là cánh tay và ống chân. Bàn tay và bàn chân phát triển chậm hơn.

Hệ xương và cơ của trẻ tiếp tục phát triển. Xương tiếp tục được cốt hóa, các cơ to ra. Cơ quan hô hấp và tuần hoàn phát triển. Tốc độ hình thành các phản xạ có điều kiện tăng nhanh, hệ thống tín hiệu thứ hai và các bộ máy nhận cảm phát triển mạnh.

Hệ thần kinh tiếp tục tăng trưởng về hình thái và cấu trúc. Trọng lượng não tăng từ khoảng 1.100 gram lên 1.300 gram. Một số vùng trên vỏ nảo tiếp tục được mielin hoá (đặc biệt là vùng vỏ não trước trán). Các vùng chức năng của não tiếp tục được chuyên môn hóa, nhờ đó trẻ có khả năng hoạt động trí tuệ phức tạp và điều khiển nhiều hoạt động đòi hỏi sự tinh tế của cơ bắp.

Về sự phát triển vận động của trẻ mẫu giáo. Khi được 5 tuổi, các vận động cơ bản của trẻ đã thành thạo như người lớn: chạy vung tay, kiểm soát trọng tâm và giữ thăng bằng. Các hành động đã có sự phối hợp của cả cổ, cánh tay, vai, chân..., nhờ đó trẻ có thể đi xe đạp, nhào lộn hoặc thực hiện các động tác phức tạp khác...

Trong vận động, trẻ đã có khả năng phối hợp khá chặt chẽ giữa các cơ quan vận động với các giác quan. Khả năng kiểm soát các cơ nhỏ được cải thiện nhanh chóng, vì thế, trẻ sử dụng bàn tay tinh xảo hơn, trẻ 5 tuổi có thể làm thành thạo việc cài cúc áo, buộc giây giày hay bắt chước các thao tác đơn giản; có thể dùng kéo cắt giấy theo các đường kẻ trước, vẽ lại các hình, các chữ cái, nặn các đồ vật...

b. Sự phát triển khả năng tri giác

Ở trẻ 3 – 6 tuổi, khả năng tri giác của trẻ phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển tri giác của trẻ có các đặc điểm sau:

- Thứ nhất: Tri giác phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức là đặc trưng nổi bật trong sự phát triển tâm lý của trẻ 3 – 6 tuổi. Các quá trình nhận thức khác của trẻ như trí nhớ, tư duy, chú ý,... đều phụ thuộc rất nhiều vào tri giác.

- Thứ hai: Tri giác của trẻ em thường phát triển qua ba giai đoạn (3 mức độ): giai đoạn kể ra; giai đoạn mô tả; giai đoạn giải thích.

- Thứ ba: Tính duy kỷ của tri giác. Duy kỷ là hiện tượng tâm lý trong đó trẻ em thường hướng vào bản thân, lấy bản thân mình làm chuẩn để nhận thức, đánh giá và phản ứng với các đối tượng.

- Thứ tư: Tri giác của trẻ 3 – 6 tuổi chịu sự tác động và chi phối mạnh mẽ của ngôn ngữ và tư duy cũng như các quá trình nhận thức khác. [14, tr.119-121]

c. Sự phát triển tự ý thức

Trẻ 5 – 6 tuổi bắt đầu hiểu được mình là người như thế nào, có những phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, và tại sao mình lại có hành động này hay hành động khác... Sự tự ý thức được thể hiện rõ nhất trong sự tự đánh giá về thành công hay thất bại của mình, về những ưu điểm hay khuyết điểm của bản thân, về những khả năng và cả sự bất lực.

Để đánh giá bản thân một cách đúng đắn, đầu tiên trẻ phải học cách đánh giá người khác và nghe những người xung quanh đánh giá mình như thế nào. Sau đó, trẻ nắm bắt được kỹ năng so sánh mình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng hơn và cũng là cơ sở để trẻ noi gương những người tốt, việc tốt.

Sự tự ý thức của trẻ 5 – 6 tuổi còn được biểu hiện rõ trong sự phát triển giới tính của trẻ. Ở tuổi này trẻ không những nhận ra mình là trai hay gái mà còn biết rõ ràng nếu mình là trai hay gái thì hành vi phải thể hiện như thế nào cho phù hợp với giới tính của mình. Những trẻ trai thường bắt chước những hành vi, cử chỉ của đàn ông, còn những trẻ gái thì bắt chước dáng điệu của phụ nữ. Hiện tượng này phản ánh vào trò chơi rất rõ: Con trai thường đóng vai bộ đội, công an bảo vệ,...; con gái thì đóng vai người nội trợ, bán hàng,...

Sự tự ý thức được xác định rõ ràng giúp trẻ điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những chuẩn mực, những quy tắc xã hội, từ đó mà hành vi của trẻ mang tính xã hội, tính nhân cách đậm nét hơn trước. [36]

d. Đặc điểm phát triển trí nhớ

Các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định xuất hiện và phát triển mạnh mẽ vào lúc trẻ được 5 – 6 tuổi. Trí nhớ có chủ định phát triển do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp và do yêu cầu của người lớn đối với trẻ ngày càng cao. Đó là loại trí nhớ có mục đích và dựa vào công cụ tâm lý, như ngôn ngữ, sơ đồ, biểu đồ, chữ viết và mọi quy ước có thể có. Tuy nhiên, loại trí nhớ có chủ định chủ yếu của trẻ ở giai đoạn này vẫn là ghi nhớ máy móc.

Trẻ 5 – 6 tuổi có khả năng nhớ gián tiếp, tức là biết sử dụng ký hiệu làm đối tượng trung gian để nhớ tốt hơn.

Nội dung trí nhớ của trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm:

- Trí nhớ vận động: Trẻ có thể dần dần bỏ hình mẫu, nhưng những lời chỉ dẫn của người lớn vẫn có ý nghĩa. Động tác vững vàng hơn, nhanh và chính xác hơn, ít có những động tác thừa của cơ thể.

- Trí nhớ hình ảnh: Nội dung chủ yếu của trí nhớ hình ảnh là những biểu tượng hay những hình ảnh của sự vật, hiện tượng được trẻ lĩnh hội trước đây.

- Trí nhớ từ ngữ logic: Trí nhớ từ ngữ lôgic ở trẻ biểu hiện dưới hai hình thức:

Việc lĩnh hội ngôn ngữ tích cực của tiếng mẹ đẻ: Trẻ ghi nhớ các từ, các hình thức ngữ pháp và tái hiện lại chúng. Đối với việc ghi nhớ các bài thơ, truyện kể thì âm điệu, nhịp điệu có ý nghĩa quan trọng.

Việc nhớ nội dung của các mẩu truyện, trẻ thường nhớ những nhân vật văn học gây nhiều cảm xúc cho trẻ, trẻ theo dõi và đặt mình vào vị trí, hành động của nhân vật. Các bài thơ mà trong đó các hình tượng gần gũi với trẻ, được trẻ ghi nhớ tốt hơn.

- Trí nhớ cảm xúc: Trẻ nhớ những cảm xúc vui buồn mà trẻ đã trải qua. Trí nhớ này là một dạng của sự hồi tưởng giúp đời sống của trẻ thêm phong phú và tinh tế.

e. Đặc điểm phát triển tư duy

Ở trẻ 5 – 6 tuổi, loại tư duy chủ yếu là tư duy trực quan hình ảnh. Khi giải quyết vấn đề đặt ra, trẻ hay suy nghĩ dựa vào tư duy trực quan hình ảnh. Trẻ giải quyết các vấn đề dựa vào các hình ảnh cụ thể vẫn dễ dàng hơn khi bài toán đó được giao dưới hình thức các con số trừu tượng. Các kiến thức khái quát và trừu tượng chỉ được trẻ lĩnh hội khi chúng được diễn tả nhờ các mô hình trực quan.

L.A. Venger (1969), A.V. Daparôgiet (1972), N.N. Pôdiakov (1972) cho rằng: “Trẻ mẫu giáo lớn có thể nhận thức được không chỉ vẻ bề ngoài của đồ vật mà còn hiểu được cả những tính chất và quan hệ bên trong của những đồ vật đó. Ở tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã hình thành khả năng tiếp cận với các hình thái trừu tượng, tích lũy và suy lý (…). Song sự nhận thức này được trẻ thực hiện không phải ở hình thái khái niệm mà phần lớn là ở hình thái trực quan hình tượng trong quá trình hoạt động với các khách thể được nhận thức”. Bên cạnh đó, P.Ia. Ganperin (1966), Đavưđốp (1972) và N.I. Nêpômiasa (1975) cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất trong sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo lớn là “chuyển từ mức độ tư duy tiền thao tác sang mức độ cao hơn của quá trình tư duy; song có những nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng đó là làm sao sử dụng tối đa các khả năng tư duy tiền thao tác trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ”.

Về tính chất độc đáo của quá trình tư duy ở trẻ mẫu giáo, A.A. Liublinxkaia đã đưa ra một số đặc điểm tư duy ở trẻ mẫu giáo như sau:

- Sự thiếu những tri thức cần thiết để thiết lậ các mối liên hệ bản chất có thực giữa các điều kiện hoặc các mặt của một hoạt động nào đó.

- Không có kỹ năng liên tục, nghĩa là kỹ năng sử dụng một hệ thống xác đángtheo một lôgic nhất định của các thao tác trí tuệ.

Vậy thì, trong quá trình phát triển hoạt động tư duy của trẻ em có sự chuyển chỗ từ sử dụng các hành động thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ cụ thể được đề ra một cách trực quan đến các hành động trí tuệ bên trong, những hành động được rút gọn. Như vậy, trẻ 5 – 6 tuổi, loại tư duy trực quan hình ảnh đã phát triển mạnh và bắt đầu xuất hiện loại tư duy lôgic. [28]

f. Đặc điểm phát triển tưởng tượng

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí