Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THUẾ THU NHẬP TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng nâng cao vai trò và vị thế của hệ thống thuế thu nhập đối với nguồn thu NSNN và phát triển kinh tế
3.1.1. Xu hướng phát triển của thời cuộc
Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN tại hầu hết các nước trên thế giới (khoảng 90% NSNN). Tại Việt Nam, nguồn thu từ thuế chiếm khoảng 70 -80% NSNN qua các năm. Chính vì vậy, bất kỳ quốc gia nào cũng phải luôn chú ý cải cách hệ thống thuế để đảm bảo tối đa nguồn thu NSNN. Tuy nhiên, việc cải cách hệ thống thuế đều phải được nhìn trên bức tranh tổng thể của xu hướng phát triển của thời cuộc
Về cơ bản, trong tương lai, thuế trực thu sẽ tăng và thuế gián thu sẽ giảm xuống. Điều này thể hiện ở những điểm sau:
Thuế gián thu đánh vào việc tiêu dùng hàng hoá như các loại thuế Giá trị gia tăng, thuế Xuất nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, … sẽ giảm xuống. Việc giảm thuế giá trị gia tăng là tất yếu và cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu khuyến khích sản xuất và tiêu dùng đồng thời hòa chung với xu hướng phát triển của thời đại(…..) .Trên thực tế, trong luật thuế Giá trị gia tăng mới ban hành vào ngày 12/06/2008 thay cho luật này năm 2003, chúng ta đã xóa bỏ mức thuế suất 20% đối với một số loại hàng hóa mà thay vào đó là là các mức thuế suất 0%, 5% và 10% cho hầu hết các loại hàng hoá phổ thông. Bên cạnh đó, cùng với lộ trình thực hiện cam kết của WTO và các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đang dần dần phải cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức rất thấp (0 – 5% đối với hàng hóa nhập khẩu trong nội khối ASEAN). Chính vì vậy, trong tương lai, tỷ trọng nguồn thu NSNN từ các loại thuế gián thu sẽ giảm xuống.
Ngược lại, thuế trực thu bao gồm thuế TNDN và thuế TNCN sẽ tăng lên trong cơ cấu nguồn thu từ thuế. Tại các nước công nghiệp và các nước phát triển, nguồn thu từ thuế TNDN và thuế TNCN chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu thu của NSNN(bảng1). Tại Việt Nam cũng vậy, nguồn thu từ thuế TNDN luôn dẫn đầu trong cơ cấu thu NSNN qua các năm (xem bảng 2). Theo đó, nguồn
thu từ thuế TNDN luôn giữ vững ở con số khoảng 38% trong những năm gần đây. Năm 2009, tỷ trọng thuế TNDN được dự toán là sẽ giảm xuống mức 32,30% do luật thuế TNDN mới bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2009 đã hạ mức thuế suất từ 28% xuống còn 25%. Tuy nhiên, với việc bắt đầu thi hành luật thuế TNCN cũng vào thời điểm này thì tổng tỷ trọng của thuế Thu nhập sẽ vẫn được duy trì ổn định. Trong tương lai, mức thuế suất thuế TNDN giảm đồng nghĩa với việc sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư tới Việt Nam trong thời gian tới, khi đó doanh thu từ loại thuế này sẽ tăng lên. Cùng với việc thực thi có hiệu quả hơn luật thuế TNCN, thì tổng nguồn thu từ thuế thu nhập ắt sẽ duy trì ở mức cao hơn, ổn định hơn
Bảng 2: Tỷ trọng các nguồn thu từ thuế trong NSNN qua các năm
Chỉ tiêu | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009* | |
1 | Thuế thu nhập doanh nghiệp | 37,05 | 36,63 | 39,56 | 42,23 | 38,76 | 38,45 | 32,30 |
2 | Thuế thu nhập cá nhân | 2,31 | 2,26 | 2,21 | 2,19 | 2,79 | 2,81 | 4,21 |
3 | Thuế giá trị gia tăng (VAT) | 25,89 | 24,95 | 23,93 | 23,34 | 26,29 | 25,54 | 30,98 |
4 | Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước | 6,92 | 8,21 | 8,20 | 7,28 | 6,57 | 6,01 | 7,77 |
5 | Thuế tài nguyên | 7,60 | 11,18 | 11,08 | 11,26 | 7,49 | 7,84 | 5,67 |
6 | Thuế xuất khẩu, NK và TTĐB hàng nhập khẩu | 17,49 | 13,89 | 12,34 | 11,12 | 14,44 | 16,22 | 16,39 |
7 | Các loại thuế khác | 2,74 | 2,87 | 2,69 | 2,59 | 3,66 | 3,13 | 2,67 |
Có thể bạn quan tâm!
- Căn Cứ Tính Thuế Đối Với Cá Nhân Không Cư Trú.
- Bất Cập Về Việc Trích Lập Quỹ Phát Triển Khoa Học Công Nghệ
- Những Bất Cập Trong Quy Định Đối Tượng Miễn Thuế
- KNhững bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện - 11
- KNhững bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Đơn vị: %
Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=8657
3.1.2. Định hướng nâng cao vai trò của hệ thống thuế thu nhập
- Cải cách chính sách thuế nói chung và chinh sách thuế thu nhập nói riêng cần quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới chính sách thuế
“…Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và cam kết quốc tế. Bổ sung, hoàn thiện, đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển. Hiện đại hóa công tác thu thuế và tăng cường quản lý của Nhà nước.” (Văn kiện Đại hội Đảng lần IX – Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2001-2010).
- Chính sách động viên của thuế thu nhập cần tôn trọng kỷ luật tài chính tổng thể. Nguồn lực tài chính của nền kinh tế là giới hạn. Đối với hệ thống thuế thu nhập cũng vậy, mức huy động của thuế thu nhập cũng phải có sự giới hạn. Với thực trạng là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu chi tiêu của ngân sách rất lớn và áp lực cân đối ngân sách là không nhỏ, hơn nữa thuế thu nhập, nhất là thuế TNDN chiếm một tỷ trọng tương đối cao trong tổng thu NSNN. Tuy nhiên, không thể vì lý do đó mà tận thu để bao chi. Làm như vậy sẽ phá vỡ tính kỷ luật tài chính tổng thể, gây kìm hãm, không kích thích đầu tư, tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và dân cư. Thuế thu nhập không nhằm mục tiêu đóng góp càng nhiều cho NSNN càng tốt, mà quan trọng phải hướng vào mục tiêu cao hơn và xa hơn đó là thúc đẩy đầu tư, vực dậy nền kinh tế, thoát khỏi tình trạng yếu kém và đuổi kịp các nước trong khu vực.
- Chính sách thuế thu nhập phải hình thành một cơ cấu thuế hợp lý nhằm tăng cường nguồn thu và vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nâng cao vai trò của hệ thống thuế thu nhập cần tập trung vào việc thu hẹp những bóp méo của thuế (nhất là đối với thuế TNDN) đi đôi với việc mở rộng cơ sở thuế và hạ thấp thuế suất. Đồng thời, luật thuế thu nhập phải bao quát hết tất cả nguồn thu trên cơ sở hợp lý, công bằng và hiệu quả thu thuế là cao nhất.
- Chính sách thuế thu nhập phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa trong điều kiện Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Thực hiện cải cách thuế TNDN và
thuế TNCN, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, minh bạch, trung lập, không phân biệt các thành phần kinh tế; đồng thời tháo dỡ dần chính sách ưu đãi không cần thiết nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường trong nước lẫn quốc tế. Nhu cầu tích tụ vốn để phát triển và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp là rất lớn và cấp bách. Vì vậy, chính sách thuế thu nhập, đặc biệt là thuế TNDN cần được điều chỉnh cho hợp lý hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường tích tụ vốn và đầu tư thay đổi công nghệ, hiện đại hóa sản xuất, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, bồi dưỡng nguồn thu, tăng thu nội địa cho NSNN. Thuế TNCN cần phải dựa trên cơ sở hợp lý để khuyến khích đông đảo quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng. Đồng thời còn phải hợp lý trên cơ sở khuyến khích tiết kiệm để đầu tư.
- Hệ thống thuế nói chung và hệ thống thuế thu nhập nói riêng phải đơn giản, ổn định, mang tính luật pháp cao và có sự tương đồng với khu vực và thông lệ quốc tế. Thuế phải được phân nhiệm rõ ràng theo hướng chuyên môn hóa chức năng và thống nhất hóa mục tiêu nhằm khắc phục tình trạng đa mục tiêu trong một sắc thuế. Theo đó, cần đi sâu hoàn thiện các kỹ thuật thu thuế một cách thích hợp và đồng bộ nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu của mỗi loại thuế cũng như cả hệ thống thuế. Các quy định của luật thuế cần đơn giản, rõ ràng phù hợp với trình độ của bộ máy quản lý thuế cũng như người nộp thuế, đảm bảo tính dễ hiểu, dễ chấp hành và dễ kiểm tra. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập, hệ thống thuế thu nhập Việt Nam phải có sự tương đồng với quốc tế về những khía cạnh liên quan tới thương mại, đầu tư và sự di chuyển luồng thu nhập quốc tế.
- Không ngừng hoàn thiện cơ chế hành thu, tạo ra sự chuyển biến về chất trong chính sách thuế thu nhập và tương đồng với khu vực về trình độ quản lý. Từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý thuế, qua đó xác lập hệ thống dữ liệu
về thuế liên tục, chính xác, kịp thời. Tiêu chuẩn hóa cán bộ thuế gắn liền với chế thưởng phạt nghiêm minh. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế cho phù với yêu cầu đổi mới chính sách thuế, trong đó xác lập cơ chế phối hợp đồng bộ giữa cơ quan thuế và các cơ quan công quyền để nâng cao hiệu quả công tác hành thu. Tăng cường sự giáo dục tuyên truyền; nâng cao ý thức của công chúng về ý thức chấp hành chính sách thuế; từng bước đưa thuế trở thành chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống xã hội. Trên cơ sở đó, tiến tới thay đổi cơ chế hành thu thuế theo hướng nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế trong việc kê khai và nộp thuế cho Nhà nước (cơ chế tự khai tự nộp), đi đôi là kiên quyết thực hiện các biện pháp xử lý về vi phạm nộp thuế để giảm bớt những xói mòn của thuế. Cơ quan hành thu có đầy đủ quyền lực để tăng cường thực thi luật thuế.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý đối với hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam
3.2.1. Một số kiến nghị đối với hệ thống pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
3.2.1.1. Liên quan tới các khoản chi phí được trừ và không được trừ.
* Để đáp ứng cao hơn tính chính xác, minh bạch và rõ ràng của một sắc thuế, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thuế TNDN 2008 cần làm rõ hơn một số thuật ngữ sau:
Tại khoản 2.5d, mục IV, thông tư 130/ 2008 quy định về các khoản chi phí không được trừ “... thù lao trả cho nhân viên sáng lập không trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh thì không được tính vào chi phí…”. Trong đó, cần làm rõ thêm về khái niệm “trực tiếp điều hành”.
Tại điều 9.1a và 9.1b luật thuế TNDN 2008 có quy định: “doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ điều kiện: a, khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp; b, Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật”
Quy định như trên có thể làm nảy sinh một số bất cập giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế vì thiếu định nghĩa về các khái niệm “hợp pháp”, “có đủ hóa đơn chứng từ” và “thực tế phát sinh”. Thiết nghĩ, đây là điểm hết sức quan trọng nên cần có giải thích về tập hợp từ này.
Để đảm bảo chặt chẽ cũng như tránh nhầm lẫn cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý thuế trong quá trình áp dụng Luật, cụm từ “các khoản chi nếu…” nên sửa thành “các khoản chi phí nếu các khoản chi phí này đáp ứng toàn bộ các tiêu chí sau:” vì điều khoản này áp dụng cho các chi phí (dù đã chi hay chưa chi) chứ không phải các khoản chi. Tại điều này cũng nên phân biệt rõ giữa khoản chi hay chi phí để đảm bảo tránh mâu thuẫn tiềm ẩn với các khoản trích lập dự phòng (quỹ trợ cấp mất việc làm, dự phòng tồn kho, khấu hao, đầu tư ngắn hạn, dài hạn,).
* Đối với phần chi cho quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới,…theo điều 9n luật thuế TNDN 2008 không được vượt quá 10% tổng số chi được trừ, với doanh nghiệp mới thành lập là 15% trong 3 năm đầu kể từ khi thành lập… Lý do đưa ra tỷ lệ giới hạn này là do tới đây Việt nam phải mở cửa thị trường nhiều hơn trong khi hệ thống pháp luật về chống độc quyền, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh vẫn còn đang tiếp tục hòan thiện, đa số các doanh nghiệp vẫn còn yếu trên thương trường nên việc tiếp tục giữ giới hạn đối với các khoản chi trên là cần thiết, ngoài ra còn đảm bảo nguồn thu ngân sách, hạn chế các khoản chi lãng phí.
Việt Nam là một trong số ít nước ở châu Á còn có quy định này, do đó nếu hạn chế chi phí này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều năm nay, Việt Nam đang theo đuổi chính sách thông thoáng, minh bạch và công bằng nhằm thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Không nên đặt vấn đề trong nước hay nước ngoài vì như thế là đang tạo ra một sân chơi thiếu bình đẳng
Vì vậy, trong thời gian tới, Quốc hội cần xem xét sửa đổi bỏ tỷ lệ giới hạn 10% và nên tách riêng phần chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại thực tế phát
sinh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là khoản chi phí có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật
3.2.1.2. Về chính sách ưu đãi thuế TNDN
Ưu đãi thuế TNDN chỉ là một trong những yếu tố thu hút đầu tư:
Các ưu đãi thông qua thuế TNDN thường là dưới dạng miễn thuế hoặc giảm thuế một phần trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của những ưu đãi loại này chưa phải là tối ưu. Các ưu đãi thuế TNDN thường không phải là biện pháp hiệu quả nhất về mặt chi phí, lại vừa không thu được “tỷ suất lợi ích” cao nhất cho nền kinh tế so với phần thu thuế mà Chính phủ đã phải từ bỏ, vì khoản doanh thu thuế đó đã có thể đươc sử dụng để cải thiện cơ sở hạ tầng tại chỗ, nâng cao năng lực của các cơ quan Chính phủ và các yếu tố khác tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh – vốn được các doanh nghiệp đánh giá là quan trọng hơn só với những quy định ưu đai thuế TNDN.
Biểu đồ 2: Xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư
Xếp hạng mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư
Địa điểm đầu tư này đơn giản là nơi cư ngụ Tiếp cận dễ dàng với các phương tiện cảng Tiếp cận các nguồn trợ cấp tín dụng
Ưu đãi về đất Ưu đãi tín dụng
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp Cách cư xử của các quan chức địa phương Các quy định của chính quyền địa phương Tiếp cận với thị trrường tiêu thụ nội địa
Tiếp cập với các nguồn nguyên liệu Đảm bảo cung ứng tốt nguồn nhân lực
Đảm bảo cơ sở hạ tầng tốt
2 2.5 3 3.5 4 4.5
Nguồn: Báo cáo nghiên cứu chính sách (2005), VNCI, số 2
Qua nghiên cứu trên có thể thấy rằng ưu đãi thuế TNDN chỉ là một trong những yếu tố trong chính sách thu hút đầu tư. Ngoài chính sách ưu đãi thuế, cần phải sử dụng đồng bộ các biện pháp bao gồm cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực và môi trường kinh doanh một cách đồng bộ và tập trung mới quyết định được tốc độ tăng trưởng của đầu tư.
Chính vì những lý do này và để đảm bảo tiêu chí công bằng, minh bạch của hệ thống thuế, xin có những kiến nghị đối với những ưu đãi thuế trong luật thuế TNDN 2008 như sau:
- Bỏ miễn giảm thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập
Trong thực tế, việc miễn giảm thuế sẽ không có ý nghĩa khi doanh nghiệp bước vào sản xuất kinh doanh mà chưa có lợi nhuận. Do đó, những quy định về thời gian thực hiện ưu đãi, miễn giảm thuế từ khi mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, bắt đầu áp dụng công nghệ mới hoặc bắt đầu thử sản xuất thử nghiệm là không cần thiết và không hợp lý. Ngoài ra, việc ưu đãi thuế TNDN cho các doanh nghiệp mới thành lập so với các doanh nghiệp đang hoat động có hiệu quả trong cùng lĩnh vực hoặc trên cùng địa bàn sẽ tạo nên sự thiếu công bằng trong động viên thuế.
Về bản chất, các biện pháp khuyến khích đầu tư được đưa ra nhằm mục đích tạo ra những hiệu ứng điều chỉnh tích cực bằng việc tìm cách giảm nhẹ những yếu kém hay trục trặc của thị trường, hoặc theo hướng mà thị trường không làm được. Nhưng các biện pháp khuyến khích đầu tư cũng có thể tạo một số méo mó ngoài ý muốn, và thậm chí còn có khả năng phản tác dụng. Ví dụ như khi các doanh nghiệp chủ tâm thiết lập các cơ sở sản xuất “vệ tinh” mới thay vì đầu tư mở rộng cơ sở kinh doanh hiện có để có thể hưởng lợi tối đa từ những ưu đãi thuế TNDN. Hoặc doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký thành lập một công ty mới để thay thế cho công ty cũ đã hết thời hạn ưu đãi thuế TNDN nhằm hội đủ điều kiện hợp pháp hưởng các ưu đãi thuế mới. Hoặc thông qua biện pháp chuyển giá để hưởng tối đa ưu đãi thuế ở địa phương. Những ưu đãi thuế TNDN hiện hành còn tạo thuận lợi hơn cho những doanh nghiệp mới thành lập so với các doanh nghiệp đã