Thu nhập tính thuế
e. Cách tính thuế.
* Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó
*Cách tính thuế đối với các khoản thu nhập khác
Số thuế thu nhập phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất tương ứng
2.1.2.4. căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú.
- Đối với cá nhân kinh doanh (i) 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá;
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Trọng Thuế Tncn Trong Tổng Thu Nsnn Của Một Số Nước.
- Thực Trạng Những Bất Cập, Vướng Mắc Trong Hệ Thống Thuế Thu Nhập Tại Việt Nam
- Thu Nhập Từ Kinh Doanh: Bao Gồm Thu Nhập Từ Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh Hàng Hóa, Dịch Vụ Và Các Ngành Nghề Khác Theo Quy Định Pháp Luật
- Bất Cập Về Việc Trích Lập Quỹ Phát Triển Khoa Học Công Nghệ
- Những Bất Cập Trong Quy Định Đối Tượng Miễn Thuế
- Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hệ Thống Thuế Thu Nhập Tại Việt Nam
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
(ii) 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ; (iii) 2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.
- Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công: 20%
- Thuế suất toàn phần đối với các loại thu nhập khác: cũng giống như quy định của các đối tượng cư trú.
2.2. Những kết quả đạt được của hệ thống thuế thu nhập mới.
2.2.1. Về thuế TNDN
Thứ nhất, luật thuế TNDN 2008 đã đảm bảo tính chính xác trong cách trình bày cũng như tạo sự minh bạch, rõ ràng hơn so với luật này 2003: Ví dụ về thu nhập miễn thuế: Luật năm 2003 quy định, thu nhập được miễn thuế tại nhiều điều khác nhau như tại điều 2, điều19. Ngoài ra, còn có một số loại thu nhập xét về bản chất và ý nghĩa đối với kinh tế - xã hội thì cần xem xét không thu như: các khoản tài trợ dùng cho hoạt động từ thiện, nhân đạo, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học; thu nhập do người sau cai nghiện làm ra... Để phù hợp với thực tế nêu trên, bảo đảm rõ ràng, minh bạch và thể hiện được chính sách điều tiết đối với từng loại thu nhập, Luật năm 2008 quy định rõ thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế (không phải tính thuế) và thu nhập tính thuế trên cơ sở sắp xếp lại các điều 2, điều 19 của Luật năm 2003. Các nội dung sửa đổi này được thể hiện trong điều 3 của Luật - Thu nhập chịu thuế, điều 4 - Thu nhập được miễn thuế.
Tính chính xác cũng thể hiện trong việc quy định các loại chi phí được trừ và chi phí không được trừ khi tính thuế. Điều 9 luật thuế TNDN 2008 quy định rõ ràng tiêu chuẩn của chi phí được trừ và liệt kê các loại chi phí không được trừ. Đây là điểm mới so với luật thuế TNDN 2003. Theo đó, luật này không quy định cụ thể về các chi phí được trừ mà chỉ quy định tính hợp pháp và điều kiện để một chi phí phát sinh được tính là chi phí hợp lý. Đồng thời luật cũng quy định các trường hợp cụ thể về các khoản chi không được trừ. Do vậy, theo nguyên tắc loại trừ, nếu khoản chi nào giống với các khỏan chi không hợp lý thì nghiễm nhiên không được trừ ra khỏi chi phí hợp lý. Điều này tạo điều kiện dễ dàng hơn cho doanh nghiệp so sánh, đối chiếu.
Thứ hai, luật thuế TNDN 2008 đã tạo ra sự thuận tiện hơn trong công tác kê khai nộp thuế: Luật năm 2003 quy định, doanh nghiệp kê khai, nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ sở chính. Tuy nhiên, hiện doanh
nghiệp thường có cơ sở kinh doanh tại nhiều địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính. Nếu như vẫn phải nộp thuế tại nơi đóng trụ sở chính sẽ là rất bất tiện tronng công tác nộp thuế vì phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Để giải quyết vấn đề này, điều 12 của Luật năm 2008 đã quy định: Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì số thuế được tính nộp theo tỷ lệ chi phí giữa nơi có cơ sở sản xuất và nơi có trụ sở chính.
Thứ ba, Luật thuế TNDN ban hành năm 2008 đã có tác động tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao hiệu quả của sắc thuế.
Luật thuế TNDN hiện hành đã hạ mức thuế suất từ 28% xuống còn 25% áp dụng chung cho tất các các loại hình doanh nghiệp phổ thông. Việc điều chỉnh giảm mức thuế đối với doanh nghiệp trong nước không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới thành lập mà còn tạo thêm tiềm lực tài chính cho các doanh nghiệp đang hoạt động đổi mới thiết bị, bổ sung vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, mức thuế suất 25% được coi là mức thuế tương đối hấp dẫn đầu tư nước ngoài xét trên bình diện tương quan với các nước trong khu vực. (thuế suất thuế TNDN hiện nay của Trung Quốc và Hàn Quốc là 25%, của Singapore là 19%, của Hồng Kông là 17,5%).
Nhiều người lo ngại, thuế suất thuế TNDN giảm sẽ ảnh hưởng tới doanh thu từ loại thuế này. Tuy nhiên, việc giảm thuế suất này là hợp lý, có cơ sở mà vẫn đảm bảo được hiệu quả thu thuế. Khi thuế suất giảm, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện hơn, từ đó sẽ thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến với thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, điều này cũng khuyến khích các doanh nghiệp mới được thành lập. Số lượng doanh nghiệp tăng, quy mô và hiệu quả kinh doanh tăng lên, nguồn thu từ thuế TNDN ắt sẽ tăng. Hơn nữa, thuế suất giảm thì ý thức chấp hành luật thuế cũng nghiêm chỉnh hơn. Chính vì vậy, hiệu quả thu thuế được đảm bảo.
Thứ tư, Luật thuế TNDN cũng tạo điều kiện thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý thuế và ưu đãi đầu tư:
Luật thuế TNDN năm 2008 tiếp tục kế thừa và phát huy những điểm mạnh của luật thuế này năm 2003 về cơ chế doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự nộp thuế, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của số liệu đã kê khai thay cho cơ chế cơ quan thuế tính thuế, thông báo thuế, quyết toán thuế. Việc ban hành và thực thi Luật thuế TNDN đã đánh dấu một bước tiến về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý thuế và đầu tư khi đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc lựa chọn, xác định điều kiện và mức ưu đãi thuế mà không cần cấp giấy phép, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Nhờ việc chuyển sang cơ chế mới, cơ quan thuế có điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát để giúp doanh nghiệp thực hiện tốt những quy định của pháp luật. Chính những điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong công tác nộp thuế, cũng như tạo điều kiện tốt hơn cho cơ quan thuế trong công tác thu thuế, từ đó đảm bảo được yêu cầu thuận tiện của một sắc thuế.
2.2.2. Về luật thuế thu nhập cá nhân
Thứ nhất, luật thuế TNCN 2007 có tính công bằng cao hơn hẳn so với pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao trước đó. Đó là việc đưa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN. Theo quy định trước đây, cá nhân kinh doanh thuộc diện chịu thuế TNDN. Sự thay đổi này, trước hết đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập bởi đã là cá nhân có thu nhập chịu thuế thì dù thu nhập từ bất kì nguồn nào cũng đều được đối xử như nhau, tức là đều chịu thuế TNCN. Thêm vào đó, việc điều tiết thu nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật thuế TNCN thực hiện theo phương pháp luỹ tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cư. Điều này rất có ý nghĩa đối với các hộ kinh doanh nhỏ ở Việt Nam vì theo quy định trước đây họ phải nộp thuế TNDN với thuế suất chung bằng với các doanh nghiệp (thông thường là những đơn vị kinh doanh có quy mô lớn). Việc áp
dụng thuế suất như với các doanh nghiệp là quá cao đối với hộ cá nhân kinh doanh. Hơn nữa, quy định này cũng đảm bảo tính thông lệ quốc tế, vì hầu hết các nước đều đưa cá nhận kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN.
Bên cạnh đó, việc áp dụng giảm trừ gia cảnh cá nhân và người phụ thuộc đồng thời với các khoản giảm trừ đối với đóng góp từ thiện, nhân đạo làm cho việc xác định nghĩa vụ thuế của mối đối tượng nộp thuế được công bằng hơn. Công bằng ở chỗ: thay vì áp dụng mức khởi điểm chịu thuế chung cho mọi đối tượng chịu thuế thì việc áp dụng chiết trừ gia cảnh đã tính tới hoàn cảnh của đối tượng nộp thuế.
Thứ hai, đó là về tính hiệu quả trong luật thuế TNCN 2007.
Tính hiệu quả trước tiên thể hiện ở việc mở rộng diện điều tiết một cách hợp lý trên cơ sở bổ sung một số khoản thu nhập chịu thuế: Một số khoản thu nhập trước đây không quy định (mặc nhiên được coi là thu nhập không chịu thuế) được quy định trong Luật thuế TNCN gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền thương mại, thu nhập từ quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các cơ sở kinh doanh, bất động sản hoặc tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc sử dụng (tuy nhiên, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của cá nhận chỉ có nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế), thu nhập từ casino, thu nhập từ trúng thưởng các cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác (trước đây chỉ tính đối với trúng thưởng xổ số và khuyến mại). Tất nhiên, những khoản thu nhập này chỉ bị đánh thuế khi thu nhập phát sinh lớn (từ trên 10 triệu đồng một hợp đồng hoặc một lần phát sinh). Liên quan đến thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng, kế thừa, quà tặng, có một quy định đáng chú ý là Luật thuế TNCN quy định miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng giữa các đối tượng thân thích đặc biệt như vợ chồng, cha mẹ, ông bà, con cái, anh chị em,…Cùng với đó, Một số khoản thu nhập trước đây tạm thời chưa thu thuế như thu nhập từ đầu tư vốn (gồm lãi cho vay, lợi tức cổ phần và thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác); thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm cả chuyển nhượng chứng khoán. Tuy nhiên, phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng, các quỹ tín dụng và
các tổ chức tín dụng khác) và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN. Mở rộng diện điều tiết như trên không chỉ góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà nước một cách hợp lí trên cơ sở không bỏ sót nguồn thu của nền kinh tế. Đồng thời, việc quy định này còn góp phần điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập rất thấp và một số trường hợp đặc biêt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Thứ ba, về tính chính xác, luật thuế TNCN 2007 đã có những quy định cụ thể hơn, minh bạch hơn so với pháp lệnh thuế thu nhập dành cho người có thu nhập cao trước đó.
Tính chính xác thể hiện trước tiên ở việc quy định đối tượng nộp thuế. Theo đó, việc định nghĩa rõ hơn đối tượng cư trú (đối tượng phải nộp thuế TNCN cho Việt Nam đối với toàn bộ thu nhập, kể cả thu nhập phát sinh ở Việt Nam và nước ngoài). Nếu như trước đây, đối tượng cư trú chỉ là cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam thì Luật thuế TNCN đã bổ sung thêm một điều kiện nữa được coi là cư trú ở Việt Nam, đó là "cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở lại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn". Bổ sung như vậy làm cho việc xác định đối tượng nộp thuế được thuận lợi hơn, bao quát hết đối tượng nộp thuế và mở rộng đói tượng nộp thuế một cách hợp lý.
Tính chính xác còn thể hiện ở việc sử dụng thuật ngữ "thu nhập được miễn thuế" thay cho "thu nhập không chịu thuế" cũng làm rõ hơn bản chất của các loại thu nhập này(7)
==================================================================
(7) http://www.tapchiketoan.com/thue-phi-le-phi/thue-thu-nhap-ca-nhan/luat-thue- thu-nhap-ca-nhan-nhung-diem-moi-day-y-2.html
2.3. Thực trạng những bất cập, vướng mắc trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam
2.3.1. Đối với luật thuế TNDN
2.3.1.6. Bất cập về các khoản chi được trừ và các khoản chi không được trừ
Thứ nhất, Tại khoản 2.4, mục IV, phần C thông tư 130/2008/ TT – BTC có quy định chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn, được phép lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/ TNDN nhưng không lập bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hóa là nông sản, lâm sản, thủy sản của ngưởi sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, vỏ dừa... và một số chi phí tương tự khác liên quan tới việc mua hàng hóa, dịch vụ từ đối tượng kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ sẽ không được tính vào chi phí được trừ. Điều này là rất khó thực hiện đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng. Họ thường xuyên phải mua các nguyên vật liệu nông sản như rau, củ, quả hay các đồ gia vị từ những tiểu thương với giá thành rẻ hơn. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp này rất khó có thể lập bảng kê chi tiết đi kèm với chứng từ thanh toán cho các đối tượng này, do tập quán buôn bán nhỏ lẻ. Chính vì vậy việc quy định này vi phạm tiêu chí thuận tiện của một sắc thuế khi việc ghi chép cũng như tiến hành thủ tục này là rất khó khăn. Nếu có thể thì nên ấn định một mức cụ thể cho các đối tượng hàng hóa này đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có liên quan.
Thứ hai, tại khoản 2.5d mục IV, phần C thông tư 130/2008/ TT – BTC quy định tiền lương, tiền công của doanh nghiệp tư nhân, chủ các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không được tính vào chi phí được trừ. Việc quy định này là chưa rõ ràng ở chỗ thế nào là “trực tiếp tham gia
điều hành” và “không trực tiếp tham gia điều hành”. Vì vậy cần có định nghĩa rõ ràng hơn về điều này để tránh gây nhẫm lẫn, hiểu lầm vi phạm tính chính xác của một sắc thuế.
Thứ ba, tại khoản 2.6 mục IV, phần C thông tư 130/2008/ TT – BTC có quy định về các khoản chi không được trừ liên quan tới trang phục cho người lao động bao gồm các khoản chi trang phục cho người lao động không có hóa đơn, phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 1500000 đồng/người/năm; phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 1000000 đồng/người/ năm. Điều này vi phạm tính chính xác khi không quy định rõ ràng về nếu đã chi bằng hiện vật thì khoản chi bằng tiền không được trừ nữa. Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể lách luật khi hạch toán cả chi phí trang phục cho người lao động bằng hiện vật và bằng tiền.
Thứ tư, tại điều 2.14 cũng tại mục này có quy định về chi phí không được trừ liên quan tới chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của các đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay. Trên thực tế, hiện nay đã có quy định về mức lãi suất cho vay thỏa thuận giữa các doanh nghiệp với tổ chức tín dụng có thể vượt quá 150 %. Vậy tại sao các doanh nghiệp vay vốn ở ngoài vẫn phải chịu mức chi chí được trừ khống chế ở mức 150%. Điều này rõ ràng đã vi phạm tính công bằng của một sắc thuế.
2.3.1.7. Bất cập liên quan tới thu nhập khác của doanh nghiệp
Theo TT 130/2008 thì có 20 khoản mục thu nhập khác, theo đó tại khoản 5, mục V, phần C thông tư này có quy định: Thu nhập khác từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm: lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn. Việc quy định “lãi tiền gửi” thành “thu nhập khác” đã gây ra phản ứng gay gắt trong cộng đồng doanh nghiệp