vững mạnh hoạt động trong cũng lĩnh vực hay trên cùng địa bàn, tạo nên sự thiếu công bằng.
Trong khi một trong những kết quả đạt được từ việc đưa ra các ưu đãi thuế TNDN hiện nay là khuyến khích thành lập các doanh nghiệp mới thì những ưu đãi đó có thể gây tác hại khi vô tình khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam “chia nhỏ” hay “chuyển đổi” một cách vô căn cứ thành nhiều doanh nghiệp nhỏ mà không doanh nghiệp nào trong số đó đạt được lợi ích nhờ quy mô để có thể cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ quốc tế, cũng không thể gắn kết được với hệ thống sản xuất toàn cầu một cách có hiệu quả. Nếu tình trạng đó xảy ra, một phần do hiệu quả của chế độ ưu đãi thuế TNDN. Có lẽ tốt hơn là nên điều chỉnh các ưu đãi hướng vào việc khuyến khích đầu tư vào các tài sản sinh lợi hoặc vào nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hơn là việc thành lập doanh nghiệp mới hay những gì tương tự- có thể bằng cách cho tăng khấu hao thay vì miễn thuế. Đăng ký thành lập doanh nghiệp mới, xét cho cùng, chỉ là một miếng giấy và việc gắn ưu đãi vào đó là phương án hoàn tòan dự trên kỳ vọng, chứ không phải dựa trên thực tế.
- Giảm thời gian miễn giảm thuế: thời gian miễn giảm thuế được quy định trong thông tư 130/ 2008 là tương quá dài như đã đề cập tới trong chương 2. Việc giảm bớt thời gian miễn giảm thuế xuống còn khoảng từ 1 tới tối đa là 4 năm có thể giảm bớt được những tác động tiêu cực này. Thứ nhất, thời gian miễn giảm ngắn tạo cảm giác khoản thu từ miễn giảm thuế là đáng kể so với thu nhập của một số doanh nghiệp. Điều này khiến các doanh nghiệp sẽ tập trung vào sản xuất kinh doanh hơn là chăm chăm đi làm thủ tục để được hưởng miễn giảm thuế. Thứ hai, Việc rút ngắn thời gian miễn giảm thuế cũng phần nào đó giảm bớt được các chi phí liên quan tới việc quản lý, thanh tra, giám sát các đối tượng thuộc diệnh miễn giảm, khi đó hiệu quả thu thuế sẽ cao hơn.
- Quy định ít ưu đãi hơn, có chọn lọc và rõ ràng minh bạch hơn.
Việc quy định ưu đãi thuế TNDN tuy không còn tràn lan như trước đây, nhưng vẫn còn tương đối dàn trải theo nhiều tiêu chí như vùng miền, ngành nghề sẽ làm giảm hiệu lực tác động của ưu đãi lên hành vi của doanh nghiệp so với cách
đưa ra các quy định ưu đãi ít hơn và có chọn lọc hơn. Theo một số cuộc điều tra, có rất ít doanh nghiệp muốn hoặc thấy cần phải đầu tư vào vào những khu vực kinh tế đặc biệt khó khăn. Hơn thế nữa, có không ít doanh nghiệp vẫn giữ nguyên hoạt động ở các vùng có điều kiện thuận lợi hơn những vẫn đủ tiêu chuẩn để hưởng ưu đãi thuế TNDN do đảm bảo các yêu cầu khác. Hơn nữa, quá nhiều tiêu chí cũng đồng nghĩa với việc, ngành thuế lại phải xây dựng nhiều hơn các tiêu chuẩn cho các đối tượng được miễn giảm này song hành với việc duy trì thêm một bộ phận quản lý nữa. Điều này khiến cho chi phí thu thuế tăng, làm giảm hiệu quả thu thuế.
Tóm lại, các ưu đãi đầu tư cần được đưa ra và thực hiện một cách thận trọng và theo một phương cách sao cho có thể bảo đảm có những tác động tích cực của ưu đãi sẽ vượt trội so với chi phí (chẳng hạn như doanh thu thuế phải từ bỏ) và sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực có thể xảy ra. Những ưu đãi đầu tư, nếu có thể tạo ra, không nên làm soa nhãng việc đáp ứng đòi hỏi thiết yếu hơn, đó là phải khắc phục những trở ngại căn bản hơn đối với đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng vì lý do này, ưu đãi đầu tư có thể là giải pháp ngắn hạn “tốt thứ hai”
3.2.1.3. Về quan điểm chuyển lỗ và trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ.
Có thể bạn quan tâm!
- Bất Cập Về Việc Trích Lập Quỹ Phát Triển Khoa Học Công Nghệ
- Những Bất Cập Trong Quy Định Đối Tượng Miễn Thuế
- Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hệ Thống Thuế Thu Nhập Tại Việt Nam
- KNhững bất cập trong hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện - 12
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Về quan điểm chuyển lỗ:
Về mặt nguyên tắc, thuế TNDN tính trên thu nhập có lãi của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì đóng thuế, nếu làm ăn thua lỗ thì không phải đóng thuế. Tuy nhiên, với chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp trong những năm mới thành lập hoặc trong những năm khó khăn, việc quy định chuyễn lỗ là hợp lý. Ngược lại, những quy định về chuyển lỗ cũng sẽ tạo ra vô vàn những kẽ hở lớn để các doanh nghiệp dựa vào đó lách luật
Dựa trên những bất cập đã nêu ở chương 2 về hệ thống pháp luật thuế TNCN, xin đưa ra một số kiến nghị như sau nhằm hoàn thiện tốt hơn khung pháp lý đảm bảo cho việc thực thi luật thuế này.
Liên quan tới việc chuyển lỗ vẫn phải đảm bảo hiệu quả thu thuế.
Như đã phân tích trong chương 2, việc quy định thời gian chuyển lỗ 5 năm là quá dài và sẽ gây ra rất nhiều những tác động trái chiều so với mong đợi. Nếu có thể, chính phủ nên xem xét phương án giảm mức thời gian chuyển lỗ xuống khoảng thời gian từ 2 đến 3 năm. Với việc quy định này, doanh nghiệp vẫn được chuyển lỗ nhưng phải luôn ý thức rằng việc chuyển lỗ chỉ là có giới hạn và trong một thời gian ngắn. Vì thế việc cố tình hạch toán lỗ sẽ khó khăn hơn, giảm thiểu được tình trạng tránh thuế, giúp nâng cao hiệu quả thu thuế.
Về việc chuyển lỗ giữa các doanh nghiệp liên doanh, liên kết tốt nhất nên bỏ. Về cơ bản, khi đầu tư góp vốn kinh doanh vào doanh nghiệp khác thì các doanh nghiệp phải cố gắng làm đủ mọi cách sinh lợi để kiếm lời chứ không phải trốn thuế. Việc bỏ bỏ nội dung này sẽ buộc các doanh nghiệp khi góp vốn kinh doanh phải có trách nhiệm hơn so với đồng vốn của mình để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Về vấn đề trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ:
Trên thực tế, các doanh nghiệp luôn chủ động tìm cách sử dụng các nguồn lực hiệu quả để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Quỹ phát triển của doanh nghiệp dù cho mục đích gì cũng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vậy là, bằng cách này hay cách khác việc quy định này vẫn tạo ra kẽ hở cho doanh nghiệp lách luật. Nếu có thể, nên bỏ việc quy định này và giảm thuế suất ở mức vừa phải hơn. Như vậy các doanh nghiệp vừa có thể dùng tiền của mình để đầu tư vào khoa học công nghệ hay các mục đích khác tùy ý chứ không phải tốn thủ tục để sử dụng khoản tiền này.
3.2.2. Kiến nghị đối với luật thuế TNCN
Dựa trên những bất cập đã nêu ở chương 2 về hệ thống pháp luật thuế TNCN, xin đưa ra một số kiến nghị như sau nhằm hoàn thiện tốt hơn khung pháp lý đảm bảo cho việc thực thi luật thuế này.
3.2.2.1. Về đối tượng chịu thuế và thu nhập miễn thuế
- Để giảm thiểu sự bất cân bằng giữa thành thị và nông thôn, chúng ta có thể áp dụng mức phụ cấp đối với giảm trừ gia cảnh giữa các khu vực khác nhau. Theo đó, ở khu vực thành thị vì giá cả đắt đỏ hơn nên được hưởng mức hệ số cao hơn so với quy định cơ bản trong luật. Như vậy, sẽ có 2 khu vực khác nhau. Khu vực nông thôn được hưởng mức chiết trừ gia cảnh cơ bản. Còn khu vực thành phố được hưởng mức giảm trừ gia cảnh bằng hệ số nhân với mức giảm trừ gia cảnh cơ bản. Việc tính toán hệ số này dựa trên hệ số lương và chênh lệch giữa chỉ số giá tiêu dùng giữa các khu vực.
- Đối với các khoản thu nhập miễn thuế cho chuyển nhượng bất động sản, tài sản là thừa kế, quà tặng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi nên khống chế về số lượng con nuôi. Dù cho thủ tục nhận con nuôi có dễ dàng hay phức tạp thì đây cũng là cơ hội để các cá nhân lách luật.Vì vậy tốt nhất nên khống chế số lần chuyển nhượng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi là 1 lần duy nhất nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng chịu thuế.
- Đối với bất động sản, nhà ở là tài sản duy nhất thì tốt nhất nên bỏ. Như đã đề cập ở trên, việc chứng minh bất động sản hay tài sản là tài sản duy nhất là quá khó trong tình hình nước ta hiện nay. Hơn nữa, với cơ chế tự khai, tự tính và thanh tra sau thì việc người kê khai sẵn sàng kê khai là tài sản duy nhất rất dễ xảy ra. Họ cứ tạm thời tránh thuế trước đã. Đến lúc đó, việc truy thu thuế là điều rất khó khăn đối với cơ quan thuế. Hiệu quả thu thuế sẽ giảm xuống.
3.2.2.2. Về cách tính thuế, ngưỡng thuế và biểu thuế suất
- Về mức thu nhập tối thiểu 5 triệu đồng là vẫn còn thấp sẽ gây ra cảm giác cho đối tượng nộp thuế là Nhà nước chỉ muốn tận thu thuế mà thiếu sự quan tâm cần thiết tới đời sống nhân dân. Nên chăng, chính phủ cần mức tối thiểu này lên để giúp nhân dân yên tâm làm ăn, sản xuất.
- Về 3 mức thuế suất cao nhất lên tới 25, 30, 35% đánh vào các đối tượng có thu nhập rất cao trong xã hội Việt Nam. Đây là một điểm mà khi làm luật, chính phủ đưa vào nhằm tận thu cho NSNN. Tuy nhiên với mức 35% ở Việt Nam, một nước vẫn còn đang phát triển, thì mức thuế này là quá cao dễ gây ra tình trạng bất bình trong cộng đồng xã hội người có thu nhập cao. Từ đó, có thể dẫn tới các hành vi trốn thuế theo kiểu thu nhập ngầm mà chính phủ không thể kiểm soát được. Vì vậy, thiết nghĩ, nên xóa bỏ mức 35% và dừng lại ở mức 30% là hợp lý và khuyến khích đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng chấp hành nghiêm túc luật thuế này, nhằm tăng hiệu quả thu thuế.
3.2.2.3. Về vấn đề giảm trừ gia cảnh
- Đối với quy định giảm trừ gia cảnh là con nuôi,cũng giống như quy định về thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, tài sản thừa kế, biếu tặng, chúng ta chỉ nên quy định mức giảm trừ cho con nuôi tối đa là 2 con nuôi/1 gia đình. Như vậy, việc những người cố ý nhận nhiều con nuôi trên thủ tục giấy tờ sẽ được hạn chế. Các thủ tục hành chính liên quan tới việc kiểm tra đối tượng này nhờ đó mà cũng được giảm thiểu. Điều này vừa đảm bảo công bằng, vừa tăng hiệu quả thu thuế.
- Về mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng. Theo như phân tích ở trên thì mức này còn quá thấp đối với các đối tượng sống ở thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, đó là còn chưa tính đến yếu tố trượt giá. Vì vậy, chỉnh phủ nên nâng mức thu giảm trừ lên mức tối thiểu là 5 triệu đồng/người/tháng. Việc này khiến cho quần chúng nhân dân thấy được tinh thần chủ đạo của luật thuế TNCN là thuế đánh vào đối tượng có thu nhập cao chứ không phải là biện pháp tận thu đối với tất cả đối tượng chịu thuế. Vì thế, họ sẽ có tinh thần tôn trọng và tự giác nộp thuế. Hơn thế nữa, mức chiết trừ gia cảnh đối
với cá nhân là trên 5 triệu cũng là hợp lý đối với những người có nhu cầu học thêm, nâng cao hiểu biết và trình độ.
3.2.2.4. Đối với vấn đề chuyển nhượng chứng khoán
- Sở dĩ xảy ra vấn đề bất cập đối với chuyển nhượng chứng khóan là do cơ quan thuế lo ngại về vấn đề thu thuế khó khăn do thu nhập từ đầu tư chứng khoán là rất khó thống kê và khó kiểm soát. Thế nhưng, không nên vì điều đó mà quy định thuế thu nhập trên mỗi lần chuyển nhượng như vậy vì điều đó có thể gây thiệt thòi cho nhà đầu, tất yếu sẽ gây nên sự bất bình trong dư luận. Thiết nghĩ, cơ quan thuế nên xem xét lại vấn đến này, nhất là trong giai đoạn tới khi thị trướng chứng khoán Việt Nam mở cửa, ngày càng có nhiều hình thức giao dịch mới sẽ được thực hiện tại nước ta. Khi đó, việc duy trì đánh thuế từng lần như hiện nay tất yếu sẽ bộc lộ những bất cập rõ rệt gây khó khăn cho công tác thu thuế. Nên chăng, chúng ta nên quy định thu nhập từ chứng khoán dựa trên cơ sở giống như thu nhập từ tiền công, tiền lương vì nhiều đông đảo rất nhiều nhà đầu tư hiện nay không xem chứng khoán là nghề tay trái nữa mà đầu tư một cách chuyên nghiệp. Khi đó, thu nhập từ chứng khoán sẽ được tính trong một thời kỳ và được khấu trừ lỗ lãi giống như thu nhập từ kinh doanh.
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập tại Việt Nam
3.3.1. Cải cách và hiện đại hóa công tác thu và quản lý thuế TNCN
3.3.1.1. Cải cách hành chính để áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế thuận tiện hơn
Luật thuế TNDN đã chính thức áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế trên toàn quốc vào năm 2007 sau gần 4 năm thí điểm từ năm 2003 theo quyết định số 197/QĐ – TTG và đang từng bước đi vào quy củ và chuyên nghiệp hơn. Luật thuế TNCN mới cũng áp dụng công tác tự khai, tự nộp thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, đã phần nào khắc phục được tình trạng rườm rà, mất thời gian về thủ tục hành
chính so với trước đây, khi mà cán bộ thu thuế là người phải tính thuế cho người nộp thuế. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp vẫn còn mới mẻ đối với đại đa số những người đi nộp thuế. Vì vậy cần phải tuyên truyền và phổ biến rõ cho đối tượng nộp thuế biết và tuân thủ.
Mặt khác, việc áp dụng cơ chế này cũng đòi hỏi trình độ công nghệ và quản lý tốt. Tổng cục thuế cần cụ thể hóa các biện pháp cải cách và hiện đại hóa công tác thu thuế theo phương pháp này bằng cách: mở các lớp đào tạo nghiệp vụ về cách thu thuế mới cho cán bộ thuế, phát động phong trào áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong ngành thuế và thay đổi thái độ giữa cơ quan thuế với đối tượng nộp thuế. Thái độ này cần phải được xem xét mang tính thị trường hơn, coi đối tượng nộp thuế chính là người mang lại doanh thu thuế cho ngành thuế, tương tự như khách hàng của doanh nghiệp. Với thái độ đó, ngành thuế sẽ thực sự đứng về phía đối tượng nộp thuế để trợ giúp sao cho công tác tự khai tự nộp thuế đạt hiệu quả cao nhất.
3.3.1.2. Cải tổ bộ máy quản lý thuế
Bên cạnh công tác thu thuế, Tổng cục thuế cần cải tổ lại các bộ phận trong cơ quan thuế theo chức năng nhằm chuyên môn hóa và phù hợp với yêu cầu cao hơn của cơ chế mới, các biện pháp cụ thể là:
- Chuyển phần lớn các cán bộ thuế đang thực hiện nhiệm vụ tính toán và thu thuế sang bộ phận khác vì theo cơ chế mới, khâu này đã được đối tượng nộp thuế đảm nhận
- Thành lập bộ phận chuyên sâu về tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế. Bộ phận này đảm nhiệm xây dựng các chiến lược chuyên sâu về các mục tiêu:
+ Đưa thuế TNCN đến mọi người dân, làm cho thuế thực sự trở thành nếp nghĩ thông thường trong xã hội. Đưa thuế TNDN ăn sâu hơn nữa vào tâm trí của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì đây là đối tượng tương đối nhạy cảm với thuế.
Các biện pháp tuyên truyền có tác dụng nhất vẫn là qua các phương tiện thông tin đại chúng. Công tác tuyên truyền cần được bộ phận tuyên truyền nghiên cứu theo các chiến dịch và quảng bá một cách chuyên nghiệp để có tác dụng với tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ có những kế hoạch tuyên truyền chuyên nghiệp và chuyên sâu mới đưa các chính sách thuế mới đến với người dân và doanh nghiệp nhanh nhất và đem lại hiệu quả nhanh chóng cho công tác thi hành thuế trong tình hình luật đã có hiệu lực như hiện nay.
+ Giải đáp mọi thắc mắc về thuế TNDN và thuế TNCN
Cơ quan thuế cần phát triển hơn những trung tâm giải đáp thắc mắc thông qua đường dây nóng điện thoại, thư tín, công văn, hòm thư điện tử, diễn đàn,… để giải quyết những vấn đề khúc mắc của người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, các lớp tập huấn nghiệp vụ ngắn ngày tại các chi cục thuế địa phương là rất cần thiết để doanh nghiệp hiểu biết và tuân thủ luật thuế dễ dàng hơn
+ Hỗ trợ đối tượng nộp thuế tối đa trong kê khai và nộp thuế
Các quy trình hướng dẫn kê khai và nộp thuế cần được cụ thể hóa thành những ấn bản dễ hiểu, không gây nhầm lẫn. Những ấn bản cần được phát miễn phí rộng rãi khi thấy đối tượng nộp thuế có yêu cầu. Ngoài ra, bộ phận này cũng có thể đảm đương việc thiết kế các sản phầm như bản khi thuế điện tử (E-file), phát triển các phần mềm kê khai thuế, phát hành những cuốn cẩm nang hướng dẫn kê khai thuê,… Mục tiêu của các công tác hỗ trợ này là phải luôn có sẵn mỗi khi đối tượng nộp thuế cần.
- Tăng cường bộ phận thanh tra, giám sát thuế
Đây là bộ phận chủ chốt trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Bộ phận thanh tra, giám sát thuế đã tồn tại từ lâu trong ngành thuế, tuy nhiên không thể đáp ứng cho cơ chế thi hành thuật thuế mới. Không chỉ vì cơ chế cũ có số lượng đối tượng nộp thuế ít hơn mà công tác tính toàn và thu thuế chủ yếu do cán bộ thuế đảm nhiệm nên công tác thanh tra thuế có phần nhẹ hơn. Nay khi thi hành luật thuế mới, sự gian lận sẽ xảy ra nhiều hơn vì sự kê khai hoàn toàn phụ thuộc đối tượng nộp thuế.