Sự Cần Thiết Phải Áp Dụng Vhdn Nhật Bản Ở Việt Nam

Điều này được giải thích vì Nhật Bản là một nước có lịch sử về thiên tai, động đất, bão tố nên xu hướng tiết kiệm để lo cho những khi khó khăn trở thành một nét văn hóa. Cùng với việc du nhập các giá trị hiện đại, sự cần kiệm trong các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã có xu hướng giảm đi, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì tỉ lệ tiết kiệm của Nhật Bản vẫn luôn ở mức cao so với doanh nghiệp các nước khác.

3.4. Điển hình của VHDN Nhật Bản

Trong suốt 63 năm tồn tại của mình, hãng điện tử khổng lồ SONY của Nhật Bản đã không ngừng phát triển mạnh mẽ để trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất toàn cầu. Không ngoa chút nào khi nói rằng SONY cùng với TOYOTA, HONDA... là hình ảnh xứ sở Phù Tang.

Công ty SONY được coi là người mang cây cờ chuẩn sáng chói của văn hóa bán dẫn, góp phần lớn đưa tên tuổi Nhật Bản nổi danh, bằng ý tưởng và những sản phẩm của mình SONY đã nói cho thế giới biết thế nào là tinh thần SONY, tinh thần Nhật Bản.

Tinh thần SONY

Trong quá trình sáng nghiệp của Công ty SONY , họ đã hình thành được một tinh thần đáng khâm phục: đó là tinh thần dám làm, khai sông mở núi, tìm tòi, khám phá công nghệ cao nhất, giàu sáng tạo độc đáo, lấy thế giới làm đối thủ, khiến người tiêu dùng phải khâm phục sản phẩm của Nhật Bản...

Trong lời thuyết minh quảng cáo của SONY có một đoạn ca từ ghi lại “tinh thần SONY”.[18], tr.31]

“SONY là khai phá

Nó giống như một cửa sổ rộng mở Hướng về thế giới của mọi thứ chứ biết Xung mãn khí thế và thanh xuân!

Gặp khó khăn,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Mọi người không dám đối đầu, Tìm lối vòng mà đi.

Thì SONY dũngcảm xông lên, thẳng tiến Khai phá ra những lĩnh vực mới.

Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng áp dụng tại Việt Nam - 7

Công việc, sinh hoạt, yêu cầu, mong mỏi

Đều không ngừng sáng tạo, dũng cảm hướng tới Đó chính là SONY của chúng tôi.

Đó chính là những người lao động của SONY!”

Công ty SONY dựa vào tinh thần như vậy, trong 10 năm từ 1955 tới 1965,Công ty đã sản xuất ra lần đầu tiên thế thế giới loại máy thu thanh bán dẫn, máy ghi âm; Trong 10 năm từ năm 1965 tới năm 1975, Công ty lại đem những sản phẩm mới ở tầm thời đại như máy vô tuyến truyền hình màu không ngừng bán ra rộng khắp thế giới, khiến danh tiếng của SONY ngày càng vang xa.

Thành công của SONY không chỉ là chiếm lĩnh thị trường mà còn giỏi tạo ra thị trường. Tôn chỉ của những doanh nghiệp thông thường là tạo ra thị trường còn với SONY thì lại sáng tạo ra nhu cầu, khiến nhu cầu xuất hiện theo những sản phẩm của SONY sản xuất và mức nhu cầu đó cũng tăng lên theo sự phát triển của Công ty.

Khi Masaru Ibuka, một trong những sáng lập viên của SONY do sở thích riêng của mình mà có ý tưởng tạo ra một sản phẩm điện tử để người sử dụng vừa có thể nghe nhạc vừa có thể chơi golf, SONY đã ngay lập tức đi vào nghiên cứu và biến ý tưởng đó thành sự thật. Tổ nghiên cứu của SONY đã ngày đêm nghiên cứu với sự hợp tác các bộ môn điện tử của toàn Công ty, đó là sự hợp sức của các lực lượng trong cùng doanh nghiệp với một trình độ khoa học công nghệ cao.

Bên cạnh đó SONY cũng là một doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm. Để nuôi dưỡng sự trao đổi ý tưởng trong các phòng ban, SONY đã tài trợ Chương trình Khúc luyện Ý tưởng hàng năm (Idea Exposition Program). Trong quá trình này, các nhà khoa học và kỹ sư sẽ giới thiệu các dự án và ý tưởng của họ. Được mở rộng tới tất cả các nhân viên SONY, quy trình này tạo ra một môi trường tuyệt vời cho các sáng kiến, góp ý và gắn bó của tất cả những ai tham gia vào. Từ năm 1991, SONY đã dự toán 1,5 tỉ USD cho nghiên cứu tìm tòi tương đương với 5,7 % doanh thu của Công ty vào năm đó. Qua đó, có thể thấy

,tinh thần của SONY là tinh thần luôn đổi mới, sáng tạo và sự phối hợp tốt giữa các nguồn lực.

Theo thống kê, tỷ lệ sản phẩm mới đưa vào thị trường của SONY là cao nhất thế giới, bình quân mỗi ngày đưa ra 4 loại sản phẩm mới, mỗi năm đưa ra 1000 loại sản phẩm mới, trong đó 800 loại là cải tiến từ các sản phẩm đã có, còn lại là hoàn toàn sáng tạo mới. Chính do Công ty SONY có thể không ngừng tìm tòi, tạo ra những sản phẩm mới, sáng tạo thị trường mới mà họ phát triển nhanh chóng về nghiệp vụ. Hiện nay sản phẩm của Công ty SONY được tiêu thụ ở gần 200 quốc gia và khu vực, được sở hữu bản quyền kỹ thuật ở 178 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Theo một công trình nghiên cứu cuả Milward Brown, SONY là một trong những thương hiệu được tin cậy nhất trên thế giới. Trong số những người được khảo sát, 65% cho rằng họ thích sử dụng những sản phẩm được tạo ra bởi SONY, 57% nói trong tương lai họ sẽ mua thêm những sản phẩm cuả SONY . Để giữ được vị trí hàng đầu trên thương trường, toàn bộ thành viên cuả SONY phải nỗ lực để giữ vững hình ảnh thương hiệu, đó là độc đáo, độc nhất, kỹ thuật cao, thiết kế tinh tế và dể sử dụng.[47]

Triết lý đào tạo và sử dụng nhân viên

Triết lý trong kinh doanh của SONY, tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới, luôn là: “Doanh nghiệp sẽ thành công nếu mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có đầy đủ những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc theo đúng yêu cầu”.[35]

SONY luôn coi trọng khả năng làm việc của các nhân viên. Theo hãng thì một sản phẩm được làm ra sẽ chỉ hoàn hảo nếu do những “người thợ” thật sự lành nghề làm ra bằng cả tài năng và tâm huyết của mình.

SONY luôn muốn các nhân viên của mình có năng lực hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất. Các nhân viên làm việc tại SONY sẽ được trả lương xứng đáng theo năng lực và SONY sẽ không hề tiếc tiền để giữ chân một nhân viên giỏi.

Một số nhân viên của SONY hẳn chưa thể có ngay những kỹ năng cần thiết và SONY sẵn sàng cho họ tham gia các khóa đào tạo phù hợp với trình độ của từng người. Phần lớn nhân viên đều đánh giá tốt những cơ hội được học hỏi thêm như

vậy và chính là động cơ để họ có thể làm việc có hiệu suất cao hơn.

Ngoài ra, trong công tác tổ chức, quản lý nhân sự của SONY thì không thể thiếu yêu cầu đánh giá kết quả công việc. Mục đích của việc đánh giá kết quả công việc là để cải thiện hiệu suất làm việc. Nếu nhân viên của SONY hoàn thành xuất sắc một công việc nào đó, SONY sẽ thông báo cho họ biết càng sớm càng tốt bằng cách thể hiện sự đánh giá cao kết quả làm việc của họ. Nếu nhân viên làm một việc nào đó chưa tốt, SONY giải thích rõ vấn đề cho nhân viên để họ có cơ hội sửa sai.

SONY cũng tìm hiểu xem liệu nhân viên đã hiểu rõ yêu cầu nhiệm vụ cần hoàn thành và kết quả cần có hay chưa. Nếu nhân viên đó đã thực sự hiểu rõ nhiệm vụ của mình thì SONY sẽ tiến hành kiểm tra lại năng lực làm việc của họ. SONY luôn nghĩ tới kế hoạch đào tạo thêm cho nhân viên và đồng thời trong các buổi trao đổi, các nhà quản lý sẽ nêu rõ SONY chờ đợi có được kết quả làm việc như thế nào ở nhân viên và thời hạn cho công việc đó là bao lâu. Nếu kết quả làm việc của nhân viên này sau một thời gian vẫn không tiến triển tốt hơn thì có thể chấm dứt hợp đồng lao động với nhân viên đó.

3.4. Đánh giá về VHDN Nhật Bản

Những ưu điểm

VHDN Nhật Bản thực sự có rất nhiều ưu điểm thực tiễn đã chứng minh chính VHDN đã góp phần làm nên sự tăng trưởng vượt bậc của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới nay. VHDN Nhật Bản đã tạo cho các doanh nghiệp môi trường làm việc ổn định để các cá nhân cố gắng, phấn đấu; Tinh thần đồng thuận giữa các thành viên tạo nên sự thống nhất, đồng lòng, đồng sức trong doanh nghiệp trong bấy kỳ một công việc gì; ... Phong cách quản lý của Nhật Bản, giúp nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp tạo nên sự ổn định trong nội bộ, là tiền đề để phát triển không ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh..

Các công xưởng Nhật Bản với những triết lý kinh doanh, quy trình sản xuất, sự học hỏi không ngừng từ các quốc gia khác đã khiến hàng hóa Nhật Bản được biết đến rộng rãi trên thế giới. Từ một quốc gia bại trận và chịu những thiệt hại nặng nề sau chiến tranh, nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu Nhật Bản đã vươn lên trở thành một

trong những nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Những nhược điểm

Nhưng bên cạnh đó, VHDN Nhật Bản cũng còn có một số hạn chế như việc tôn trọng thứ bậc, những người có kinh nghiệm trong các doanh nghiệp phần nào cản trở sự chứng tỏ năng lực cá nhân của các nhân viên trẻ. Sự đề cao quá mức việc đồng nhất trong nhóm dẫn tới việc tranh luận để đưa ra được ý kiến chưa được tiến hành một cách triệt để.

Triết lý kinh doanh trong thời kỳ tăng trưởng cao đôi khi còn những điều chưa hợp lý, khi quá tập trung vào sản xuất mà quên đi các yếu tố quan trọng khác...

Mặc dù vẫn còn những hạn chế, nhưng không thể phủ nhận sự thành công của doanh nghiệp Nhật Bản trong việc xây dựng văn hóa cho công ty, doanh nghiệp, tập đoàn của mình. Điều quan trọng hơn nữa là họ đã áp dụng được văn hóa đó một cách thành công cho cả tập thể. Và hiệu quả của việc đó thể hiện ngay trong hiệu quả công việc, sự đi lên của cả một hệ thống. Nếu có thể học tập và vận dụng những nét tiến bộ của họ chắc chắn chúng ta sẽ đạt được nhiều bước tiến dài hơn trong tương lai.


II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VHDN NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM‌


1. Sự cần thiết phải áp dụng VHDN Nhật Bản ở Việt Nam

1.1. Sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

Xu thế toàn cầu hóa đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp khi làm trong môi trường đa văn hóa, doanh nghiệp sẽ phải hiểu biết về thị trường mà mình đang tham gia, hiểu biết đa văn hóa để có thể quản lý các chi nhánh doanh nghiệp của mình tại các quốc gia sở tại.

Việt Nam đang là sự lựa chọn số một của Nhật Bản vì sự tương đồng về văn hóa, khoảng cách địa lý, sự ổn định về chính trị, quan hệ mật thiết giữa hai chính phủ với nhiều chính sách hỗ trợ việc hợp tác, nguồn nhân lực có học vấn và giá rẻ.

Sau tuyên bố chung “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” được công bố ngày 19/10/2006 và "Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản” được công bố ngày 27/11/2007 quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước đã có những tiến triển vượt bậc trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân,.. và ở tất cả các cấp (Xem hộp 2.4).

Tháng 12 năm 2008, hai nước đã ký Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA). đây là lần đầu tiên Việt Nam ký hiệp định song phương toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật... Việc ký kết hiệp định sẽ khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, sẽ góp phần đưa mối quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa chính phủ, các doanh nghiệp và người dân hai nước lên một bước phát triển mới.

Thông qua những hoạt động như “Sáng kiến chung Việt - Nhật nhằm cải thiện môi trường kinh doanh với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam”, hai bên xúc tiến hơn nữa đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật Bản và cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Các lĩnh vực Nhật Bản gia tăng hợp tác đầu tư bao gồm cải thiện cơ sở hạ

tầng, năng lượng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, vận tải hàng hóa, công nghệ thông tin-viễn thông, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường,... đồng thời thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mới, như sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, phát triển vũ trụ, máy bay thân thiện với môi trường.[31]

1.2. Những yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản khi hợp tác

Các doanh nghiệp trong quá trình thiết lập quan hệ và làm việc với các đối tác Nhật Bản cần chú ý rất nhiều, các Công ty Nhật Bản thường chỉ bắt tay vào hợp tác kinh doanh khi họ đã tìm hiểu rất kỹ về đối tác của mình trên cơ sở xem xét môi trường kinh doanh, tinh thần làm việc giữa các thành viên, sự đồng lòng, đồng sức trong doanh nghiệp, uy tín...

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản thường sẽ gắn bó một cách bền chặt với các đối tác mà họ đã chọn lựa kỹ càng, nên việc thay đổi đối tác là điều rất hiến gặp. Khi các doanh nghiệp đã có được các đối tác Nhật Bản thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể giữ và biến các doanh nghiệp ấy thành đối tác chiến lược.

Hiện nay do việc các doanh nghiệp Nhật Bản rất quan tâm tới thị trường Việt Nam, tìm kiếm các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam do đó nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại có các đối tác chính là Nhật Bản, do những đặc thù yêu cầu nên các doanh nghiệp phải xây dựng VHDN và môi trường làm việc mang phong cách Nhật Bản.

1.3. Môi trường đa văn hóa của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thường có xu hướng liên doanh, liên kết với nhau. Để tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp, đa văn hóa, các doanh nghiệp không thể duy trì VHDN mình giống như những lãnh địa đóng kín mà phải mở cửa và phát triển giao lưu. Việc phát triển văn hóa giao lưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp học tập, lựa chọn những khía cạnh tốt về văn hóa của các doanh nghiệp khác nhằm phát triển mạnh nền văn hóa của doanh nghiệp mình và ngược lại.

1.4. VHDN Nhật Bản có nhiều điềm để doanh nghiệp Việt Nam học hỏi

Sau khi phân tích VHDN Nhật Bản giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tới nay, một điều dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Nhật Bản đã tạo ra được

những giá trị văn hóa đáng quý từ những xuất phát điểm rất thấp.

Học tập VHDN Nhật Bản là đề tài mà rất nhiều các quốc gia đã nghiên cứu và thử nghiệm áp dụng bởi những tính tích cực, những giá trị mà VHDN Nhật Bản có thể đem lại.

Ở Việt Nam hiện nay việc ứng dụng rõ rệt nhất VHDN Nhật Bản được thể hiện trong nhiều các doanh nghiệp ứng dụng 5S vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 5S và Kaizen được coi là những triết lý quan trọng của các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng ISO 9000, ISO 14000... Những doanh nghiệp ứng dụng tiêu biểu có thể kể đến như Công ty Xích líp Đông Anh, các Công ty Việt Nam chuyên phân phối xe của Honda, thủy điện Ialy và thậm chí còn bước đầu được áp dụng tại các cửa khẩu hải quan. Trong đó, Công ty thủy điện Ialy được coi là doanh nghiệp ứng dụng 5S thành công nhất (Xem phụ lục 3).

2. Những nét tương đồng và khác biệt ảnh hưởng đến việc xây dựng VHDN Nhật Bản và Việt Nam

2.1. Những nét tương đồng

Như chúng ta đã nhận định ở trên, VHDN chịu những ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa quốc gia. Vì vậy muốn tìm hiểu những nét tương đồng về văn hoá doanh nghiệp của hai nước, trước hết chúng ta phải xét tới sự tương đồng trong văn hoá giữa hai quốc gia, nền tảng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Lịch sử đã ghi nhận Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, đã sớm có những quan hệ giao lưu về kinh tế, văn hóa và đều tiếp nhận nhiều ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa. Là những quốc gia ở phương Đông, từ xa xưa cư dân hai nước đã cùng chia sẻ những đặc tính văn hóa, tâm lý của những người làm nghề nông, trồng lúa nước. Nhân dân hai nước có cùng niềm ngưỡng vọng tổ tiên, sùng bái tự nhiên, coi trọng các mối quan hệ cộng đồng, quan hệ gia tộc và cùng có thái độ ứng xử khoan hòa trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày...

Là một quốc gia nhiều đồi núi, bốn bề đều giáp biển, người Nhật đã nhận thức được con đường hướng ra biển, năng động và khoáng đạt. Biển Nhật Bản với

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí