Sự Cần Thiết Phải Áp Dụng Vhdn Nhật Bản Tại Fsoft

những dòng hải lưu mạnh mẽ và ấm nóng không chỉ tạo nên những vùng đánh bắt hải sản phong phú mà đây còn là con đường tự nhiên để Nhật Bản giao lưu với các quốc gia láng giềng. Việt Nam là quốc gia có vị trí đặc biệt thuận lợi cho giao lưu phát triển, đón nhận sự du nhập của các nền văn hóa khác nhau.

Nhà nghiên cứu lịch sử nổi tiếng Nhật Bản, GS.Watabe Tadaio cho rằng ở những vùng núi cao thuộc lãnh thổ Lào, vùng Bắc và Đông Bắc Thái Lan, một bộ phận của bang Than và bang Khoxin của Myanma, một phần ở Quảng Tây, Vân Nam Trung Quốc, miền Đông bang Assam Ấn Độ, phía Bắc và Trung Bộ Việt Nam, rồi cả Nhật Bản... cho đến trước thế kỷ X đều phổ biến tục ăn cơm nếp, do vậy cư dân trong khu vực đó cùng chịu ảnh hưởng của “vòng văn hóa ăn gạo nếp và uống nước chè”.[21], tr.108-111]

Trên nền tảng sắc thái và văn hóa chung đó, mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam và Nhật Bản tuy chưa thực sự diễn ra một cách thường xuyên nhưng vẫn được ghi lại trong nguồn sử liệu của hai nước.

Từ giữa thế kỷ VIII, đã có nhà sư từ vương quốc Lâm Ấp, vùng đất thuộc lãnh thổ Việt Nam ngày nay, tới Nhật Bản. Một cách ngẫu nhiên, cũng trong thời gian đó, Fujiwara No Kiyokawa, Abe No Nakamaro cùng một số thành viên sứ bộ Nhật Bản khác là những người Nhật đầu tiên tới Việt Nam, tìm hiểu về đất nước, văn hóa và phong tục người Việt.[5]

Lịch sử còn ghi nhận tinh thần anh dũng, quả cảm của nhân dân Việt Nam và Nhật Bản trong các cuộc đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc. Cuối thế kỷ XIII, đế chế Nguyên Mông đã thực hiện chính sách xâm lược, bành trướng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Là những nước gần kề Trung Quốc, Việt Nam vầ Nhật Bản mặc nhiên trở thành đối tượng chinh phạt của triều đình nhà Nguyên. Trong các năm 1258, 1285 và 1287, Việt Nam đã ba lần bị Nguyên – Mông xâm lược nhưng nhờ có tinh thần “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức” nên quân dân Đại Việt đã giành được thắng lợi vẻ vang, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và độc lập dân tộc. Đối với Nhật Bản, trong các năm 1274 và 1281, nhà Nguyên cũng đã hai lần cất quân sang xâm lược Nhật Bản, trước sự kháng cự hết sức anh dũng của lực lượng võ sĩ, dân binh Nhật Bản và lại bị những trận bão lớn (Thần phong) nhấn

chìm nhiều chiến thuyền, cuối cùng quân Nguyên cũng phải chịu rút về nước. Điều này chứng tỏ nhân dân hai nước đều có chung ý chí chiến đấu, tinh thần quá cả, dám đương đầu với những khó khăn, đề cao tự tôn dân tộc với một lòng yêu nước nồng nàn.[5]

Mặt khác Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia cùng nằm trong vùng ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng đạo Khổng, kinh doanh có đạo đức và triết lý quản lý là sự kế thừa từ việc vận dụng những học thuyết trong tư tưởng của Khổng Tử. Trong đó có thể kể đến hai tư tưởng nổi bật, ứng dụng trong đời sống và thực tiễn kinh doanh đó là “Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác” (kỷ sở bất dục vật thi ư nhân) và “Mình muốn đứng vững thì làm cho người ta đứng vững, mình muốn thành đạt thì cũng làm cho công việc của người khác thành đạt” (kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân). Những quan điểm trên đã đề cao việc kinh doanh gắn liền với đạo đức, ca ngợi những tài năng kinh doanh thực sự, khẳng định mong muốn sự giàu có và lòng nhân ái luôn phải song hành. Những điều trên như kim chỉ nam để các doanh nghiệp nhìn nhận khi tiến hành xây dựng VHDN đồng thời cũng trở thành tiêu chuẩn để chọn và sử dụng người trong doanh nghiệp.

2.2. Những nét khác biệt

Do sự khác biệt về văn hóa, người Nhật Bản đề cao nhóm đồng dạng nên dễ đạt được sự đồng thuận trong các quyết định của nhóm, và trước khi làm việc gì thì tất cả nhóm phải có chung ý kiến, các thành viên trong nhóm ngại tranh cãi và các ý kiến đưa ra thường trên cơ sở xây dựng. Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là sự nỗ lực của cả một tập thể nên sẽ là không phù hợp khi khen ngợi một cá nhân cụ thể. Tuy nhiên, việc hợp tác và đưa ra được ý kiến chung lại là khó khăn của người Việt Nam, điều này được lý giải do nền giáo dục ít thảo luận của Việt Nam và đôi khi là cái “tôi” nên khó đưa tới ý kiến chung.

Hình ảnh “Một gia đình lớn” được các doanh nghiệp Nhật Bản nuôi dưỡng một cách cẩn thận, sự gần gũi thân tình như cha mẹ, anh em giữa các thành viên trong Công ty là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa xây dựng được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

do những thói quen từ nếp sống của người Việt Nam trước đây và bản thân các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Tuy nhiên, đây là một yếu tố cơ bản của VHDN Nhật Bản, nền tảng để xây dựng các giá trị khác.

3. Điển hình áp dụng VHDN Nhật Bản tại Việt Nam

Trong phần này chúng ta sẽ nghiêncứu kỹ hơn về Công ty cổ phần Phần mềm FPT (FSOFT) – điển hình trong việc ứng dụng VHDN Nhật Bản ở Việt Nam.

3.1. Giới thiệu về FSOFT

Công ty cổ phần Phần mềm FPT thường được gọi với cái tên FPT Software hay tên ngắn gọn là FSOFT, hiện nay đây là công ty được coi là một trong các Công ty dẫn đầu Việt nam về xuất khẩu phần mềm.


FSOFT là một trong các công ty thành viên của tập đoàn FPT, được thành lập năm 1988 với quy mô ban đầu chỉ là bộ phận tin học mang tên ISC (Informatic Service Center). Cuối năm 1998 đầu 1999, sau khi chiến lược xuất khẩu phần mềm được định hình, một nhóm chuyên gia được tách ra từ FSS để thành lập FSU1 (FPT Strategic Unit #1) như bộ phận chịu trách nhiệm mũi nhọn trong sứ mệnh Toàn Cầu Hoá. FSU1 chính là tiền thân của FSOFT ngày nay. Trong năm 1999, FSOFT đã thực hiện thành công dự án đầu tiên với khách hàng Winsoft, Canada, bước đầu xác định cơ cấu tổ chức, lên các chương trình chuẩn bị nhân lực cho xuất khẩu và năm 1999 được coi như năm thành lập của FSOFT. Trải qua quá trình hình thành và phát triển , tới năm 2004 Công ty cổ phần phần mềm FPT chính thức ra đời.


Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức của FSOFT


Nguồn Website Công ty FSOFT http www fpt soft com 3 2 Sự cần thiết phải áp 1

Nguồn: Website Công ty FSOFT (http://www.fpt-soft.com)

3.2. Sự cần thiết phải áp dụng VHDN Nhật Bản tại FSOFT

Một số mốc có thể điểm qua liên quan tới tình hình hợp tác của FSOFT và các đối tác Nhật Bản.

Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với NTT-IT - khách hàng Nhật bản đầu tiên của FSOFT.

Năm 2003 đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng lớn của Nhật như Hitachi, Sanyo, Nissen, IBM Japan. FSOFT thành lập Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngay trong năm 2004, khi vừa mới chính thức thành lập FSOFT thì FSOFT đã mở văn phòng đại diện tại Tokyo để phục vụ tốt hơn các khách hàng Nhật. Tháng 11/2005 thành lập Công ty FPT Software Japan tại Tokyo, 13/9/2008 và đổi tên từ FPT Software Japan (FSJ) thành FPT Japan (FJP) và 13/11/2008 FJP đã kỷ niệm 3 năm thành lập.

Tính tới thời điểm năm 2008 FSOFT có 15 đơn vị sản xuất thì 10 trong số đó là phục vụ thị trường Nhật Bản.

Trong lĩnh vực phần mềm nơi FSOFT đang tham gia thì Nhật Bản có vị trí chiến lược đối thể hiện ở những khía cạnh: là thị trường xuất khẩu chính, đối tác chuyển giao công nghệ và giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp phần mềm nội địa, đồng thời là khách hàng lâu dài của ngành này.

Doanh nghiệp Nhật Bản là các đối tác đầu tiên và từ đó đến nay vẫn luôn là đối tác lớn nhất chiếm 61% doanh số gia công xuất khẩu của FSOFT (Hình 2.4).

Với những yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản về các đối tác thì FSOFT đã ứng dụng một cách sáng tạo VHDN Nhật Bản vào công việc kinh doanh của mình, vừa là tạo sự tin cậy cho đối tác, vừa là phát triển VHDN của chính Công ty.

3.3. VHDN của FSOFT

Tầm nhìn FPT (Điều lệ FPT 1988)

FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh, bằng nỗ lực lao động, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tốt nhất tài năng và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.

Sứ mệnh của FSOFT

Là mũi tiên phong trong công cuộc Toàn cầu hoá của FPT, FSOFT mong muốn lớn nhanh, mạnh để trong tương lai không xa trên bản đồ Trí tuệ Thế giới có tên Việt Nam, có tên FPT.

Các giá trị cơ bản của FSOFT

Các giá trị cơ bản là tài sản vô cùng quý báu mà mỗi người FSOFT đều trân trọng giữ gìn.

Làm khách hàng hài lòng: Tận tuỵ với khách hàng và luôn phấn đấu để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mong đợi của họ.

Con người là cốt lõi: Tôn trọng con người, tạo điều kiện cho các thành viên phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho tổ chức và được đãi ngộ xứng đáng cả về

vật chất và tinh thần.

Chất lượng tốt nhất: Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi việc làm.

Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của Công ty, có nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và thân thiện với đồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.

VHDN của FSOFT cũng như văn hóa của các doanh nghiệp khác chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa du nhập, văn hóa nhóm, người sáng lập, các nhà lãnh đạo... Tuy nhiên, bên cạnh đó, FSOFT có nét đặc thù khác biệt là chịu sự ảnh hưởng của văn hóa tập đoàn FPT và văn hóa của đối tác kinh doanh lớn nhất – VHDN Nhật Bản.

Tập đoàn FPT được đánh giá là doanh nghiệp xây dựng văn hóa mạnh vào bậc nhất ở Việt Nam (Xem thêm Phụ lục 1), nhưng trong tập đoàn FPT thì FSOFT lại được coi là đơn vị xây dựng được văn hóa mạnh nhất.

Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của FSOFT




13 6 10 10 61 Nhật Bản Mỹ Châu Á Thái Bình Dương Việt Nam EU Nguồn Profile 2

13%

6% 10%



10%

61%


Nhật Bản Mỹ

Châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam


EU

Nguồn: Profile FSOFT Jan – 09, http://www.fpt-soft.com/

Do đặc thù về thị trường và khách hàng, Nhật Bản là đối tác chiếm tới 61% giá trị xuất khẩu của FSOFT (xem hình 2.4), mà FSOFT là một trong những doanh nghiệp ứng dụng khá nhiều VHDN Nhật Bản vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể khẳng định việc FSOFT đã ứng dụng VHDN của Nhật Bản chúng

ta có thể nghiên cứu trên một số khía cạnh như sau:

Ngay trong bài giới thiệu về văn hóa của FSOFT đăng trên website chính thức của Công ty đã đề cập: “Có đặc thù thường xuyên làm việc với khách hàng nước ngoài, FSOFT luôn chú trọng tìm tòi và du nhập những nét văn hoá đặc sắc của các nước, đồng thời giữ vững bản sắc văn hoá Việt nam và giới thiệu cho các khách hàng và đối tác của mình”. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn xây dựng VHDN của FSOFT, rất quan tâm đến VHDN của các đối tác và chú trọng hơn cả là VHDN Nhật Bản.

Việc coi trọng các đối tác Nhật Bản trước hết thể hiện ở website chủ của công ty http://www.fpt-soft.com/ được thể hiện bằng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật. Ngay trong trụ sở làm việc của FSOFT tại Việt Nam FSOFT đã cho xây dựng những góc văn hóa rất Nhật Bản như vườn Nhật Bản, phòng uống trà đạo... để phục vụ cho nhân viên.

Các hoạt động về văn hóa Nhật Bản

FSOFT rất hăng hái tham gia các hoạt động văn hóa liên quan đến Nhật Bản (lễ hội tiếng Nhật, lễ hội Sakura, các buổi hòa nhạc, chiếu phim hay giới thiệu văn hóa Nhật...) FSOFT đều hăng hái tham gia. Trong công ty cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động nội bộ tương tự vậy. Công ty hy vọng, từ việc hiểu về văn hóa Nhật nói chung, sẽ hiểu hơn VHDN Nhật, gần với khách hàng hơn, được khách hàng tin tưởng hơn và...sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Còn về phía nhân viên thì đây vừa giúp ích cho công việc của họ và cũng là hoạt động giải trí nữa.

Phong cách làm việc của nhân viên

Với số lượng khách hàng Nhật Bản lớn, việc giao tiếp giữa các nhân viên của Công ty cùng các đối tác Nhật Bản là điều mà FSOFT rất quan tâm. Trong quá trình làm việc, các nhân viên của FSOFT phải tuân thủ tất cả những gì được coi là văn hóa của Nhật Bản như: Văn hóa viết email, văn hóa Hourensou, phong cách làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm...

Đội ngũ nhân sự

Để phát triển thị trường Nhật, từ năm 2005 FSOFT đã triển khai một chương

trình lớn được triển khai bao gồm thành lập Trung tâm Đông Du đào tạo tiếng Nhật công nghệ thông tin, tuyển sinh viên các Khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học bổng cho họ học Aptech, tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường công nghệ thông tin và đào tạo tập trung tiếng Nhật 6 tháng. Từ đó tới nay, các hoạt động hỗ trợ này vẫn luôn được duy trì nhằm tạo cho FSOFT một đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn đồng thời am hiểu về VHDN Nhật Bản.

Ở FSOFT vì làm dự án với Nhật nên có rất nhiều tài liệu cần dịch để trao đổi giữa hai bên, các buổi hội thảo, các dự án cũng cần người dịch nên có một đội ngũ gọi là Japanese Communicator (Comtor) rất hùng hậu. Đội ngũ Comtor này đến từ các trường Ngoại thương, Hà Nội, Quốc Gia, Thăng Long, là những bạn học tiếng Nhật trong suốt thời gian học đại học, yêu tiếng Nhật và văn hóa, nên chính các bạn ấy góp phần vào việc triển khai ứng dụng VHDN.

Comtor không được hiểu đơn thuần là những phiên dịch viên, comtor còn là một BA (Business Analyst – Nhân viên phân tích kinh doanh) và là người biết văn hóa Nhật Bản nên họ có thể biết cả những kiêng kị trong giao tiếp, cái nên nói, cái nên bớt trong quá trình phiên dịch. Do đặc thù của FSOFT nên các comtor còn phải hiểu về kinh doanh, kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động của Công ty, đa dạng ngành nghề thậm chí như nếu phải dịch ảnh có chữ thì comtor phải kiêm luôn cả nghề đồ họa... Comtor cũng bị đòi hỏi biết lập kế hoạch và phân việc chuyên nghiệp chẳng kém các nhân viên trong các bộ phận khác.

Tại FSOFT (Hà Nội) có chị Suzuki người Nhật (rất giỏi tiếng Việt), lãnh đạo bộ phận tên là JQA (Japanese quality assurance – Bảo đảm chất lượng Nhật Bản), thực hiện các hoạt động liên quan đến tiếng Nhật và văn hóa Nhật trong công ty, quản lý chung đội ngũ Comtor trong toàn công ty.

Sự quan tâm tới nhân viên

Đây là điều rất đặc trưng của các doanh nghiệp Nhật Bản, giữa lãnh đạo và nhân viên có sự gắn bó như một gia đình, chia sẻ tất cả mọi điều. Chính điều này đã làm nhân viên gắn bó với doanh nghiệp và sẵn sàng cống hiến nhiều hơn.

Điều đầu tiên có thể được thể hiện qua những ngày hội tôn vinh. Hàng năm FPT tổ chức kỷ niệm ngày tôn vinh chị em: ngày 8/3 và 20/10. Riêng anh em

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí