Giải Pháp Nâng Cao Tính Tích Cực Của Vhdn Nhật Bản Và Áp Dụng Ở Việt Nam

chính là chữ “tâm”, là yếu tố văn hóa trong kinh doanh. Doanh nghiệp trong một đất nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì mục tiêu văn hóa càng đòi hỏi rất cao. Trách nhiệm của chúng ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngoài phục vụ tốt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong nước bằng tài kinh doanh năng động, sáng tạo của mình thì còn có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế... Vì vậy mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải là một doanh nghiệp chân chính của một dân tộc anh hùng. Đó là văn hóa, đó là đạo đức, là văn minh, để tiếng thơm cho dân tộc, ngược lại làm hàng kém, làm hàng giả sẽ để lại tiếng xấu cho đất nước… Chăm chút và nâng cao VHDN cũng là cách tạo thương hiệu đất nước, tạo vốn liếng cho doanh nhân mở mang nghiệp lớn kinh doanh ra khắp toàn cầu”.[43]

Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng VHDN lành mạnh, góp phần xâu dựng nền VHKD Việt Nam tiên tiến, phù hợp với định hướng phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh đến nhận thức và hành động, về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ văn hóa trong giai đoạn cách mạng mới "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" trong quá trình tiếp tục thực hiện "đổi mới", "mở cửa", "đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" và "phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" tất cả nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC CỦA VHDN NHẬT BẢN VÀ ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

1. Các giải pháp vi mô

VHDN Việt Nam muốn phát trển thì trước hết văn hóa Việt Nam phải tạo ra được một nền tảng vững chắc của những giá trị văn hóa truyền thống tiên tiến, những nét đẹp của VHKD được thể hiện. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước với những đường lối, chính sách đúng đắn đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nền VHDN Việt Nam tiên tiến mà vẫn mang đầy đủ những giá trị truyền thống tốt đẹp.

1.1. Xây dựng nền tảng văn hóa tinh thần của xã hội

Mỗi doanh nghiệp muốn phát triển thì VHDN phải phù hợp với trình độ của văn hóa truyền thống, VHKD. Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu

văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện. Nhà nước chăm lo cho sự phát triển chung của văn hóa đất nước, đẩy mạnh những yếu tố tích cực chính là tạo điều kiện thuận lợi cho VHDN phát triển. Bởi văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương,... biến thành nguồn nội sinh quan trọng nhất của phát triển.

Nền tảng văn hóa ấy phải khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giàu cho mình và cho đất nước. Xoá bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi thường thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chí đố kị doanh nhân. Xoá bỏ tâm lý ỷ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao những nhân tố mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng xuất lao động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tôn vinh những doanh nhân năng động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên, làm rạng rỡ thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

1.2. Nâng tầm những khẩu hiệu trở thành triết lý kinh doanh chung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Từ bao đời nay, người Việt Nam vẫn có truyền thống sử dụng những khẩu hiệu trong cả sản xuất kinh doanh và thực tiễn chiến đấu để nêu cao tinh thần, thúc đẩy sự tham gia của mỗi cá nhân trong mục tiêu chung, đi sâu vào lòng người, gợi lên trong mỗi con người lòng tự tôn dân tộc, không tự bằng lòng với những gì đang có, biết vươn lên với mục đích cao đẹp là hướng tới sự hạnh phúc của cá nhân, gia đình và góp phần vào sự phát triển đất nước.

Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp, những khẩu hiệu đã góp một phần không nhỏ vào việc động viên những thanh niên anh dũng ra trận, những người vợ, người mẹ đảm đang tay súng tay liềm. Trong giai đoạn 1950 – 1954, các khẩu hiệu như “Chiến đấu và xây dựng tương lai”, “Toàn quân giết giặc lập công” được nêu cao, đã thôi thúc hàng loạt thế hệ thanh niên Việt Nam ra chiến trường, sản xuất với quyết tâm cao ở hậu phương, làm nên một Điện Biên Phủ chấn

Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng áp dụng tại Việt Nam - 10

động địa cầu. Tháng 8/1964, đế quốc Mỹ leo thang gây chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc, phong trào "Ba sẵn sàng" đã phát triển sâu rộng trong cả nước, miền Bắc nêu cao quyết tâm chi viện cho chiến trường miền Nam với tinh thần "Chưa thắng giặc Mỹ, chưa về quê hương".

Tháng 2/1965, Đại hội Đoàn thanh niên toàn miền Nam đã phát động phong trào "Năm xung phong". Từ phong trào "Ba sẵn sàng" "Năm xung phong" đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân với những chiến công xuất sắc như:; Dũng sỹ diệt Mỹ - Anh hùng Lê Mã Lương với lẽ sống "Cuộc đời đẹp nhất là ở trên trận tuyến chống quân thù"; câu nói bất hủ của người thợ điện trẻ tuổi Nguyễn Văn Trỗi "Còn giặc Mỹ thì không có hạnh phúc" đã gây xúc động cho tuổi trẻ và nhân dân tiến bộ khắp năm châu; lời hô của Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Xuân "Nhằm thẳng quân thù mà bắn!" đã trở thành hiệu lệnh thúc giục quân và dân ta xông lên tiêu diệt quân thù.[40]

Những khẩu hiệu ấy, những câu nói của cá nhân mà trở thành triết lý, tư tưởng của cả môt thời đại ấy đã mang lại cho Việt Nam sự độc lập, hòa bình như ngày hôm nay. Thời gian qua đi, đôi khi người Việt Nam lãng quên vì những khẩu hiệu trước đây có lẽ đã không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay nữa, vậy vấn đề hiện nay đặt ra là tìm những khẩu hiệu cho phù hợp để có những tác dụng thúc đẩy tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước.

Nhiều quốc gia cũng đã xây dựng văn hóa, thúc đẩy kinh tế bằng những khẩu hiệu ấy, như Nhật Bản với khẩu hiệu “thực hiện 5S”, “Năng suất cao nhất với chi phí thấp nhất”[3] hay Trung Quốc hiện nay với việc áp dụng khẩu hiệu vào trong mọi lĩnh vực đời sống như “chính sách Tam Nông”, Hàn Quốc với “Năng động Hàn Quốc” (Dynamic Korea) đã thúc đẩy du lịch, giao lưu hợp tác, kinh tế của quốc gia này với thế giới[39]. Gần đây nhất, có thể kể đến khẩu hiệu “Vượt qua Trung Quốc” ở Ấn Độ đã dành được sử ủng hộ to lớn của các cử tri đối với hai Đảng Quốc đại và Bharatiya Janata vào tháng 5/2009[33]. Qua đó, chúng ta có thể thấy được tầm ảnh hưởng lớn lao của các khẩu hiệu với đời sống.

Nhìn lại những khẩu hiệu của Việt Nam, bên cạnh những khẩu hiệu mang

tính chất khuyến khích sản xuất kinh doanh vẫn có những khẩu hiệu khiến chúng ta phải suy nghĩ, những khẩu hiệu như “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” hay “Dùng hàng Việt Nam là yêu nước” cần có những hạn chế nhất định cần thay đổi. Một cách khách quan, những khẩu hiệu ấy thể hiện một tư tưởng chưa thực sự rộng mở và những khẩu hiệu ấy chưa thể hiện được sự cạnh tranh công bằng, tại sao không chỉ là “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hay “Sản xuất hàng hóa chất lượng cao là yêu nước[38]. Với mỗi giai đoạn, luôn cần có những khẩu hiểu phù hợp được tuyên truyền rộng rãi. Thiết nghĩ, trong giai đoạn hiện nay, tại sao Việt Nam không có những khẩu hiệu như “Doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, cùng phát triển để vượt qua khủng hoảng” và cùng với đó là những hoạt động, những hội nghị thực sự mang tính xây dựng, phê và tự phê.

Những khẩu hiểu là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Việc tuyên truyền những khẩu hiệu đi đôi với việc thực thi những hành động, để qua thời gian những khẩu hiệu ấy sẽ không là những ngôn từ sáo rỗng mà thực sự thấm đẫm vào tư tưởng, lý tưởng của mỗi người. Nêu cao được lòng tự hào dân tộc.

1.3. Phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp

Đó là những tổ chức xã hội – nghề nghiệp nhằm khai thác mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thu hút tài trợ từ bên ngoài, để phát triển các hoạt động trợ giúp một cách trực tiếp, có hiệu quả thiết thực, khắc phục những yếu kém của doanh nghiệp. Các hiệp hội doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng cho hội viên (như cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo), cùng nhau thương thảo giải quyết những vấn đề cụ thể mà tong doanh nghiệp riêng lẻ không tự giải quyết được để bảo đảm lợi ích của mỗi ngành nghề, bảo đảm văn hoá doanh nghiệp, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường.

Mỗi quốc gia để có được sự phát triển về kinh tế không thể không đề cập đến sự thúc đẩy của các yếu tố hiệp hội, có tác dụng định hướng, tạo ra sự bình ổn, nâng cao mặt bằng chung cho các doanh nghiệp trong cùng hiệp hội. Hiện nay, ở Việt Nam các hiệp hội cũng đã được thành lập nhưng việc phát huy tính tích cực còn nhiều hạn chế, chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia, phần lớn mới dừng lại

ở việc tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên đề chưa có sự gắn bó mật thiết giữa các doanh nghiệp.

Với việc nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp được tiếp cận nhiều và đồng đều hơn với các tư tưởng mới, học hỏi những giá trị tốt đẹp từ văn hóa của nhau, cùng nhau tạo nên một nền VHKD lành mạnh, phát triển là cơ sở để văn hóa của mỗi doanh nghiệp phát triển tương xứng.

1.4. Quản lý thực trạng tư vấn và có những biện pháp hỗ trợ quản trị doanh nghiệp

Trong điều kiện hiện nay, khi VHDN đã không còn là đề tài mới nhưng thực sự những nhà quản trị hiểu biết và có khả năng xây dựng VHDN không nhiều thì những nhà tư vấn chính là những người giúp doanh nghiệp hiểu rõ vai trò, định hướng và tư vấn cho doanh nghiệp trong suốt quá trình xây dựng.

Các Công ty tư vấn về VHDN và các nhà hoạt động tư vấn VHDN độc lập đang có xu hướng phát triển mạnh do nhu cầu thực tế cao. Tuy nhiên hoạt động này đang phát triển một cách thiếu định hướng, chưa có công tác quản lý chặt chẽ, chỉ một số ít các Công ty tư vấn gây dựng được lòng tin với khách hàng.

Hoạt động VHDN cần được sự quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới, bên cạnh các hội thảo do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) hay hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam ... thì cần có những chương trình lớn hơn, quy mô và bài bản để giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn trong việc xây dựng VHDN.

Để làm được những điều này, Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Sự ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động, hành lang pháp lý được mở rộng nhưng cũng rất chặt chẽ sẽ kiểm soát tốt hơn các hoạt động tư vấn, có các biện pháp khuyến khích, quảng bá, thể hiện mục tiêu phát triển loại hình dịch vụ này ở Việt Nam.

1.5. Hoàn thiện hơn nữa các thể chế kinh tế thị trường

Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm nước ta.

Hành lang pháp lý phải đảm bảo ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, gian lận thương mại, những kiểu làm ăn phi văn hoá, bảo đảm cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh bình đẳng trong khuôn khổ luật pháp.

Bên cạnh đó muốn VHDN phát triển một cách lành mạnh thì bản thân bộ máy hành chính Nhà nước phải dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại hoá. Đây là một yêu cầu hết sức bức xúc đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế đất nước ũng như đối với việc hình thành văn hoá doanh nghiệp nước ta hiện nay.

1.6. Phát triển cá nhân một cách toàn diện

Phát triển con người nếu nhìn nhận trong ngắn hạn thì sẽ không thể thấy được sự ảnh hưởng lớn tới VHDN, tuy nhiên về dài hạn đây lại là một biện pháp rất hữu ích để xây dựng thành công VHDN. VHKD hay VHDN đều được xây dựng trên nền tảng nhân tố con người, nếu những người lãnh đạo trong Công ty ý thức được những giá trị tốt đẹp từ khi chưa xây dựng doanh nghiệp thì đó sẽ là những giá trị vô hình mà họ sử dụng sau này.

Từ trước tới nay, mục tiêu của Đảng luôn mong muốn đào tạo được những con người “vừa hồng vừa chuyên”, thiếu một trong hai yếu tố đó thì sự phát triển của con người sẽ khó mà hoàn thiện được. Việc đào tạo con người từ ngay những ngày ngồi trên ghế nhà trường, nếu có sự quan tâm từ những cấp học thấp thì việc tạo ra được những giá trị mong muốn sẽ dễ dàng hơn.

Việc định hướng giáo dục đúng khiến mỗi cá nhân tạo ra được ý thức, sự ham muốn phát triển nhân cách, hoàn thiện bản thân. Sự theo đuổi học hỏi không phải để được đề bạt, tăng lương năm nay hay năm sau, thỏa mãn một nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản là mỗi cá nhân nhận thức được rằng sự giáo dục bản thân cần có sự cố gắng suốt đời.

Việt Nam đề cao xã hội hóa giáo dục, với mục tiêu “tất cả vì tương lai con em chúng ta”, mong muốn các thế hệ sẽ phát triển là nền tảng để đất nước phát triển. Nhưng chúng ta không thể không nhìn nhận vào một thực tế, giáo dục Việt Nam ở các cấp thấp còn nhiều bất cập chưa tạo ra được một môi trường để các cá

nhân phát triển một cách toàn diện, khả năng làm việc nhóm kém, tinh thần tập thể chưa cao, chưa tạo được sự say mê nghiên cứu, ham học hỏi ở số đông bộ phận. Những năm đại học là khoảng thời gian để các sinh viên dành thời gian để phát triển các kỹ năng xã hội mà trước đây bị bó hẹp phần nhiều do chương trình học tập, mỗi cá nhân đặt kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai và dành thời gian cho việc hưởng thụ nhưng dường như việc phát triển nhân cách chưa thực sự cân bằng và việc thích nghi và hòa đồng với những thay đổi còn là một điều hạn chế.

Việc phát triển cá nhân đòi hỏi sự cân bằng giữa thể lực và trí lực. Sức khỏe tốt giúp cho mỗi người có khả năng học hỏi, làm việc, thích nghi với những môi trường còn nhiều áp lực. Trí lực khỏe mạnh thể hiện ở một tâm hồn đẹp, biết định hướng sự phát triển cá nhân gắn liền với sự phát triển chung của quốc gia, xã hội. Mỗi người khi có một trí tuệ, sự ý thức, khao khát vươn lên thì mới có thể xây dựng được những giá trị tốt đẹp.

Để làm được những điều đó cần có sự phối hợp giáo dục bước đầu từ trong mỗi gia đình, sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong quá trình đào tạo, một chương trình giáo dục tiên tiến, phù hợp với sự phát triển của quốc gia và không quá tụt hậu so với thế giới. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội, Đội, Đoàn... với nhiệm vụ tạo ra các sân chơi giúp mỗi cá nhân phát triển một cách lành mạnh, phát triển toàn diện, cân bằng, khích lệ tinh thần sáng tạo, ham học hỏi và sống có lý tưởng...

2. Các giải pháp cho doanh nghiệp

VHDN thường được hình thành theo cách mặc định hơn là được thiết kế, nhưng những doanh nghiệp có chủ đích xây dựng nên nền văn hóa sẽ thành công hơn cả và bao giờ quá trễ để tạo nên thành công cho doanh nghiệp bằng cách quyết tâm xây dựng lại hoặc nâng cao nền văn hóa của doanh nghiệp.

Trên cơ sở nhận định việc ứng dụng những yếu tố tích cực của văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản có thể áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động, chuẩn bị các yếu tố, nguồn lực để có thể áp dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất, phát huy những yếu tố tích cực đó. Những yếu tố nào gặp phải những khó khăn khi áp dụng thì các doanh nghiệp nên cân nhắc lý do tại sao nảy sinh tình trạng ấy, từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp nhất. Văn hóa

của mỗi doanh nghiệp có ổn định thì mới nên xem xét tới việc ứng dụng những yếu tố mới để VHDN ấy trở nên mạnh hơn.

2.1. Các giải pháp chung để xây dựng VHDN

2.1.1. Quản lý VHDN

Trước hết, để có thể đưa ra được những giải pháp, chọn đường lối đúng đắn cho VHDN thì doanh nghiệp phải nhận thức được rõ đâu là điểm mạnh, điểm yếu, đâu là yếu tố cần phát huy, khắc phục hay yếu tố nào cần phải loại bỏ.

Các doanh nghiệp khi muốn nhận thức rõ điều đó cần phải đánh giá lại VHDN mình dựa trên những mô hình, những công trình đánh giá về VHDN đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin được lựa chọn mô hình Denison (Xem hình 1.4), một mô hình đã được kiểm kiệm hơn 20 năm qua tại Mỹ, châu Âu và châu Á, mô hình này có thể sử dụng để đánh giá và dựa vào mô hình này với các tiêu chí doanh nghiệp cũng có thể định hướng để xây dựng VHDN.

Trong quá trình xây dựng và phát triển VHDN vấn đề đánh giá luôn được tiến hành một cách thường xuyên nhằm phát hiện những yếu tố phát triển không đúng với định hướng để loại bỏ và phát huy những yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp có những thay đổi lớn trong cơ cấu, tổ chức thì vấn đề thay đổi VHDN trở thành nhu cầu bức thiết. Không có gì là bất biến, văn hóa cũng như vậy. Dù văn hóa là điều không dễ gì thay đổi nhưng muốn văn hóa trở thành động lực cho sự phát triển thì luôn cần thay đổi khi cần thiết.

2.1.2. Sử dụng các nguồn lực bên ngoài để xây dựng VHDN

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự đánh giá, đề ra các biện pháp xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, để có thể tiết kiệm về mặt thời gian, nâng cao khả năng thành công thì doanh nghiệp nên sử dụng các Công ty, các trung tâm tư vấn có được sự tư vấn từ những chuyên gia về VHDN nhiều kinh nghiệm.

Hơn nữa, VHDN Nhật Bản nói riêng hay VHDN của các quốc gia khác đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu, từ biết tới hiểu và tới áp dụng VHDN

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022