Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng áp dụng tại Việt Nam - 12

hỏi phải được tiến hành bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và sự kiên trì của toàn bộ nhân viên, tầm nhìn rộng mở của nhà lãnh đạo.

Một câu hỏi đặt ra cho nhiều doanh nghiệp trong thời điểm lạm phát như hiện nay là có nên đầu tư áp dụng vào những quy trình mới hay không? Có thể khẳng định rằng việc áp dụng là càng sớm càng tốt. Việc ứng dụng các triết lý 5S, tư tưởng Kaizen là cần thiết bên trong tất cả các doanh nghiệp ở mọi loại hình. 5S tạo ra một môi trường làm việc trong sạch, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian sản xuất, kích thích khả năng sáng tạo và tạo được niềm tin ở khách hàng. Thực tế, có thể ứng dụng 5S một cách riêng lẻ, tuy nhiên, nhiều nhân viên có quan điểm không thích thay đổi hoặc tới một thời điểm nào đó nghĩ rằng 5S đã thành công. Vì lẽ đó, Kaizen cần được áp dụng song song cùng 5S, với việc ghi nhận những sáng tạo và đánh giá xứng đáng, tư tưởng đổi mới liên tục thúc đẩy không ngừng cải tiến để mỗi ngày các công việc lại càng tốt hơn.

Với cơ sở 5S, Kaizen là nền tảng các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất có thể áp dụng một cách thành công những quy trình khác như J.I.T, T.Q.M, Lean Production, ...Từ đó doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và đạt được những tiêu chuẩn quốc tế về năng suất chất lượng, giúp hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam có được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.

Xây dựng mạng lưới quan hệ rộng rãi

Việc tiến hành các hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay thì các mối quan hệ là điều cần được lưu ý. Các mối quan hệ luôn là cần thiết cho sự phát triển, liên kết giữa các lĩnh vực, mở rộng phạm vi, quy mô kinh doanh.

Với tình hình hiện nay, nếu một doanh nghiệp chỉ phát triển một cách đơn độc tránh sự quan hệ tiếp xúc với bên ngoài thì khó có thể đạt được những mục tiêu đề ra.

Tham gia các hiệp hội

Tầm quan trọng của các hiệp hội đã được chứng minh với sự đóng góp của nó cho sự phát triển của Nhật Bản.

Việc tham gia sâu hơn vào các hiệp hội ngành hàng, địa phương... giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sự đoàn kết, hiểu biết về môi trường kinh doanh

chung, cùng nhau đưa ra những giải pháp vì sự phát triển chung. Sự liên kết này có thể mang lại cho các doanh nghiệp những định hướng chung, những mục tiêu cơ bản để cùng nhau thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang thúc đẩy mạnh xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, mỗi doanh nghiệp không thể có được sự hiểu biết về tất cả các thị trường, sự chia sẻ thông tin, cùng bắt tay hợp tác vì sự phát triển chung của các doanh nghiệp Việt Nam là cơ sở để các doanh nghiệp có thể thành công.


Kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và khả năng áp dụng tại Việt Nam - 12

Nhìn chung, khi các doanh nghiệp Việt Nam có được định hướng rõ ràng về mục tiêu xây dựng và phát triển VHDN gắn liền với định hướng phát triển VHDN của Việt Nam, kèm theo đó là việc xác định những giải pháp chung thì VHDN Việt Nam sẽ ngày càng đạt được những bước tiến nhanh chóng. Với việc ứng dụng VHDN của các quốc gia khác, mà cụ thể trong bài viết này là VHDN Nhật Bản thì mỗi doanh nghiệp lại cần có sự nhận thức sâu sắc hơn, chọn lọc những nét văn hóa phù hợp với văn hóa truyền thống, phù hợp với đặc tính doanh nghiệp để có thể phát huy tối đa những nét văn hóa được học hỏi ấy.

KẾT LUẬN

Những năm gần đây, VHDN ở Việt Nam đã trở thành một đề tài được nói đến rất nhiều tuy nhiên việc nhận thức tầm quan trọng, sức mạnh, sự ảnh hưởng của VHDN tới các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn chưa thực sự đầy đủ. VHDN chưa được quan tâm xây dựng ở tất cả các doanh nghiệp mà phần nhiều chỉ tập trung ở các doanh nghiệp lớn, tốc độ lan truyền còn chậm, những nét đặc sắc trong văn hóa của mỗi doanh nghiệp chưa được xây dựng một cách hiệu quả, tạo được dấu ấn riêng cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, ở nhiều quốc gia trên thế giới, như Mỹ - quê hương của VHDN hay các nước bên cạnh Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản , Trung Quốc đã quan tâm tới việc xây dựng VHDN từ rất lâu và đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt là Nhật Bản đã có những nét văn hóa rất riêng, thực sự trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp Việt Nam trong giấc mơ rất gần muốn vươn lên, khẳng định tiếng nói của Việt Nam trên bản đồ kinh tế khu vực và toàn thế giới thì trước hết Việt Nam cần tận dụng lợi thế đứng trên vai những người khổng lồ để đẩy nhanh tốc độ phát triển. Chính vì thế nghiên cứu ứng dụng VHDN ở Việt Nam là một đề tài cần thực sự cần thiết, có tính thực tiễn và cần được sự quan tâm nghiên cứu sâu hơn.

Ở chương I tác giả bài viết đã khái quát hóa những lý luận chung nhất và đưa ra những mô hình hiện nay được áp dụng trên thế giới để đánh giá và xây dựng VHDN, tiêu biểu là mô hình Denison. Tiếp theo, ở chương II tác giả đã nghiên cứu VHDN Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945) tới nay và trước hết là đi sâu vào việc chỉ ra bốn trụ cột chính của VHDN Nhật Bản trong thời kỳ này với chủ nghĩa tập thể, chế độ tuyển dụng suốt đời, sự đãi ngộ theo thâm niên và tổ chức công hội và những triết lý đặc trưng là Kaizen và 5S. VHDN Nhật Bản đã được phân tích theo cấu trúc phân tầng của Edgar Schein để thấy được VHDN thể hiện ở những thực thể hữu hình, các giá trị và nguyên tắc trong doanh nghiệp và đặc biệt là các giá trị ngầm định nền tảng được hình thành dựa trên đặc điểm lịch sử và văn hóa lâu dài của Nhật Bản. Những nét đặc sắc rất riêng trong VHDN Nhật Bản

cùng với sự sáng tạo và ứng dụng nhạy bén các công cụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính là những nguyên nhân cơ bản để nền kinh tế Nhật Bản thực sự cất cánh và đạt được những mục tiêu tăng trưởng đáng ghi nhận trong nhiều thập kỷ.

Trên cơ sở so sánh những nét tương đồng và khác biệt ảnh hưởng tới VHDN hai nước, trong chương III tác giả đã mạnh dạn đưa ra những kiến nghị vĩ mô và những giải pháp cho các doanh nghiệp để xây dựng VHDN nói chung và ứng dụng VHDN Nhật Bản nói riêng. Thiết nghĩ, bên cạnh rất nhiều các giải pháp cần thực thi, Nhà nước nên tập trung nhiều hơn vào việc xây dựng và tuyên truyền các khẩu hiệu, vốn một thời là nét đặc sắc trong giai đoạn xây dựng kinh tế và bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước trước đây, để nâng chúng trở thành những triết lý có giá trị, có sức lay động nhân tâm, thúc đẩy mỗi người cùng phấn đấu để xây dựng VHDN nói chung và nền tảng VHKD của quốc gia. Các giải pháp cho doanh nghiệp đã chỉ ra được phần nào những biện pháp để có thể ứng dụng VHDN Nhật Bản, áp dụng ở đâu, trong lĩnh vực gì và áp dụng như thế nào. Dù nói thế nào chăng nữa thì việc ứng dụng VHDN Nhật Bản không bao giờ có thể là sự sao chép một cách y nguyên mô hình, chỉ có thể là học hỏi một cách có chọn lọc, ứng dụng sáng tạo những lý thuyết quản lý, những nét đẹp trong VHDN của các nước khác phù hợp với bản sắc Việt Nam để đưa vào thực tiễn.

Việc xây dựng VHDN thành công cũng như việc nghiên cứu để áp dụng VHDN Nhật Bản có nhiều thuận lợi thì cần có được sự quan tâm đúng mức của Nhà nước, các học giả và giới doanh nhân nên có sự liên kết chặt chẽ, cùng nhau đưa ra được những định hướng, giải pháp chung, để VHDN Việt Nam luôn là động lực cho phát triển kinh tế và thể hiện những giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Bản thân tác giả không kỳ vọng khóa luận này có được những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của VHDN Việt Nam. Với những hạn chế về trình độ và kinh nghiệm, tác giả chỉ mong rằng khóa luận này có thể có giá trị cho những người quan tâm đến đề tài ở một phạm vi nhỏ và quan trọng hơn sẽ giúp ích cho cá nhân tác giả có được những ứng dụng cho nghề nghiệp tương lai. Khóa luận này không tránh khỏi những sai sót và có những điểm chưa đúng đắn của quan điểm cá nhân, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để khóa luận có thể hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1]. Đỗ Thị Tú Anh (2004): Cải thiện và làm mới hiệu quả ISO 9000 bằng Kaizen, Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, số 6.

[2]. Nguyễn Hoàng Ánh (2003): Giải pháp để xây dựng VHDN Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, số đề tài B2002- 40-17, Đại học Ngoại thương, Hà Nội.

[3]. Athur M.Whitehill (1996): Quản lý Nhật Bản truyền thống và quá độ, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội.

[4]. TS. Đỗ Minh Cương (2002): Giáo trình văn hóa và triết lý kinh doanh, NXB Đại học Thương mại, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên) (2007): Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, Hà Nội.

[6]. ThS. Đặng Thị Lan và ThS. Ngô Quý Nhâm (2008): Bài giảng bộ môn Quản trị nguồn nhân lực, Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại thương.

[7]. PSG. TS Dương Thị Liễu (2008): Bài giảng văn hóa kinh doanh, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

[8]. PGS. TS. Dương Thị Liễu và NCS. Nguyễn Vân Hà (2008): Hội nhập và văn hóa kinh doanh Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

[9]. Lee O Young (1998): Người Nhật Bản với chí hướng thu nhỏ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[10]. Dinna Louise C. Dayao (2007): Trí tuệ kinh doanh châu Á, NXB Lao động, Hà Nội.

[11]. Tổng bí thư BCH TW Đảng Nông Đức Mạnh (2004): Gắn chặt nhiệm vụ xây dựng văn hóa với nhiệm vụ trung tâm xây dựng kinh tế và nhiệm vụ then chốt xây dựng Đảng, Bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Tạp chí Cộng Sản, số 64.

[12]. Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[13]. Phan Ngọc (1994): Văn hoá Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

[14]. Đào Duy Quát (Chủ biên) (2007): Văn hóa doanh nghiệp - văn hóa doanh nhân trong quá trình hội nhập, H. Chính trị quốc gia.

[15]. TS. Nguyễn Mạnh Quân (2007): Đạo đức kinh doanh & Văn hóa doanh nghiệp, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[16]. Trần Ngọc Thêm (2000): Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

[17]. Phạm Quốc Toản (2007): Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, NXB Lao động xã hội.

[18]. Vũ Bội Tuyền (Biên dịch) (2004): Kỹ xảo kinh doanh của các công ty Nhật Bản, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

[19]. Nguyễn Tuấn Việt (2005): Thực trạng và một số giải pháp xây dựng VHDN ở Việt Nam, Số 10. - tr.5-6.- Tạp chí Thương mại.

[20]. Somusho Tokei kyoku (2005): Nihon no tokei (Thống kê Nhật Bản), Tokyo. [21]. Watabe Tadaio (1988): Con đường lúa gạo, NXB khoa học xã hội, Hà Nội. [22]. Xomkhit Chatuxiphithat (2004): Chiến thuật tiếp thị bài học từ Nhật Bản, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[23]. Linda Ackerman Anderson, Dean Anderson (2001): The Change Leader's Roadmap : How to Navigate Your Organization’s Transformation, Pfeiffer & Company, San Francisco, Calif.

[24]. David Boan and Frank Funderburk (2003): Healthcare Quality Improvement and Organizational Culture, Delmarva foundation.

[25]. Schwartz H. And David S.M (1981): Matching Corporate Culture and Business Stratergy, Organizational Dynamics, 10.

[26]. Edgar H. Schein (2004): Organizational Culture and Leadership, Third edition, John Wiley and Sons.

[27]. Gold K.A. (1982): Managing for Success: a Comparison of the Private and

Public Sector, Public Administration Review, Nov. – Dec.

[28]. Athur M.Whitehill (1976): Management transplants: Practice or System?,

Hawai University, Working Paper Series, No. 14.


CÁC WEBSITE:

[29]. Hương Cát: W.E. Deming, cha đẻ quản lý chất lượng, Báo điện tử Vietnamnet ngày 18/12/2005, http://vietnamnet.vn/khoahoc/vande/2005/12/523675/ [30]. Lê Quốc Bảo: Làm giàu từ số đông, ngày 20/08/2008, http://www.nangsuatchatluong.vn/minh-quan-va-nang-suat/82-tin/225-lam-giau-tu- so-dong.html

[31]. Vũ Duy: Hội đàm cấp cao Việt Nam – Nhật Bản, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam ngày 20/04/2009, http://vovnews.vn/Home/Hoi-dam-cap-cao-Viet-Nam--

Nhat-Ban/20094/110197.vov

[32]. Ngô Đức: Sáu bài học về VHKD Nhật Bản, Báo Dân trí điện tử ngày 13/08/2006 - http://dantri.com.vn/c76/s76-134205/6-bai-hoc-ve-van-hoa-kinh- doanh-nhat-ban.htm

[33]. Thu Hà: Ấn Độ hô vang khẩu hiệu “vượt Trung Quốc”, ngày 14/05/2009, http://vitinfo.com.vn/Muctin/Kinhte/LA60193/default.htm

[34]. PGS.TS Nguyễn Thu Linh: Cấu trúc của VHDN, Chuyên trang Lãnh đạo trong kỷ nguyên mới ngày 10/01/2009, http://lanhdao.net/vn/chuyende/123607/index.aspx

[35]. Trần Phương Minh: SONY, triết lý kinh doanh dẫn đến thành công, ngày 10/04/2009, http://bwportal.com.vn/print.php?txtiditem=3&txtid=595

[36]. Mai Hải Oanh: VHDN Việt Nam trước những đòi hỏi của thực tiễn, Tạp chí cộng sản online ngày 23/03/2007, http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=23352133

[37]. TS Lê Minh Phụng: VHDN Việt Nam hiện nay thực trạng và giải pháp, 01/09/2008,

http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Lanh-dao-360/Lanh- dao/Van_hoa_Doanh_nghiep_Viet_Nam_thuc_trang_giai_phap/

[38]. Hoàng Hữu Phước: Kinh tế Việt Nam cần thay đổi khẩu hiệu yêu nước, ngày

17/02/2009,

http://www.saga.vn/Vanhoadoanhnghiep/Quantrithaydoivakhunghoang/13571.saga [39]. Dương Trung Quốc: “Năng động Hàn Quốc”: câu chuyện một khẩu hiệu, Việt báo ngày 15/08/2006, http://vietbao.vn/Kinh-te/Nang-dong-Han-Quoc-Cau- chuyen-ve-mot-khau-hieu/40156053/87/

[40]. Thành đoàn Đà Nẵng: Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 78 năm thành lập ĐTNCS Hồ Chí Minh và tháng Thanh niên 2009, ngày 26/03/2009, http://www.thanhdoandanang.org.vn/uploads/decuongtuyentruyen2009

[41]. Nguyễn Tất Thịnh: Bài nói chuyện trong hội thảo "Tư vấn xây dựng và Phát triển Văn hoá doanh nghiệp tập đoàn Việt Á", Báo diễn đàn doanh nghiệp ngày 09/07/2006, http://dddn.com.vn/19671cat70/xay-van-hoa.htm

[42]. Đặng Vỹ: Giữ nhân sự bằng VHDN, Báo điện tử Vietnamnet ngày 18/12/2005, http://vietnamnet.vn/kinhte/kinhdoanh/2005/12/523653/

[43]. Nguyên tổng bí thư BCH TW Đảng Lê Khả Phiêu, Nâng cao VHDN là cách tạo dựng thương hiệu đất nước, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 27/02/2009,

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30257&cn_ id=329390

[44]. Bộ Ngoại giao Việt Nam:Tuyên bố Việt Nhật về quan hệ đối tác chiến lược, Website Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/04/2009, http://www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns090421152052/vi ew?b_start:int=15

[45]. TS. Huỳnh Quốc Thắng: VHDN việt nam với chiến lược hội nhập và phát triển, Báo Văn hóa học ngày 19/06/2008, http://www.vanhoahoc.com/site/index.php?option=com_content&task=view&id=62 6&Itemid=92

[46]. Áp dụng các công cụ cải tiến năng suất chất lượng là xu thế tất yếu và cần thực hiện ngay trong tình hình lạm phát, kinh tế khó khăn hiện nay, Báo điện tử năng suất chất lượng ngày 01/09/2008, http://www.nangsuatchatluong.vn/tin-tuc/35-tin/235-ap-dung-cac-cong-cu-cai-tien-nang-suat-chat-luong-la-xu-the-tat-

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí