Lá mọc cách, kép lông chim 2 - 3 lần. Lá chét chia thùy nhọn không đều, màu xanh, bóng mặt dưới nhiều hơn, gốc lá và phiến lá thuôn nhọn dài 3 - 5 cm, rộng 0,5 - 1,5 cm. Gân lá hình lông chim, gân chính nổi rò, 3 - 4 cặp gân phụ. Cuống lá dài, tròn, màu xanh sậm, có những đốm xanh nhạt trên cuống, đáy cuống phình to thành bẹ lá.
| |
|
|
Có thể bạn quan tâm!
- Tác Động Của Gốc Tự Do Và Sự Liên Quan Đến Bệnh Tật Con Người
- Thử Nghiệm Đánh Giá Khả Năng Kết Hợp Với Ion Sắt Ii
- Độ Ẩm Dược Liệu: Được Xác Định Bằng Phương Pháp Mất Khối Lượng Do Làm Khô Bằng Cách Dùng Cân Hồng Ngoại Theo Phụ Lục 9.6 (Trang Pl – 182).
- Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 8
- Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 9
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
Hình 4.1. Lá Đinh lăng
Cụm hoa tán tụ thành chùm ở ngọn cành. Hoa nhỏ, đều. Cuống hoa hình trụ, màu xanh, dài 0,3-0,4 cm. Bao hoa: đài hoa thu hẹp chỉ còn 5 răng, đều, rời, dạng vảy màu xanh; 5 cánh hoa rời, đều, màu xanh, hình bầu dục thuôn nhọn ở đỉnh.
| |
|
|
Hình 4.2. Hoa Đinh lăng
Quả hạch hình bầu dục mang trên đỉnh quả vòi nhụy tồn tại mọc chìa ra và đài tồn tại, vỏ quả màu xanh đậm có những nốt tròn màu xanh nhạt hơn, dài 4-6 mm, rộng 3-4 mm.
Hình 4.3. Quả Đinh lăng
Rễ cong queo, mặt cắt ngang màu vàng nhạt. Mặt ngoài màu trắng xám có nhiều vết nhăn dọc, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và vết tích của các rễ con.
Hình 4.4. Rễ Đinh lăng
Nhận xét: Mẫu Đinh lăng được trồng tại Tri Tôn, An Giang về mặt thực vật học tương tự với những miêu tả trong Từ điển cây thuốc Việt Nam (Vò Văn Chi, 2004) và Dược điển Việt Nam IV (Dược điển Việt Nam IV, 2009).
4.1.2. Đặc điểm vi phẫu rễ
Rễ Vi phẫu tiết diện gần tròn. Các mô gồm: Bần gồm nhiều lớp tế bào hình chữ nhật, vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc rất nhiều. Mô mềm vỏ nhiều lớp tế bào đa giác, kích thước khác nhau, vách uốn lượn. Libe gỗ: Libe 2 nhiều tạo thành chùy libe, tế bào đa giác vách uốn lượn dày mỏng xen kẽ nhau thành tầng. Gỗ 2 chiếm tâm không liên tục; mạch gỗ tế bào đa giác tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ tế bào đa giác, vách cellulose. Tia tủy 1 - 4 dãy tế bào hình chữ nhật. Tinh thể calci oxalate hình cầu gai nhiều trong mô mềm vỏ và libe 2 (Hình 4.6).
Nhận xét: Vi phẫu rễ Đinh lăng tương tự với những miêu tả trong Dược điển Việt Nam IV, 2009.
Toàn rễ Vùng tủy
Bần Tinh thể cacli oxalat hình cầu gai
Bần
Mô mềm vỏ
Libe 2
Gỗ 2 Tia tủy
Mô mềm tủy
Hình 4.5. Vi phẫu rễ Đinh lăng
4.1.3. Đặc điểm bột rễ Đinh lăng
Bột rễ Đinh lăng có màu vàng, thể chất tơi thô, không có mùi, có vị ngọt.
Hình 4.6. Bột rễ Đinh lăng
Soi dưới kính hiển vi tìm thấy các cấu tử như sau: Nhiều hạt tinh bột hình chuông, hình đa giác, nằm riêng lẻ, hạt tinh bột kép 2, 3, 4 hay tụ tập thành khối. Tinh thể calci oxalat hình khối. Nhiều mảnh mạch vạch có khoang rộng, mạch điểm, mạch mạng, lông che chở (Hình 4.8).
Nhận xét: Kết quả soi bột rễ Đinh lăng cho thấy có nhiều cấu tử được tìm thấy tương tự giống trong miêu tả của Dược Điển Việt Nam IV như: Tinh bột, mảng mạch mạng, mạch vạch. Ngoài ra còn tìm thấy các cấu tử khác như: Mạch điểm, tinh thể calci oxalate hình khối, lông che chở mà Dược Điển Việt Nam IV chưa đề cập
Mạch vạch |
Mạch mạng | |
Mạch điểm |
Tinh thể cacli oxalat hình khối |
Hạt tinh bột |
Hình 4.7. Soi bột rễ Đinh Lăng
4.2. THỬ TINH KHIẾT
4.2.1. Độ ẩm
Cân khoảng 1,5 g bột dược liệu, xác định độ ẩm bằng cân hồng, thực hiện 3 lần riêng biệt, lấy kết quả trung bình. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
4.2.2. Xác định độ tro
Cân khoảng 1 g bột dược liệu, sấy 1 giờ ở 100 oC đến 105 oC rồi đem nung trong lò nung ở 600 oC 25 oC. Sau đó làm nguội trong bình hút ẩm và cân, thực hiện 3 lần riêng biệt, lấy kết quả trung bình. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1.Kết quả thử tinh khiết bột rễ Đinh lăng
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Trung bình | |
Độ ẩm (%) | 5,2 | 6,4 | 7,9 | 6,5 ± 1,4 |
Tro toàn phần (%) | 0,4 | 0,7 | 0,3 | 0,5 ± 0,2 |
Nhận xét:
- Độ ẩm trung bình của bột rễ Đinh lăng khô là 6,3 % (< 13,0 %) đạt tiêu chuẩn của DĐVN IV.
- Độ tro trung bình của bột rễ Đinh lăng là 0,47 % (< 8,0 %) đạt tiêu chuẩn của DĐVN IV.
Kết luận: Kết quả thử tinh khiết của bột rễ Đinh lăng khô đạt tiêu chuẩn của DĐVN IV.
4.3. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC
4.3.1. Chiết xuất và điều chế cao phân đoạn
Từ 9 kg rễ Đinh lăng được chiết ngấm kiệt với cồn 96 %, thu được 1,75 kg cao toàn phần. Cao toàn phần được pha loãng với một lượng nước tối thiểu và sau đó lần lượt lắc phân bố với diethyl ether, ethyl acetat, n - butanol. Các dịch diethyl ether, ethyl acetat, n – butanol được cô quay chân không thu hồi dung môi thu được 300 g cao diethyl ether và 30 g cao ethyl acetat, 405 g cao n – butanol và 800 g cao nước.