TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA RỄ CÂY ĐINH LĂNG
(Polyscias fruticosa(L.) Harms) TRỒNG TẠI AN GIANG
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
PGS. TS. TRẦN CÔNG LUẬN ĐẶNG KIM THOA
ThS. ĐỖ VĂN MÃI MSSV: 12D720401167 LỚP: ĐH DƯỢC 7B
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 2
- Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 3
- Tác Động Của Gốc Tự Do Và Sự Liên Quan Đến Bệnh Tật Con Người
Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.
LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành khoá luận này, trong thời gian nghiên cứu tại bộ môn Dược liệu trường Đại học Tây Đô, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, lời cám ơn đầu tiên em muốn gửi đến thầy PGS.TS Trần Công Luận, Ths. Đỗ Văn Mãi, hai Thầy đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt, chỉnh sửa và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô của bộ môn Dược liệu trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong thời gian em thực hiện khoá luận này.
Em xin gửi đến toàn thể thầy cô Khoa Dược- Điều dưỡng, trường đại học Tây Đô lời cám ơn sâu sắc, trong suốt 5 năm tại giảng đường các thầy cô đã không ngừng truyền đạt những kiến thức, kỹ năng có được để em trưởng thành hơn.
Ngoài ra, không thể không kể đến những người bạn của em, cám ơn các bạn đã ở bên cạnh em, cùng em vượt qua các khó khăn và làm cho khoảng thời gian làm khóa luận của em trở nên ý nghĩa và khó quên.
Và cuối cùng, em muốn dành lời cám ơn chân thành nhất cho gia đình, gia đình là nguồn động lực để em cố gắng học tập, luôn bên cạnh em lúc em gặp khó khăn, luôn tạo điều kiện để em có thể hoàn thành chương trình đại học.
Xin chân thành cám ơn mọi người.
Cần Thơ, ngày 01 tháng 6 năm 2017
Sinh viên
Đặng Kim Thoa
LỜI CAM KẾT
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Sinh viên
Đặng Kim Thoa
Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học – Khóa học: 2012 – 2017
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA CỦA RỄ CÂY ĐINH LĂNG
(Polyscias fruticosa (L.) Harms) TRỒNG TẠI AN GIANG TÓM TẮT
Mở đầu và đặt vấn đề
Trong y học cổ truyền, cây Đinh lăng từ lâu đã được sử dụng phổ biến với công dụng nổi bật là bổ dưỡng. Ngày nay, Đinh lăng còn được chứng minh với nhiều công dụng như: Kháng viêm, chống trầm cảm, lợi tiểu, ức chế enzym. Ở Việt Nam, Đinh lăng được trồng phổ biến, là nguồn cung cấp nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm có hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe con người. Đề tài này góp phần khảo sát về hoạt tính chống oxy hóa và sơ bộ thành phần hóa học của rễ cây Đinh lăng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Dược liệu là Đinh lăng được thu hái ở huyện Tri Tôn, An Giang vào tháng 11/2016. Sau khi mô tả hình thái và khảo sát vi phẫu dược liệu, rễ Đinh lăng được phơi khô và xay thành bột. Từ 9,3 kg rễ Đinh lăng được chiết ngấm kiệt với cồn 96 %, thu cao cồn (cao toàn phần). Cao cồn được hòa với một lượng nước tối thiểu sau đó lắc phân bố tuần tự với diethyl ether, ethyl acettat, n - butanol, cô thu hồi dung môi thu các cao phân đoạn tương ứng. Tiến hành khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân đoạn bằng thử nghiệm sử dụng DPPH, chọn ra phân đoạn cho HTCO cao nhất đem đi phân tích sơ bộ thành phần hóa học và phân lập bằng SKC cổ điển nhằm tạo ra những phân đoạn có thành phần đơn giản hơn, phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo sau này.
Kết quả và bàn luận
Từ 9,3 kg bột rễ Đinh lăng, sau khi chiết và lắc phân bố thu được: 300 g cao Et2O, 30 cao EA, 405 g cao n-BuOH, 800 g cao nước. Tiến hành khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các cao phân đoạn cho kết quả cao EA có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất (HTCO = 67,82 %, IC50 = 758,55 µg/ml). Phân tích sơ bộ thành phần hóa học thấy rằng cao EA có chứa: Alkaloid, flavonoid, anthocyanoid, proanthocyanidin, saponin, acid hữu cơ, chất khử. Bước đầu phân lập 10 g cao EA bằng SKC cổ điển thu được: 5 phân đoạn từ I → V (có thành phần đơn giản hơn) với khối lượng lần lượt là: 1,5311 g, 1,2835 g, 0,5612 g, 0,5824 g, 0,1889 g.
Kết luận
Cao EA có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong các cao với IC50 = 758,55
µg/ml, và thành phần hóa học gồm: Alkaloid, flavonoid, anthocyanoid, proanthocyanidin, saponin, acid hữu cơ, chất khử.
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH- SƠ ĐỒ vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2
2.1. CÂY ĐINH LĂNG 2
2.1.1. Vị trí phân loại 2
2.1.2. Đặc điểm thực vật họ Nhân sâm 2
2.1.3. Đặc điểm thực vật chi Polyscias 3
2.1.4. Đặc điểm thực vật cây Đinh lăng 3
2.1.5. Thành phần hóa học 5
2.1.6. Tác dụng dược lý và công dụng 15
2.1.7. Một số bài thuốc có Đinh lăng 17
2.1.8. Một số chế phẩm từ Đinh Lăng 20
2.2. GỐC TỰ DO VÀ HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA 21
2.2.1. Khái niệm gốc tự do 21
2.2.2. Tác động của gốc tự do và sự liên quan đến bệnh tật con người 21
2.2.3. Chất chống oxy hóa 22
2.2.4. Một số phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa trên in vitro 22
2.3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP 25
2.3.1. Kỹ thuật chiết lỏng- lỏng 25
2.3.2. Kỹ Thuật chiết rắn – lỏng 26
2.3.3. Một số phương pháp phân lập hợp chất hữu cơ 29
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
3.2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ 31
3.2.1. Dung môi, hóa chất 31
3.2.2. Thiết bị, dụng cụ 31
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
3.3.1. Khảo sát đặc điểm thực vật học 32
3.3.2. Thử tinh khiết 32
3.3.3. Nghiên cứu hóa học 33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 39
4.1. THỰC VẬT HỌC 39
4.1.1. Đặc điểm hình thái 39
4.1.2. Đặc điểm vi phẫu rễ 43
4.1.3. Đặc điểm bột rễ Đinh lăng 45
4.2. THỬ TINH KHIẾT 46
4.2.1. Độ ẩm 46
4.2.2. Xác định độ tro 46
4.3. NGHIÊN CỨU HÓA HỌC 47
4.3.1. Chiết xuất và điều chế cao phân đoạn 47
4.3.2. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của các phân đoạn 48
4.3.3. Phân tích sơ bộ thành phần hóa học trên cao ethyl acetat 53
4.3.4. Phân lập các hợp chất từ cao ethyl acetat 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1. KẾT LUẬN 57
5.2. KIẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Phản ứng thử nghiệm DPPH 36
Bảng 4.1. Kết quả thử tinh khiết bột rễ Đinh lăng 47
Bảng 4.2. Kết quả xác định độ ẩm của các cao phân đoạn 48
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát HTCO của 5 cao, ở nồng độ 1000 µg /ml 50
Bảng 4.4. Kết quả đo OD của cao EA ở 5 nồng độ 50
Bảng 4.5. Kết quả đo OD của Vitamin C ở 5 nồng độ 51
Bảng 4.6. Kết quả xác định giá trị IC50 của cao EA và vitamin C 52
Bảng 4.7. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa học cao ethyl acetat 53
Bảng 4.8. Kết quả SKC trên cao EA (10 g) 56
DANH MỤC HÌNH ẢNH- SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí phân loại của Polyscias fruticosa (L.) Harms. 2
Hình 2.2. Công thức chung saponin triterpenoid của cây Đinh lăng 7
Hình 2.3. Một số chế phẩm từ Đinh lăng 20
Hình 2.4. Phản ứng trung hòa gốc DPPH 23
Hình 2.5. Phản ứng trong phương pháp sử dụng TBA – đo lượng MDA 23
Hình 2.6. Phản ứng FRAP 25
Hình 3.1. Sơ đồ điều chế các loại cao bằng kỹ thuật chiết lỏng – lỏng 34
Hình 4.1. Cây Đinh lăng 39
Hình 4.2. Lá Đinh lăng 40
Hình 4.3. Hoa Đinh lăng 41
Hình 4.4. Quả Đinh lăng 42
Hình 4.5. Rễ Đinh lăng 42
Hình 4.6. Vi phẫu rễ Đinh lăng 44
Hình 4.7. Bột rễ Đinh lăng 45
Hình 4.8. Soi bột rễ Đinh Lăng 46
Hình 4.9. Sơ đồ chiết và tách phân đoạn từ rễ Đinh lăng 48
Hình 4.10. Sắc kí đồ các phân đoạn trong khảo sát HTCO 49
Hình 4.11. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa HTCO và nồng độ cao EA 51
Hình 4.12. Đồ thị biểu diễn sự tương quan giữa HTCO và nồng độ của vitamin C 52
Hình 4.13. Biểu đồ so sánh khả năng chống oxy hóa của cao EA với vitamin C 53
Hình 4.14. Sắc kí đồ thăm dò hệ dung môi cho cao EA 55