Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT



EA

:

Ethyl acetat

Et2O

:

Diethyl ether

n –BuOH

:

n – butanol

n-Hex

:

n – hexan

MeOH

:

Methanol

SKLM

:

Sắc kí lớp mỏng

SKC

:

Sắc kí cột

CHCl3

:

Clorofrom

IC50

:

Khả năng đánh bắt 50 % gốc tự do

HTCO

:

Hoạt tính chống oxy hóa

OD

:

Mật độ quang

TP

:

Toàn phần

PE

:

Pertroleum ether

TT

:

Thuốc thử

DĐVN IV

:

Dược điển Việt Nam IV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng Polyscias fruticosa L. Harms trồng tại An Giang - 2

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

Việt Nam vốn có nền văn hóa phương Đông nên việc sử dụng cây cỏ, dược liệu để làm thuốc phục vụ sức khỏe trở nên quen thuộc, phổ biến; lại thêm có khí hậu nóng ẩm, nhiều mưa, là điều kiện thuận lợi để thực vật phát triển phong phú đa dạng, tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dạo có thể nói là vô tận để phát triển các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên mang lại lợi ích sức khỏe cho con người.

Ngày nay, xã hội phát triển hiện đại thì cũng phát sinh nhiều yếu tố mới như: Môi trường ô nhiễm, chất phụ gia trong thức ăn, các chất có hại trong mỹ phẩm, thuốc lá, rượu bia, thức ăn nhanh hay căng thẳng thần kinh (stress)… Đây là những tác nhân chính gây ra gốc tự do. Theo thời gian gốc tự do không ngừng sản sinh và gây hại trong khi hệ thống phòng vệ của cơ thể lại từng bước suy yếu dần. Gốc tự do được xem là “ sát thủ giấu mặt ” gây ra quá trình lão hóa và phần lớn các bệnh tật nguy hiểm như: Trầm cảm, tăng huyết áp, ung thư, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, Alzheimer... (Viện dược liệu, 2006 ; Lại Thị Ngọc Hà và cs, 2009). Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe, bên cạnh việc hạn chế các yếu tố làm tăng sinh gốc tự do cần phải bổ sung các chất chống gốc tự do cho cơ thể. Việc sử dụng các hợp chất từ thiên nhiên để trung hòa gốc tự do, hạn chế quá trình oxy hóa đang được quan tâm và phát triển vì tính hiệu quả và an toàn mà nó đem lại.

Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, Đinh lăng đã được trồng và sử dụng từ rất lâu và phổ biến. Ngoài việc sử dụng để làm gia vị trong một số món ăn, Đinh lăng được sử dụng như một vị thuốc trong nền y học cổ truyền. Ngoài tác dụng bồi bổ tăng cường sức khỏe giống như Hải Thượng Lãn Ông có ví "Đinh lăng là nhân sâm của người nghèo", Đinh lăng còn được biết đến với tác dụng khác như lợi tiểu, chống trầm cảm, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, ức chế enzym (Bensita mary bernard et al., 1998 ; Đỗ Tất Lợi, 2004 ; Nguyễn Thị Thu Hương, Lương Kim Bích, 2001 ; Hồ Lương Nhật Vinh, 2014). Nhưng tác dụng chống oxy hóa của Đinh lăng thì chưa được nghiên cứu. Nhằm góp phần tìm hiểu thêm về tác dụng và giá trị mà cây Đinh lăng mang lại, đề tài " Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa(L.) Harms) trồng tại An Giang " được tiến hành với mục tiêu sau:

- Khảo sát sơ bộ về hình thái cây Đinh lăng và đặc điểm vi học của rễ Đinh lăng.

- Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của rễ Đinh lăng để chọn ra phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.

- Khảo sát sơ bộ về thành phần hóa học của phân đoạn có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. CÂY ĐINH LĂNG

2.1.1. Vị trí phân loại

Cây Đinh lăng thuộc họ Nhân sâm (họ Ngũ gia bì) có vị trí phân loại như sau (Trương Thị Đẹp, 2011):

Giới thực vật (Plantae)


Phân giới thực vật bậc cao (Cormobionta)

Ngành ngọc lan (Magnoliophyta)

Lớp ngọc lan (Magnoliopsida)

Phân lớp Thù du (Cornidae)

Bộ ngũ gia bì (Araliales)


Họ ngũ gia bì (Araliaceae)



Chi Polyscias


Loài Polyscias fruticosa (L.) Harms


Hình 2.1. Sơ đồ vị trí phân loại của Polyscias fruticosa (L.) Harms.

2.1.2. Đặc điểm thực vật họ Nhân sâm

Ở Việt Nam, họ Nhân sâm bì có trên 20 chi: Acanthopanax, Aralia, Aralidium, Arthrophyllum, Brassaiopsis, Dendropanax, Dizygotheca, Evodiopanax, Grushvitzkia,

Hedera, Heteropanax, Macropanax, Panax, Pentapanax, Plerandropsis, Polycias, Pseudopanax, Scheffleropsis, Tetrapanax, Trevesia, Tupidanthus: Gần 120 loài.

Thân: Thân cỏ hay cây gỗ nhỏ mọc đứng hoặc cây gỗ to ít phân nhánh, đôi khi leo. Lá: Lá thường mọc cách ở gốc thân mộc đối ở ngọn, đôi khi mọc vòng. Lá có thể đơn hay kep hình lông chim hoặc kép hình chân vịt. Phiến lá nguyên, có khía răng hoặc có thùy. Lá kèm rụng sớm hay đính vào cuống lá. Bẹ lá phát triển. Cụm hoa: Tán đơn hay kép, tụ thành chùm, đầu, gié ở nách lá hay ngọn cành. Hoa: Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5, 4 vòng. Bao hoa: Lá đài thu hẹp chỉ còn 5 răng, 5 cánh hoa rời và rụng sớm. Bộ nhị: 5 nhị xen kẽ cánh hoa. Bộ nhụy: 5 lá noãn dính nhau thành bầu dưới có 5 ô, mỗi ô 1 noãn; đôi khi có 10 lá noãn, ít khi giảm còn 3 hay 1 lá noãn; vòi rời. Quả: Quả mọng hay quả hạch. Hạt có nội nhũ (Trương Thị Đẹp, 2011).

2.1.3. Đặc điểm thực vật chi Polyscias

Chi Polyscias Forst. & Forst. F. có gần 100 loại trên thế giới, phân bố rải rác ở cận vùng nhiệt đới và nhiệt đới, nhất là một số đảo ở Thái Bình Dương. Ở Việt Nam có 7 loài đều là cây trồng (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Cây gỗ nhỏ hay vừa có dáng mảnh và có tán lá đẹp, thường xanh, không gai. Lá kép lông chân vịt hay lá đơn có thùy chân vịt hoặc lá kép lông chim với các lá chét có hình dạng thay đổi; lá kèm không có hay hợp lại ở gốc thành một phần phụ nhỏ. Cụm hoa tán tạo thành chùm hay chùy; cuống hoa có khớp rụng hay hơi có khớp; đài nguyên hay có 5 răng; cánh hoa 5, tiền khai van. Bộ nhị 5, bao phấn hình trứng hay thuôn. Bầu dưới 2 ô, ít khi 3 – 4 ô; vòi nhụy 2 – 4 rời hay hợp ở gốc. Quả dẹt, ít khi gần hình cầu. Hạt dẹt (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

2.1.4. Đặc điểm thực vật cây Đinh lăng

Đinh lăng còn gọi là cây Gỏi cá.

Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms, thuộc họ Nhân sâm- Araliaceae. (Vò Văn Chi, 1997).

Tên khác: Nam dương lâm

Tên đồng nghĩa: Panax fruticosum L, Nothopanax fruticosum(L.) Miq.

Tieghenopanax fruticosus(L.) R. Vig. (Đỗ Tất Lợi, 2004).

Mô tả: Cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5 – 2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, các nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống. Cụm hoa chùy ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu trắng xám. Quả hình trứng, dẹt, màu trắng bạc. (Vò Văn Chi, 1997).

Phân bố sinh thái

Đinh lăng có nguồn gốc ở vùng đảo Polynésie ở Thái Bình Dương. Cây được trồng ở Malaysia, Indonesia, Campuchia, Lào... Ở Việt Nam, Đinh lăng cũng có từ lâu trong nhân dân và được trồng khá phổ biến ở vườn gia đình, đình chùa, trạm xá, bệnh viện... Để làm cảnh, làm thuốc và làm rau gia vị.

Đinh lăng là loại cây ưa ẩm và có thể hơi chịu bóng, trồng được trên nhiều loại đất, thậm chí với một lượng đất rất ít trong chậu nhỏ, cây vẫn có thể sống được, theo kiểu cây cảnh bonsai. Trồng bằng cành sau 2 – 3năm cây có hoa quả. Chưa quan sát được cây con mọc từ hạt.

Đinh lăng có khả năng tái sinh vô tính khỏe, với một đoạn thân hoặc cành cắm xuống đất đều trở thành cây mới (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Cách trồng

Đinh lăng được trồng phân tán ở khắp nơi, để làm cảnh, lá làm gia vị, rễ làm thuốc. Hiện nay, một số nơi đã bắt đầu trồng Đinh lăng ở quy mô sản xuất thử (1000 – 2000 m2).

Đinh lăng được nhân giống bằng cành. Trong nhân gian, khi trồng một vài cây trong chậu, trong bồn, góc sân, góc vườn... người ta chỉ cần lấy một đoạn thân cành cắm xuống đất là được. Cành giâm lúc đầu chỉ ra rễ ở đầu dưới của cành. Thực tiễn thấy rằng, rễ này nhỏ và chất lượng kém hơn rễ phát sinh từ gốc chồi tái sinh. Tuy nhiên chồi tái sinh của Đinh lăng ra rễ rất chậm. Đó lý do tại sao Đinh lăng lâu được thu hoạch. Vấn đề này đang được nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục.

Đất trồng Đinh lăng cần màu mỡ, tầng canh tác sâu, tơi xốp, cao ráo, thoát nước và tiện tưới. Đinh lăng được trồng quanh năm, tốt nhất là giâm cành vào tháng 5 – 6 và trồng vào tháng 7 – 8. Khi trồng nên cắt bớt lá để hạn chế thoát hơi nước, giúp cây nhanh phục hồi. Cây ưa bóng và ưa ẩm nên có thể trồng xen dưới tán cây trong vườn. Thường xuyên làm cỏ nhất là đối với cây mới trồng.

Đinh lăng không có sâu bệnh nghiêm trọng. Cây trồng sau 7 – 10 năm mới thu hoạch. Cây càng già, năng suất và chất lượng rễ càng cao (Đỗ Huy Bích và cs, 2006).

Bộ phận dùng

Rễ, thân, lá – Radix, Caulis et Folium Polyscias.

Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên, đem rửa sạch phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi hương và phẩm chất. Khi dùng, đem rễ tẩm nước gừng tươi 5 % sao qua, rồi tẩm 5 % mật ong hoặc mật mía. Lá thu hái quanh năm thường dùng tươi. (Vò Văn Chi, 1997).

2.1.5. Thành phần hóa học

Rễ Đinh lăng có glycosid, alcaloid, saponin, flavonoid, tannin, vitamin tan trong nước (B1, B2, B6, C…), polyacetylen, các phytosterol và tới 20 acid amin (Arginin, alanin, asparagin, cystein, acid glutamic, leucin, lysin...). Các saponin triterpen trong cây Đinh lăng đều có phần sapogenin là acid oleanolic, phần đường là glucose, galactose, rhammose …, với tỷ lệ hàm lượng là: rễ 0.49 %; vỏ rễ 1.00 %; lòi rễ 0.11%. ( Vò Xuân Minh, 1992 ; Nguyễn Thị Nguyệt và cs, 1992 ; Vo D. H., et al.,1998 ; Vò Xuân Minh và cs, 1991 ; Nguyễn Thời Nhâm và cs, 1990 ; Lutomski J et al., 1992).

Trong lá Đinh lăng cũng có các thành phần hóa học như trong rễ Đinh lăng nhưng hàm lượng ít hơn. Hàm lượng saponin toàn phần trong lá là 0,38 %. Ngoài ra còn có tinh dầu với thành phần chính là β-elemen, α-bergamoten, germacren, γ- bisabolen (Vò Văn Chi ,1997 ; Vò Xuân Minh và cs, 1991 ; Brophy J.J et al., 1990).



β-Elemen

β-Germacren-D















E-γ-Bisabolen


α-Bergamoten


Một số Polyacetylen có trong cây Đinh lăng như: (8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6- diyn-3,10-diol; Palcarinol; (8Z)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on; (8E)- Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on, Panaxydol (Lutomski J. et al., 1992):


HO 4 6 8 OH

3 10

1 17

(8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol


HO 4 6 910

3 17

1

Palcarinol


HO 4 6 8

3 10

1 O 17

(8Z)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on


HO 4 6 8 O

3 10

1 17

(8E)-Heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3-ol-10-on

HO 4 6 8

3 10

1 O

17

Panaxydol


Một số loại saponin có trong cây Đinh lăng đã phân lập được có công thức như sau ( Proliac J. et al., 1996 ; Vo D. H. et al., 1998 ; Nguyễn Thị Nguyệt và cs, 1992):


COOR2


R1O



Hình 2.2. Công thức chung saponin triterpenoid của cây Đinh lăng


CH3

CH3


CH3

CH3

COOH


H CH3



HO

H3C


H CH3

Acid oleanolic


H3C


CH3



O

OH

O HO


OH

HO

HO


OH


O O

H3C

OH

CH3


H


H CH3

CH3


CH3

COOH


Acid 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→4)- β-D-glucuronopyranosyloleanolic.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 05/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí