quan tâm tới những loại hình du lịch họ ưa thích và thời gian thích hợp nhất họ có thể đi được. Với cơ quan quản lý du lịch, họ thường quan tâm tới việc khai thác hợp lý nguồn TNDL để PTDL theo lãnh thổ [35].
Về việc xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá, trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”, Phạm Trung Lương (2000) đã hệ thống khá toàn diện về cơ sở lý luận trong việc đánh giá TNDL ở nước ta (bao gồm TNDLNV) [36]. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) cho rằng TNDLTN đã có một số phương pháp đánh giá định lượng, còn TNDLNV phần nhiều dựa vào đánh giá định tính thông qua cảm xúc và trực quan [78, tr.58]. Ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, trong công trình “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế”, Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2016) đã xác lập 06 tiêu chí để đánh giá khả năng khai thác cho 76 điểm TNDLNV [25]. Ngoài sử dụng ý kiến đánh giá của chuyên gia, tác giả còn sử dụng ý kiến đánh giá của khách du lịch đối với chương trình du lịch, các điểm di tích lịch sử (DTLS) - công trình văn hóa, các điểm du lịch làng nghề truyền thống. Ở TPHCM, trong công trình “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận”, Đỗ Quốc Thông (2004) đã xác định 05 tiêu chí để đánh giá TNDL (bao gồm TNDLNV). Để tăng tầm quan trọng của các tiêu chí đánh giá, tác giả đã xác lập trọng số cho các tiêu chí theo hệ số 3 - 2 - 1. Trong đó, tiêu chí về tính hấp dẫn khách du lịch quan trọng nhất với hệ số đánh giá là 3 [72].
Điểm lại các công trình nghiên cứu về TNDL nói chung và TNDLNV nói riêng, có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Khai thác TNDL là vấn đề cần thiết để PTDL, các nghiên cứu theo hướng này đã được thực hiện ở các phạm vi lãnh thổ khác nhau: quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh/thành phố,… Xu hướng chung là quy mô địa bàn nghiên cứu ngày càng nhỏ, đối tượng nghiên cứu ngày càng đa dạng và phức tạp.
- Ở Việt Nam, việc nghiên cứu, đánh giá về TNDL xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ 20 và dừng lại ở mức độ mô tả. Đa phần các nghiên cứu, đánh giá về TNDLNV được thực hiện từ năm 1995 trở lại đây. Kiểu đánh giá kỹ thuật (theo hướng tiếp cận từ cơ quan quản lý xuống) được sử dụng phổ biến hơn cả.
- TPHCM là một trong hai trung tâm du lịch hàng đầu cả nước. Trong đó, TNDLNV có lợi thế nổi trội và quyết định hướng chuyên môn hóa về SPDL của Thành phố. Trong các nghiên cứu, đánh giá về TNDLNV ở TPHCM vai trò của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Trong đó, đặc biệt chưa chú trọng đến sự đánh giá của khách du lịch. Nghiên cứu của Chi và Qu (2008) cho thấy, sự hài lòng (satisfactions) là một trong những tiêu chí được dùng để giải thích dự định trở lại tham quan của khách du lịch [90]. Dương Quế Nhu và cộng sự (2014) cũng đã chỉ ra rằng ngay cả khi khách du lịch hài lòng nhưng không quay lại điểm du lịch thì họ cũng sẽ giới thiệu cho người thân và bạn bè (hệ số tác động 0.13) [42]. Ngoài ra, một số kết quả nghiên cứu trước đây về TPHCM dữ liệu đã cũ, cần tiếp tục được cập nhật và bổ sung.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Cho Phát Triển Du Lịch
- Nguyên Tắc Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
4.1. Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu trong luận án này là TPHCM, với ranh giới hành chính được xác lập từ tháng 07 năm 1976 đến nay. Theo đó, phía Đông và Đông Bắc của TPHCM giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Biển Đông, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.
4.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hiện trạng khai thác TNDLNV và PTDL ở TPHCM trong giai đoạn 1995-2017. Đề xuất định hướng và giải pháp khai thác hợp lý TNDLNV đến năm 2030.
4.3. Nội dung nghiên cứu
- Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm và hệ thống phân loại TNDLNV theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 [45]
- Nhận định, phân tích 12 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc khai thác TNDLNV ở TPHCM. Các nhân tố này được phân thành 04 nhóm: (1) Vị trí địa lý;
(2) Đặc điểm tự nhiên; (3) Đặc điểm KT-XH; (4) Đặc điểm nguồn TNDL.
- Nguồn TNDL bao gồm nhóm tài nguyên chưa được khai thác và nhóm tài nguyên đang được khai thác [45, tr.15], [78, tr.31]. TNDLNV là hợp phần của nguồn TNDL nên cũng được chia làm hai nhóm tương tự. Luận án phân tích khái quát thực trạng khai thác các loại TNDLNV thuộc cả hai nhóm. Xuất phát từ tính đặc thù trong khai thác nguồn TNDLNV ở TPHCM, nội dung đánh giá sẽ tập trung vào nhóm TNDLNV đang được khai thác. Hướng tiếp cận đánh giá chủ yếu là từ dưới lên (từ cộng đồng lên). Các loại TNDLNV được lựa chọn đánh giá gồm: (1) Di sản, DTLSVH; (2) Công trình nhân tạo; (3) Lễ hội; (4) Sự kiện đặc biệt; (5) Ẩm thực truyền thống. Phương pháp sử dụng để lựa chọn các loại TNDLNV và điểm du lịch trong từng loại đưa vào đánh giá được trình bày tại Phụ lục 2.1 và Phụ lục 2.2.
Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến khai thác TNDLNV để PTDL nhưng không được nghiên cứu trong luận án này gồm: Nghiên cứu quy trình khai thác TNDLNV; Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác TNDLNV ở TPHCM; Đánh giá công tác bảo tồn nguồn TNDLNV ở TPHCM.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống mở gồm nhiều phân hệ như phương tiện giao thông vận tải (GTVT), khách du lịch, cán bộ (nhân viên) phục vụ, CSVC-KT phục vụ du lịch,… [78, tr.102]. Với quan điểm hệ thống, TNDL nói chung và TNDLNV nói riêng vừa có quan hệ với các phân hệ khác trong hệ thống lãnh thổ du lịch, vừa có quan hệ với môi trường xung quanh và các điều kiện phát sinh (nhu cầu du lịch). Vì vậy, khi nghiên cứu về TNDLNV, cần chú ý các mối quan hệ trong và ngoài hệ thống này. Ngoài ra, ngay trong phân hệ TNDL, cần xem xét mối quan hệ giữa TNDLNV với TNDLTN ở các cấp phân vị khác nhau.
5.1.2. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi đối tượng địa lý thường gắn với một lãnh thổ nhất định. Trên lãnh thổ đó, nó có những đặc trưng riêng, do sự khác biệt về điều kiện hình thành và phát triển. Tuy nhiên, nó cũng có nét tương đồng với đối tượng địa lý cùng loại ở các lãnh thổ xung quanh. Vận dụng quan điểm này, khi nghiên cứu khai thác TNDLNV ở TPHCM, cần chú ý đến sự kết hợp và phân hóa theo không gian, sự tương đồng và khác biệt (thế mạnh) của TNDLNV ở TPHCM so với các tỉnh lân cận.
5.1.3. Quan điểm tổng hợp
Mỗi điểm TNDLNV ẩn chứa nhiều giá trị du lịch khác nhau. Hoạt động khai thác TNDLNV chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và cần có sự tham gia của nhiều bên liên quan. Do vậy, khi nghiên cứu, đánh giá về TNDLNV, cần xem xét, đánh giá một cách tổng hợp và trong mối quan hệ tổng thể.
5.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Các yếu tố tác động đến TNDLNV ở TPHCM tồn tại trong trạng thái vận động và biến đổi không ngừng. Do vậy, khi nghiên cứu, đánh giá nguồn tài nguyên cần đặt trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. Việc đề xuất các định hướng và giải pháp phải dựa trên sự kế thừa, bổ trợ cho các định hướng và giải pháp đã có. Ngoài ra, cần căn cứ vào các dự báo về xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu và nhu cầu du lịch trong tương lai.
5.1.5. Quan điểm thực tiễn
Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khai thác nguồn TNDLNV cần xuất phát từ thực tiễn. Việc xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá cũng cần phù hợp với đối tượng và đặc thù của địa bàn nghiên cứu.
5.1.6. Quan điểm phát triển bền vững
Theo quan điểm này, việc khai thác TNDLNV ở TPHCM đòi hỏi vừa nhằm thỏa mãn nhu cầu PTDL hiện tại, vừa không làm tổn hại đến khả năng phát triển của nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu PTDL của các thế hệ trong tương lai.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Tác giả đã tiến hành thu thập thông tin phục vụ nghiên cứu này từ nhiều nguồn khác nhau như từ các công trình nghiên cứu khoa học, cơ quan chức năng, sách, báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông. Sau khi thu thập, tài liệu được phân loại và xử lý theo các nội dung nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận án. Dựa vào dữ liệu đã chọn lọc sau khi thu thập, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp theo nội dung nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã so sánh, đối chiếu về thông tin từ thực địa với thông tin trình bày trong tài liệu thứ cấp; so sánh về lợi thế về TNDLNV ở TPHCM với các tỉnh lân cận; so sánh thực trạng khai thác giữa các loại TNDLNV ở TPHCM;...
5.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Điểm TNDLNV phân bố rộng khắp các quận/huyện ở TPHCM. Do vậy, việc sử dụng Bản đồ hành chính TPHCM tỉ lệ 1:100.000 giúp tác giả tiếp cận các điểm TNDLNV trong quá trình khảo sát thực địa một cách thuận tiện. Phương pháp này còn sử dụng để thể hiện các đặc tính về số lượng, cấu trúc, xu hướng khai thác và phân bố các điểm TNDLNV ở TPHCM trên các bản đồ chuyên đề.
5.2.4. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình thực hiện luận án, đòi hỏi phải tiến hành các đợt khảo sát thực địa tại các điểm TNDLNV nhằm thu thập, đối chiếu và cập nhật thông tin. Các hoạt động chính khi thực hiện phương pháp này là quan sát, mô tả, ghi chép, chụp ảnh.
Các thông tin về địa điểm, nội dung khảo sát, thời gian khảo sát được tác giả trình bày tại Phụ lục 3.
5.2.5. Phương pháp điều tra xã hội học
- Mục tiêu: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin phản hồi của các bên liên quan về thực trạng khai thác TNDLNV ở TPHCM. Từ đó, có những nhận định, đánh giá khách quan và bổ sung cơ sở thực tiễn trong đề xuất giải pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn TNDLNV ở TPHCM.
- Công cụ thực hiện: Bảng hỏi bán cấu trúc.
- Nội dung bảng hỏi: Bảng hỏi được chia thành 3 phần: phần câu hỏi liên quan đến thực trạng PTDL ở TPHCM, phần thực trạng khai thác các điểm du lịch văn hóa và phần thông tin cá nhân của người được phỏng vấn. Nội dung chi tiết bảng hỏi được trình bày tại các Phụ lục 1.1, 1.2, 1.3, 1.4.
- Địa điểm khảo sát: Bảng hỏi được tiến hành khảo sát tại 14 điểm du lịch văn hóa. Cơ sở lựa chọn các loại TNDLNV và các điểm du lịch văn hóa trong từng loại được trình bày tại Phụ lục 2.1 và Phụ lục 2.2.
- Người tham gia trả lời: gồm khách du lịch, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch. Đây là những bên trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch tại các điểm du lịch văn hóa, theo hướng tiếp cận từ dưới lên (từ cộng đồng lên).
+ Khách du lịch: Trong khoảng thời gian 2001 - 2011, khách du lịch đến TPHCM trung bình mỗi năm đạt 5,9 triệu lượt. Trong đó, khách quốc tế đạt 2,2 triệu lượt (chiếm 37,5%) [62]. Có thể xác định cỡ mẫu dựa vào công thức của Slovin (1960, trích bởi Nguyễn Xuân Nghĩa, 2006, tr.52-53) như sau [38]:
Trong đó:
n 1
N
N.e2
n: số mẫu cần điều tra (số khách du lịch cần điều tra tại TPHCM) N: đơn vị tổng thể (tổng số khách du lịch đến TPHCM)
e: sai số (% sai số cho phép)
Dựa theo công thức xác định cỡ mẫu nêu trên, với độ tin cậy 95%, quy mô mẫu cần điều tra là 400 đơn vị nghiên cứu (400 phiếu khảo sát). Để số phiếu khảo
sát phù hợp và không thấp hơn cỡ mẫu tính theo công thức, tác giả đã lựa chọn điều tra bảng hỏi tại 14 điểm du lịch, với tổng số phiếu khảo sát khách du lịch là 420 phiếu. Trong đó, 260 phiếu khảo sát khách du lịch nội địa (chiếm 61,9%) và 160 phiếu khảo sát khách du lịch quốc tế (chiếm 38,1%). Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn khảo sát khách du lịch theo phương pháp chọn mẫu hạn ngạch (quota sampling) kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện (convenience sampling). Việc chọn mẫu hạn ngạch giúp mẫu nghiên cứu có sự cân đối nhất định về giới tính, nhóm tuổi. Việc chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện cho phép tiết kiệm thời gian và tăng tính tin cậy khi khách du lịch không có nhiều thời gian trả lời bảng hỏi hoặc những nơi đông người như lễ hội, chợ và trung tâm thương mại (TTTM), địa điểm ăn uống,... Với phương pháp này, tác giả sẽ lựa chọn khảo sát những khách du lịch đang có thời gian rảnh rỗi (như đang nghỉ chân, mới ăn xong, chờ xe di chuyển,...).
+ Doanh nghiệp du lịch: Tác giả cho rằng doanh nghiệp du lịch là đơn vị có tư cách pháp nhân, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giới thiệu, tổ chức cho khách du lịch tham quan các điểm du lịch và tham gia bán SPDL của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch khác.
Tác giả chọn khảo sát đại diện của 30 doanh nghiệp du lịch với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Theo Phạm Văn Quyết và Nguyễn Quý Thanh (2011), kích thước mẫu tối thiểu 30 đơn vị nghiên cứu đủ đảm bảo cho yêu cầu phân tích thống kê mô tả [48, tr.199]. Các hướng dẫn viên (HDV) được phỏng vấn khi họ đang nghỉ ngơi trong khi khách của họ tham quan tự do. Đối với HDV không có thời gian để trả lời trực tiếp, tác giả đã xin địa chỉ email và gửi đường dẫn tới phiếu khảo sát online cho họ (xem Phụ lục 1.5).
+ Cộng đồng địa phương: là bộ phận dân cư sinh sống trong một không gian nhất định, được đặc trưng bởi các yếu tố về lịch sử, địa lý, văn hóa và các thiết chế xã hội. Trong luận án này, cộng đồng địa phương được hiểu là tập hợp những người sinh sống xung quanh (hoặc bên trong) các điểm du lịch văn hóa tại TPHCM, họ cùng tham gia quản lý, bảo vệ và khai thác các điểm du lịch văn hóa, có thể được hưởng lợi hoặc không được hưởng lợi (chịu tác động) từ hoạt động du lịch diễn ra
tại điểm du lịch văn hóa. Cộng đồng địa phương được tác giả lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu hạn ngạch kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Trong 110 phiếu khảo sát, tác giả phân thành hai nhóm: 55 phiếu tìm hiểu về nhóm cộng đồng tham gia hoạt động kinh tế tại điểm du lịch; và 55 phiếu tìm hiểu về nhóm cộng đồng không tham gia hoạt động kinh tế tại điểm du lịch.
Ngoài ra, tác giả cũng đã tiến hành phỏng vấn một số cá nhân đang làm việc ở cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, ban quản lý (BQL) và nhân viên phục vụ tại một số điểm TNDLNV đang được khai thác.
- Khảo sát thử: Để chuẩn hóa thông tin trong bảng hỏi trước khi khảo sát chính thức, tác giả đã tiến hành khảo sát thử 30 phiếu trong Lễ Giỗ tổ Hùng Vương (tại Công viên Văn hóa (CVVH) Suối Tiên) và DTLS Dinh Độc Lập. Hai địa điểm được lựa chọn khảo sát này có sự khác biệt về: (1) đặc điểm nguồn khách; (2) hình thức tham quan; (3) giá trị xếp hạng; (4) đơn vị quản lý; và (5) vị trí phân bố.
- Phân tích dữ liệu: Thông tin thu thập từ bảng hỏi dành cho khách du lịch, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch được nhập liệu và phân tích qua phần mềm SPSS (16.0). Các phương pháp phân tích được trình bày tại mục 5.2.6.
5.2.6. Phương pháp phân tích thống kê
Luận án đã sử dụng một số phương pháp thống kê trong Toán học để xử lý và phân tích số liệu sơ cấp (từ kết quả điều tra bảng hỏi) và số liệu thứ cấp (các chỉ tiêu về số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch,...). Các phương pháp cụ thể gồm:
- Phân tích thống kê mô tả
+ Tuổi lớn nhất, nhỏ nhất, tuổi trung bình, tần suất lựa chọn các biến quan sát của khách du lịch, cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch.
+ Mức độ hợp lý trong khai thác các điểm du lịch văn hóa được tác giả xác định thông qua tỉ lệ phần trăm (%) ý kiến đồng ý của khách du lịch, cộng đồng địa phương và doanh nghiệp du lịch đối với các chỉ tiêu đánh giá cho trước.
- Kiểm định tương quan
+ Kiểm định tương quan giữa các biến định tính (biến độc lập) như giới tính, nhóm tuổi, cấp học, nghề nghiệp,… với sự hài lòng và dự định quay lại của khách du lịch (biến phụ thuộc) thông qua phương pháp kiểm định Chi-Square. Điều kiện