dạng về nội dung tham quan, khả năng tiếp cận của khách du lịch và thời gian khai thác tại các điểm TNDLNV.
1.1.5.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Dân cư và nguồn lao động: Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn TNDLNV ở các khía cạnh sau:
+ Sự đa dạng về văn hóa các tộc người ảnh hưởng đến sự đa dạng về nguồn TNDLNV (vì TNDLNV là sản phẩm sáng tạo của con người). Từ đó, ảnh hưởng đến việc khai thác SPDL văn hóa (gắn với tham quan và tìm hiểu lối sống cộng đồng).
+ Đặc điểm quần cư ảnh hưởng đến sự phân bố nguồn TNDLNV, gián tiếp ảnh hưởng đến tính liên kết trong khai thác các điểm TNDLNV.
+ Số lượng và chất lượng nguồn lao động tham gia hoạt động du lịch ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn TNDLNV và chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm TNDLNV đang được khai thác.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng: CSHT bao gồm mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, mạng lưới điện, cấp thoát nước,... Trong đó, mạng lưới giao thông là yếu tố quan trọng bậc nhất để PTDL. Sự đa dạng, đầy đủ của CSHT ảnh hưởng đến việc khai thác nguồn TNDLNV trên các khía cạnh: tăng khả năng tiếp cận của khách du lịch; kéo dài thời gian tham quan (do thời gian di chuyển được rút ngắn); tăng sự đa dạng của nội dung tham quan; tăng tính an toàn trong quá trình khai thác;...
- Sự phát triển các ngành kinh tế
Sự phát triển các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng GRDP. Những địa bàn có tốc độ tăng trưởng GRDP cao thường là môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư (bao gồm đầu tư cho CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch). Nhờ vậy, nâng cao hiệu quả khai thác nguồn TNDLNV.
Ngoài ra, sự chuyển dịch giữa các ngành kinh tế kéo theo sự chuyển dịch về nguồn lao động dịch vụ, góp phần tăng cường nguồn lao động phục vụ khai thác các điểm du lịch văn hóa.
- Chính sách phát triển du lịch: Chính sách PTDL đúng đắn sẽ góp phần khai thác hiệu quả nguồn TNDLNV. Một số chính sách tiêu biểu như: Chính sách huy
động và phân bổ nguồn vốn phục vụ công tác khai thác (và bảo tồn) nguồn TNDLNV; Chính sách huy động vốn vào đầu tư CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch; Chính sách phát triển các SPDL gắn với khai thác giá trị du lịch của các điểm TNDLNV; Chính sách hợp tác và liên kết trong khai thác nguồn TNDLNV.
- Vốn đầu tư cho du lịch: Vốn đầu tư cho du lịch nói chung và cho khai thác nguồn TNDLNV nói riêng chủ yếu đến từ hai nguồn:
+ Vốn từ ngân sách Nhà nước: Nguồn vốn này do Nhà nước cấp cho các điểm TNDLNV do Nhà nước quản lý. Cơ cấu vốn đầu tư và thời gian phân bổ vốn ảnh hưởng đến việc khai thác (và bảo tồn) nguồn TNDLNV.
+ Vốn xã hội hóa: Nguồn vốn này được huy động từ người dân, thông qua hình thức vận động đóng góp, hoặc cho phép cá nhân và tập thể kinh doanh tại các điểm du lịch văn hóa.
Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn TNDLNV. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng khai thác nguồn tài nguyên này, cần gia tăng nguồn vốn từ xã hội hóa.
- Quảng bá và xúc tiến du lịch: Hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch góp phần cung cấp thông tin về điểm du lịch văn hóa cho khách du lịch. Từ đó, giúp họ quyết định lựa chọn đến hay không đến tham quan. Như vậy, nếu thiếu hoạt động này, yếu tố cung và cầu về du lịch khó gặp nhau. Ngoài ra, hoạt động quảng bá giúp cho các nhà đầu tư biết đến các điểm TNDLNV.
- Nhu cầu, sở thích của khách và thị trường khách: Nhu cầu và sở thích của khách du lịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thành phần dân tộc,… Nhu cầu du lịch ngày càng lớn và sở thích ngày càng đa dạng của khách du lịch kéo theo sự gia tăng mức độ khai thác nguồn TNDLNV (cả về số lượng và chất lượng). Ngoài ra, mỗi thị trường khách có những đặc trưng về môi trường địa lý, văn hóa. Điều này ảnh hưởng đến sở thích tham quan các điểm du lịch văn hóa.
- Nhân tố khác: Ngoài các nhân tố trên, một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác TNDLNV như quản lý nhà nước về TNDLNV, quy hoạch du lịch, quá trình đô thị hóa, sự tiến bộ xã hội,...
1.1.5.4. Đặc điểm nguồn tài nguyên du lịch
Đặc điểm nguồn TNDL (nói chung) ảnh hưởng đến việc khai thác TNDLNV (nói riêng) thông qua các thuộc tính về số lượng, chất lượng, xu hướng phát triển và phân bố. Cụ thể như sau:
- Phạm vi biểu hiện của nguồn TNDL ảnh hưởng đến quy mô và mức độ khai thác chúng cho PTDL.
- Lãnh thổ có nhiều loại TNDL khác nhau, đặc biệt là các điểm TNDL trong từng loại được xếp hạng cao (di sản thế giới, cấp quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia) sẽ làm tăng tính đa dạng và hấp dẫn trong quá trình khai thác. Ngoài ra, sự đa dạng và hấp dẫn của nguồn TNDL trên một lãnh thổ còn ảnh hưởng đến sự thu hút các nhà đầu tư trong xây dựng CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch. Từ đó, gia tăng khả năng khai thác nguồn TNDLNV.
- Vị trí phân bố của các điểm TNDLNV trong mối tương quan với các điểm tài nguyên cùng loại và khác loại, cũng như mối tương quan với nơi lưu trú của khách du lịch sẽ ảnh hưởng đến tính liên kết và khả năng khái thác chúng.
Như vậy, trong các nhóm nhân tố nêu trên, (1) Vị trí địa lý ảnh hưởng đến sự tiếp cận của khách du lịch và tính liên kết giữa các điểm TNDLNV. (2) Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến tính đa dạng và độc đáo của điểm TNDLNV, khả năng tiếp cận và tính mùa vụ trong quá trình khai thác. (3) Đặc điểm KT-XH quyết định đến việc khai thác các điểm TNDLNV ở các khía cạnh: khả năng tiếp cận của khách du lịch; tính độc đáo và hấp dẫn của nội dung tham quan; tính liên kết giữa các điểm tài nguyên; tính bền vững trong quá trình khai thác;… (4) Đặc điểm nguồn TNDL ảnh hưởng đến tính độc đáo và hấp dẫn của nội dung tham quan, quy mô khai thác, tính liên kết giữa các điểm tài nguyên,...
1.1.6. Các tiêu chí đánh giá khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.6.1. Các tiêu chí đánh giá khai thác tài nguyên du lịch nhân văn trên thế giới và ở trong nước
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, nguồn TNDL (trong đó có TNDLNV) gồm nhóm những tài nguyên chưa được khai thác và nhóm những tài nguyên đang được khai thác [45, tr.15]. TNDLNV đang được khai thác đã có sự hiện diện của khách du lịch. Do vậy, ngoài một số tiêu chí đánh giá chung như TNDLNV chưa được khai thác, chúng có những tiêu chí đánh giá riêng. Dưới đây là bảng so sánh:
Bảng 1.2: Các tiêu chí đánh giá khai thác TNDL và TNDLNV
Tiêu chí đánh giá khai thác TNDL | TNDLNV chưa được khai thác (đánh giá tiềm năng) | TNDLNV đang được khai thác (đánh giá thực trạng) | |
1 | Độ hấp dẫn (giá trị, tính độc đáo, tính hấp dẫn) [8]; [25]; [70]; [72]; [94]; [98]; [100]. | x | x |
2 | Vị trí địa lý (khoảng cách đến trung tâm hành chính tỉnh/thành phố) [8]; [25]; [72]; [100]. | x | x |
3 | Khả năng tiếp cận (đường giao thông, phương tiện giao thông, thời gian di chuyển,...) [8]; [25]; [72]; [94]; [100]. | x | x |
4 | CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch [8]; [72]. | x | |
5 | Mức độ tập trung tài nguyên [100]; [66]. | x | x |
6 | Khả năng liên kết (giữa các điểm tài nguyên cùng loại và khác loại) [25]; [72]. | x | x |
7 | Khả năng chứa khách [8]; [25]; [70]; [103]. | x | x |
8 | Tính mùa vụ, độ dài thời gian khai thác [8]; [25]. | x | x |
9 | Tính an toàn [107]. | x | |
10 | Độ bền vững trước hoạt động du lịch [8]; [72]. | x | x |
11 | Mức độ bảo tồn [25]. | x | x |
12 | Nhu cầu, sở thích của khách du lịch tiềm năng [98]. | x | |
13 | Sự tham gia của cộng đồng [107]. | x |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Bản Đồ Và Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (Gis)
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Cho Phát Triển Du Lịch
- Nguyên Tắc Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn
- Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 7
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Thực Trạng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Bản Đồ Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.1.6.2. Các tiêu chí đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vận dụng cho địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
a) Cơ sở lựa chọn tiêu chí đánh giá
Để nội dung đánh giá thực trạng khai thác TNDLNV mang tính sát thực, thiết nghĩ việc xây dựng các tiêu chí (và chỉ tiêu) đánh giá cần dựa trên cơ sở:
- Phù hợp mục tiêu của từng nghiên cứu. Mục tiêu trong nghiên cứu này tập trung vào khai thác TNDLNV. Do vậy, các tiêu chí liên quan đến công tác bảo tồn là thứ yếu.
- Phù hợp với đặc thù địa phương và tình trạng khai thác nguồn tài nguyên. TPHCM là thành phố trực thuộc Trung ương nên nguồn TNDLNV đã được khai thác mạnh từ những năm 90 của thế kỷ 20. Hiện nay, vẫn còn những điểm TNDLNV chưa được khai thác. Tuy nhiên, số điểm tài nguyên có sức hút trong hoạt động du lịch không nhiều. Kinh nghiệm khai thác du lịch trong nước và quốc tế cho thấy, để tạo lợi thế cạnh tranh cao so với các địa phương lân cận, TPHCM nên tập trung khai thác các TNDLNV một cách có trọng điểm và theo chiều sâu. Do vậy, trong nghiên cứu này, các tiêu chí được đề xuất nhằm tập trung đánh giá các điểm TNDLNV đang được khai thác (các điểm du lịch văn hóa).
- Có sự phân hóa đối tượng nghiên cứu theo lãnh thổ. Một số tiêu chí không phản ánh sự phân hóa đối tượng nghiên cứu theo lãnh thổ sẽ không được sử dụng. Tiêu biểu như tiêu chí về tính mùa vụ trong khai thác. Bởi vì đặc điểm của TNDLNV là ít chịu ảnh hưởng của mùa vụ. Tuy nhiên, thời gian khai thác theo ngày và theo tuần vẫn được cân nhắc, vì có sự khác biệt giữa các điểm TNDLNV đang được khai thác.
- Phù hợp với hướng tiếp cận đánh giá. Việc đánh giá từ trên xuống (từ cơ quan quản lý xuống) đã được thực hiện trong nhiều công trình nghiên cứu. Do vậy, trong luận án này, tác giả tiếp cận theo hướng đánh giá chủ yếu là từ dưới lên (từ cộng đồng lên). Hướng tiếp cận này chỉ phù hợp để đánh giá nguồn TNDLNV đang được khai thác (vì đã có sự hiện diện của khách du lịch, doanh nghiệp du lịch). Các tiêu chí không phù hợp với hướng tiếp cận từ dưới lên cũng không được đưa vào nội dung đánh giá, như tiêu chí về mức độ tập trung tài nguyên và tính liên kết.
- Phản ánh được các điều kiện hỗ trợ khai thác nguồn tài nguyên. Các tiêu chí được đề xuất không chỉ đánh giá đặc tính của TNDL mà còn đánh giá các điều kiện hỗ trợ khai thác. Đặc biệt là các phân hệ trong hệ thống lãnh thổ du lịch như khách du lịch, cán bộ (nhân viên) phục vụ, CSVC-KT phục vụ du lịch,...
- Đảm bảo tính khái quát và thuận tiện trong quá trình đánh giá. Vì nội dung đánh giá có sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch nên trong quá trình thu thập thông tin, cần đảm bảo quỹ thời gian hợp lý để vừa không gây trở ngại cho họ, vừa thu thập được những thông tin cần thiết cho nội dung nghiên cứu.
b) Các tiêu chí (và chỉ tiêu) đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn vận dụng cho địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Từ cơ sở lựa chọn tiêu chí nêu trên, tác giả đề xuất các tiêu chí (và chỉ tiêu) đánh giá TNDLNV đang được khai thác ở TPHCM như sau:
- Tính hấp dẫn: Phản ánh giá trị du lịch, tính nguyên vẹn của điểm du lịch nhờ công tác bảo tồn, sự kết hợp giữa các loại tài nguyên trong một điểm du lịch, nhu cầu và sở thích của khách du lịch,... Hai chỉ tiêu mang tính tổng hợp để phản ánh tiêu chí này là (1) nội dung tham quan độc đáo và (2) nội dung tham quan hấp dẫn. Về phía cơ quan quản lý du lịch, giá trị xếp hạng cũng là chỉ tiêu phản ánh tính đặc sắc, hấp dẫn của điểm du lịch. Giá trị xếp hạng càng cao, điểm du lịch đó càng đặc sắc, hấp dẫn. Trên thực tế, điều này không hoàn toàn đúng, bởi một số điểm du lịch không được xếp hạng nhưng khá đông khách du lịch tới tham quan (như Nhà thờ Đức Bà).
- Khả năng tiếp cận: Phản ánh sự thuận tiện về vị trí địa lý, thời gian di chuyển, phương tiện di chuyển, giá vé vào cổng,... Trong đó, liên quan trực tiếp tại điểm TNDLNV đang được khai thác là chỉ tiêu về (1) tiếp cận bến bãi và (2) tiếp cận giá vé.
- Thời gian khai thác (sự sẵn sàng phục vụ): Phản ánh sự liền mạch về thời gian khai thác, sự nhanh chóng đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách tại điểm du lịch. Hai chỉ tiêu được sử dụng đánh giá là (1) tính liên tục (thời gian mở cửa đón khách trong ngày và trong tuần) và (2) tính nhanh chóng kịp thời. Riêng chỉ tiêu thời gian
khai thác trong năm không được dùng để đánh giá, vì hoạt động du lịch tại các điểm du lịch văn hóa ít phụ thuộc vào sự phân mùa của khí hậu.
- Sức chứa khách: Trong nghiên cứu này, sức chứa khách được hiểu là số lượng khách cực đại có thể chấp nhận được trong điểm du lịch văn hóa tại thời điểm nhất định mà nếu vượt khỏi ngưỡng này sẽ gây cảm giác khó chịu cho cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch và gây trở ngại cho công tác bảo tồn. Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá sức chứa trong nghiên cứu này là cảm giác khó chịu vì đông người.
- Tính an toàn: Là cảm giác được yên ổn hoặc tránh được những rủi ro tại điểm du lịch theo cảm nhận của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, khách du lịch. Các chỉ tiêu phản ánh tiêu chí này là (1) an toàn khi di chuyển, (2) an ninh trật tự, (3) vệ sinh thực phẩm và (4) vệ sinh môi trường.
- CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch: Bao gồm bến, bãi, lối đi lại, điểm vui chơi giải trí, điểm phục vụ ăn uống tại chỗ, cửa hàng bán quà lưu niệm, công trình vệ sinh,… Đối với nhiều điểm du lịch (nhất là các điểm vui chơi giải trí), đây lại là tiêu chí giữ vai trò tiên quyết để thu hút khách du lịch. Chỉ tiêu phản ánh tiêu chí này là (1) tính đầy đủ, (2) tính đồng bộ và (3) tính hợp lý (trong bố trí, sắp xếp).
- Nhân viên phục vụ (tại điểm du lịch): Là người làm việc thường xuyên tại điểm du lịch và trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch. Nguồn nhân lực được xem là tiêu chí quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ tại điểm du lịch. Đặc tính về số lượng nhân viên một phần phản ánh gián tiếp chỉ tiêu về tính nhanh chóng kịp thời. Đặc tính về chất lượng được phản ánh qua các chỉ tiêu về thái độ phục vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, thật khó để khách du lịch đánh giá được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên. Do vậy, tác giả sử dụng chỉ tiêu về (1) sự thân thiện và (2) sự am hiểu lĩnh vực phụ trách để thuận tiện cho khách du lịch khi đánh giá.
- Ý thức cộng đồng địa phương (tại điểm du lịch): Thể hiện qua thái độ và hành vi ứng xử thân thiện của cộng đồng địa phương khi tiếp xúc với khách du lịch. Chỉ tiêu sử dụng đánh giá là sự thân thiện của cộng đồng địa phương.
Các tiêu chí (và chỉ tiêu) đánh giá các điểm TNDLNV đang được khai thác
được khái quát qua sơ đồ sau (Hình 1.3):
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 1.3. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá các điểm TNDLNV đang được khai thác ở TPHCM
Ngoài 08 tiêu chí đánh giá trên, mỗi bên tham gia hoạt động du lịch có những tiêu chí đánh giá bổ trợ nhằm phản ánh thực trạng khai thác các điểm du lịch văn hóa. Chẳng hạn như tiêu chí về sự hài lòng chung và dự định quay trở lại (đối với khách du lịch) [107]; tiêu chí về mức độ thường xuyên vào điểm tham quan, lợi ích từ du lịch, mong muốn khách du lịch quay trở lại điểm du lịch (đối với cộng đồng địa phương);...
c) Phương pháp đánh giá
- Đánh giá từng phần (đánh giá riêng theo các tiêu chí và chỉ tiêu)
Hoạt động du lịch tại các điểm du lịch được đánh giá dựa theo 08 tiêu chí và các chỉ tiêu cho trước. Trong mỗi tiêu chí, có sự kết hợp giữa đánh giá của khách du lịch với doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương. Với việc áp dụng phương pháp đánh giá của UNWTO (2004), giá trị nhận được của từng tiêu chí sẽ là tỉ lệ % số ý kiến trả lời của các bên tham gia trả lời phiếu khảo sát [107].