Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Cho Phát Triển Du Lịch


để kết luận các biến có mối liên quan là Sig. ≤ 0,05 và có dưới 25% số ô trong bảng chéo có tần số mong đợi dưới 5.

+ Kiểm định tương quan giữa biến giới tính (biến định tính) với biến số lần đi du lịch (biến định lượng) thông qua phương pháp kiểm định Independent samples T-test. Nếu Sig. ≤ 0,05 tức là có mối liên quan giữa các giá trị so sánh.

+ Kiểm định mối tương quan giữa độ tuổi với số lần đi du lịch (biến định lượng) thông qua kiểm định hệ số tương quan Pearson. Nếu Sig. ≤ 0,05 tức là có mối liên quan giữa các giá trị so sánh.

+ Kiểm định mức độ chặt chẽ về mối liên hệ giữa các biến thông qua hệ số

Phi. Hệ số Phi càng lớn, mối liên hệ giữa các biến càng chặt chẽ.

- Tính tốc độ tăng trưởng

Để tính tốc độ tăng trưởng về khách du lịch, doanh thu du lịch (từ dịch vụ lữ hành và dịch vụ lưu trú), luận án sử dụng công thức sau:

Trong đó f là giá trị cuối s là giá trị đầu y là số năm 5 2 7 Phương 1

Trong đó: f là giá trị cuối; s là giá trị đầu; y là số năm.

5.2.7. Phương pháp chuyên gia

Có nhiều quan điểm khác nhau khi định nghĩa về chuyên gia. Điều này xuất phát từ sự không đồng nhất về lĩnh vực phụ trách, độ tuổi, thâm niên công tác,… Do vậy, cách hiểu về chuyên gia chỉ mang ý nghĩa tương đối. Theo Nguyễn Duy Bảo (2007), Chuyên gia “là người có trình độ hiểu biết sâu sắc lĩnh vực cần tìm hiểu thông tin” [2, tr.147]. Trong nghiên cứu này, tác giả đã xin ý kiến tư vấn, góp ý của những người am hiểu và có nhiều năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý du lịch, điều hành du lịch, những nhà khoa học giàu kinh nghiệm từ các trường đại học và viện nghiên cứu. Những góp ý của các chuyên gia đã giúp tác giả giải quyết được nhiều vấn đề vướng mắc trong quá trình nghiên cứu.


6. Khung nghiên cứu‌


Nguồn Tác giả Hình 0 1 Khung nghiên cứu 7 Đóng góp của luận án 7 1 Về 2

Nguồn: Tác giả


Hình 0.1. Khung nghiên cứu


7. Đóng góp của luận án‌

7.1. Về lý luận

- Đã kế thừa, bổ sung và cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTDL và khai thác TNDLNV để vận dụng vào nghiên cứu ở TPHCM.

- Đã lựa chọn được các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá các điểm TNDLNV cùng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá các điểm TNDLNV đang được khai thác trên địa bàn.

7.2. Về thực tiễn

- Đã phân tích kinh nghiệm khai thác TNDLNV ở 09 quốc gia trên thế giới và 05 tỉnh, thành phố ở Việt Nam để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu là TPHCM.

- Đã làm rõ những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác TNDLNV ở TPHCM.

- Đánh giá được thực trạng khai thác TNDLNV ở TPHCM tại 14 điểm tài nguyên được lựa chọn dựa trên các chỉ tiêu và tiêu chí đã xác định bằng phương pháp định lượng và điều tra xã hội học khách du lịch, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương.

- Trên cơ sở thực trạng khai thác TNDLNV và mục tiêu, định hướng PTDL của TPHCM, đã đưa ra được các giải pháp có căn cứ khoa học cho việc khai thác TNDLNV để PTDL ở TPHCM trong tương lai.

8. Cấu trúc luận án‌

Luận án bao gồm 149 trang chính văn, được chia thành: Phần mở đầu, Phần nội dung (3 chương) và Phần kết luận. Để minh họa thông tin, luận án đã sử dụng 06 bảng số liệu, 09 biểu đồ, 04 sơ đồ và 03 bản đồ. Ngoài ra, còn có 110 tài liệu tham khảo và 14 phụ lục. Các chương trong Phần nội dung gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tài nguyên du lịch nhân văn cho phát triển du lịch

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh


PHẦN NỘI DUNG‌


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌‌‌


1.1. Cơ sở lý luận‌

1.1.1. Các khái niệm liên quan‌

- Du lịch: Điều 3, Chương 1, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 nêu rằng: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [47].

- Khách du lịch: UNWTO (2009) chia người đi du lịch thành hai nhóm: khách du lịch (tourists) và khách thăm viếng (visitors) [109]. Ở nước ta, sự phân chia này chưa rạch ròi, thường gọi chung là khách du lịch. Để thống nhất trong sử dụng số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, luận án sử dụng khái niệm của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017. Theo đó, “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến” [47]. Khách du lịch được chia thành “khách du lịch nội địa” và “khách du lịch quốc tế” [45, tr.30]. Trong đó, khách du lịch nội địa là công dân của nước sở tại, người nước ngoài thường trú tại nước sở tại đi du lịch trọng phạm vi lãnh thổ nước đó. Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài vào nước sở tại đi du lịch hoặc công dân của nước sở tại đi du lịch ngoài phạm vi lãnh thổ nước đó.

Trong nghiên cứu này, khách du lịch nội địa được hiểu là những người có quốc tịch Việt Nam, hoặc người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, đang sống tại các tỉnh và thành phố bên ngoài TPHCM. Khách du lịch quốc tế là người không có quốc tịch Việt Nam, đến TPHCM để tham quan (hoặc kết hợp tham quan với một số mục đích khác).

- Tài nguyên du lịch

Có nhiều khái niệm khác nhau về TNDL. Đặng Duy Lợi (1992) cho rằng: “Tài


nguyên du lịch là các thể tổng hợp tự nhiên và nhân văn (kinh tế - xã hội - lịch sử - văn hóa) và các thành phần của chúng được khai thác phục vụ cho mục đích du lịch” [35. tr.28]. Như vậy, xét ở khía cạnh khai thác, những tài nguyên “được khai thác” để phục vụ mục đích du lịch mới được xem là TNDL. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) cho rằng ngoài các loại tài nguyên “đang” được khai thác, các loại tài nguyên “đã” và “sẽ” được khai thác cũng là TNDL [78, tr.31]. Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 cho rằng đó là tài nguyên “có thể được sử dụng” để đáp ứng nhu cầu du lịch [45, tr.6]. Tuy nhiên, trong phân loại, TNDL được xác định gồm tài nguyên “đang được khai thác” và tài nguyên “chưa được khai thác” [45, tr.15].

Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa khái niệm về TNDL của Đặng Duy Lợi [35], Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự [78] và Quốc hội Việt Nam [45]. Theo đó, TNDL là các thể tổng hợp tự nhiên và nhân văn (KT-XH - lịch sử - văn hóa) và các thành phần của chúng, đang được khai thác hoặc có thể được khai thác phục vụ mục đích du lịch. Như vậy, những tài nguyên đang được khai thác hoặc có thể được khai thác phục vụ mục đích du lịch mới được xem là TNDL.

- Tài nguyên du lịch nhân văn

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm: truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” [45, tr.16]. Dựa vào định nghĩa này và quan niệm của Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) khi cho rằng TNDLNV “là đối tượng và hiện tượng” “do con người tạo ra” [78, tr.57], tác giả luận án cho rằng TNDLNV là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra và lưu giữ trong quá trình tồn tại. Chúng có sức hấp dẫn nhất định đối với khách du lịch (và là yếu tố chính thu hút khách du lịch đến tham quan), hiện đang được khai thác hoặc có thể được khai thác phục vụ mục đích du lịch.

Như vậy, những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo và lưu giữ mới chỉ là tài nguyên nhân văn. Chỉ số ít trong đó có sức hấp dẫn đối với khách du lịch, được sử dụng (hoặc có thể được sử dụng) vào mục đích du lịch mới được gọi


là TNDLNV (xem Hình 1.1).


Nguồn Tác giả Hình 1 1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại tài nguyên Giá 3

Nguồn: Tác giả

Hình 1.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại tài nguyên

- Giá trị du lịch của TNDLNV: là những hình thể, thông tin, công dụng của nguồn TNDLNV đang được khai thác hoặc có thể được khai thác nhằm phục vụ mục đích du lịch. Theo tác giả, các giá trị cụ thể gồm:

+ Giá trị lịch sử: là minh chứng cho một thời điểm hoặc tiến trình lịch sử, gắn với tập thể, cá nhân tại nơi có TNDLNV.

+ Giá trị kiến trúc nghệ thuật: là các thuộc tính liên quan đến hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, màu sắc, họa tiết, chất liệu bề mặt,… của TNDLNV [43, tr.8].

+ Giá trị khoa học và giáo dục: là tri thức ẩn chứa bên trong nguồn TNDLNV, đặc biệt là các tri thức phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục.

+ Giá trị vui chơi, giải trí: là các hoạt động diễn ra tại nơi có nguồn TNDLNV nhằm đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí của khách du lịch (hiện tại và tiềm năng).

+ Giá trị tâm linh: là sự bày tỏ niềm tin của một nhóm người vào các giá trị nhất định trước đối tượng được thờ cúng.

+ Giá trị sử dụng: là sự hữu ích trong việc sử dụng chức năng vốn có hoặc chức năng đã được thích nghi.” [43, tr.8].

+ Giá trị kết nối: là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu cộng đồng, từ đó tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau và tính kết nối giữa các cá nhân trong cộng đồng.

+ Giá trị cảnh quan: là cảnh thiên nhiên (hoặc kết hợp với cảnh nhân tạo) với những đặc điểm riêng về địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật,…

- Loại hình du lịch: là hình thức phân nhóm hoạt động du lịch theo một hoặc


một số tiêu chí nhất định, làm cơ sở xây dựng các SPDL tương ứng nhằm phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Có nhiều tiêu chí phân chia loại hình du lịch (xem [108] và [69]). Trong đó, cách phân chia theo môi trường tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) và theo mục đích chuyến đi phản ánh rõ hướng khai thác TNDLNV phục vụ mục đích du lịch hơn cả. Một số loại hình du lịch phổ biến, gắn với khai thác TNDLNV gồm: du lịch tham quan, du lịch học tập và nghiên cứu, du lịch khám phá, du lịch tâm linh, du lịch mua sắm, du lịch vui chơi - giải trí, du lịch công vụ,…

- Sản phẩm du lịch: Theo Quốc hội Việt Nam (2017), “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.” [47]. Với khái niệm này, nguồn TNDL được xem là tiền đề cho việc hình thành SPDL.

Sự khác nhau giữa loại hình du lịch và SPDL ở chỗ, loại hình du lịch đơn thuần là hình thức phân loại để khai thác các TNDL theo một số tiêu chí nhất định. Ngược lại, SPDL là sự khai thác các TNDL với sự hỗ trợ hoặc kết hợp cùng các dịch vụ và phương tiện vật chất cần thiết khác. Dưới đây là một số SPDL tương ứng với các loại hình du lịch và các loại TNDLNV (xem Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa một số loại TNDLNV với các loại hình và SPDL

Stt

Loại TNDLNV

Loại hình du lịch

Sản phẩm du lịch (*)

1

Di sản, DTLSVH

Tham quan; Học tập, nghiên cứu; Tâm linh;…

Du lịch văn hóa; Du lịch giáo dục; Du lịch thăm chiến trường xưa; Du lịch về nguồn

2

Công trình nhân tạo

(ngoài Di sản, DTLSVH)

Tham quan; Học tập, nghiên cứu; Vui chơi, giải trí; Mua sắm; Công vụ;…

Du lịch văn hóa; Du lịch giáo dục; Du lịch MICE; Du lịch y tế

3

Lễ hội

Tham quan; Học tập, nghiên cứu; Tâm linh; Công vụ; Vui chơi, giải trí

Du lịch văn hóa; Du lịch giáo dục; Du lịch lễ hội, tâm linh

4

Sự kiện đặc biệt

Tham quan; Học tập, nghiên cứu; Công vụ; Vui chơi, giải trí

Du lịch văn hóa; Du lịch giáo dục; Du lịch lễ hội, tâm linh;

Du lịch MICE

5

Làng nghề, phố nghề truyền thống

Tham quan; Học tập, nghiên cứu; Vui chơi, giải trí; Khám phá

Du lịch văn hóa; Du lịch giáo dục; Du lịch y tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.


Stt

Loại TNDLNV

Loại hình du lịch

Sản phẩm du lịch (*)

6

Ẩm thực truyền thống

Khám phá

Du lịch văn hóa; Du lịch ẩm thực

7

Đối tượng nhận thức khác

Tham quan; Vui chơi, giải trí; Khám phá

Du lịch văn hóa; Du lịch đô thị; Du lịch cộng đồng

Ghi chú: (*) Tên gọi theo Bộ VHTT&DL (2012) [5] Nguồn: Tác giả

- Điểm tài nguyên du lịch nhân văn: Là nơi có TNDLNV hấp dẫn, đang được khai thác hoặc chưa được khai thác phục vụ mục đích du lịch.

- Điểm du lịch: Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.” [45, tr.7].

- Điểm du lịch văn hóa (còn gọi điểm du lịch nhân văn, điểm TNDLNV đang khai thác): Là nơi có TNDLNV hấp dẫn, đang được khai thác (toàn bộ hoặc một phần giá trị) phục vụ mục đích du lịch.

- Tuyến du lịch

Theo Điểm 9, Điều 4, Chương I của Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, tuyến du lịch được định nghĩa “là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không” [45, tr.7].

1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch nhân văn‌

1.1.2.1. Quan điểm phân loại

Để việc phân loại TNDL phù hợp với thực tiễn khai thác tại mỗi địa phương, cần lưu ý một số nội dung sau: (1) Đảm bảo tính hệ thống và tính đồng cấp trong quá trình phân loại; (2) Đảm bảo tính thuận tiện cho việc quản lý, đánh giá và khai thác nguồn tài nguyên; (3) Phản ánh tốt quá trình vận động (đang được khai thác và chưa được khai thác) của nguồn tài nguyên; (4) Đảm bảo tính tương đồng giữa các loại tài nguyên với loại hình du lịch.

1.1.2.2. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn

Có nhiều cách phân loại TNDLNV. Điều này tùy thuộc vào mục đích phân loại và quan điểm tiếp cận của người nghiên cứu.

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí