Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ‌


Stt

Ký hiệu

Tên sơ đồ

Trang

1

Hình 0.1

Khung nghiên cứu

17

2

Hình 1.1

Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại tài nguyên

21

3

Hình 1.2

Sơ đồ phân loại TNDLNV

24

4

Hình 1.3

Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá các điểm TNDLNV đang được khai thác ở TPHCM

39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 2


DANH MỤC BẢN ĐỒ‌


Stt

Ký hiệu

Tên ảnh, bản đồ

Trang

1

Hình 2.1

Bản đồ hành chính TPHCM

53

2

Hình 2.3

Bản đồ TNDLNV ở TPHCM

56

3

Hình 3.1

Bản đồ khai thác TNDLNV ở TPHCM

135


PHẦN MỞ ĐẦU‌


1. Lí do chọn đề tài‌

Lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển đã để lại trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nguồn tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV) đa dạng và đặc sắc. Nguồn tài nguyên này đã và đang là thế mạnh của Thành phố trong phát triển du lịch (PTDL). Trong kết quả bình chọn “Thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị” lần 1, có 70/100 điều thú vị về TPHCM liên quan đến các địa điểm và sự kiện thuộc về TNDLNV [63]. So với các tỉnh lân cận, nguồn TNDLNV cũng có lợi thế nổi trội, đặc biệt là hệ thống di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH). Riêng số lượng các điểm DTLSVH được xếp hạng cấp quốc gia ở TPHCM đã lớn hơn 07 tỉnh lân cận cộng lại (29/27 di tích) [72].

Hàng năm, khách du lịch quốc tế đến TPHCM luôn chiếm tỉ trọng cao so với cả nước. Tuy nhiên, tỷ trọng này ngày càng giảm. Nếu như năm 1995, khách du lịch quốc tế đến TPHCM chiếm 69,2% tổng lượt khách quốc tế của cả nước thì đến năm 2011 (thời điểm thực hiện luận án), con số này giảm xuống còn 58,3% (tương ứng 3,5 triệu lượt khách) [62], [76]. Một trong những nguyên nhân xuất phát từ cung du lịch là do nhiều lợi thế về TNDLNV chưa được khai thác hợp lý.

Để tiếp tục giữ vị trí là trung tâm du lịch hàng đầu cả nước, TPHCM cần có những biện pháp nhằm khai thác nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) một cách hợp lý. Vì trong hoạt động du lịch, nguồn TNDL chiếm từ 80 đến 90% giá trị sản phẩm du lịch (SPDL) và quyết định hướng chuyên môn hóa du lịch của mỗi địa phương [78, tr.32].

Tính đến thời điểm bắt đầu thực hiện nghiên cứu này, theo hiểu biết của tác giả, việc đánh giá về các điểm TNDLNV đang được khai thác ở TPHCM theo hướng tiếp cận từ dưới lên (từ cộng đồng lên) chưa được quan tâm đúng mức. Một số nghiên cứu trước đây nhiều nội dung không còn phù hợp, cần được cập nhật và bổ sung.

Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh” làm chủ đề


nghiên cứu. Ngoài ý nghĩa khoa học, kết quả nghiên cứu này còn có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần khai thác hợp lý nguồn TNDLNV của TPHCM để PTDL.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu‌

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và khai thác TNDL, mục tiêu nghiên cứu của luận án là phân tích tiềm năng và thực trạng khai thác TNDLNV ở TPHCM, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn TNDLNV này để PTDL trong tương lai.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác TNDL và PTDL để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu là TPHCM.

- Kiểm kê và đánh giá TNDLNV, phân tích thực trạng khai thác chúng trong PTDL ở TPHCM.

- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn TNDLNV để PTDL ở TPHCM trong tương lai.

3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài‌

3.1. Ngoài nước

Nguồn TNDLNV nói riêng và TNDL nói chung đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu, ở các khía cạnh khác nhau. Trước chiến tranh thế giới II (1945), những nghiên cứu về TNDL còn sơ khai và thiên về tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) nhằm phục vụ nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao của giới thượng lưu. Sau chiến tranh thế giới II, hầu hết các quốc gia có lợi thế về nguồn lực PTDL đã tiến hành điều tra thực trạng TNDL để quy hoạch, khai thác nhằm đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng về số lượt khách du lịch trên thế giới [dẫn theo 86].

Về thuật ngữ, Swarbrooke (1999), Jansen-Verbeke và cộng sự (2008) sử dụng “Cultural tourism resources”, Rade Knezevic (2008) dùng “Anthropogenic tourism resources” để chỉ về TNDLNV [97], [103], [106]. Trong đó, thuật ngữ “Cultural tourism resources” được sử dụng phổ biến hơn.

Về vai trò của nguồn TNDL, Pirojnik I. I. (1985) xem TNDL là một thành phần của hệ thống lãnh thổ du lịch [dẫn theo 85]. Rosemary Burton (1995) xem


TNDL là nguồn lực quan trọng tạo nên sức hút du lịch ở các khu vực có hoạt động du lịch sôi động trên thế giới [104]. Boniface và Cooper (2009) cho rằng TNDL là điều kiện thuận lợi để PTDL của các địa điểm, vùng, quốc gia [93]. Tuy nhiên, Jansen-Verbeke và cộng sự (2008) nhấn mạnh rằng chỉ một số tài nguyên có sức hút về tiềm năng du lịch mới được xem là TNDL [97].

Về đặc điểm của TNDL (bao gồm TNDLNV), Boniface và Cooper (2009) cho rằng TNDL có 03 thuộc tính: (1) Tính hữu hình (được xem là có giá trị kinh tế đối với ngành du lịch); (2) Tính chia sẻ (giá trị nguồn tài nguyên không chỉ chia sẻ với khách du lịch mà còn được chia sẻ cho cộng đồng địa phương); (3) Tính dễ thay đổi và hư hại [93]. Zhang, Y. (2011) cho rằng TNDLNV có các đặc điểm: (1) Được tạo ra bởi con người; (2) Thay đổi theo tính độc đáo của một điểm đến văn hóa; (3) Biến đổi theo sự phát triển xã hội [130].

Về phân loại, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã phân TNDL thành 03 loại: (1) Loại cung cấp tiềm tàng; (2) Loại cung cấp hiện tại; (3) Loại tài nguyên kỹ thuật [27]. Theo cách phân loại này, TNDLNV được xếp vào loại cung cấp tiềm tàng (thuộc nhóm văn hóa kinh điển). Rade Knezevic (2008) căn cứ vào chức năng sử dụng đã phân TNDLNV thành 04 loại: DTLSVH (cultural and historical heritage), tài nguyên dân tộc - xã hội học (ethno-social resources), tài nguyên nghệ thuật (artistic resources), và tài nguyên bổ trợ (ambient resources) [103]. Một cách chi tiết hơn, Swarbrooke, J. (1999) đã phân TNDLNV thành 14 loại: lễ hội và sự kiện đặc biệt, các điểm công nghiệp và thương mại, địa điểm tôn giáo, công trình kiến trúc, nghề truyền thống, các hoạt động thể thao và giải trí, thực phẩm và đồ uống,… [106]. Đối với các cơ sở ẩm thực phục vụ du lịch, Goeldner và Brent Ritchie (2009) phân thành (1) nhà hàng thức ăn nhanh (2), nhà hàng tự chọn và (3) nhà hàng truyền thống [95].

Về mối quan hệ giữa du lịch với khai thác nguồn TNDL, từ giữa những năm 1970 của thế kỷ 20 đến nay, các tác động phi kinh tế trong hoạt động du lịch được chú trọng nghiên cứu. Đặc biệt là mối quan hệ giữa khách du lịch với cộng đồng địa phương thông qua việc khai thác nguồn TNDL. Doanh thu từ hoạt động du lịch có thể giúp phục hồi các kiến trúc truyền thống địa phương. Cộng đồng địa phương có


thể hưởng lợi từ việc bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho khách du lịch. Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng đe dọa đến các phong tục tập quán [99].

Bên cạnh việc nghiên cứu TNDL phục vụ công tác bảo tồn, hướng đánh giá tài nguyên phục vụ quy hoạch và PTDL cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Lu Yunting (1988) cho rằng việc đánh giá nguồn TNDL là cơ sở để khai thác hợp lý TNDL và là điều kiện tiên quyết cho quy hoạch du lịch [101]. Cooper C. (1990) cho rằng nghiên cứu và đánh giá TNDL là bước căn bản trong quy hoạch PTDL [92]. Boniface và Cooper (2009) cho rằng việc đánh giá TNDL là đo lường sự phù hợp của nguồn tài nguyên để hỗ trợ các hình thức du lịch khác nhau. Mục đích của việc đánh giá là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Nhu cầu du lịch sẽ tác động đến việc lập kế hoạch cũng như quản lý TNDL, đặc biệt là sự kết hợp giữa các loại hình du lịch với các loại TNDL cụ thể [93]. Liu Xiao xem đánh giá TNDL là điều kiện tiên quyết để thực hiện chính sách quản lý du lịch và xác định giá vé hợp lý [100]. Ciurea và cộng sự (2011) đã xem TNDLNV là một trong 04 nội dung quan trọng khi đánh giá tiềm năng du lịch của lưu vực sông Oituz (phía Tây hạt Bacau, Romania) [91].

Về tiêu chí đánh giá TNDL, Trung tâm Thực nghiệm Phát triển Kinh tế và Cộng đồng (Đại học Illinois, Hoa Kỳ) cho rằng muốn PTDL thành công cần phải có sự tham gia của cộng đồng. Trên cơ sở đó, Trung tâm đã đề xuất 07 bước giúp cộng đồng kiểm kê và đánh giá TNDL. Việc kiểm kê TNDL (bước thứ 3) là cơ sở để xác định tiềm năng PTDL. Việc đánh giá TNDL (bước 4) phải đảm bảo tính khách quan và phản ánh chất lượng tổng thể của tài nguyên. Trong đó, tại mỗi điểm tài nguyên, cần dựa trên các tiêu chí: (1) Sự khác biệt (Distinctiveness) so với điểm tài nguyên tương tự; (2) Chất lượng (Quality); (3) Sức hấp dẫn (Drawing power) và (4) Động lực du lịch (Motivation for travel) - lý do khiến khách du lịch tiềm năng đến điểm tài nguyên [98]. Liu Xiao khi đánh giá 41 điểm TNDL ở Bắc Kinh đã dựa trên 07 tiêu chí đánh giá. Trong đó, một số chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến điểm tài nguyên như phân cấp tài nguyên, mức độ đa dạng của cảnh quan, diện tích của điểm tài nguyên, khoảng cách từ điểm tài nguyên đến trung tâm thành phố [100].


Ngoài ra, phải kể đến các công trình nghiên cứu với sự hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc khai thác hợp lý TNDL và PTDL. Một số công trình tiêu biểu như nghiên cứu của Goeldner và Brent Ritchie [95], Hao Gezong và cộng sự [96], Jansen-Verbeke và cộng sự [97], Leonard và Carson [99], Stephen Williams [105].

3.2. Trong nước

Trước thập niên 90 của thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về TNDL còn khiêm tốn, đặc biệt là những nghiên cứu chuyên sâu về TNDLNV. Các nghiên cứu về TNDL trong thời gian này được thực hiện trên các lãnh thổ lớn nên dừng lại ở mức độ khái quát và định tính. Chẳng hạn như: “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam”, năm 1986, “Sơ đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam”, năm 1986 [dẫn theo 23, tr.21].

Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, một số nghiên cứu chuyên sâu về TNDL bắt đầu được triển khai. Bên cạnh đánh giá định tính, yếu tố định lượng đã được chú ý. Kiểu đánh giá phổ biến là kiểu đánh giá kỹ thuật, với việc sử dụng phương pháp tính điểm tổng cộng dựa trên ý kiến chuyên gia. Nhìn chung, trong giai đoạn này, sự tham gia của cộng đồng, khách du lịch và doanh nghiệp du lịch chưa được chú trọng trong quá trình đánh giá TNDL. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu liên quan đến TNDLNV của các tác giả như: Nguyễn Minh Tuệ (1992) trong công trình “Phương pháp xác định mức độ tập trung di tích lịch sử - văn hoá theo lãnh thổ trong nghiên cứu Địa lí du lịch” [77]; Trần Văn Thắng (1995) trong công trình “Đánh giá khả năng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thừa Thiên - Huế phục vụ mục đích du lịch” [66]; Phạm Văn Du (1996) trong công trình “Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên du lịch Thủ đô Hà Nội phục vụ cho việc khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch” [24]; Lê Đức Thắng (1996) trong công trình “Quy hoạch các điểm du lịch với việc khai thác di sản kiến trúc văn hóa - lịch sử khu vực Hà Nội” [67]; Phạm Trung Lương (2000) trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” [36];…

Từ những năm đầu của thế kỷ 21 trở lại đây, công tác nghiên cứu và đánh giá về TNDLNV được thực hiện phổ biến, với sự gia tăng về số lượng các công trình


nghiên cứu. Một số công trình nghiên cứu đã có sự tham gia của khách du lịch trong quá trình đánh giá. Yếu tố định lượng trong các nghiên cứu ngày càng thể hiện rõ. Có thể kể đến nghiên cứu của Đỗ Quốc Thông (2004) trong công trình “Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” [72], Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2016) trong công trình “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” [25],…

Quan niệm về điểm TNDL và điểm du lịch, Nguyễn Kim Hồng và cộng sự (2001) trong công trình “Xây dựng cơ sở khoa học để xác định các điểm, tuyến du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận” lưu ý rằng: điểm TNDL (bao gồm điểm TNDLNV) chỉ trở thành điểm du lịch (bao gồm điểm du lịch văn hóa) khi chúng mang tính chất kinh doanh du lịch, ngược lại thì được gọi là điểm du lịch tiềm năng [29].

Về tầm quan trọng của nguồn TNDL trong PTDL (bao gồm TNDLNV), Lê Đức Thắng (1996) cho rằng các di sản kiến trúc, văn hóa - lịch sử là nhân tố rất cơ bản và quan trọng để tạo ra các SPDL độc đáo và có sức hấp dẫn cao [67]. Theo Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007), quy mô và khả năng PTDL của một địa phương hay một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại TNDL [89]. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) cho rằng trong hoạt động du lịch, nguồn TNDL chiếm từ 80 đến 90% giá trị SPDL và quyết định hướng chuyên môn hóa du lịch của mỗi địa phương [78, tr.32].

Về phân loại, dựa vào nguồn gốc phát sinh và giá trị xếp hạng Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) phân TNDLNV thành 05 loại: (1) Di sản văn hóa thế giới và DTLSVH; (2) Lễ hội; (3) Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học; (4) Làng nghề truyền thống; (5) Các đối tượng văn hóa thể thao và hoạt động nhận thức khác [78]. Bộ VHTT&DL (2012) phân TNDLNV thành 07 loại, gồm: (1) Di sản, DTLSVH;

(2) Lễ hội; (3) Làng và nghề truyền thống; (4) Ẩm thực; (5) Các công trình nhân tạo; (6) Các yếu tố dân tộc học; (7) Các sự kiện văn hóa, thể thao [5]. Xét về ưu điểm và hạn chế của các cách phân loại TNDL, Đỗ Quốc Thông (2004) cho rằng cách phân loại theo mục đích sử dụng có ưu điểm là người sử dụng (khách du lịch) dễ lựa chọn tài nguyên theo nhu cầu du lịch, song hạn chế là sự trùng lặp. Ưu điểm


của phân loại theo nguồn gốc phát sinh là thuận lợi cho công tác quản lý, quy hoạch, đầu tư PTDL. Nhược điểm là mang tính chủ quan của người phân loại [72, tr.17-18].

Về đặc điểm nguồn TNDLNV, Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011) cho rằng TNDLNV có các đặc điểm sau: (1) Có tác dụng nhận thức nhiều hơn (tác dụng giải trí); (2) Tập trung ở các điểm quần cư và các thành phố lớn; (3) Đại bộ phận nguồn tài nguyên không có tính mùa vụ; (4) Việc tìm hiểu và nhận thức về TNDLNV phụ thuộc nhiều vào đặc điểm khách du lịch và từng giai đoạn khách du lịch tiếp xúc [78, tr.57-58]. Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2016) bổ sung một số đặc điểm khác của TNDLNV như mang tính phổ biến, mang những giá trị đặc sắc riêng, rất phong phú và đa dạng, mang những giá trị hữu hình và vô hình, có thể tôn tạo và tạo mới, mang tính tập trung, dễ tiếp cận [25].

Về các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác TNDL, Đỗ Quốc Thông (2004) chỉ ra rằng TNDL còn tồn tại dưới dạng tiềm năng là do: (1) Chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ; (2) Nhu cầu của khách du lịch còn thấp nên chưa được khai thác;

(3) Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác;

(4) Các điều kiện tiếp cận hoặc các phương tiện khai thác còn hạn chế; (5) Chưa đủ khả năng để đầu tư khai thác [72]. Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Long (2007) cho rằng hiệu quả và mức độ khai thác nguồn TNDL phụ thuộc vào các yếu tố: (1) Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá giá trị của tài nguyên vốn còn tiềm ẩn; (2) Trình độ phát triển khoa học - công nghệ; (3) Nguồn tài sản quốc gia và tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương; (4) Nhu cầu du lịch của du khách [89]. Theo Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (2011), việc tìm hiểu, nhận thức về TNDLNV phụ thuộc vào từng giai đoạn khách du lịch tiếp xúc và chịu ảnh hưởng mạnh của các nhân tố như độ tuổi, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thành phần dân tộc,… [78, tr.58].

Về các bên tham gia đánh giá TNDL, trong luận án “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Đặng Duy Lợi (1992), cho rằng có hai đối tượng quan tâm đến việc đánh giá TNDL hơn cả là du khách và cơ quan quản lý du lịch. Du khách thường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023