Biểu Đồ Ý Kiến Doanh Nghiệp Du Lịch Về Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Tại Điểm Du Lịch (%)


+ Về phía doanh nghiệp du lịch


Nguồn Số liệu điều tra Hình 2 10 Biểu đồ ý kiến doanh nghiệp du lịch về 1

Nguồn: Số liệu điều tra

Hình 2.10. Biểu đồ ý kiến doanh nghiệp du lịch về các chỉ tiêu đánh giá tại điểm du lịch (%)

Có thể rút ra thực trạng khai thác các điểm TNDLNV đang được khai thác ở TPHCM theo các chỉ tiêu như sau:

Nhóm chỉ tiêu khai thác không hợp lý (21 - 40% ý kiến đồng ý), gồm: vệ sinh môi trường (rác thải thu gom sạch sẽ - 33,3%); tiếp cận bến bãi (bến bãi thuận tiện - 36,7%); CSVC-KT đầy đủ (36,7%).

Nhóm chỉ tiêu khai thác ở mức hợp lý trung bình (41 - 60% ý kiến đồng ý): nội dung tham quan hấp dẫn (46,6%); an toàn vệ sinh thực phẩm (đồ ăn thức uống hợp vệ sinh - 46,7%); an toàn di chuyển (đi lại an toàn - 50%); an ninh trật tự (an ninh tốt - 56,7%); nội dung tham quan độc đáo (60%).

Nhóm chỉ tiêu khai thác khá hợp lý (61 - 80% ý kiến đồng ý), gồm: sức chứa khách (không khó chịu vì đông người - 66,7%); tiếp cận giá vé (giá vé chấp nhận được - 80%); tính liên tục (giờ mở cửa hợp lý - 80%).


+ Về phía khách du lịch


Nguồn Số liệu điều tra Hình 2 11 Biểu đồ ý kiến khách du lịch về các 2

Nguồn: Số liệu điều tra

Hình 2.11. Biểu đồ ý kiến khách du lịch về các chỉ tiêu đánh giá tại điểm du lịch (%)

Nhóm chỉ tiêu khai thác ở mức hợp lý trung bình (41 - 60% ý kiến đồng ý): tiếp cận giá vé (giá vé chấp nhận được - 41,9%); tiếp cận bến bãi (bến bãi thuận tiện - 47,7%); sự am hiểu lĩnh vực phụ trách (nhân viên am hiểu lĩnh vực phụ trách

- 49,6%); vệ sinh an toàn thực phẩm (đồ ăn thức uống hợp vệ sinh - 55%). tính nhanh chóng, kịp thời (yêu cầu được đáp ứng nhanh - 55,2%).

Nhóm chỉ tiêu khai thác khá hợp lý (61 - 80% ý kiến đồng ý), gồm: nội dung tham quan độc đáo (61,6%); sự thân thiện của cộng đồng (62,6%); nội dung tham quan hấp dẫn (64%); tính hợp lý (bố trí lối đi hợp lý - 64,5%); tính liên tục (giờ mở cửa hợp lý - 71,6%); vệ sinh môi trường (rác thải thu gom sạch sẽ - 73,4%); nhân viên thân thiện (75%).

Nhóm chỉ tiêu khai thác rất hợp lý (81 - 100% ý kiến đồng ý), gồm: sức chứa khách (không khó chịu vì đông người - 81,2%); an toàn di chuyển (đi lại an toàn - 82,4%); an ninh trật tự (an ninh tốt - 85,5%).


Nội dung đánh giá các điểm TNDLNV đang được khai thác được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 2.3. Tổng hợp tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá các điểm TNDLNV đang khai thác


Stt


Tiêu chí


Chỉ tiêu

Ý kiến đánh giá


Cộng đồng

Doanh nghiệp du lịch


Khách du lịch

1

Tính hấp dẫn

(1) Nội dung tham quan độc đáo


+++

++++

(2) Nội dung tham quan hấp dẫn


+++

++++

2

Khả năng tiếp cận

(3) Tiếp cận bến bãi


++

+++

(4) Tiếp cận giá vé


++++

+++

3

Thời gian khai thác

(5) Tính liên tục


++++

++++

(6) Tính nhanh chóng, kịp thời



+++

4

Sức chứa khách

(7) Cảm giác khó chịu vì đông người

+++++

++++

+++++

5

Tính an toàn

(8) An toàn khi di chuyển

+++++

+++

+++++

(9) An ninh trật tự

+++++

+++

++++

(10) An toàn vệ sinh thực phẩm


+++

+++

(11) Vệ sinh môi trường

++++

++

++++

6

CSHT và CSVC-

KT du lịch

(12) Tính đầy đủ


++


(13) Tính đồng bộ


+++


(14) Tính hợp lý



++++

7

Nhân lực tại điểm

(15) Sự thân thiện



++++

(16) Sự am hiểu lĩnh vực phụ trách



+++

8

Ý thức cộng đồng

(17) Sự thân thiện của cộng đồng địa phương



++++

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Nguồn: Số liệu điều tra

Ghi chú:

+ Rất không hợp lý (0 - 20% ý kiến đồng ý)

++ Không hợp lý (21 - 40% ý kiến đồng ý)

+++ Bình thường/Trung bình (41 - 60% ý kiến đồng ý)

++++ Khá hợp lý (61 - 80% ý kiến đồng ý)

+++++ Rất hợp lý (81 - 100% ý kiến đồng ý)


Xét về mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách du lịch với các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá, kết quả kiểm định Chi-Square cho thấy, có 14/15 biến quan sát có mối liên hệ với sự hài lòng của khách du lịch (Sig. ≤ 0,050) (Bảng 2.4).

Bảng 2.4. Mối liên hệ giữa các biến số với sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm TNDLNV đang khai thác


Stt


Tên biến


Sig.


Phi

Biến loại

bỏ


Stt


Tên biến


Sig.


Phi

Biến

loại bỏ


1

Nội dung tham quan độc đáo


,000


,317



9


An ninh trật tự


,000


,194


2

Nội dung tham quan hấp dẫn


,000


,374



10

Anh toàn vệ sinh thực phẩm


,002


,181


3


Tiếp cận bến bãi


,013


,150



11

Vệ sinh môi trường


,001


,171


4


Tiếp cận giá vé


,075


,127


x


12

Bố trí lối đi hợp lý


,000


,358


5

Tính liên tục (thời gian tham quan)


,027


,125



13

Nhân viên thân thiện


,000


,268


6


Tính nhanh chóng, kịp thời


,004


,183



14

Nhân viên am

hiểu lĩnh vực phụ ,000 ,334

trách


7


Sức chứa khách


,000


-,192



15

Lòng mến khách


,035


,127

8

An toàn di chuyển

,000

,333



Nguồn: Số liệu điều tra

Như vậy, chỉ tiêu về giá vé tham quan (tiếp cận giá vé) không có mối tương quan với sự hài lòng của khách du lịch (Sig.= 0,075). Các chỉ tiêu còn lại đều có tương quan thuận với sự hài lòng của khách du lịch. Có nghĩa rằng, dù khách du lịch không hài lòng với số tiền họ bỏ ra để vào tham quan nhưng sự hấp dẫn của nội dung tham quan và các dịch vụ bổ trợ vẫn khiến họ hài lòng chung sau khi đến điểm du lịch. Và để tăng tỉ lệ khách du lịch quay lại các điểm du lịch văn hóa (hoặc giới thiệu cho người khác), các cơ quan chức năng và BQL các điểm du lịch cần quan tâm hơn đến việc phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong các chỉ tiêu có hệ số Phi cao. Cụ thể gồm các chỉ tiêu về nội dung tham quan độc đáo, nội dung tham quan hấp dẫn, an toàn di chuyển, bố trí lối đi lại hợp lý, sự am hiểu lĩnh vực phụ trách của nhân viên tại điểm (xem Bảng 2.4).


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

- TPHCM có sự đa dạng về các loại TNDLNV. Nhiều loại trong số này có giá trị để PTDL. Ngoại trừ làng nghề truyền thống, các loại TNDLNV khác ở TPHCM đều có lợi thế nổi bật trong PTDL so với các tỉnh Vùng Đông Nam Bộ.

- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nguồn TNDLNV ở TPHCM. Trong đó, nhóm nhân tố về (1) Vị trí địa lývà (2) Đặc điểm tự nhiên là tiền đề cơ bản cho sự hình thành và khai thác nguồn tài nguyên; (3) Đặc điểm KT- XH ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành, phát triển và khai thác nguồn tài nguyên;

(4) Đặc điểm nguồn TNDLN ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của nội dung tham quan, quy mô khai thác, tính liên kết giữa các điểm tài nguyên,...

- Các loại TNDLNV đang được tập trung khai thác ở TPHCM gồm di sản, DTLSVH, công trình nhân tạo, lễ hội và sự kiện đặc biệt, ẩm thực truyền thống. Các giá trị du lịch đang được khai thác tương ứng là giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc nghệ thuật, giá trị vui chơi giải trí và giá trị sử dụng.

- Tại 14 điểm TNDLNV đang được khai thác có vai trò quan trọng cho PTDL ở TPHCM, kết quả đánh giá thông qua 08 tiêu chí và 17 chỉ tiêu cho thấy, có sự khác nhau về mức độ khai thác TNDLNV trong PTDL. Có 04 trong 05 mức độ khai thác được xác định gồm không hợp lý, bình thường/trung bình, khá hợp lý, rất hợp lý (không có mức độ khai thác rất không hợp lý). Về phía khách du lịch và cộng đồng địa phương, tiêu chí, chỉ tiêu được họ cho là khai thác rất hợp lý gồm sức chứa khách tính an toàn. Về phía doanh nghiệp du lịch, không có tiêu chí và chỉ tiêu được đánh giá là khai thác rất hợp lý, chỉ có mức độ đánh giá là khai thác khá hợp lý gồm sức chứa khách, tiếp cận giá vé, tính liên tục (thời gian khai thác trong ngày và trong tuần).

- Có mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách du lịch với 14/15 tiêu chí đánh giá thực trạng khai thác các điểm du lịch văn hóa, cũng như có mối liên hệ giữa sự hài lòng với dự định quay lại điểm du lịch. Để tăng tỉ lệ khách du lịch quay lại các điểm du lịch văn hóa (hoặc giới thiệu cho người khác), cơ quan chức năng và BQL các điểm du lịch cần quan tâm nhiều hơn đến việc phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm trong các biến số có hệ số Phi cao.


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌


3.1. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh‌

3.1.1. Cơ sở định hướng‌

- Các văn bản quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

+ Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020 (Quyết định số 943/QĐ-TTg, ngày 20/07/2012). Nội dung bản quy hoạch xác định ngành kinh tế du lịch cần được chú trọng phát triển. Theo dự báo, đến năm 2020 toàn vùng sẽ đón khoảng 13 triệu lượt khách trong nước và 5 triệu lượt khách quốc tế [14].

+ Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TPHCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Quyết định số 2631/QĐ-TTg, ngày 31/12/2013) [15]. Trong bản quy hoạch, ngành dịch vụ là một trong 09 nhóm ngành được TPHCM tập trung phát triển.

- Các văn bản quy hoạch phát triển ngành du lịch

+ Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011). Văn bản nêu rõ cần phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh đặc trưng các vùng miền trên cả nước. Đối với Vùng Đông Nam Bộ, các SPDL đặc trưng gồm du lịch đô thị, du lịch MICE, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo [13].

+ Nghị quyết của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017). Nghị quyết nêu rõ PTDL gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tập trung phát triển các SPDL biển, đảo, du lịch văn hóa, tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng [4].

+ Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Quyết định số 2351/QĐ-TTg, ngày 24/12/2014). Quan điểm được quán triệt trong bản quy hoạch này là phát huy lợi thế


vùng, địa phương; sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn TNDLNV; đáp ứng nhu cầu du lịch và phát triển bền vững [16].

+ Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2011 - 2015. TPHCM xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, với hiệu quả KT-XH cao và gắn với phát triển bền vững. Các quan điểm cụ thể trong phát triển ngành du lịch của Thành phố là nâng cao chất lượng và đa dạng hóa SPDL, chú trọng PTDL sinh thái và du lịch văn hóa - lịch sử theo hướng phát triển bền vững [62].

Như vậy, hướng khai thác nguồn TNDLNV ở TPHCM nhằm tạo ra những SPDL văn hóa đa dạng, có chất lượng, có lợi thế so sánh là hoàn toàn phù hợp với hướng phát triển được nêu trong các bản quy hoạch phát triển ngành.

- Thực trạng phát triển ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Trong những năm qua, ngành du lịch TPHCM đã đạt được những thành tựu nhất định: (1) Lượt khách du lịch trong nước và quốc tế đến TPHCM chiếm tỉ trọng cao so với cơ cấu khách du lịch cả nước; (2) Doanh thu du lịch chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu GRDP của Thành phố; (3) CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch không ngừng nâng cấp và xây mới; (4) Nguồn nhân lực du lịch không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng; (5) Các điểm, tuyến du lịch đang được khai thác dựa trên lợi thế về nguồn TNDL của địa phương;...

Bên cạnh đó, còn những hạn chế và trở ngại cần được khắc phục như: (1) Sự gia tăng khách du lịch quốc tế thiếu ổn định; (2) CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch thiếu đồng bộ, một số điểm du lịch còn thiếu bến, bãi (3) Nội dung các chương trình tham quan chưa thực sự đa dạng và chậm đổi mới;...

- Kết quả đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 2 (Mục 2.5) đã trình bày những đánh giá khái quát và cụ thể về thực trạng khai thác nguồn TNDLNV ở TPHCM. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Một số hạn chế tiêu biểu như: (1) Các điểm TNDLNV đang được khai thác tập trung chủ yếu ở Khu vực trung tâm Thành phố;

(2) Các loại TNDLNV gắn với phố nghề truyền thống, ẩm thực truyền thống còn


nhiều tiềm năng chưa được khai thác; (3) Sự liên kết khai thác giữa các loại TNDLNV và giữa TNDLNV với TNDLTN chưa cao; (4) Còn những rào cản trong tiếp cận bến bãi, vệ sinh môi trường, sự hấp dẫn của nội dung tham quan tại một số điểm TNDLNV đang được khai thác;...

3.1.2. Định hướng khai thác‌

3.1.2.1. Định hướng khai thác kết hợp bảo tồn nguồn tài nguyên

Khai thác và bảo tồn là hai mặt của một quá trình phát triển. Việc khai thác không gắn với bảo tồn sẽ khiến giá trị du lịch của nguồn TNDLNV suy giảm, ảnh hưởng đến sự khai thác của các thế hệ sau. Ngược lại, việc khai thác hợp lý sẽ giúp cho nguồn TNDLNV tiếp tục được duy trì và phát huy giá trị. Doanh thu từ hoạt động khai thác nguồn TNDLNV được tái đầu tư cũng góp phần đáng kể vào công tác bảo tồn.

3.1.2.2. Định hướng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Các định hướng SPDL cụ thể:

- Ưu tiên phát triển và nâng cao chất lượng các SPDL chủ đạo. SPDL có thế mạnh về tài nguyên và lợi thế so sánh với các tỉnh lân cận của TPHCM là du lịch văn hóa (gắn với việc tìm hiểu các DTLSVH, công trình nhân tạo, lễ hội, sự kiện đặc biệt), du lịch MICE và du lịch đô thị.

- Đa dạng hoá các SPDL bổ trợ như du lịch giáo dục, du lịch ẩm thực, du lịch y tế, du lịch về nguồn, du lịch thăm chiến trường xưa, du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa, du lịch đường thủy.

- Phát triển SPDL đặc trưng như du lịch văn hóa (gắn với tìm hiểu văn hóa, lịch sử, lối sống cộng đồng người Hoa tại khu Chợ Lớn), du lịch lễ hội, tâm linh (gắn với tìm hiểu Lễ hội Nghinh Ông).

3.1.2.3. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn theo điểm

Tập trung khai thác các điểm TNDLNV theo các tiêu chí sau: (1) Có giá trị du lịch nổi bật; (2) Xếp hạng cao; (3) Có khả năng liên kết với các điểm TNDLNV khác để tạo thành tuyến du lịch; (4) Có khách du lịch thường xuyên đến tham quan với số lượng đáng kể (đối với điểm TNDLNV đang khai thác); (5) Phù hợp với mục đích du lịch của du khách khi đến TPHCM (đối với các điểm TNDL chưa khai

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí