Định Hướng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Theo Tuyến


thác). Dưới đây là định hướng khai thác các điểm TNDLNV cụ thể theo phân loại nguồn TNDLNV:

a) Khai thác các điểm di tích lịch sử - văn hoá

- Di tích khảo cổ: Khai thác giá trị lịch sử và giá trị khoa học - giáo dục của Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi (chưa khai thác).

- Di tích lịch sử: Khai thác toàn diện giá trị lịch sử, giá trị khoa học và giáo dục, giá trị tâm linh, giá trị kết nối và giá trị cảnh quan của Dinh Độc Lập và Khu DTLS Địa đạo Củ Chi (được xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt), Đình Bình Đông (chưa khai thác). Riêng Căn cứ Rừng Sác chỉ nên khai thác hạn chế, vì ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn.

- Khai thác các di tích kiến trúc nghệ thuật: Khai thác toàn diện giá trị lịch sử, giá trị kiến trúc nghệ thuật, giá trị tâm linh, giá trị kết nối và giá trị cảnh quan của: 1/ Nhà thờ: Nhà thờ Cha Tam (chưa khai thác), Nhà thờ Đức Bà; 2/ Chùa: Chùa Bửu Long (chưa khai thác), Chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Phước Hải; 3/ Thánh đường: Thánh đường Jamia Al-Musulman; 4/ Đền: Đền Mariamman; 5/ Đình: Đình Minh Hương Gia Thạnh; 6/ Miếu: Miếu Ông Địa, Miếu Phù Châu (chưa khai thác); 7/ Hội quán: Hội quán Hà Chương (chưa khai thác), Hội quán Tuệ Thành (Miếu Bà Thiên Hậu), Hội quán Nghĩa An (Miếu Quan Đế); 8/ Nhà cổ: Nhà Nguyện số 108 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 (chưa khai thác); 9/ Lăng mộ, từ đường: Từ đường Phước Kiến (chưa khai thác), Lăng Lê Văn Duyệt; 10/ Chợ: Chợ Bến Thành, Chợ Lớn; 11/ Các di tích kiến trúc Đông Dương: Bưu điện Trung tâm Thành phố, Nhà hát Thành phố.

b) Khai thác các công trình nhân tạo

Khai thác toàn diện các giá trị du lịch nhưng hạn chế sức chứa đối với hệ thống bảo tàng (Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Y học Cổ truyền, Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM,...).

Khai thác triệt để giá trị vui chơi - giải trí, giá trị sử dụng, giá trị cảnh quan đối

với:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

- Hệ thống TTTM: An Đông Plaza, TTTM Vincom Đồng Khởi, Diamond

Plaza, Saigon Center, Icon68 (tại tòa tháp Bitexco);


- Hệ thống cơ sở vui chơi, giải trí: Thảo Cầm Viên Sài Gòn, CVVH Đầm Sen, CVVH Suối Tiên, Sân khấu Sen Hồng và Công viên 23 tháng 09, KDL Bình Quới, KDL Một Thoáng Việt Nam;

- Địa điểm tổ chức sự kiện: Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn, Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ,…

c) Khai thác các lễ hội

Khai thác toàn diện giá trị lịch sử, giá trị tâm linh, giá trị kết nối của Lễ Giỗ tổ Hùng Vương (tại khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn, CVVH Đầm Sen, CVVH Suối Tiên, Công viên Lịch sử - Văn hoá Dân tộc), Lễ vía Bà (Miếu Bà Thiên Hậu),

Lễ hội Nghinh Ông (Lăng Ông Thủy Tướng), Lễ kỳ yên (Đình Bình Đông),…

d) Khai thác các sự kiện đặc biệt

Khai thác toàn diện và triệt để giá trị kết nối, giá trị vui chơi giải trí, giá trị sử dụng tại Lễ hội Trái cây Nam Bộ (CVVH Suối Tiên), Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam (CVVH Đầm Sen), Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Ngày hội quê tôi (KDL Văn Thánh), Đường hoa xuân Nguyễn Huệ (Đường Nguyễn Huệ), Ngày hội Du lịch TPHCM (Công viên 23 tháng 09), Tuần lễ Đông y (Đường Hải Thượng Lãn Ông).

e) Khai thác các làng nghề, phố nghề truyền thống

Khai thác có chừng mực giá trị du lịch của làng nghề, phố nghề truyền thống.

- Đối với các làng nghề: Khai thác Làng bánh tráng Phú Hòa Đông (chưa khai thác);

- Đối với các phố nghề: Khai thác Phố Đông y Hải Thượng Lãn Ông; Phố lồng đèn Phú Bình, Phố lồng đèn Lương Nhữ Học, Phố đồ cổ Lê Công Kiểng (chưa khai thác).

f) Khai thác các địa điểm ẩm thực truyền thống

Khai thác triệt để giá trị lịch sử và giá trị sử dụng của ẩm thực truyền thống tại: 1/ Các nhà hàng có tên trong danh sách bình chọn “Thành phố Hồ Chí Minh 100 điều thú vị” như Bánh xèo Mười Xiềm, Cham Charm, Cơm niêu Sài Gòn, Mandarin, Ngon; 2/ Khu ăn uống trong các chợ truyền thống như Khu ẩm thực tại chợ Bến Thành (và các cơ sở ẩm thực quanh chợ Bến Thành), Khu ẩm thực Chợ Lớn (và các cơ sở ẩm thực quanh Chợ Lớn); 3/ Các lễ hội và sự kiện đặc biệt như


Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam, Ngày hội Du lịch TPHCM, Liên hoan Ẩm thực Món ngon các nước, Lễ hội Văn hoá Ẩm thực Ngày hội quê tôi,…; 4/ Các điểm khác như Khu ẩm thực trên đường Hà Tôn Quyền (chưa khai thác), Khu ẩm thực trong KDL Bình Quới, Khu ẩm thực Sense Market (dưới lòng công viên 23 tháng 09).

3.1.2.4. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn theo tuyến

Luận án định hướng khai thác TNDLNV theo mô hình quy hoạch dạng tuyến [67]. Cơ sở đề xuất định hướng theo tuyến là (1) có các điểm TNDLNV có giá trị du lịch nổi bật, có khách du lịch thường xuyên đến tham quan với số lượng đáng kể (đối với điểm TNDLNV đang khai thác); (2) phù hợp với mục đích du lịch của du khách khi đến TPHCM (đối với các điểm TNDL chưa khai thác); (3) phù hợp với định hướng phát triển SPDL của TPHCM. Theo mô hình quy hoạch dạng tuyến, các điểm TNDLNV được tổ chức khai thác theo tuyến, dựa trên các trục giao thông chính như sau:

- Giao thông đường bộ: Liên kết khai thác các điểm TNDLNV theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các tuyến giao thông chính là tuyến giao thông liên kết giữa Huyện Cần Giờ - Trung tâm Thành phố - Huyện Củ Chi - tỉnh Tây Ninh (đường Rừng Sác - các tuyến đường nội đô - QL22).

- Giao thông đường sắt đô thị: Trong tương lai, khi tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên đi vào hoạt động, tuyến này có thể kết hợp khai thác các điểm du lịch khu vực chợ Bến Thành với CVVH Suối Tiên.

- Giao thông đường thủy: Tuyến Sông Sài Gòn - Sông Nhà Bè là tuyến giao thông chủ đạo trong hoạt động du lịch đường sông ở TPHCM. Tuyến này có thể kết nối hầu hết các điểm TNDLNV dọc Sông Sài Gòn, dọc các kênh, rạch. Ngoài ra, từ Trung tâm TPHCM có thể liên kết khai thác các điểm TNDLNV dọc Sông Sài Gòn thuộc địa phận tỉnh Bình Dương và các điểm TNDLNV dọc Sông Đồng Nai thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai.


Dưới đây là định hướng khai thác TNDLNV theo các tuyến du lịch cụ thể:

a) Các tuyến du lịch trong Thành phố Hồ Chí Minh

- Tuyến du lịch đường bộ

+ Tuyến du lịch tổng hợp

* Tuyến du lịch Khu vực trung tâm Thành phố (City tour)

Đây là tuyến có nhiều điểm TNDLNV đang được khai thác nhất ở TPHCM. Số lượng các điểm du lịch phụ thuộc vào sở thích, hình thức di chuyển và thời gian rảnh của khách du lịch.

Nêu tiếp tục khai thác Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, Chùa Phước Hải, Đền Mariamman, Đình Minh Hương Gia Thạnh, Hội quán Tuệ Thành, Hội quán Nghĩa An, Lăng Lê Văn Duyệt, Chợ Bến Thành, Chợ Lớn, Bảo tàng TPHCM, Bưu điện Trung tâm Thành phố, Nhà hát Thành phố, Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Y học cổ truyền, An Đông Plaza, TTTM Vincom Đồng Khởi, Diamond Plaza, Saigon Center, Icon68 (tại tòa tháp Bitexco), Thảo Cầm Viên Sài Gòn, CVVH Đầm Sen, CVVH Suối Tiên, Sân khấu Sen Hồng và Công viên 23 tháng 09; KDL Bình Quới, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, Phố đi bộ Bùi Viện, Phố Đông y Hải Thượng Lãn Ông,...

Bổ sung các điểm TNDLNV chưa khai thác như Nhà thờ Cha Tam, Hội quán Hà Chương, Nhà Nguyện (số 108 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3), Từ đường Phước Kiến, Phố lồng đèn Lương Nhữ Học, Phố đồ cổ Lê Công Kiểng.

* Tuyến Trung tâm Thành phố - Địa đạo Củ Chi

Tuyến 1: Trung tâm Thành phố - Khu DTLS Địa đạo Củ Chi - Làng bánh tráng Phú Hòa Đông.

Tuyến 2: Trung tâm Thành phố - Khu DTLS Địa đạo Củ Chi - KDL Một Thoáng Việt Nam.

Như vậy, trong tuyến này, bổ sung các điểm TNDLNV chưa khai thác là Làng bánh tráng Phú Hòa Đông.

* Tuyến Trung tâm Thành phố - Cần Giờ

Tuyến 1: Trung tâm Thành phố - Căn cứ Rừng Sác - Giồng Cá Vồ - Lăng Ông Thủy Tướng.


Tuyến 2: Trung tâm Thành phố - Căn cứ Rừng Sác - Bãi biển 30 tháng 04. Như vậy, điểm TNDLNV bổ sung trong tuyến này là Giồng Cá Vồ.

+ Tuyến du lịch chuyên đề

* Tuyến du lịch tham quan các DTLS cách mạng (tuyến du lịch về nguồn)

Tuyến 1: Dinh Độc Lập - Khu DTLS Địa Đạo Củ Chi.

Tuyến 2: Dinh Độc Lập - Căn Cứ Rừng Sác.

* Tuyến du lịch tham quan công trình kiến trúc nghệ thuật ở TPHCM

Tuyến 1: Dinh Độc Lập - Nhà thờ Đức Bà - Bưu điện Trung tâm Thành phố - UBND Thành Phố - Chợ Bến Thành.

Tuyến 2: Chợ Lớn - Hội quán Hà Chương - Hội quán Tuệ Thành - Hội quán Nghĩa An.

* Tuyến du lịch khám phá văn hóa người Hoa ở TPHCM

Tuyến 1: Phố Đông y Hải Thượng Lãn Ông - Chợ Lớn - Hội quán Hà Chương

- Hội quán Tuệ Thành - Hội quán Nghĩa An - Phố ẩm thực Hà Tôn Quyền.

Tuyến 2 (vào dịp rằm tháng Tám): Hội quán Tuệ Thành - Hội quán Nghĩa An, Phố lồng đèn Lương Nhữ Học - Phố ẩm thực Hà Tôn Quyền.

- Tuyến du lịch đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên

Các điểm du lịch chính trong tuyến là Chợ Bến Thành, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, KDL Văn Thánh, CVVH Suối Tiên.

- Tuyến du lịch đường thủy

+ Tuyến 1: Bến Bạch Đằng - KDL Bình Quới - Miếu nổi Phù Châu - Khu DTLS Địa đạo Củ Chi.

+ Tuyến 2: Bến Bạch Đằng - Rạch Bến Nghé - Kênh Tàu Hủ - Kênh Lò Gốm - Kênh Đôi (Tiếp tục khai thác Chùa Long Hòa. Bổ sung khai thác Lò gốm cổ Hưng Lợi và Đình Bình Đông).

+ Tuyến 3: Bến Bạch Đằng - KDL Vàm Sát - KDL sinh thái Cần Giờ.

+ Tuyến 4: Cầu Thị Nghè - Chùa Chantarangsay (Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè).


b) Các tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh lân cận

- TPHCM - Tây Ninh

Lộ trình: Trung tâm TPHCM - Thánh thất Cao Đài - Khu DTLS Địa đạo Củ Chi - Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (bổ sung).

- TPHCM - Đồng Nai

+ Tuyến đường bộ

Tuyến 1: Trung tâm TPHCM - CVVH Suối Tiên - Chùa Bửu Long (bổ sung) - Văn miếu Trấn Biên; Tuyến 2: Trung tâm TPHCM - CVVH Suối Tiên - Thác Giang Điền - Mộ Cổ Hàng Gòn; Tuyến 3: Trung tâm TPHCM - CVVH Suối Tiên - Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên - Hồ Thủy điện Trị An - Chiến khu D.

+ Tuyến đường thủy

Tuyến 1: Bến Bạch Đằng - KDL Bò Cạp Vàng (Đồng Nai); Tuyến 2: Bến Bạch Đằng - Vườn cò quận 9 (bổ sung) - Cù Lao Phố - Vườn bưởi Tân Triều.

- TPHCM - Bình Dương

+ Tuyến đường bộ: Trung tâm TPHCM - Miếu Bà Thiên Hậu - Chùa Hội Khánh - KDL Đại Nam - Làng sơn mài Tương Bình Hiệp.

+ Tuyến đường thủy: Bến Bạch Đằng - KDL Bình Quới - Miếu nổi Phù Châu - KDL Xanh Bình Nhâm - Vườn cây ăn trái Lái Thiêu.

- TPHCM - Bà Rịa-Vũng Tàu

+ Tuyến đường bộ: Trung tâm TPHCM - TP. Vũng Tàu.

+ Tuyến đường thủy: Bến Bạch Đằng - Bến Cầu Đá.

Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tiếp tục kết hợp khai thác các điểm du lịch văn hoá với các điểm du lịch tự nhiên như Nhà Lớn (đảo Long Sơn), Dinh Cô (Long Hải), Tượng Chúa Kitô (Núi Nhỏ), Thích Ca Phật Đài, Bạch Dinh, Côn Đảo, KDL Suối khoáng nóng Bình Châu, Bãi biển Long Hải và Bãi Sau.

- TPHCM - Mỹ Tho - Bến Tre

Tuyến này kết hợp giữa đường bộ và đường thủy. Các điểm du lịch chủ yếu gồm Chợ Lớn - Chùa Vĩnh Tràng, Trại rắn Đồng Tâm, Di tích Rạch Gầm-Xoài Mút, Chợ nổi Cái Bè, Cù lao Tân Phong.


3.1.2.5. Định hướng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn theo khu vực địa lý

Trong định hướng khai thác TNDLNV theo khu vực, luận án sử dụng mô hình quy hoạch tập trung [67]. Theo đó, TNDLNV được phân theo các khu vực địa lý dựa vào quy hoạch không gian TPHCM và mức độ tập trung nguồn TNDLNV trên địa bàn TPHCM. Theo quy hoạch không gian TPHCM, Khu vực trung tâm Thành phố là Khu vực nội thành với bán kính 15km. Từ đây, Thành phố phát triển không gian theo hai hướng: (1) Hướng Nam và Đông Nam ra biển và (2) Hai hướng phụ là hướng Tây Bắc và hướng Tây - Tây Nam. Theo mức độ tập trung, nguồn TNDLNV ở TPHCM tập trung với mật độ cao ở khu vực Trung tâm thành phố và thưa dần ở khu vực ngoại vi (xem bản đồ mật độ TNDLNV, hình 2.3).

Dưới đây là đề xuất hướng khai thác TNDLNV theo các khu vực cụ thể (trong đó có các điểm TNDLNV):

- Khu vực Tây Bắc Thành phố: Điểm nhấn của khu vực là Khu DTLS Địa đạo Củ Chi. Giá trị du lịch của điểm TNDLNV tập trung khai thác là giá trị lịch sử. Các SPDL nên tập trung khai thác là du lịch văn hóa (dựa trên khai thác DTLSVH, lối sống cộng đồng); du lịch về nguồn; du lịch thăm chiến trường xưa.

- Khu vực Trung tâm Thành phố: Đây là khu vực tập trung nhiều DTLSVH. Điểm nhấn là Dinh Độc Lập, Chợ Bến Thành, Chợ Lớn, CVVH Đầm Sen và CVVH Suối Tiên. Khu vực này khai thác toàn diện các giá trị du lịch của TNDLNV. Các sản phẩm du lịch nên tập trung khai thác là du lịch văn hóa (dựa trên khai thác DTLSVH, phố nghề truyền thống, lối sống cộng đồng), du lịch giáo dục (dựa trên khai thác các DTLSVH, hệ thống bảo tàng), du lịch MICE (dựa trên khai thác các công trình nhân tạo và sự kiện đặc biệt), du lịch ẩm thực (tại các chợ truyền thống, TTTM, các nhà hàng và ẩm thực đường phố), du lịch y tế (dựa trên khai thác Phố Đông y Hải Thượng Lãn Ông) và du lịch đô thị.

- Khu vực phía Nam và Đông Nam Thành phố: Điểm nhấn là KDL sinh thái Cần Giờ, KDL Vàm Sát và Lăng Ông Thủy Tướng. Các giá trị du lịch tập trung khai thác là giá trị lịch sử, giá trị tâm linh, giá trị vui chơi giải trí, giá trị cảnh quan. Các SPDL nên tập trung khai thác là du lịch văn hóa kết hợp du lịch sinh thái, du lịch giáo dục (gắn với tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ), du lịch lễ hội, tâm linh (gắn với lễ hội Nghinh Ông).



Hình 3 1 Bản đồ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh 1

Hình 3.1. Bản đồ khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí