Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 7


- Đánh giá tổng hợp và xác định mức độ hợp lý trong khai thác

Đánh giá tổng hợp được dựa trên sự tương quan về kết quả giữa các tiêu chí đánh giá thành phần. Trên cơ sở đó, tác giả chia làm 5 cấp đánh giá mức độ hợp lý trong thực trạng khai thác các điểm du lịch văn hóa gồm: (1) rất không hợp lý (0 - 20% ý kiến đồng ý); (2) không hợp lý (21 - 40% ý kiến đồng ý); (3) bình thường/trung bình (41 - 60% ý kiến đồng ý); (4) khá hợp lý (61 - 80% ý kiến đồng ý); (5) rất hợp lý (81 - 100% ý kiến đồng ý).


1.2. Cơ sở thực tiễn‌

Kinh nghiệm khai thác TNDLNV trong nước và trên thế giới khá phong phú. Với nguồn tài liệu thu thập được, tác giả lựa chọn những trường hợp điển cứu dựa trên các tiêu chí: (1) Có nét tương đồng về điều kiện phát triển, tính chất phát triển của một đô thị như TPHCM; (2) Đặc điểm TNDLNV có nhiều nét tương đồng với TNDLNV ở TPHCM; (3) Có thể rút ra các kinh nghiệm về khai thác một số loại TNDLNV ở TPHCM. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:

1.2.1. Trên thế giới‌

Ý (Trường hợp khai thác giá trị ẩm thực cho PTDL)

Văn hóa ẩm thực là một trong những yếu tố tạo nên nét riêng trong ngành du lịch nước Ý (tiêu biểu là món Pizza). Kinh nghiệm khai thác giá trị văn hóa ẩm thực nơi đây là: (1) Tiến hành khảo sát để biết nhu cầu ẩm thực của khách du lịch; (2) Tìm ra thế mạnh của từng vùng để khai thác giá trị ẩm thực tương ứng; (3) Đa dạng cách tiếp thị giá trị văn hóa ẩm thực (tổ chức hội thảo và sự kiện văn hóa ẩm thực, tham gia triển lãm quốc tế về ẩm thực, thông qua các trang thông tin điện tử và blogger,…) [34].

Ấn Độ (Trường hợp khai thác Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ cho PTDL)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ tọa lạc tại Janpath, New Delhi. Bảo tàng được xây dựng năm 1983, là bảo tàng lớn nhất Ấn Độ cả về quy mô và các giá trị cổ vật. Bảo tàng đang lưu giữ trên 200.000 cổ vật. Nhiều cổ vật có niên đại hơn 5.000 năm. Bảo tàng mở cửa từ 10:00 giờ đến 18:00 giờ, đóng cửa vào thứ 2 hàng tuần. Đối với khách du lịch quốc tế, giá vé tham quan là 650 Rupi (tương đương 230.000 Đồng). Đối với người địa phương, giá vé chỉ 20 Rupi (tương đương 7.000 Đồng). Riêng học sinh từ lớp 12 trở xuống được miễn vé vào cổng tham quan (thời điểm tác giả tham quan và khảo sát giá vé là tháng 11 năm 2017). Chính sách giá vé nêu trên, vừa đảm bảo thu được ngoại tệ từ hoạt động du lịch, vừa khuyến khích người dân tìm hiểu về lịch sử của dân tộc. Ngoài cách thức trưng bày thông thường, một số giá đỡ cho hiện vật được treo ngược tạo cảm giác mới lạ. Nội dung giới thiệu về bảo tàng khá đa dạng. Trong đó, có việc sử dụng các thiết bị thuyết minh tự động với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Các hiện vật quan trọng được gắn số thứ tự. Khách du


Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh - 7

lịch muốn tìm hiểu về hiện vật nào chỉ cần chọn ngôn ngữ và bấm số tương ứng trên thiết bị thuyết minh. Với cách làm này, khách du lịch vừa chủ động được việc nghe các thông tin họ quan tâm vừa tự do chiêm ngưỡng giá trị của các cổ vật.

Nhật Bản (Trường hợp khai thác giá trị ẩm thực cho PTDL)

Nhật Bản rất coi trọng giá trị văn hóa ẩm thực và xem đó là nguồn tài nguyên quan trọng trong hoạt động du lịch. Để khai thác nguồn tài nguyên này, Chính phủ đã giao cho Cơ quan Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JNTO) phụ trách. Kinh nghiệm trong khai thác giá trị văn hóa ẩm thực ở đây là cơ quan chức năng cần tiến hành nghiên cứu, lựa chọn và phân loại các món ăn tiêu biểu làm cơ sở cho việc khai thác phục vụ du lịch. Cụ thể, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu về đặc điểm các món ăn tiêu biểu của mỗi vùng miền. Các nội dung nghiên cứu gồm nguồn gốc hình thành và phát triển, giá trị dinh dưỡng, quy trình chế biến, dụng cụ chế biến, cách ăn, triết lý món ăn,… Các món ăn tiêu biểu được lựa chọn và phân theo ba cấp độ: quốc gia, vùng - khu vực và địa phương [65].

Trung Quốc

- Trường hợp khai thác TNDL ở Côn Minh, Quảng Đông: Đây là những địa phương có tiềm năng về TNDL. Cơ quan du lịch Quốc gia đã hỗ trợ địa phương trong việc phân loại và đánh giá TNDL. Từ đó, họ công bố điểm TNDL trọng điểm và tiến hành định vị để đưa vào chương trình du lịch. Ngoài ra, chính phủ cũng chú trọng đầu tư vào CSHT và CSVC-KT để khai thác nguồn TNDL [30, tr.47-48].

- Trường hợp khai thác TNDLNV ở Tây An: Tây An là một trong những nơi phát sinh nền văn hóa cổ đại Trung Quốc. Đây cũng là nơi xuất phát của Con đường tơ lụa. Lịch sử lâu đời đã để lại nơi đây nguồn TNDLNV phong phú và đa dạng. Kinh nghiệm khai thác TNDLNV tại đây là [130]:

+ Khai thác các điểm TNDLNV theo chủ đề, gắn với văn hóa từng triều đại. Tiêu biểu như Lăng mộ và bảo tàng Tần Thủy Hoàng (triều đại nhà Tần), Cung A Phòng, Khu Cung Đại Minh và Lăng mộ Hoàng hậu Hán Dương (Triều đại nhà Hán),Tháp Đại Nhạn (triều đại nhà Đường).

+ Kết hợp khai thác DTLSVH với các loại TNDLNV khác như các lễ hội truyền thống, sản phẩm nghề truyền thống (quần áo của người Hán, tượng đất sét


các chiến binh), nghệ thuật truyền thống (cắt giấy, điêu khắc trên đất sét, thư pháp,…), ẩm thực truyền thống.

+ Kết hợp khoa học - công nghệ trong khai thác TNDLNV. Tại Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, công nghệ đa phương tiện được áp dụng mô phỏng quá trình xây lăng mộ.

- Trường hợp khai thác ẩm thực truyền thống ở Hồng Kông: Cơ quan xúc tiến du lịch Hồng Kông đã xác định ẩm thực là một trong những lợi thế cạnh tranh chủ yếu trong PTDL. Theo đó, để phục vụ cho các đối tượng khách du lịch khác nhau, các món ăn được chia thành ba nhóm: (1) các món ăn Trung Quốc (phân theo vùng địa lý, món ăn chay và món ăn nhân dịp lễ hội); (2) các món ăn châu Á (gồm Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nam Á và món ăn đạo Hồi); (3) các món ăn phương Tây (gồm Pháp, Ý, Mỹ và các nước khác). Yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu và là điều kiện bắt buộc đối với các cơ sở ẩm thực. Thông tin về các cơ sở ẩm thực được đăng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và các ấn phẩm du lịch để khách du lịch dễ dàng tiếp cận. Nhằm quảng bá giá trị ẩm thực, Cơ quan chức năng phối hợp các cơ sở ẩm thực tổ chức các hoạt động như hội chợ và triển lãm về ẩm thực, cuộc thi ẩm thực nhằm tôn vinh các nghệ nhân và đầu bếp giỏi, bầu đại sứ ẩm thực, bầu chọn các món ăn đặc sắc,… Ngoài ra, công tác làm tư liệu, ấn phẩm quảng cáo được quan tâm và đầu tư cả về nội dung lẫn hình thức. Các ấn phẩm này được phát hành miễn phí cho khách du lịch [31].

Campuchia

- Trường hợp khai thác TNDLNV ở Siem Reap: Siem Reap là điểm thu hút khách chính ở Campuchia. Đây là điểm đến du lịch có sự khai thác đa dạng các loại TNDLNV. Tiêu biểu như:

+ Khai thác các cơ sở sản xuất hàng thủ công truyền thống vào du lịch. Các trung tâm tiêu biểu là Trung tâm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Artisan D’Angkor và Trung tâm nghệ thuật gốm Khmer (khách du lịch có thể học làm gốm tại đây).

+ Khai thác các sinh hoạt văn hóa thường ngày của cộng đồng gắn với vùng sông nước (thông qua việc tổ chức tham quan các ngôi làng Kompong Phluk hoặc tham gia tour chụp ảnh).


+ Khai thác giá trị ẩm thực truyền thống trong hoạt động du lịch thông qua tour ẩm thực đêm bằng xe Vespa.

Vào ban đêm, nguồn TNDLNV cũng được khai thác triệt để, như chương trình nghệ thuật “Nụ cười Angkor”. Trong chương trình này, có sự tái hiện lịch sử phát triển của Campuchia từ quá khứ đến hiện tại, với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra, khách du lịch cũng có thể ghé Chợ đêm Siem Reap. Đây là khu chợ có quy mô lớn, bán nhiều sản phẩm nghề truyền thống, món ăn truyền thống và biểu diễn nghệ thuật truyền thống.

- Trường hợp khai thác lễ hội té nước ở Phnom Penh: Ngày 24/11/2010, lễ hội té nước đã trở thành thảm họa khi có hàng trăm người chết vì bị ngạt và bị giẫm đạp ở cầu Kim Cương (còn gọi cầu Vồng). Nguyên nhân được cho là khi cầu lắc lư, mọi người nghĩ cầu sắp sập nên tìm cách chạy thoát thân. Bài học rút ra ở đây là: (1) Cần tính được sức chứa để hạn chế quá nhiều lượt người tiếp cận lễ hội cùng một thời điểm; (2) Có phương án phân luồng dòng người vào tham dự lễ hội; (3) Có phương án ứng phó và phương tiện cứu hộ khi khẩn cấp.

Indonesia (Trường hợp khai thác đền Borobudur)

Đền Borobudur là một trong những ngôi đền tháp Phật giáo lớn nhất thế giới, được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1991. Ngày nay, đền là một trong những điểm du lịch thu hút nhiều du khách ghé thăm khi đến đảo Java. Kinh nghiệm PTDL ở đây cho thấy vai trò quan trọng của nhà nước trong việc lập danh mục ưu tiên phát triển các điểm du lịch có sức hấp dẫn cao (cả nước có 16 điểm du lịch, Borobudur là một trong số này) [6]. Thời gian khai thác ngôi đền cũng cho thấy tính linh động trong việc mở cửa đón khách du lịch tại các điểm du lịch do nhà nước quản lý. Đền mở cửa cho khách du lịch lên ngắm bình minh từ sáng sớm.

Malaysia

Malaysia là một trong những quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về thu hút khách du lịch. Yếu tố góp phần tạo nên thành công này là Malaysia biết cách khai thác thế mạnh nổi bật về TNDL tại Kuala Lumpur, Penang, Malacca,…. Kinh nghiệm của Malaysia trong khai thác TNDLNV là khai thác bản sắc văn hóa riêng của một đất nước với đa số người dân theo đạo Hồi (đặc biệt là các nhà thờ và văn


hóa ẩm thực). Bên cạnh đó, Malaysia không ngừng khai thác các SPDL dựa trên lợi thế của các công trình đương đại như Tòa tháp đôi Petronas, Khu mua sắm Bukit Bintang, Khu vui chơi giải trí trên cao nguyên Genting,…

Singapore

- Trường hợp Bảo tàng quốc gia Singapore: Bảo tàng quốc gia Singapore là

một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Singapore. Kinh nghiệm khai thác điểm du lịch văn hóa này là:

+ Cần ứng dụng khoa học - công nghệ trong khai thác giá trị lịch sử văn hóa tại các bảo tàng và các điểm DTLS một cách phù hợp. Trước khi vào khu vực tham quan, khách du lịch được nhân viên bảo tàng phát cho một máy tính bảng chứa thông tin về các hiện vật lịch sử. Đi tới đâu, khách du lịch chỉ cần chạm vào số ký hiệu tương thích giữa máy tính bảng với ký hiệu ghi trên hiện vật là họ có thể nghe nội dung thuyết minh. Không chỉ vậy, trong bảo tàng còn chiếu phim về lịch sử hình thành và phát triển đất nước trên một màn hình dạng vòm rộng lớn. Điều này khiến tác giả với tư cách là một khách du lịch cảm thấy rất sinh động.

+ Đa dạng hóa nội dung tham quan tại các điểm du lịch bằng sự đan xen giữa các kênh thông tin, kỹ thuật lấy ánh sáng, cách thiết kế không gian trưng bày,… Tiêu biểu như sự kết hợp giữa trưng bày các cổ vật với việc minh chứng bằng cách dựng mô hình, chụp hình minh họa, chiếu phim minh họa, tổ chức các suất diễn ngắn về lịch sử phát triển đất nước trong chương trình tham quan.

- Trường hợp khai thác ẩm thực truyền thống tại khu phố cổ của người Hoa: Ẩm thực truyền thống được khai thác khá tốt cho hoạt động du lịch tại khu phố cổ của người Hoa (khu Chinatown). Tại đây, chính quyền xây dựng một khu ẩm thực lớn, với sự đăng ký kinh doanh của các cửa hàng bán đồ ăn truyền thống. Trong đó, bàn ghế và dịch vụ vệ sinh được sử dụng chung. Khách du lịch muốn thưởng thức món gì chỉ cần tới cửa hàng có bán đồ ăn gọi món, người bán hàng sẽ đem tới nơi. Hình thức tổ chức này đã tận dụng tốt CSVC-KT chung phục vụ du lịch. Ngoài ra, khách du lịch có thể thưởng thức nhiều món ăn truyền thống nhưng không mất thời gian di chuyển tới các cửa hàng khác nhau trong khu phố cổ.


Thái Lan

- Trường hợp chợ đêm Chiang Mai

Chợ đêm Chiang Mai là một trong những điểm du lịch sôi động về đêm ở Chiang Mai. Tại đây, các loại TNDLNV được kết hợp khai thác khá tốt. Khu chợ bày bán khá nhiều các sản phẩm nghề truyền thống và tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống (tác giả ấn tượng nhất là nhóm người mặc đồng phục cảnh sát biểu diễn để gây quỹ từ thiện). Yếu tố y học truyền thống cũng được tận dụng triệt để. Khách du lịch đi bộ có thể ghé các điểm massage Thái ven đường để vừa trị liệu, vừa ngắm cảnh sinh hoạt tại chợ đêm.

- Trường hợp Lễ hội té nước Songkran

Lễ hội té nước Songkran là lễ hội truyền thống nhằm chào đón năm mới ở Thái Lan. Kinh nghiệm khai thác ở đây là trong xây dựng kịch bản lễ hội, cần có sự súc tích. Phần Lễ được tổ chức trang nghiêm và khá vui nhộn vì có sự kết hợp với diễn kịch. Phần Hội được tổ chức trong không gian rộng và mở, có tính đến sự tham gia và trải nghiệm của khách du lịch và yếu tố tiết kiệm tài nguyên nước trong điều kiện hạn hán kéo dài.

1.2.2. Ở Việt Nam‌

Tỉnh Bắc Ninh (Khai thác lễ hội và nghệ thuật truyền thống phục vụ PTDL)

Bắc Ninh có loại hình nghệ thuật dân gian Hát quan họ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây cũng là một trong những tỉnh có nhiều lễ hội nhất nước ta. Kinh nghiệm khai thác lễ hội và nghệ thuật truyền thống phục vụ PTDL là cơ quan chức năng cần tham mưu cho việc tổ chức các chương trình lễ hội đặc sắc của tỉnh như hội Lim, lễ hội chùa Dâu, lễ hội Đền Đô,…

TP. Hà Nội

- Khai thác làng nghề truyền thống phục vụ du lịch (trường hợp Làng gốm Bát Tràng). TP. Hà Nội được xem là “Đất trăm nghề” của nước ta. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách du lịch về các mặt hàng thủ công truyền thống, TP. Hà Nội đã lựa chọn và ưu tiên một số nghề, trong đó có nghề gốm tại Bát Tràng. Thành phố cũng đã chú trọng đầu tư nâng cấp CSHT và CSVC-KT du lịch nhằm tạo điều kiện để khách du lịch tới tham quan và trải nghiệm nghề làm gốm tại làng nghề.


- Khai thác giá trị văn hóa gắn với tộc người Việt (trường hợp Làng cổ Đường Lâm). Đường Lâm là làng cổ tiêu biểu cho đời sống văn hóa của người Việt ở vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ. Nơi đây lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể (cổng làng, giếng nước, đình làng, nhà cổ,…) và giá trị văn hóa phi vật thể (lễ hội Đình Mông Phụ, nghề làm tương,…). Kinh nghiệm khai thác Làng cổ cho thấy, cần phát huy vai trò tham gia, giám sát của cộng đồng trong hoạt động du lịch.

Tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là tỉnh có nguồn TNDL phong phú và đa dạng. Về TNDLNV, tiêu biểu có Quần thể DTLSVH Cố đô Hoa Lư, Chùa Nhất Trụ, Chùa Bái Đính, Nhà thờ Phát Diệm,… Kinh nghiệm cho thấy, cần khai thác TNDLNV một cách có trọng điểm với việc xác định các điểm TNDLNV có sức hút khách du lịch cao (như Cố đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính) và tăng cường tính liên kết giữa các điểm này bằng việc hoàn thiện hệ thống giao thông. Đối với việc khai thác làng nghề truyền thống, cần: tập trung khai thác các làng nghề đã được xếp hạng; ưu tiên phát triển các làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ (đá mỹ nghệ, thêu ren, mộc,…); ưu tiên phát triển các làng nghề phân bố gần các điểm, khu du lịch (KDL).

Tỉnh Thừa Thiên - Huế

- Trường hợp Quần thể di tích Cố đô Huế với các điểm TNDL phụ cận

Thừa Thiên - Huế là địa phương sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị. Về di sản văn hóa vật thể, tiêu biểu hơn cả là quần thể di tích Cố đô Huế. Kinh nghiệm khai thác quần thể di tích này cho thấy, cần kết hợp khai thác nhiều loại TNDLNV nhằm đa dạng hóa SPDL. Để khai thác tốt tiềm năng du lịch, tỉnh cũng đã mở rộng khai thác các điểm TNDLNV vùng phụ cận gắn với các làng cổ và nghề thủ công truyền thống. Tiêu biểu như tham quan Cầu ngói Thanh Toàn, Làng cổ Phước Tích.

- Trường hợp khai thác các lễ hội, sự kiện phục vụ hoạt động du lịch

Thừa Thiên - Huế đã phục dựng thành công nhiều lễ hội phục vụ hoạt động du lịch. Tiêu biểu như Lễ tế Đàn Nam Giao và Đàn Xã Tắc, Lễ hội “Hương xưa Làng cổ Phước Tích”. Tỉnh cũng đã tổ chức thành công 07 kỳ festival nghề truyền thống (bắt đầu từ năm 2005). Kinh nghiệm cho thấy, sự kết hợp khai thác lễ hội và sự kiện

Xem tất cả 237 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí