Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Và Thực Trạng Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Thành Phố Hồ Chí Minh‌


đặc biệt với các loại TNDLNV khác đã góp phần làm tăng tính hấp dẫn trong hoạt động du lịch của tỉnh trong những năm gần đây.

- Trường hợp khai thác ẩm thực truyền thống và nghệ thuật truyền thống

Đa dạng hóa các hoạt động du lịch về đêm trên cơ sở khai thác các loại TNDLNV phi vật thể, như ẩm thực và nghệ thuật truyền thống. Trước đây, ngoài nghe ca Huế trên sông Hương, các hoạt động du lịch về đêm khác khá mờ nhạt. Hiện nay, tình trạng này đã được cải thiện nhờ tour xích lô đưa khách đến thưởng thức các món ẩm thực tại Cồn Hến và chương trình “Huế về đêm dịu dàng”. Chương trình này được tổ chức định kì vào ngày 30 hàng tháng tại đình làng cổ Kim Long (số 108 Kim Long). Nội dung chương trình là sự kết hợp giữa trình diễn thời trang Áo dài với việc thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực đặc trưng của Huế (như ca Huế, thưởng thức trà sen và các món bánh Huế) [87].

Tỉnh Quảng Nam

- Trường hợp khai thác các điểm TNDLNV ở Khu Phố cổ Hội An

Phố cổ Hộ An là điểm đến du lịch trọng yếu của tỉnh Quảng Nam. Kinh nghiệm khai thác TNDLNV ở đây cho thấy, công tác quy hoạch cần đi trước một bước. Trong đó, cần chú ý đến sự cân bằng về quyền lợi giữa các thành phần tham gia khai thác các giá trị của điểm du lịch văn hóa.

- Trường hợp khai thác làng nghề truyền thống phục vụ du lịch

Quảng Nam là tỉnh khá thành công khi gắn làng nghề truyền thống với PTDL. Tiêu biểu là mô hình Làng rau Trà Quế và Làng gốm Thanh Hà. Kinh nghiệm cho thấy, khi khách du lịch được trực tiếp tham gia vào một số công đoạn trong quá trình sản xuất (trồng rau, làm gốm) họ sẽ góp phần tăng tính hấp dẫn của nội dung tham quan.

Từ kinh nghiệm trên thế giới và các tỉnh, thành phố trong nước nêu trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho khai thác TNDLNV ở TPHCM như sau:

- Cần kiểm kê, đánh giá nguồn TNDLNV. Từ đó, xác định lợi thế cạnh tranh của địa phương về nguồn TNDLNV nhằm xác định những điểm tài nguyên có sức hấp dẫn để ưu tiên khai thác trong các kế hoạch ngắn hạn; xác định những điểm du lịch trọng điểm cần tập trung khai thác.


- Khai thác nguồn TNDLNV ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.

- Kết hợp khai thác nhiều loại TNDLNV trong cùng một điểm du lịch hoặc điểm đến du lịch nhằm đa dạng hoá nội dung tham quan. Đặc biệt là sự kết hợp khai thác ẩm thực truyền thống và nghệ thuật truyền thống với các loại TNDLNV khác.

- Đối với các lễ hội truyền thống tiêu biểu, cơ quan chức năng cần tham mưu cho cộng đồng trong việc lên chương trình tổ chức (nhưng không đứng ra làm thay cho cộng đồng). Phần LỄ nên bỏ qua các thủ tục rườm rà hoặc không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

- Tập trung khai thác các làng nghề truyền thống đã được công nhận, nhất là các làng nghề sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tạo điều kiện để khách du lịch tham gia vào một phần trong quy trình sản xuất các sản phẩm nghề truyền thống.

- Xem ẩm thực là nguồn tài nguyên quan trọng trong hoạt động du lịch. Để khai thác tốt nguồn tài nguyên này, cần tiến hành nghiên cứu, lựa chọn và phân loại các món ăn tiêu biểu (theo vùng miền). Bên cạnh đó, cần khảo sát khách du lịch (hiện tại và tiềm năng) để biết nhu cầu ẩm thực của họ.

- Kết hợp khai thác nghệ thuật truyền thống với các nguồn TNDLNV khác, nhất là trong các lễ hội và sự kiện đặc biệt. Nội dung khai thác nên tập trung phản ánh đặc trưng văn hóa của cộng đồng địa phương.

- Chú trọng đầu tư CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch. Ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào quảng bá và khai thác nguồn TNDLNV.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và khai thác các điểm TNDLNV (đang được khai thác và chưa được khai thác).

- Không nên bỏ qua việc đánh giá sức chứa khách và các phương án phòng ngừa tình huống khẩn cấp tại các lễ hội và sự kiện đặc biệt.

Như vậy, những lý luận và thực tiễn nêu trên sẽ là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, đánh giá thực trạng khai thác nguồn TNDLNV ở Chương 2 và đề xuất giải pháp ở Chương 3.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1



sau:

Theo nhiệm vụ nghiên cứu, trong Chương 1, tác giả đã làm rõ một số nội dung


- Các khái niệm liên quan đến khai thác TNDLNV và PTDL như khái niệm về

du lịch, khách du lịch, TNDL, TNDLNV, giá trị du lịch, loại hình du lịch, SPDL, điểm TNDLNV, điểm du lịch, tuyến du lịch.

- Phân loại TNDLNV phù hợp hơn với với thực tiễn địa phương. Theo đó, TNDLNV được phân thành 07 loại: (1) Di sản, DTLSVH; (2) Công trình nhân tạo;

(3) Lễ hội; (4) Sự kiện đặc biệt; (5) Làng nghề, phố nghề và sản phẩm nghề truyền thống; (6) Ẩm thực truyền thống; (7) Đối tượng nhận thức khác.

- Xác định được các đặc điểm chính của TNDLNV, gồm: (1) Tập trung ở các điểm quần cư; (2) Mang tính nhận thức nhiều hơn tính giải trí và nghỉ dưỡng; (3) Dễ hư hại và thay đổi theo thời gian song có thể nhanh chóng tái tạo và phục hồi;

(4) Ít chịu tác động của tính mùa vụ.

- Xác định được 12 nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động khai thác TNDLNV. Các nhân tố này được phân thành 04 nhóm, gồm: (1) Vị trí địa lý; (2) Đặc điểm tự nhiên; (3) Đặc điểm KT-XH; (4) Đặc điểm nguồn TNDL.

- Xác định 08 tiêu chí và 17 chỉ tiêu sử dụng để đánh giá các điểm TNDLNV đang được khai thác, với sự tham gia đánh giá của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch (theo hướng tiếp cận từ dưới lên). Các tiêu chí đánh giá gồm: (1) Tính hấp dẫn; (2) Khả năng tiếp cận; (3) Thời gian khai thác; (4) Sức chứa khách; (5) Tính an toàn; (6) CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch; (7) Nhân viên phục vụ (tại điểm du lịch); (8) Ý thức cộng đồng địa phương tại điểm du lịch.

- Tổng kết kinh nghiệm khai thác TNDLNV trên thế giới và ở Việt Nam. Từ đó, rút ra các kinh nghiệm áp dụng vào khai thác TNDLNV ở TPHCM.


Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH‌


2.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh‌

TPHCM có diện tích 2.095 km2 [76, tr.86]. Thành phố tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai ở phía Đông và Đông Bắc; phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Biển Đông; phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang; phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương; phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh (xem Hình 2.1).

TPHCM có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đất nước về kinh tế - chính trị - xã hội. Tiến trình lịch sử cho thấy, dù ở các thời điểm lịch sử khác nhau nhưng Sài Gòn - TPHCM luôn có vị trí hết sức quan trọng. Thời nhà Nguyễn, Sài Gòn là thủ phủ của Gia Định ngũ trấn (Gia Long), Nam Kỳ lục tỉnh (Minh Mạng). Trong thời gian Pháp và Mỹ cai trị, Sài Gòn giữ vị trí trung tâm của ba tỉnh miền Đông (1862), rồi thủ phủ của Nam Kỳ (1867) và dần trở thành một trung tâm kinh tế - chính trị quan trọng cho toàn Đông Dương (Sài Gòn được ví như Hòn Ngọc Viễn Đông). Sau ngày 30/04/1975, Sài Gòn - TPHCM là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị - xã hội và khoa học kỹ thuật lớn nhất cả nước.

TPHCM có đặc điểm tự nhiên tiêu biểu là địa hình thấp và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; khí hậu phân thành mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình cao (28,70C) và ít có sự giao động trong năm [21, tr.13]; hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt; tài nguyên sinh vật đa dạng, với hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển thế giới (được UNESCO công nhận vào năm 2000).

Về đặc điểm dân cư, khi người Pháp chiếm đóng, Sài Gòn vẫn là đô thị nhỏ, với dân số ước tính khoảng 100.000 người [82]. Hiện nay, TPHCM là địa phương đông dân và có mật độ dân số trung bình cao nhất cả nước. Năm 2017, tổng số dân của TPHCM là 8,6 triệu người. Mật độ dân số trung bình là 4,1 nghìn người/km2 [22, tr.24]. TPHCM đang có sự hiện diện của 52/54 dân tộc trong nước. Chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu thành phần dân tộc là người Việt (89,91%), người Hoa (9,8%), người Chăm (0,09%), người Khmer (0,07%), còn lại (0,13%) là các dân tộc khác [81].


Về kinh tế, TPHCM là địa phương có tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao và ổn định. Trong giai đoạn 2011 - 2015, tuy tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động song TPHCM vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 9,6%/năm (gấp 1,6 lần so với cả nước). Trong đó, khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 11,12%/năm [83, tr.2]. Cơ cấu kinh tế của Thành phố đang chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và thế giới. Cụ thể, trong giai đoạn 2005-2015, khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 1,5% xuống còn 1%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm từ 48% xuống 39,6%; khu vực dịch vụ tăng từ 50,5% lên 59,4% [83, tr.69].

Trong PTDL, TPHCM đang dẫn đầu cả nước về số lượt khách đến tham quan. Doanh thu du lịch chiếm 30,2% doanh thu du lịch cả nước và chiếm 9,9% tổng GRDP Thành phố (năm 2015) [51].

Trên đây là một số thông tin tổng quan về TPHCM. Các thông tin chi tiết sẽ được trình bày trong mục 2.2. của luận án.


Hình 2 1 Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh 2 2 Tài nguyên du lịch nhân 1

Hình 2.1. Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh


2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh‌

Mục này trình bày tiềm năng của 06 loại TNDLNV ở TPHCM theo hệ thống phân loại trình bày trong Chương 1. Ngoài ra, tác giả giới thiệu một số điểm TNDLNV đang được khai thác giữ vai trò quan trọng cho PTDL ở TPHCM.

2.2.1. Di sản, di tích lịch sử - văn hóa‌

TPHCM không có lợi thế so với các tỉnh trong Vùng Đông Nam Bộ về nguồn TNDLTN, nhất là các điểm du lịch gắn với núi, hồ, suối khoáng, bãi biển (bãi tắm),… Tuy nhiên, TPHCM có lợi thế hơn hẳn về nguồn TNDLNV, cả số lượng lẫn tính chất, đặc biệt là các DTLSVH (xem Hình 2.2).


Nguồn Số liệu tính đến hết tháng 06 năm 2016 tổng hợp từ Sở VHTT DL 2

Nguồn: Số liệu tính đến hết tháng 06 năm 2016, tổng hợp từ Sở VHTT&DL các tỉnh và Thành phố [53], [54], [55], [56], [57], [58].

Hình 2.2. Số lượng DTLSVH đã xếp hạng tại các tỉnh/thành phố Vùng Đông Nam Bộ (tính đến tháng 06/2016)

TPHCM không có di tích được xếp hạng di sản thế giới. Trong số 167 DTLSVH đã được xếp hạng trên địa bàn Thành phố, số di tích xếp hạng cấp quốc gia chiếm 32,9%. Số lượng di tích có sự khác nhau rõ rệt trong từng loại. Cụ thể, các di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng chiếm tỉ lệ cao nhất, gấp 47,5 lần di tích khảo cổ và gấp 1,4 lần DTLS (xem Bảng 2.1).



Cấp Quốc gia Cấp

Xếp hạng

đặc biệt Quốc gia

Cấp

Thành phố

Tổng cộng

Tỉ lệ

(%)

Bảng 2.1. Số lượng di tích đã được xếp hạng ở TPHCM (tính đến tháng 6/2016)


Loại di tích


Di tích khảo cổ

0

02

0

02

1,2

Di tích lịch sử

02

23

45

70

4,9

Di tích kiến trúc nghệ thuật

0

30

65

95

56,9

Tổng

02

55

110

167

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở VH&TT TPHCM, 2016 [53]

Cùng với các di tích đã được xếp hạng còn có 32 DTLS, 10 cơ sở tín ngưỡng tôn giáo, 22 mộ cổ được Sở Du lịch TPHCM đề nghị đưa vào bảo tồn [60]. Về đặc điểm phân bố, các DTLSVH tập trung chủ yếu ở Khu vực trung tâm Thành phố.

Dưới đây là tiềm năng một số loại DTLSVH cụ thể:

- Di tích khảo cổ: Trên địa bàn Thành phố đã phát hiện và khai quật 10 di tích khảo cổ, gồm 8 di tích thời Tiền - Sơ sử (cách nay khoảng 2.500 năm) và 02 di tích thời cận đại (thế kỉ XVIII-XIX) [26]. Hai di tích có giá trị hơn cả, được xếp hạng cấp quốc gia là Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi.

Các giá trị du lịch tiêu biểu gắn với di tích khảo cổ trên địa bàn Thành phố là giá trị lịch sử và giá trị khoa học - giáo dục. Các di tích khảo cổ có tiềm năng khai thác du lịch hơn cả là Giồng Cá Vồ và Lò gốm cổ Hưng Lợi.

- Di tích lịch sử

+ Di tích xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt: TPHCM có 02 DTLS được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, gồm Dinh Độc Lập và Khu DTLS Địa đạo Củ Chi.

+ Di tích xếp hạng khác (cấp quốc gia, cấp thành phố)

Bao gồm các chùa (Chùa Ấn Quang, Chùa Thiên Quang, Chùa Xá Lợi,…), đình (Đình An Phú, Đình Bình Đông, Đình Phong Phú,…), đền (Tiêu biểu có Đền thờ Phan Công Hớn), miếu (Tiêu biểu có Miếu Cây Quéo). Nhìn chung, các chùa, đình, đền, miếu ít có khả năng khai thác phục vụ hoạt động du lịch do quy mô nhỏ và ở vị trí không thuận lợi cho việc tiếp cận của khách du lịch. Có tiềm năng và giá trị du lịch hơn cả là Chùa Xá Lợi và Đình Bình Đông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023