Biểu Đồ Doanh Thu Du Lịch Tphcm Giai Đoạn 2011 - 2015


Nguồn Số liệu từ Sở Du lịch TPHCM 2016 51 Hình 2 6 Biểu đồ doanh thu du 1

Nguồn: Số liệu từ Sở Du lịch TPHCM, 2016 [51]

Hình 2.6. Biểu đồ doanh thu du lịch TPHCM giai đoạn 2011 - 2015

Hình 2.6 cho thấy doanh thu du lịch TPHCM giai đoạn 2011 - 2015 liên tục tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng có xu hướng giảm, đặc biệt là năm 2014. Nguyên nhân do những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực và trên thế giới.

Doanh thu từ dịch vụ lữ hành đang có xu hướng ngày càng tăng và cao hơn doanh thu dịch vụ lưu trú. Trong giai đoạn 2000 - 2015, doanh thu từ dịch vụ lữ hành đã tăng 21,1 lần (tốc độ tăng bình quân đạt 22,5%/năm). Doanh thu từ dịch vụ lưu trú cũng không ngừng gia tăng, từ 1.256 tỉ đồng năm 2000 lên 6.533 tỉ đồng năm 2015, tức tăng gấp 5,1 lần (tốc độ tăng bình quân đạt 11,9%/năm) [21, tr.244].

2.4.1.5. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch

Dựa vào quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ du lịch, có thể chia CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch thành 06 nhóm [23]: (1) Phục vụ các hoạt động trung gian (đại lý du lịch, công ty lữ hành); (2) Phục vụ vận chuyển du lịch; (3) Phục vụ lưu trú; (4) Phục vụ ăn uống; (5) Phục vụ vui chơi giải trí; (6) Phục vụ bổ sung (giặt là, cắt tóc, vật lý trị liệu,…). Trong hệ thống CSVC-KT phục vụ du lịch, các cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn uống, cơ sở vui chơi, giải trí, mua sắm,… có ý nghĩa quan trọng để khai thác nguồn TNDLNV.

TPHCM có hệ thống CSHT và CSVC-KT phục vụ du lịch khá hoàn thiện so với các địa phương khác. Tuy vậy, vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu khai thác nguồn TNDLNV.


- Cơ sở phục vụ các hoạt động trung gian

Số doanh nghiệp du lịch không ngừng gia tăng, từ 329 doanh nghiệp năm 2003 lên 818 doanh nghiệp năm 2012 (tăng 2,5 lần) [32, tr.55]. TPHCM luôn chiếm từ 06 đến 07 trong tổng số 10 doanh nghiệp du lịch hàng đầu cả nước được bình chọn hàng năm. Tiêu biểu như Saigontourist, Viettravel, Benthanhtourist,…

- Cơ sở phục vụ vận chuyển du lịch

+ Hệ thống xe buýt: Thành phố đã đầu tư và đưa vào hoạt động một số bến xe buýt tại các điểm du lịch như CVVH Đầm Sen, Công viên 23 tháng 9, Công viên Lịch sử Văn hóa Các Dân Tộc. Kể từ ngày 24/01/2017, TPHCM đã đưa vào sử dụng thí điểm 3 tuyến xe buýt điện (tuyến D1, D2 và D3). Trong đó, có vai trò quan trọng trong việc đưa, đón khách du lịch là tuyến D1, với lộ trình từ Công viên 23 tháng 09 đến Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

+ Hệ thống thuyền và bến thuyền du lịch: Mặc dù TPHCM đã đầu tư nâng cấp thuyền và bến thuyền du lịch song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. TPHCM đang thiếu bến thuyền để đón trả khách, nhất là tại các điểm du lịch văn hóa.

- Cơ sở phục vụ lưu trú: Số lượng khách sạn và cơ sở lưu trú ở TPHCM ngày càng giảm. Tuy nhiên, số buồng và số giường ngày càng tăng. Điều này cho thấy quy mô của khách sạn và cơ sở lưu trú ngày càng lớn.

2011

2012

2013

2014

2015

Số khách sạn

2.943


2.967


2.827


2.694


2.755

Số buồng 54.107

52.922

55.611

53.364

55.618

Số giường 71.621

67.553

70.846

69.467

71.573

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Bảng 2.2. Số khách sạn và cơ sở lưu trú ở TPHCM qua các năm 2011 - 2015


và cơ sở lưu trú


Nguồn: Cục Thống kê TPHCM, 2016 [21, tr.245]

Các khách sạn và cơ sở lưu trú tập trung ở các quận trung tâm Thành phố (quận 1, 3, 5 và 10) nên thuận lợi cho việc lưu trú của khách và phát triển SPDL MICE. Một số khách sạn tiêu biểu như Sheraton, Caravelle, New World, Majestic,... Ngược lại, khu vực ngoại thành như Cần Giờ, cơ sở lưu trú vừa thiếu,


vừa không đảm bảo tiêu chuẩn. Điều này đã ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của khách du lịch để tham quan Căn cứ Rừng Sác hoặc tham dự Lễ hội Nghinh Ông.

- Cơ sở phục vụ ăn uống: Cơ sở ăn uống khá đa dạng, gồm các cơ sở ăn uống tại các TTTM, khách sạn, điểm du lịch, nhà hàng, quán nhỏ ven đường. Tuy vậy, tại một số điểm du lịch (như Thảo cầm Viên Sài Gòn, Căn cứ Rừng Sác, Khu DTLS Địa đạo Củ Chi,...) các cơ sở ăn uống quy mô nhỏ hoặc đặt ở vị trí thiếu thuận tiện. Điều này đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ của khách du lịch.

- Cơ sở vui chơi giải trí

+ Các địa điểm biểu diễn ca nhạc: Nhà hát Thành phố, Nhà hát Bến Thành, Sân khấu Trống Đồng, Cầu Vồng, Câu lạc bộ Lan Anh, Sân khấu Sen Hồng,…

+ Hệ thống rạp chiếu phim: CGV (Megastar cũ), Galaxy, Lotte Cinema, BHD Cinema, Cinebox, 5D World Rider,….

+ Các hộp đêm: D&D, Gossip, Pink Calillac, Barocco, Liquid, Apocalyse,… Các cơ sở vui chơi, giải trí góp phần đa dạng dịch vụ du lịch trên địa bàn

Thành phố và tại các điểm du lịch văn hóa.

+ Các công viên: Công viên Tao Đàn, Công viên Lê Văn Tám, Cô viên Lê Thị Riêng,...

- Cơ sở phục vụ bổ sung: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự đa dạng về dịch vụ tại các điểm du lịch văn hóa là cơ sở bán hàng lưu niệm, như tại Dinh Độc Lập, Bưu điện Trung tâm Thành phố, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Khu DTLS Địa đạo Củ Chi,...

2.4.1.6. Nguồn lao động du lịch

TPHCM là địa phương có nguồn lao động du lịch đông đảo và chất lượng cao so với cả nước. Số lượng và chất lượng nguồn lao động du lịch góp phần quan trọng trong quản lý và khai thác nguồn TNDLNV.

- Về số lượng, tổng số lao động du lịch không ngừng gia tăng, từ 19.260 người vào năm 2001 lên 41.449 người vào năm 2012 (tăng 2,1 lần). Trong đó, số lao động làm việc trực tiếp trong các KDL, khu vui chơi giải trí là 5.620 người (chiếm 13% tổng số lao động) [32, tr.2].


- Về chất lượng, đến cuối năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 72,4% [83, tr.61]. Công tác đào tạo lại được chú trọng phát triển. Nhiều điểm TNDLNV đang khai thác đã cử cán bộ và nhân viên tham dự các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do Thành phố tổ chức.

2.4.1.7. Khai thác điểm, tuyến du lịch

a) Tuyến du lịch trong Thành phố Hồ Chí Minh

- Tuyến du lịch Trung tâm Thành phố (City tour)

Các điểm du lịch trong tuyến đang được các doanh nghiệp du lịch khai thác gồm Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm Thành Phố, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Chợ Lớn, Chợ Bến Thành,… Tuyến tham quan này thường diễn ra trong ngày, thích hợp với đối tượng khách du lịch đến TPHCM lần đầu tiên.

Ngoài ra, tùy vào tình hình cụ thể, mỗi doanh nghiệp du lịch có thể bổ sung vào chương trình tham quan một số điểm du lịch khác như Chùa Phước Hải, Nhà hát Thành phố, UBND Thành phố, Hội quán Tuệ Thành (Miếu Bà Thiên Hậu), CVVH Đầm Sen, CVVH Suối Tiên,…

Tính đến năm 2001, hầu hết các điểm du lịch văn hóa hiện nay ở TPHCM đã được khai thác. Một số điểm bổ sung về sau như Đường hoa xuân Nguyễn Huệ (2004), Bảo tàng Y học Cổ truyền (2007), Phố Đông y Hải Thượng Lãn Ông (2017),… Một số điểm du lịch hiện nay không còn được các doanh nghiệp du lịch đưa khách đến tham quan như trước như Chùa Giác Lâm, Chùa Một Cột, Làng hoa kiểng Thủ Đức, Cơ sở sơn mài Lam Sơn.

- Tuyến du lịch đường sông

Các tuyến du lịch đường sông ở TPHCM manh nha hình thành và đi vào hoạt động từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20. Các tuyến này khởi hành từ bến Bạch Đằng đi Nhà Bè, Bình Quới, Củ Chi. Từ đầu năm 2011, tuyến du lịch ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn đã được nhiều khách du lịch nước ngoài yêu thích. Chỉ riêng “Tàu Đông Dương”, vào mùa cao điểm có đến 10 chuyến/ngày.

Từ ngày 01/06/2013, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist) chính thức khai thác 06 tuyến du lịch đường sông trên địa bàn TPHCM, bao gồm: (1)


Tuyến Bạch Đằng - Thanh Đa; (2) Bến Bạch Đằng - Rạch Bến Nghé - Kênh Tàu Hủ

- Chùa Long Hoa; (3) Bạch Đằng - Phú Mỹ Hưng; (4) Bạch Đằng - Khu DTLS Địa đạo Củ Chi; (5) Bạch Đằng - Nhà vườn quận 9; (6) Tuyến tham quan Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (gắn với KDL Vàm Sát và KDL sinh thái Cần Giờ).

Từ ngày 01/09/2015, Sở Du lịch TPHCM đã khai trương tuyến đường thủy nội đô trên Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tuyến khởi hành từ bến gần Cầu Thị Nghè (quận 1) và kết thúc tại Chùa Chantarangsay (quận 3) với chiều dài 4,5 km.

- Tuyến du lịch Trung tâm Thành phố - Địa đạo Củ Chi

Tuyến du lịch bắt đầu từ Trung tâm Thành phố đến Khu DTLS Địa đạo Củ Chi bằng đường bộ. Trước đây, khách du lịch ghé KDL Một Thoáng Việt Nam để tìm hiểu không gian văn hóa truyền thống của các tộc người. Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả, KDL gần đây xuống cấp và chỉ hoạt động vào cuối tuần nên các doanh nghiệp du lịch ít đưa khách đến.

- Tuyến du lịch Trung tâm Thành phố - Cần Giờ

Từ trung tâm Thành phố, khách du lịch có thể di chuyển bằng đường bộ đến các điểm du lịch tại Cần Giờ như KDL Vàm Sát, Lăng Ông Thủy Tướng, Căn cứ Rừng Sác, Bãi biển 30 tháng 04.

- Tuyến du lịch chuyên đề

Cùng với các tuyến tham quan tổng hợp như trên, một số doanh nghiệp du lịch còn tổ chức các tuyến du lịch chuyên đề theo yêu cầu của khách du lịch. Đối tượng khách thường là học sinh, sinh viên, kết hợp tham quan với học tập và nghiên cứu. Một số điểm tiêu biểu trong tuyến như Dinh Độc Lập, Bảo tàng Lịch sử TPHCM, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM.

b) Tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh lân cận

- TPHCM - Tây Ninh

Tuyến du lịch bắt đầu từ Trung tâm Thành phố, theo QL22 đến Tây Ninh (khoảng 100km). Thời gian đi về trong ngày. Lộ trình cụ thể: Trung tâm TPHCM -

Thánh thất Cao Đài - Khu DTLS Địa đạo Củ Chi - Trung tâm TPHCM.

- TPHCM - Đồng Nai

+ Tuyến du lịch đường bộ: Khởi hành từ Trung tâm TPHCM đến tỉnh Đồng Nai. Thời gian đi về trong ngày. Tại Đồng Nai, khách du lịch có thể lựa chọn tham


quan, tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa tại Văn miếu Trấn Biên, Mộ cổ Hàng Gòn;... tham quan, tìm hiểu hệ sinh thái vườn (Làng bưởi Tân Triều), hệ sinh thái rừng (Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên), cảnh quan hồ (thủy điện Trị An),…

+ Tuyến du lịch đường sông: Công ty Du lịch Saigon River Tour thường tổ chức các chương trình tham quan bằng ca nô, khởi hành từ Bến Bạch Đằng đến KDL Bò Cạp Vàng (Đồng Nai).

- TPHCM - Bình Dương

+ Tuyến du lịch đường bộ: Khởi hành từ Trung tâm TPHCM đến tỉnh Bình Dương. Thời gian đi về trong ngày. Tại Bình Dương, khách du lịch có thể lựa chọn tham quan, tìm hiểu các giá trị lịch sử, văn hóa tại Miếu Bà Thiên Hậu, Chùa Hội Khánh, Nhà tù Phú Lợi;... tham quan và vui chơi giải trí tại KDL Đại Nam; tìm hiểu làng nghề truyền thống tại Làng sơn mài Tương Bình Hiệp hoặc tham quan, tìm hiểu hệ sinh thái vườn (Vườn cây ăn trái Lái Thiêu).

+ Tuyến du lịch đường sông: Công ty Du lịch Saigon River Tour đang tổ chức các chuyến tham quan khởi hành từ Bến Bạch Đằng đi Bình Dương. Dọc đường đi, khách du lịch ghé KDL Bình Quới, Miếu nổi Phù Châu (TPHCM), KDL xanh Bình Nhâm, Vườn cây ăn trái Lái Thiêu (Bình Dương).

- TPHCM - Bà Rịa-Vũng Tàu

Từ TPHCM, có thể tiếp cận các điểm du lịch tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông qua ba loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Tùy theo thời gian rảnh của khách du lịch, chương trình tham quan có thể đi về trong ngày hoặc kéo dài trong nhiều ngày.

+ Tuyến du lịch đường bộ: Khách du lịch khởi hành từ Trung tâm TPHCM, theo xa lộ Hà Nội (hoặc cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây) và QL51 để đến các điểm du lịch tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

+ Tuyến du lịch đường thủy (kết hợp sông, biển): Khởi hành từ Bến Bạch Đằng, đi tàu cánh ngầm xuôi Sông Sài Gòn, qua Vịnh Gành Rái và cập Bến Cầu Đá (TP. Vũng Tàu).

+ Tuyến du lịch đường hàng không: Khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Côn Đảo.


Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, khách du lịch có thể tham quan tìm hiểu giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, tâm linh, cảnh quan tại Nhà Lớn (Đảo Long Sơn), Dinh Cô (Long Hải), Tượng Chúa Ki tô (Núi Nhỏ), Thích Ca Phật Đài, Bạch Dinh, Côn Đảo,... Ngoài ra, khách du lịch có thể tham quan, tắm bùn khoáng tại KDL Suối khoáng nóng Bình Châu, tắm biển tại Bãi biển Long Hải và Bãi Sau,…

- TPHCM - Mỹ Tho - Bến Tre

Đây là tuyến du lịch kết hợp khai thác các giá trị lịch sử văn hóa với giá trị sinh thái vùng sông nước. Trước đây, theo đường thủy, khách du lịch đi tàu cánh ngầm từ Bến Bạch Đằng đến Bến 30 tháng 04 (TP. Mỹ Tho). Từ đây, đến các điểm tham du lịch tại TP. Mỹ Tho và tỉnh Bến Tre. Hiện nay, tuyến này không còn. Thay vào đó là tuyến du lịch đường bộ. Các điểm du lịch nằm trong bán kính dưới 150km. Thời gian tham quan thường diễn ra trong ngày. Một số điểm du lịch tiêu biểu như Chùa Vĩnh Tràng, Chợ nổi Cái Bè, Cù lao Tân Phong,…

Có thể rút ra một số nhận định chung về thực trạng tổ chức các điểm, tuyến du lịch liên quan đến TNDLNV đang khai thác ở TPHCM như sau:

Thời gian tham quan: Chủ yếu diễn ra trong ngày, ít các chương trình du lịch về đêm.

Giá trị du lịch: Đang tập trung khai thác các giá trị về lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, vui chơi - giải trí và giá trị sử dụng. Các giá trị về tâm linh, giá trị khoa học giáo dục và giá trị kết nối bị hạn chế ở một số điểm du lịch văn hóa thuộc các công trình tín ngưỡng, tôn giáo.

Loại hình du lịch: Các loại hình du lịch có tiềm năng nhưng chưa được khai thác hợp lý gồm du lịch học tập, nghiên cứu và du lịch khám phá (phố nghề, ẩm thực, văn hóa gắn với cộng đồng người Hoa).

Về sản phẩm du lịch: Đang tập trung khai thác là SPDL văn hóa, du lịch giáo dục, du lịch thăm chiến trường xưa, du lịch MICE. Các SPDL ít được chú trọng khai thác gồm du lịch văn hóa (gắn với tìm hiểu lối sống), du lịch ẩm thực, du lịch chữa bệnh.


2.4.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở Thành phố Hồ Chí Minh‌

Mục này trình bày thực trạng khai thác 06 loại TNDLNV ở TPHCM theo hệ thống phân loại trình bày trong Chương 1. Ngoài ra, tác giả trình bày thực trạng khai thác một số điểm TNDLNV giữ vai trò quan trọng cho PTDL ở TPHCM.

2.4.2.1. Thực trạng khai thác các loại tài nguyên du lịch nhân văn

a) Di tích lịch sử - văn hóa

Trong loại này, đang được khai thác chủ yếu cho PTDL là các DTLS và di tích kiến trúc nghệ thuật. Các di tích khảo cổ vẫn chưa được khai thác.

Đối với DTLS, hai di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt đang thu hút đông đảo khách du lịch tham quan là Dinh Độc Lập và Khu DTLS Địa đạo Củ Chi. Các DTLS xếp hạng khác (cấp quốc gia, cấp thành phố) đang được khai thác rất ít so với tiềm năng. Tiêu biểu hơn cả là Căn cứ Rừng Sác.

Đối với các di tích kiến trúc nghệ thuật, đang được khai thác chủ yếu là công trình tín ngưỡng, tôn giáo, như nhà thờ (Nhà thờ Đức Bà), chùa (Chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Phước Hải), đình (Đình Minh Hương Gia Thạnh), miếu (Miếu Bà Thiên Hậu, Miếu Quan Đế), lăng (Lăng Lê Văn Duyệt, Lăng Ông Thủy Tướng). Các thánh đường và nhà cổ (08 nhà cổ) chưa được khai thác.

Ngoài ra, TPHCM còn có các công trình kiến trúc xây dựng từ thời Pháp thuộc cũng đang được khai thác phục vụ hoạt động du lịch như Tòa án Dinh Xã Tây (nay là UBND Thành phố), Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Lịch sử TPHCM), Bưu điện Trung tâm Thành phố, Nhà hát Thành phố,…

Như vậy, so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Hồng và cộng sự (2001) [29], thực trạng khai thác các điểm TNDLNV trong hệ thống DTLSVH ở TPHCM có những chuyển biến đáng kể. Một số điểm trước đây chưa được khai thác phục vụ du lịch (tính đến năm 2001) hiện nay đã đưa vào khai thác gồm Lăng Ông Thủy Tướng, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Phước Hải. Một số điểm hiện nay ít được các doanh nghiệp du lịch đưa vào khai thác gồm Chùa Giác Lâm, Lăng Lê Văn Duyệt. Một số điểm du lịch đang đứng trước tình trạng suy thoái như Căn cứ Rừng Sác và Chùa Một Cột. Nguyên nhân các điểm du lịch văn hoá ít được khai thác và suy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023