Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐẶNG HUYỀN TRANG


QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐẶNG HUYỀN TRANG


QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2015-L


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. CHU HỒNG THANH


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Đặng Huyền Trang

MỤC LỤC‌

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ QUYÊN CON NGƯỜI VÀ VỀ MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN 5

1.1 Lý luận chung về quyền con người 5

1.2 Khái quát về một số tôn giáo lớn 13

1.2.1 Tôn giáo và lịch sử tôn giáo 13

1.2.2 khái quát tư tưởng triết lý của các tôn giáo liên quan đến tư tưởng quyền con người 17

CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA CÁC TÔN GIÁO VỀ MỘT SỐ QUYỀN CON NGƯỜI CỤ THỂ 21

2.1. Sự tương đồng giữa quan điểm tôn giáo và tư tưởng quyền con người 21

2.1.1 Nhân sinh quan 21

2.1.2 Tư tưởng Về nhà nước và xã hội trong quan điểm tôn giáo 23

2.2. Quan điểm của các tôn giáo về một số quyền cụ thể 26

2.2.1. Quyền sống 26

2.2.2 Quyền không bị tra tấn 32

2.2.3 Vấn đề quyền tự do bình đẳng, không bị phân biệt đối xử 36

2.2.4. Quyền tự do dân chủ tín ngưỡng tôn giáo 46

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT KHÁI QUÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUAN ĐIỂM TÔN GIÁO VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 54

3.1. Tác động tích cực trong các quan điểm tôn giáo về quyền con người 54

3.1.1 Nền văn hóa nhân quyền 54

3.1.2 Tác động tích cực trong tư tưởng của các Tôn giáo cần được phát huy 56

3.2. Tác động tiêu cực trong các quan điểm tôn giáo về quyền con người 58

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CAT

Công ước chống tra tấn

GHPGVN

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

HRC

Ủy ban Quyền con người

ICCPR

Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

ICESCR

Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

ICRC

Hội Chữ Thập đỏ quốc tế

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

MTTQVN

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UDHR

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người - 1

PHẦN MỞ ĐẦU


1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người (Nhân quyền - Human Rights) là một phạm trù đa diện và có nhiều định nghĩa, các nhà nghiên cứu cho rằng quyền con người đã tồn tại ngay từ buổi ban sơ trong lịch sử xã hội loài người; mặc dù có nhiều ý kiến đánh giá và cách giải thích khác nhau, nhưng phải đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1945), khái niệm “quyền con người” mới thực sự được đề cập rộng rãi trong cộng đồng nhân loại.

Theo dòng chảy lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người nói riêng, có thể thấy rằng những giá trị phản ánh về quyền con người đã tồn tại trong đời sống xã hội loài người từ nhiều thế kỷ trước đây, mặc dù không được nói đến trong cụm từ “quyền con người” nhưng những giá trị của quyền con người, ở những mức độ khác nhau đã được nêu ra trong những tác phẩm của các triết gia, các nhà tư tưởng lớn, nó xuất hiện và tồn tại trong giáo điều và quy định của các tôn giáo, trong pháp luật của các quốc gia, biểu hiện trong văn hóa truyền thống của nhiều dân tộc khác nhau…

Quyền con người là phổ quát, là giá trị chung của nhân loại, đảm bảo quyền con người là mục tiêu hướng đến của tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, để quyền con người được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế là một quá trình và cần có sự tham gia của nhiều thành tố trong xã hội.

Chúng ta hiểu và thừa nhận rằng, bảo vệ quyền con người không chỉ bằng hệ thống pháp luật, mà nó còn là phát huy tổng hợp các giá trị tốt đẹp tồn tại trong xã hội, một nền tảng xã hội được xây dựng dựa trên những giá trị xuất phát từ phẩm giá của con người là điều kiện tốt để quyền con người được tôn trọng và đảm bảo. Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị (năm 1990) về công tác tôn giáo khẳng định: Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta đã nêu rõ: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu

những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người” [8]; „„Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, gia đình, nhà trường, từng tập thể lao động, các đoàn thể và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo, xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng giađình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [8].

Bên cạnh việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chúng ta cần khai thác, phát huy những giá trị tích cực, tốt đẹp của truyền thống văn hóa của dân tộc, trong đó có những giá trị tư tưởng tôn giáo, những giá trị của văn hóa tôn giáo để góp phần xây dựng một nền văn hóa nhân quyền.

Nghiên cứu lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người giúp cho chúng ta nhận thấy những giá trị về quyền con người tồn tại ở đâu, giá trị quyền con người được chứa đựng trong những giá trị văn hóa hay tôn giáo nào, đã và đang hiện hữu trong đời sống xã hội loài người. Từ đó gợi cho chúng ta ý tưởng rằng, việc thúc đẩy và đảm bảo quyền con người cũng chính là tiếp tục phát huy hơn nữa những giá trị quyền con người chứa đựng trong các giá trị văn hóa ấy, mà ở đây tác giả tập trung nói đến là những giá trị trong tư tưởng, triết lí của 4 tôn giáo lớn là: Kito giáo, Hồi giáo, Ấn độ giáo và Phật giáo.

Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài KHÁI LƯỢC QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO LỚN VỀ QUYỀN CON NGƯỜIlàm đề khóa luận tốt nghiệp của mình, với mục đích làm rõ một số tư tưởng, triết lí của các tôn giáo về quyền con người, bổ sung vào hệ thống lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí của nhân loại về quyền con người; góp phần phát huy những giá trị tích cực của các tôn giáo trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thời đại ngày nay.

2 Tình hình nghiên cứu

Ngày nay, khi nói đến tôn giáo, không ai có thể phủ nhận hay bàn cãi về giá trị nhân văn, nhân đạo của các tôn giáo cũng như cảm nhận sự gần gũi của những tư tưởng, triết lí, văn hóa các tôn giáo trong cuộc sống. Có thể thấy rằng, mặc dù trong giáo lí, kinh điển các tôn giáo không nói đến cụm từ “quyền con người” song vấn đề tôn trọng quyền con người hoàn toàn không xa lạ gì đối với các tôn giáo.

Tư tưởng, triết lí của các tôn giáo về quyền con người là một chủ đề tuy không mới; tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu sắc vấn đề này hầu như còn hạn chế, trong một số bài viết thường tiếp e dưới dạng phân tích về triết lí các tôn giáo liên quan đến một số vấn đề cụ thể trong cuộc sống, và các vấn đề này ít nhiều tương đồng với nội hàm của một số quyền con người theo luật nhân quyền quốc tế hiện nay.

Bên cạnh đó, những nghiên cứu trước đây về quan điểm của các tôn giáo lớn về quyền con người thường xảy ra việc những nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào những diễn đạt riêng lẻ trong giải thích của họ về các giáo lý tôn giáo, nên gây hạn chế việc tìm ra mối liên hệ giữa quan điểm của các tôn giáo và quyền con người. Đến nay, chưa thấy khóa luận tốt nghệp nào tiếp cận chủ đề này dưới góc độ quyền con người.

Mặc dù các giáo lý tôn giáo xuất hiện từ thời cổ đại và không có sự nối kết trực tiếp với những khái niệm, tư tưởng hiện đại về quyền con người như trong Luật nhân quyền quốc tế. Tác giả cố gắng nghiên cứu và chỉ ra, tìm ra những nguyên tắc và tư tưởng về quyền con người mà các tư tưởng tôn giáo chuyển tải. Để hướng đến việc khai thác trong đó những ứng dụng hữu ích. Bởi vì các tôn giáo đã và đang tồn tại đầy sức sống trong thế giới của chúng ta.

Với cách tiếp cận những quan điểm về quyền con người trong các tôn giáo, tác giả muốn tiếp cận nghiên cứu và làm rõ những tư tưởng quyền con người “đã có”, đó là những tư tưởng quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sốngcác tôn giáo, với mong muốn nhìn nhận vấn đề quyền con người gần gũi hơn, sáng tỏ nội dung quyền con người là giá trị chung của nhân loại, thực sự tồn tại phổ biến trong đời sống của con người; đồng thời cũng góp phần phê phán những góc nhìn thiếu tích cực trong quan điểm của các tôn giáo về quyền con người

3 Mục đích, phạm vi nghiên cứu

Trình bày, phân tích có hệ thống các quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người; góp phần bổ sung và làm sáng tỏ thêm về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người; thể hiện tính phổ biến của quyền con người; để chứng minh rằng các giá trị quyền con người đã và đang tồn tại trong đời sống xã hội, mà cụ thể ở đây là trong đời sống và văn hóa các tôn giáo.

Bổ sung lí luận về lịch sử tư tưởng, triết lí về quyền con người qua tư tưởng, triết lí, nguyên tắc của các tôn giáo về vấn đề quyền con người.

Đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong thực tiễn đời sống; bên cạnh việc nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu phát triển của pháp luật quốc tế về quyền con người thì việc phát huy những giá trị quyền con người trong văn hóa các tôn giáo cũng có tác dụng góp phần xây dựng một nền văn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/02/2023