Khái Quát Về Môi Trường Kinh Doanh Lữ Hành Quốc Tế Tại Việt Nam


dụng kênh phân phối gián tiếp thông qua các hãng, đại lý lữ hành lớn ở nước ngoài. Do có quan hệ tốt với các hãng lữ hành và các nhà cung cấp, đặc biệt là hàng không nên trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh lữ hành outbound của các doanh nghiệp này có tốc độ tăng trưởng rất tốt. Trong hoạt động kinh doanh lữ hành outbound, song song với việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp, các doanh nghiệp lớn còn khai thác thị trường thông qua việc gom và nhận khách của các công ty nhỏ hơn. Với nguồn lực (khả năng tài chính, nguồn nhân lực...) dồi dào và quan hệ tốt nên hiện nay những sản phẩm mới hay đặc thù (như du lịch tầu biển, caravan...) hoặc những điểm đến mới, xa (châu Âu, Mỹ, Ai Cập....) hầu hết đều do các doanh nghiệp trong nhóm này nghiên cứu, triển khai và thực hiện đầu tiên. Có thể nói, vai trò dẫn dắt và định hướng thị trường của các doanh nghiệp trong nhóm này là khá tốt.

- Cũng giống như các doanh nghiệp lữ hành lớn, các doanh nghiệp lữ hành có quy mô trung bình của thường hoạt động cả trên 3 mảng là nội địa, outbound và inbound. Trong khi phần lớn nguồn khách của các doanh nghiệp lớn có được thông qua việc sử dụng kênh phân phối gián tiếp trong kinh doanh lữ hành inbound thì các doanh nghiệp trung bình lại phải sử dụng cả 2 loại kênh là trực tiếp và gián tiếp để khai thác khách. Một số nguồn khách đặc thù như khách du lịch Trung Quốc đi bằng đường bộ, khách lẻ (thường gọi là “tây ba lô”) chủ yếu do các doanh nghiệp thuộc nhóm này khai thác. Cũng như các doanh nghiệp lữ hành lớn hoạt động kinh doanh lữ hành outbound của các doanh nghiệp này cũng được triển khai khá mạnh mẽ. Phần lớn điểm đến của hoạt động du lịch outbound do các doanh nghiệp này tổ chức đều là các điểm đến gần như các nước trong khu vực hay Trung Quốc. Tuy nhiên đấy lại là những điểm đến quen thuộc, phổ biến và phù hợp của khách du lịch outbound nên hoạt động kinh doanh


lữ hành outbound của các doanh nghiệp trung bình là khá tốt. Còn đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa, các doanh nghiệp này cũng tổ chức khai thác thị trường chủ yếu qua các kênh trực tiếp. Một số các doanh nghiệp trong nhóm này trực thuộc các bộ ngành, tập đoàn hoặc tổng công ty lớn (như Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt...) nên có rất nhiều lợi thế về nguồn khách ổn định trong cả hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa và outbound khi tổ chức khai thác các thị trường trong ngành, tổng công ty hoặc tập đoàn của mình.

- Không giống như các doanh nghiệp lữ hành quốc tế có quy mô lớn và trung bình, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế nhỏ thường chỉ triển khai hoạt động kinh doanh trên hai lĩnh vực là nội địa và đón khách du lịch quốc tế vào Việt Nam (inbound). Do thương hiệu không đủ mạnh và quan hệ với các nhà cung cấp, các hãng lữ hành không thực sự chặt chẽ nên các doanh nghiệp này gặp rất nhiều khó khăn khi tổ chức được hoạt động kinh doanh lữ hành outbound. Hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa của các doanh nghiệp này đều sử dụng kênh phân phối trực tiếp với quy mô nhỏ lẻ và chi phí bán cao. Còn hoạt động kinh doanh lữ hành inbound của các doanh nghiệp này lại rất đa dạng cả về thị trường lẫn hình thức kinh doanh. Trong khi đa số các doanh nghiệp trong nhóm này tập trung vào khai thác thị trường khách inbound lẻ tại Việt Nam thì một số doanh nghiệp lại tập trung vào một số sản phẩm chuyên biệt hoặc đón khách du lịch quốc tế thông qua một hoặc một vài đối tác ở nước ngoài thường là Việt kiều hoặc đại lý lữ hành nhỏ. Rõ ràng với một quy mô nhỏ, việc thực hiện và theo đuổi chiến lược thị trường ngách của các doanh nghiệp này có thể coi là một lựa chọn hợp lý trong điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế inbound hiện nay của Việt Nam.


2.1.2. Khái quát về môi trường kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam


2.1.2.1. Môi trường chính trị, luật pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.


Ổn định chính trị là một nhân tố mang tính tiên quyết không chỉ tới khả năng cạnh tranh và sự phát triển của một doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với quốc gia. Xét trên góc độ kinh doanh du lịch nói chung và lữ hành nói riêng thì nhân tố này càng đặc biệt có ý nghĩa. Việc duy trì được một nền chính trị ổn định trong thời gian dài vừa qua đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam. Quan hệ ngoại giao và vị thế của Việt Nam ngày càng được mở rộng đã giúp cho hình ảnh của Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế ngày các được nâng cao. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức du lịch có uy tín trên thế giới (như UNWTO, PATA, ASEANTA...) cũng như đã ký các hiệp định hợp tác du lịch song phương với trên 30 nước trên thế giới. Điều này đã giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng giao lưu, đẩy mạnh hội nhập quốc tế về du lịch và tác động một cách tích cực đến vị thế cạnh tranh của Du lịch Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp lữ hành nói riêng.

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO - 10

Với việc xác định du lịch là ngành “kinh tế quan trọng” và tiến tới thành ngành “kinh tế mũi nhọn” trong nền kinh tế quốc dân, chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của du lịch. Thể hiện rõ nét nhất của những nỗ lực này là việc thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch và xây dựng, triển khai Chương trình hành động Quốc gia về du lịch. Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch được thành lập năm 1999 đã gãp phÇn tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương để huy động và liên kết các nguồn lực cho việc phát triển du lịch. Trong khi đó việc xây dựng và triển khai Chương trình hành động quốc gia


về du lịch với 4 nội dung lớn là quảng bá - xúc tiến du lịch; đa dạng hóa - nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh phối hợp liên ngành, khuyến khích các hoạt động du lịch tăng cường quản lý nhà nước về du lịch cũng đã có những tác dụng nhiều mặt, tạo động lực cho sự tăng trưởng chung về du lịch cũng như sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp lữ hành trong thời gian qua.

Trong những năm gần đây, môi trường pháp lý cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ. Với sự ra đời của Luật du lịch, Nghị định 92/2007/NĐ- CP và Thông tư 89/2008/TT-TCDL và nhiều văn bản pháp luật khác đã hình thành nên một khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ và thuận lợi cho hoạt động lữ hành. Bên cạnh đó, dù đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng một số quy định của các ngành có liên quan (xuất nhập cảnh, hải quan, thuế...) cũng như của chính ngành du lịch (mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, các quy định về đón khách du lịch bằng đường bộ...) vẫn thiếu ổn định và đôi lúc chồng chéo, hạn chế sự phát triển một cách lành mạnh của hoạt động lữ hành.

Nhìn nhận một cách tổng thể thì mặc dù vẫn còn nhiều việc phải làm nhưng nhìn chung trong thời gian qua nhân tố chính trị, luật pháp đã có những cải thiện, chuyển biến rõ nét và đang có những tác động theo chiều hướng tích cực tới hoạt động du lịch nói chung và sự phát triển của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế ở Việt Nam nói riêng.

2.1.2.2. Nhân tố kinh tế


Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở của cho đến nay, kinh tế Việt Nam đã có một giai đoạn tăng trưởng liên tục và ổn định. Sự tăng trưởng này đã có những tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của du lịch nói chung và lữ hành nói riêng trên cả góc độ cung và cầu.


Ở góc độ cung, sự tăng trưởng kinh tế đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực phục vụ du lịch. Trong đó 3 lĩnh vực chính, là đầu vào của các doanh nghiệp lữ hành là kinh doanh lưu trú, ăn uống; giao thông vận tải vui chơi giải trí có tốc độ tăng trưởng rất nhanh (trên 20%/năm) đã tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của hoạt động lữ hành. Cùng với đó, sự thay đổi vượt bậc của nhiều ngành/lĩnh vực có liên quan tới du lịch (hệ thống cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, y tế, thương mại....) cũng như sự ổn định về kinh tế vĩ mô đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam.

Dưới góc độ cầu, sự tăng trưởng của kinh tế đã tạo sự tăng trưởng nhanh của cầu du lịch. Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho một bộ phận người dân sử dụng các dịch vụ du lịch. Trong những năm vừa qua sự gia tăng với tốc độ cao (± 20%) nhu cầu du lịch của người dân (cả nội địa và outbound) đã tạo ra một thị trường du lịch sôi động, giúp các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam tăng trưởng cả về số lượng và quy mô.

Bên cạnh những tác động tích cực thì các nhân tố kinh tế cũng tạo ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam. Với một xuất phát điểm thấp nên cho dù thời gian vừa qua, kinh tế Việt Nam có tăng trưởng với tốc độ cao nhưng mặt bằng chung vẫn còn rất thấp. Các lĩnh vực đầu vào và có liên quan của các doanh nghiệp lữ hành dù tăng trưởng nhanh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và do đó hạn chế sự lựa chọn và cơ hội cho các doanh nghiệp này. Với mặt bằng kinh tế thấp nên dù trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp lữ hành đã nỗ lực trong việc tích tụ và tập trung vốn nhưng nhìn chung tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp này còn khá thấp so với sân chơi quốc tế. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định nhưng chính sách thuế và tiền tệ thay đổi liên tục cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp lữ hành.


2.1.2.3. Tài nguyên du lịch


Hệ thống tài nguyên du lịch của Việt Nam rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn cả đối với tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên.

Là một quốc gia có nền văn hoá lâu đời, đa dạng và nhiều bản sắc với 8 di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận, Việt Nam được bạn bè quốc tế nhìn nhận là một điểm đến thân thiện và hấp dẫn. Với 54 dân tộc anh em, hơn 8.000 lễ hội diễn ra quanh năm và nhiều công trình văn hoá đặc sắc, tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam được phân bố rộng khắp cả nước nhưng đến nay việc khai thác các giá trị này vẫn còn ở mức độ rất khiêm tốn.

Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng, phong phú và có giá trị cao cũng tạo cho các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam nhiều cơ hội để tạo ra các sản phẩm đa dạng và có chất lượng. Với một địa hình đa dạng, đường bờ biển dài trên 3.000 km cùng với 2 di sản thiên nhiên thế giới và nhiều Vườn quốc gia, khu bảo tồn sinh quyển, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch thể thao, mạo hiểm.

Nhìn chung các yếu tố tài nguyên du lịch rất thuận lợi và có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp lữ hành nói chung và lữ hành quốc tế nói riêng của Viêt Nam. Các tài nguyên này là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và phát triển các sản phẩm của mình phù hợp với các xu hướng du lịch trên thế giới. Việc tận dụng và khai thác đúng cách các giá trị này (đặc biệt là các giá trị văn hoá) sẽ là một vũ khí lợi hại tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.


2.2. Xác định khả năng cạnh trạnh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam

2.2.1. Mô tả quá trình khảo sát các doanh nghiệp lữ hành quốc tế


2.2.1.1. Thời gian và địa điểm khảo sát


Để xác định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế tại Việt Nam theo phương pháp định lượng, đề tài đã tiến hành khảo sát gần 60 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước trong đó tập trung chủ yếu tại các trung tâm du lịch lớn của 3 miền là Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình khảo sát này được thực hiện thành 4 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Thu thập và phân tích các số liệu thứ cấp của tổng thể. Giai đoạn này được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 8/2008 với mục đích thu thập các số liệu chung của ngành và phân tích cơ cấu của hệ thống các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam nhằm lựa chọn các doanh nghiệp đưa vào mẫu khảo sát.

- Giai đoạn 2: Điều tra chính thức. Giai đoạn này được thực hiện từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2009. Mục đích chính của giai đoạn này là điều tra và thu thập các số liệu sơ cấp và thứ cấp của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trong mẫu khảo sát.

- Giai đoạn 3: Phân tích sơ bộ kết quả khảo sát. Giai đoạn này được thực hiện trong tháng 3 và 4/2009 nhằm đánh giá mức độ tin cậy và kiểm tra tính đồng bộ của số liệu cũng như loại bỏ các kết quả khảo sát không phù hợp.


- Giai đoạn 4: Điều tra bổ sung. Giai đoạn này được thực hiện trong hai tháng 7 và 8/2009 nhằm kiểm tra lại những số liệu còn nghi ngờ và đồng bộ hoá kết quả khảo sát

2.2.1.2. Phương pháp khảo sát


Số liệu sơ cấp của các doanh nghiệp được khảo sát thông qua việc điều tra bảng hỏi (Phụ lục 1) và khảo sát trực tiếp. Với các số liệu định lượng, đề tài sử dụng các số liệu do doanh nghiệp cung cấp sau khi đã so sánh, đối chiếu với các số liệu từ nguồn các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Với các dữ liệu định tính đề tài sử dụng kết hợp cả phương pháp cho điểm, phân tích các yếu tố cấu thành và ngoại suy để lượng hoá bằng việc xếp thứ tự từ cao xuống thấp.

Còn đối với nguồn số liệu thứ cấp đề tài thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp được khảo sát. Các báo cáo này được tất cả các doanh nghiệp lữ hành quốc tế lập hàng năm và gửi, lưu tại các Sở Du lịch (nay là Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch) của các tỉnh thành phố cũng như tại Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Những số liệu tĩnh đưa vào mô hình đề tài sử dụng số liệu tổng kết của năm 2008 (thu thập tại thời điểm tháng 3/2009) còn với các số liệu động, đề tài sử dụng các số liệu của của 2 năm 2007 và 2008.

2.2.1.3. Mẫu khảo sát


Nhằm thu thập các số liệu cả sơ cấp và thứ cấp để đưa vào mô hình tính toán chỉ số khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành (TBCI), đề tài đã tiến hành khảo sát 60 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Số lượng mẫu này tương đương khoảng trên 8% tổng số doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam. Số lượng phiếu điều tra được gửi tới các doanh nghiệp lữ hành là 60 nhưng chỉ có 32 doanh nghiệp trả lời (chiếm khoảng 53%).

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 01/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí