Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương 25898

những công việc có hại cho sức khỏe mà có thêm khoản phụ cấp độc hại, trách nhiệm. Và hệ số phụ cấp độc hại trách nhiệm được quy định rò trong quyết định số 19/LB-TT ngày 04/06/1994 của liên bộ lao động – thương binh và xã hội – tài chính – y tế hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm, độc hại, nguy hiểm trong ngành y tế.

Hệ số phụ cấp độc hại có bốn mức là: 0.4, 0.3, 0.2, 0.1. Còn hệ số phụ cấp trách nhiệm có ba mức là: 0.1, 0.2, 0.3.

Và hai khoản phụ cấp này được tính ngoài bảng lương của đơn vị. Và được tính trên lương chính của nhân viên đó.

Ví dụ: Ông Đỗ Xuân Lộc là phó giám đốc kiêm trưởng khoa cấp cứu. Theo quy định, ông có hệ số trách nhiệm là 0.3 và có lương chính là 5.842.000. Như vậy, số tiền phụ cấp trách nhiệm của ông là:

5.842.000 x 0.3 = 345.000 (đồng)

Bà Trần Thị Thanh Hoa làm tại khoa lây. Theo quy định bà có hệ số độc hại là 0.3 và có lương chính là 3.450.000. Như vậy, số tiền phụ cấp độc hại của bà là:

3.450.000 x 0.3 = 345.000 (đồng)

b, Thu nhập tăng thêm

Nhà nước khuyến khích đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi phí, thực hiện tinh giản biến chế, tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ với ngân sách nhà nước; tùy theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm của đơn vị, trong đó:

- Đối vói đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động được tự quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 43/2006 – NĐ CP.

- Đối với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được quyền quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt đọng sự nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 43/2006 – NĐ CP.

Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi

được trả nhiều hơn. Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Tại đơn vị Bệnh viện Đa khoa thị xã Buôn Hồ, ngày 15 hàng tháng Ban giám đốc cùng với trưởng, phó các khoa phòng và kế toán tiền lương tiến hành họp bàn về việc chi trả thu nhập tăng thêm hàng tháng cho cán bộ nhân viên tại đơn vị. Trong cuộc họp này, bàn bạc và đưa ra các hệ số tính thu nhập tăng thêm cho từng khoa phòng và từng các nhân cụ thể. Các hệ số này được phòng kế hoạch tập hợp rồi sau đó đưa cho kế toán tiền lương tính ra số tiền cụ thể cho mỗi người.

Hệ số được hưởng = Hệ số kết quả công việc – (Hệ số kết quả công việc x Hệ số

ngày nghỉ)

Số tiền tăng thêm của mỗi nhân viên được tính dựa trên các nhân tố: Năm công tác, trình độ chuyên môn, hệ đào tạo, hiệu suất công tác trong tháng, xếp loại.



có:

Trong đó:

Hệ số kết quả công việc được hưởng (HSA):

Ta gọi tắt hệ số trình độ chuyên môn là HSQ, hệ số công việc đạt được là HSK. Ta

HSQ = Hệ số trình độ chuyên môn + ( 0,01 x số năm công tác)

Hệ số trình độ chuyên môn tại đơn vị được tính như sau:

Bảng 2.6 Hệ số trình độ chuyên môn


Hệ đào tạo

Hệ số

Đại học, sau đại học

1,2

Cao đẳng, trung cấp

1,1

Sơ cấp

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện đa khoa thị xã Buôn Hồ - 7

Ví dụ: Ông Y Nhân Mlô, giám đốc bệnh viện là Bác sĩ chuyên khoa II tính đến năm 2014 ông công tác được 18 năm. Vậy hệ số trình độ chuyên môn của ông Y Nhân là:

HSQ = 1,2 + ( 0,01 x 18 ) = 1,38

HSK được Ban lãnh đạo họp hàng tháng đưa ra cho mỗi khoa, phòng và đối với trưởng, phó khoa phòng được cộng thêm 0,07.

Ví dụ: Theo cuộc họp của ban lãnh đạo và các khoa phòng Ông Y Nhân thuộc phòng tổ chức hành chính, hệ số công việc đạt được của phòng trong tháng là 1,93 và là giám đốc nên Ông được nhận thêm 0,07. Vậy HSK của Ông Y Nhân là 2,03.

Nếu được xếp loại A thì:

HSA = HSQ x HSK

Nếu được xếp loại B thì:

HSA = HSQ x HSK x 0,075

Nếu xếp loại khác thì HAS = 0

Ví dụ: Ông Y Nhân trong tháng được xếp loại A. Vậy hệ số kết quả công việc đạt được là:

HSA = 1,38 x 2,03 = 2,79

Hệ số ngày nghỉ:

Hệ số ngày nghỉ = 0,05 x Số ngày nghỉ

Ví dụ: Ông Y Nhân trong tháng không nghỉ ngày nào. Nên hệ số ngày nghỉ bằng 0.

Vậy Hệ số thu nhập tăng thêm trong tháng mà ông Y Nhân được nhận là:

Hệ số được hưởng = 2.79 – ( 0 x 2,79) = 2,79

Trong tháng sau khi thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước, số tiền đơn vị tiết kiệm được là 200.000.000 đồng. Số tiền này đươc chi trả thu nhập tăng thêm cho công nhân viên chức tại đơn vị. Theo tính toán tổng số hệ số được hưởng của toàn đơn vị là

404. Vậy cứ 1 đơn vị hệ số được hưởng thì nhận được số tiền là:

200.000.000 / 404 = 494.571 (đồng)

Ví dụ: Ông Y Nhân có hệ số thu nhập tăng thêm được hưởng là 2,79. Vậy số tiền thu nhập tăng thêm trong tháng mà ông Y Nhân nhận được là:

Tổng tiền = 494.571 x 2,79 =1.381.312 (đồng)

2.2.3 Các khoản trích theo lương

2.2.3.1 Bảo hiểm xã hội

Ví dụ: Trong tháng 3 Giám đốc Y Nhân Mlô có lương chính là 4.588.500, phụ cấp chức vụ là 805.000, vượt khung là 0. Như vậy, tổng số lương tính BHXH là 5.393.500. Theo quy định đơn vị sẽ nộp BHXH với số tiền là:

5.393.500 x 24% = 1.294.440 (đồng)

Trong đó CBNV đóng góp trừ vào lương là:

5.393.500 x 7% = 377.545 (đồng) Còn 17% đơn vị chịu

5.393.500 x 17% = 916.895 (đồng)

2.2.3.2 Bảo hiểm y tế

Ví dụ: Giám đốc Y Nhân Mlô có số lương tính đóng BHYT là 5.393.500 đồng.

Theo quy định đơn vị sẽ nộp BHYT với số tiền:

5.393.500 x 4.5% = 242.708 (đồng)

Trong đó, CBNV chịu trừ vào lương số tiền là:

5.393.500 x 1.5% = 80.903 (đồng)

Còn lại 3% tính vào chi phí của đơn vị:

5.393.500 x 3% = 161.805 (đồng)

2.2.3.3 Bảo hiểm thất nghiệp

Ví dụ: Giám đốc Y Nhân Mlô có số lương tính đóng KPCĐ là 5.393.500 đồng.

Theo quy định đơn vị sẽ nộp KPCĐ với số tiền là:

5.393.500 x 2% = 107.870 (đồng) Trong đó, CBNV chịu trừ vào lương là:

5.393.500 x 1% = 53.935 (đồng) Số còn lại tính vào chi phí của đơn vị là:

5.393.500 – 53.935 = 53.935 (đồng)

2.2.3.4 Kinh phí công đoàn

Nhưng đơn vị 3 tháng mới trừ kinh phí công đoàn một lần. Như vậy, vào tháng cuối cùng của mỗi quý công nhân viên sẽ bị trừ 3% kinh phí công đoàn.

Ví dụ: Giám đốc Y Nhân Mlô có lương tháng 3 tính đóng kinh phí công đoàn là

5.393.500 đồng. Như vậy số tiền đóng kinh phí công đoàn được tính như sau: 3% trừ vào lương là:

5.393.500 x 3% = 161.805 (đồng) Và 3% tính vào chi phí của đơn vị là:

5.393.500 x 3% = 161.805 (đồng)

2.2.4 Các khoản trừ vào lương khác

a. Mái ấm công đoàn

Hàng tháng, mỗi công nhân viên trích ro 10.000 đồng để lập nên quỹ mái ấm công đoàn. Nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Và số tiền này cũng được trừ thẳng vào lương.

b. Quỹ đoàn kết tương trợ

Quỹ này được trừ theo quý và được trừ vào tháng cuối cùng của quý. Quỹ được dùng để làm từ thiện cho những nơi vùng sâu vùng xa điều kiện khám chữa bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Và được trừ vào lương với số tiền là 20.000 đồng.

Từ đó, ta tính được tổng số tiền mà giám đốc Y Nhân Mlô bị trừ vào lương tháng 3 là là:

431.480 + 80.903 + 53.935 + 161.805 + 10.000 + 20.000 = 758.123 (đồng/tháng)

Vậy số tiền mà ông Y Nhân Mlô được nhận trong tháng 3: 8.401.900 – 758.123 = 7.643.777 (đồng/tháng)

2.2.5 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

2.2.5.1 Chứng từ sử dụng

Liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương, tại đơn vị có các chứng từ

sau:

- Bảng chấm công: dùng để theo dòi số ngày làm việc trong tháng của công nhân

viên. Và do trưởng các khoa phòng theo dòi lịch làm việc và hiệu quả làm việc của nhân viên mình tại phòng khoa đó. Bảng chấm công tháng 3 của đơn vị được đính kèm tại phụ lục số 2.

- Hợp đồng lao động: là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia trong quan hệ lao động. Ví dụ minh họa về một hợp đồng lao động được đính kèm tại phụ lục số 3.

- Giấy mời làm ngoài giờ: là giấy mời cán bộ công chức ngoài giờ làm việc quy định khi có công việc gấp cần phải giải quyết gấp. Và giấy mời do trưởng khoa trực viết tay mời. Giấy mời làm việc ngoài giờ được đính kèm tại phụ lục số 5.

- Phiếu báo làm ngoài giờ: Dựa vào giấy mời làm ngoài giờ mà kế toán tổng hợp những nhân viên làm ngoài giờ, số giờ làm việc và từ đó tính ra số tiền làm ngoài giờ mà nhân viên đó được nhận. Phiếu làm ngoài giờ được đính kèm tại phụ lục số 6.

- Bảng thanh toán lương: Kế toán tiền lương dựa vào bảng chấm công, các quy định sẵn có về các khoản phụ cấp theo lương tính số tiền lương mà một nhân viên được nhận trong tháng làm việc. Bảng lương tháng 03 năm 2014 được đính kèm tại phụ lục số 8.

- Bảng thanh toán BHXH, BHYT, BHTN: kế toán tiền lương căn cứ vào bảng lương của nhân viên và những quy định của nhà nước về các khoản trích theo lương để

tính số tiền phải nộp và số tiền được trừ vào lương của công nhân viên. Bảng thanh toán BHXH, BHYT, BHTN tháng 03 năm 2014 được đính kèm tại phụ lục số 9.

- Giấy rút dự toán ngân sách làm theo mẫu C2-02/ NS theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của bộ tài chính. Dùng để thanh toán lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương cho CNVC biên chế, theo HĐ 68 và HĐ Sở Y tế bằng ngân sách nhà nước. Được đính kèm ở phụ lục 10.

- Bảng kê chứng từ thanh toán lương: Tổng hợp số chứng từ dùng để thanh toán lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương. Mẫu này được đính kèm ở phụ lục 11.

- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội: là những người ốm đau, thai sản, tai nạn lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian làm việc được hưởng một phần thu nhập của mình. Trong phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội này có danh sách và số tiền mà họ được nhận. Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội được đính kèm tại phụ lục số 12.

- Ủy nhiệm chi: Dùng để chi trả những khoản chi bằng nguồn thu viện phí của bệnh viện được gửi tại ngân hàng AGRI BANK như: thanh toán tiền quỹ đoàn kết tương trợ, mái ấm công đoàn,… thay cho nhân viên.

-Phiếu chi: Dùng để chi trả các hoạt động như quỹ tương trợ, mái ấm công đoàn tại đơn vị thay cho nhân viên băng tiền mặt hiện có tại đơn vị.

2.2.5.2 Tài khoản sử dụng tại đơn vị

Liên quan đến hạch toán tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương tại Bệnh viện. Kế toán phản ánh vào các tài khoản: TK 332 “Các khoản phải nộp theo lương”, TK 334 “Phải trả viên chức, công chức”, TK 461 “Nguồn kinh phí hoạt động”, TK 661 “Chi phí hoạt động” và TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.

2.2.5.3 Minh họa các nghiệp vụ về tiền lương phát sinh chủ yếu tại đơn vị:

a, Hạch toán nghiệp vụ tính tiền lương tháng 03 năm 2014 cho nhân viên phòng TC-HC: kế toán căn cứ vào bảng chấm công ở phụ lục 2 và cách tính lương theo quy định. Ta có bảng tính lương và các phụ cấp ở phụ lục 8. Kế toán ghi nhận nghiệp vụ này như sau:

Nợ TK 66121 913.923.074

Có TK 334 913.923.074

b, Thanh toán tiền làm ngoài giờ: Căn cứ vào giấy mời làm việc ở phụ lục 5, kế toán tính ra tiền làm thêm ngoài giờ của bác sĩ Phạm văn Di ở phụ lục 6. Kế toán ghi nhận nghiệp vụ này như sau:

Nợ TK 66121 159.765

Có TK 112 159.765

c, Tính tiền BHXH, BHYT, BHTN: Căn cứ vào bảng tính lương của phòng TC-HC ở phụ lục 6 và các quy định về tỷ lệ trích BHXH, BHYT, BHTN kế toán tính các khoản trích theo lương ở phụ lục 6. Kế toán ghi nhận nghiệp vụ này như sau: (Minh họa tại phòng TC-HC)

Các khoản trích do đơn vị đóng cho CBCNV: Nợ TK 66121 7.212.929

Có TK 332 7.212.929

Các khoản trích được trừ vào lương của nhân viên: Nợ TK 334 3.442.534

Có TK 332 3.442.534

d, Thanh toán nghỉ ốm, đau, thai sản được hưởng bảo hiểm xã hội: kế toán lập danh sách những nhân viên được hưởng bảo hiểm xã hội gửi cho bảo hiểm xã hội tại thị xã Buôn Hồ để được thanh toán. Đơn vị thanh toán trước cho người lao động rồi lập hồ sơ gửi cơ quan bảo hiểm thanh toán sau cho đơn vị:

Nợ TK 66121 48.714.000

Có TK 112 48.714.000

e, Tiền mái ấm công đoàn tháng 03: mỗi tháng công nhân viên trích ra 10.000 đồng/ người. Căn cứ vào bảng lương hàng tháng của đơn vị. Vậy định khoản nghiệp vụ: trừ số tiền mái ấm công đoàn hành tháng vào lương của CBCNV trong phòng TC-HC tháng 3 là:

Nợ TK 334 100.000

Có TK 111 100.000

f, Tiền quỹ đoàn kết tương trợ quý I: mỗi công nhân viên trích ra 20.000 đồng/ người từ tiền lương của mình. Vậy định khoản nghiệp vụ: Trừ số tiền quỹ đoàn kết tương trợ quý I vào lương của CBCNV trong phòng TC-HC như sau:

Nợ TK 334 200.000

Có TK 111 200.000

g, Tính tiền kinh phí công đoàn quý I: Căn cứ vào bảng lương của CBCNV tại đơn vị, 3 tháng đơn vị lại trừ KPCĐ một lần. Nghiệp vụ tính số tiền KPCĐ mà CBCNV phải nộp được định khoản như sau:

KPCĐ do đơn vị đóng cho CBCNV: Nợ TK 66121 983.581

Có TK 332 983.581

KPCĐ trừ vào lương của CBCNV: Nợ TK 66121 983.581

Có TK 334 983.581

h, Hạch toán nghiệp vụ thanh toán tiền lương cho CBCNV tại đơn vị: Dựa vào sổ theo dòi lao động hàng tháng của đơn vị tại phụ lục . Ta có thể biết CBCNV nào thuộc loại lao động nào biên chế, 68, HĐ Sở hay HĐ bệnh viện. Nghiệp vụ thanh toán tiền lương cho CBCNV sau khi đã trừ hết các khoản trừ vào lương được định khoản như sau:

Nếu là loại lao động biên chế, HĐ 68 và HĐ Sở thì: (Tại phòng TC-HC) Nợ TK 334 35.700.795

Có TK 46121 35.700.795

Nếu là loại lao động HĐ bệnh viện thì: (Tại phòng TC-HC có 1 người HĐ bệnh viện 1 năm)

Nợ TK 334 2.220.838

Có TK 112 2.220.838

i, Hạch toán nghiệp vụ thanh toán tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho CBCNV tại đơn vị:

Nếu là loại lao động biên chế, HĐ 68 và HĐ Sở thì: (Tại phòng TC-HC) Nợ TK 332 11.892.088

Có TK 46121 11.892.088

Nếu là loại lao động HĐ bệnh viện thì: (Tại phòng TC-HC có 1 người HĐ bệnh viện 1 năm)

Nợ TK 332 730.538

Có TK 112 730.538

2.2.5.4 Sổ sách chi tiết

- Sổ theo dòi lao động: Được lập trên máy tính của kế toán tiền lương. Theo dòi số lượng nhân viên, phòng khoa nơi làm việc, số năm công tác, trình độ chuyên môn… của nhân viên tại đơn vị. Mẫu sổ theo dòi lao động được đính kèm tại phụ lục số 4.

- Sổ cái: Cuối ngày kế toán tổng hợp những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị có chứng từ đầy đủ và hợp pháp nhập số tiền phát sinh vào phần mền kế toán và tiến

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí