Kế toán thuế - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Kế toán thuế là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ sở trong cơ cấu kiến thức và khung chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán tài chính của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Để giúp cho các giảng viên, giáo viên, sinh viên có tài liệu giảng dạy, nghiên cứu và học tập, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định tổ chức biên soạn tập bài giảng “Kế toán thuế”.

Tập bài giảng “Kế toán thuế” được biên soạn nhằm hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về sắc thuế đang được áp dụng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp. Nội dung cuốn sách gồm 7 chương trình bày những vấn đề cơ bản về thuế và kế toán thuế trong doanh nghiệp (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu, thuế TNCN….), sinh viên có thể tìm thấy ở tập bài giảng này những quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, thuế suất cũng như các phương pháp tính, cách lập biểu mẫu kê khai các loại thuế, các thủ tục hoàn thuế, quyết toán thuế, v.v… Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cập nhật các văn bản mới nhất về thuế, cố gắng khái quát những thay đổi cụ thể của chính sách thuế và lồng ghép theo từng nội dung để giúp sinh viên đọc dễ hiểu và dễ áp dụng vào thực tế. Tham gia biên soạn tập bài giảng này gồm có:

- ThS. Trần Thị Khánh Linh – Chủ biên

- TS. Nguyễn Đình Phong – Thành viên

Kế toán thuế được biên soạn trong điều kiện hệ thống thuế nước ta đang trong quá trình cải cách nên thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, nội dung các văn bản chính sách thuế có tính động cao, thêm vào đó thuế là một vấn đề phức tạp nên tập bài giảng khó tránh khỏi những sai sót nhất định, ban biên soạn mong muốn nhận được những ý kiến góp ý quý báu của người đọc để hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!


BAN BIÊN SOẠN

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU i

Mục lục ii

Danh mục bảng v

Danh mục chữ viết tắt vi

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN THUẾ 1

1. Khái niệm về kế toán thuế 1

2. Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán thuế 1

3. Nhiệm vụ của kế toán thuế 2

CHƯƠNG 1. KẾ TOÁN THUẾ NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU 3

1.1. Kế toán thuế nhập khẩu, xuất khẩu 3

1.1.1. Kế toán thuế nhập khẩu 3

1.1.1.1. Chứng từ, sổ sách, báo cáo thuế sử dụng 3

1.1.1.2. Tài khoản sử dụng 3

1.1.1.3. Phương pháp hạch toán 3

1.1.2. Kế toán thuế xuất khẩu 7

1.1.2.1. Chứng từ, sổ sách, báo cáo thuế sử dụng 7

1.1.2.2. Tài khoản sử dụng 7

1.1.2.3. Phương pháp hạch toán 7

1.1.3. Kế toán ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu 9

1.1.3.1. Chứng từ sử dụng 9

1.1.3.2. Tài khoản sử dụng 10

1.1.3.3. Phương pháp hạch toán 10

1.2. Kê khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 13

1.2.1. Quy định chung về kê khai hàng hoá xuất, nhập khẩu 13

1.2.2. Phương pháp lập tờ khai hàng hoá xuất khẩu 14

1.2.3. Phương pháp lập tờ khai hàng hoá nhập khẩu 18

1.2.4. Phương pháp lập tờ khai trị giá tính thuế 25

CÂU HỎI ÔN TẬP 32

CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 38

2.1. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt 38

2.1.1. Chứng từ sử dụng 38

2.1.2. Tài khoản sử dụng 38

2.1.3. Phương pháp hạch toán 38

2.2. Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt 41

2.2.1. Quy định về kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt 41

2.2.2. Phương pháp lập tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt 42

2.2.2.1. Nguyên tắc lập tờ khai 42

2.2.2.2. Tờ khai hợp lệ 43

2.2.2.3. Hướng dẫn lập tờ khai 43

CÂU HỎI ÔN TẬP 48

CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 55

3.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng 55

3.1.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ 55

3.1.1.1. Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào 55

3.1.1.2. Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu ra 68

3.1.2. Kế toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp 72

3.1.2.1. Kế toán hàng hoá, dịch vụ mua vào 72

3.1.2.2. Kế toán hàng hoá, dịch vụ bán ra 80

3.2. Kê khai thuế giá trị gia tăng 77

3.2.1. Quy định về kê khai thuế giá trị gia tăng 77

3.2.2. Phương pháp lập tờ khai thuế giá trị gia tăng 80

3.2.2.1. Tờ khai thuế GTGT 80

3.2.2.2. Nội dung và phương pháp ghi các chỉ tiêu trên tờ khai thuế GTGT 81

CÂU HỎI ÔN TẬP 88

CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 94

4.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 94

4.1.1. Chứng từ, sổ sách, báo cáo thuế 94

4.1.2. Tài khoản sử dụng 94

4.1.3. Phương pháp hạch toán 97

4.1.4. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ thuế thu nhập hoãn lại phải trả 98

4.1.5. Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ tài sản thuế thu nhập hoãn lại 100

4.2. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 101

4.2.1. Quy định về kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 101

4.2.2. Phương pháp lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 102

CÂU HỎI ÔN TẬP 111

CHƯƠNG 5. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 117

5.1. Kế toán thuế thu nhập cá nhân 117

5.2. Đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNCN 117

5.2.1. Đăng ký thuế TNCN 117

5.2.2. Kê khai thuế thu nhập cá nhân 119

5.2.3. Nộp thuế 122

5.2.4. Quyết toán thuế 123

CÂU HỎI ÔN TẬP 125

CHƯƠNG 6. KẾ TOÁN CÁC LOẠI THUẾ KHÁC, PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP KHÁC 132

6.1 Kế toán các loại thuế 132

6.1.1 Thuế môn bài 132

6.1.1.1. Tổng quan về thuế môn bài 132

6.1.1.2. Kế toán thuế môn bài 133

6.1.2. Thuế tài nguyên 134

6.1.2.1. Tổng quan về thuế tài nguyên 134

6.1.2.2. Kế toán thuế tài nguyên 136

6.1.3. Thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp 136

6.1.3.1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp 136

6.1.3.2. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 138

6.2. Lê ̣phí trước ba 141

6.2.1. Khái niệm 141

6.2.2. Đối tượng nôp thuế 142

6.2.3. Đối tượng chịu thuế 142

6.2.4. Phương pháp tính lệ phí trước bạ 142

6.2.5. Kê khai, nôp, miễn lệ phí trước bạ 143

6.2.6. Kế toán lệ phí trước bạ 144

CÂU HỎI ÔN TẬP 147

TÀI LIỆU THAM KHẢO 151

DANH MỤC BẢNG


Tên bảng Nội dung Trang

Bảng 1. Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán thuế 1

Bảng 1.1. Tờ khai hàng hoá xuất khẩu 15

Bảng 1.2. Tờ khai hàng hoá nhập khẩu 19

Bảng 1.3. Tờ khai trị giá tính thuế hàng hoá xuất khẩu 26

Bảng 2.1. Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt 44

Bảng 3.1. Tờ khai thuế giá trị gia tăng 80

Bảng 4.1. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 102

Bảng 5.1. Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 123

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Nội dung

GTGT

Thuế giá trị gia tăng

VNĐ

Việt Nam đồng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TN

Thu nhập

TNTT

Thu nhập tính thuế

TTCT

Thu nhập chịu thuế

TNCN

Thu nhập cá nhân

TTĐB

Tiêu thụ đặc biệt

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

HHDV

Hàng hóa dịch vụ

TK

Tài khoản

DN

Doanh nghiệp

KQKD

Kết quả kinh doanh

CSKD

Cơ sở kinh doanh

BCTC

Báo cáo tài chính

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CMT

Chứng minh thư

TSCĐ

Tài sản cố định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 175 trang tài liệu này.

Kế toán thuế - 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN THUẾ


1. Khái niệm về kế toán thuế

Mục tiêu cung cấp thông tin của kế toán phụ thuộc nhiều vào đối tượng sử dụng thông tin. Nhà quản trị doanh nghiệp cần các thông tin để ra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán quản trị sẽ đáp ứng nhu cầu này. Ngân hàng, chủ nợ, các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp và cán bộ công nhân viên cần các thông tin tổng quát để đánh giá khả năng thanh toán, mức độ sinh lời, hiệu quả sử dụng tài sản, v.v... các thông tin này được cung cấp bởi kế toán tài chính.

Cơ quan quản lý thu ngoài yêu cầu về thông tin tổng quát được trình trên báo cáo tài chính còn đòi hỏi các đơn vị phải tự xác định các loại thuế phải nộp và tình hình nộp thuế vào ngân sách nhà nước, chính vì vậy kế toán thuế được hình thành.

Kế toán thuế là quá trình thu thập, xử lý các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để lập các báo cáo thuế theo đúng qui định của pháp luật.

2. Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán thuế

Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán thuế được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. Sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán thuế


Chỉ tiêu

Kế toán thuế

Kế toán tài chính

Đối tượng cung cấp thông tin

Cơ quan thuế và cơ quan

hải quan

Các chủ thể bên ngoài

doanh nghiệp


Mẫu biểu báo cáo

Theo mẫu biểu do cơ quan quản lý thuế ban hành

Theo chế độ và chuẩn mực

kế toán


Căn cứ lập báo cáo


Các thông tin được kế toán thu thập, xử lý theo các qui định hiện hành cùa các luật thuế

Các thông tin kế toán được thu thập và xử lý theo các chuẩn mực và nguyên tác kế toán được chấp nhận chung (GAAP)

Thời điểm lập báo cáo

Theo qui định của cơ quan thuế

Theo kỳ kế toán

3. Nhiệm vụ của kế toán thuế

Kế toán thuế là một bộ phận trong phòng kế toán với nhiệm vụ lập hồ sơ, báo cáo theo qui định của các luật thuế mà đơn vị có trách nhiệm phải lộp loại thuế đó. Nhiệm vụ cụ thể có thuế được chia thành các nội dung:

- Lập hồ sơ đăng ký thuế: theo đúng các qui định và nộp cho cơ quan thuế đúng thời hạn, tất cả các loại thuế đều được đăng ký cùng một bộ hồ sơ.

- Hạch toán doanh thu, chi phí theo quy định của Luật Thuế TNDN, lập tờ khai các loại thuế có phát sinh tại đơn vị.

- Lập dự toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cả năm và từng quý.

- Lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển cho bộ phận kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước theo đúng thời hạn qui định.

- Lập các báo cáo quyết toán thuế cuối năm.

- Giải trình các căn cứ lập tờ khai, báo cáo quyết toán thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp có thể được tổ chức theo một trong hai hướng sau:

Thứ nhất, trên cơ sở thông tin do kế toán tài chính cung cấp, kế toán thuế điều chỉnh các khoản doanh thu và chi phí theo quy định của Luật Thuế TNDN để xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận chịu thuế. Trong đó, doanh thu thuần của kế toán tài chính sẽ được cộng với các khoản giảm doanh thu của kế toán tài chính nhưng không được trừ ra khỏi doanh thu chịu thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN. Trừ ra khỏi khoản chi phí của kế toán tài chính các khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ, không hợp lý, hợp lệ và ngoải định mức theo quy định của luật thuế.

Thứ hai, tổ chức thêm phân hệ kế toán để phục vụ yêu cầu của kế toán thuế.

Theo cách tổ chức này, ngoài hệ thống sổ kế toán để phục vụ nhu cầu thông tin cho kế toán tài chính, kế toán quản trị, doanh nghiệp phải mở thêm hệ thống các sổ kế toán chi tiết để hạch toán chi tiết doanh thu, chi phí theo quy định của Luật Thuế TNDN.

Về nhân sự, các doanh nghiệp cần lựa chọn nhân viên kế toán có chuyên môn tốt, hiểu rò các quy định của pháp luật về thuế, có kinh nghiệm để thực hiện các công việc này.

Xem tất cả 175 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí