Chi phí sản xuất kinh doanh trong DN xây lắp gồm những chi phí đã được tập hợp vào tài khoản 621, 622, 623, 627 và cuối kỳ được kết chuyển sang bên nợ của TK 154 – “Chi phí kinh doanh dở dang” để tập hợp CPSXKD trong kỳ.
Trình tự kế toán tập hợp chi phí được biểu hiện qua sơ đồ sau:
TK 621 TK 154 TK 152, 111,...
Các khoản thu hồi ghi giảm giá thành
K/c chi phí NVLTT
TK 622
TK 627
TK 623
K/C chi phí SDMTC
K/c chi phí NCTT
TK 632, 155, 336
K/c chi phí SXC
Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành
Sơ đồ 2.9. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là các công trình, hạng mục công trình còn dở dang chưa hoàn thành hoặc bên đầu tư chưa nghiệm thu, chấp nhận thanh toán.
Trong các DN xây lắp, việc xác định chi phí sản xuất dở dang cơ bản vẫn là những phương pháp như các DN sản xuất. Tuy nhiên do đặc điểm của sản phẩm xây lắp nên việc đánh giá sản phẩm dở dang có một số đặc điểm cần chú ý:
Đối với công trình xây lắp bàn giao một lần CPSX dở dang cuối kỳ thường được
đánh giá theo chi phí thực tế:
= | Tổng chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC thực tế phát sinh |
Có thể bạn quan tâm!
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng Techcons - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm
- Trình Tự Kế Toán Chi Phí Sử Dụng Máy Thi Công (Trường Hợp Đội Xây Lắp Có Máy Thi Công Riêng Biệt)
- Giới Thiệu Về Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty
- Thực Trạng Công Tác Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Công Trình Vạn Phúc Lô O55- O60 Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Techcons
- /134 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Kho, Q. 1, Tp.hcm
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Đối với những công trình bàn giao nhiều lần CPSX dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo các phương pháp sau:
2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức
Đánh giá giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp định mức hoặc doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý.
- Với chi phí bỏ một lần ngay từ đầu (như chi phí NVL trực tiếp):
= | Khối lượng công việc thi công xây lắp dở dang cuối kỳ giai đoạn i | Định mức chi phí giai đoạn i |
- Với chi phí bỏ từ từ theo quá trình sản xuất (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung):
= | Khối lượng công việc thi công xây lắp dở dang cuối kỳ giai đoạn i | Định mức chi phí giai đoạn i | Mức độ hoàn thành của công việc thi công xây lắp dở dang |
2.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí dự toán
Theo phương pháp này, chi phí dở dang cuối kỳ được tính như sau:
CPSX của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ | + | CPSX của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ | Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ |
= | ||
Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành | Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ | |
+ |
2.4.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo tỷ lệ hoàn thành tương đương:
Theo phương pháp này, chi phí dở dang cuối kỳ được tính như sau:
CPSX của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ | + | CPSX của khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ | Giá thành dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ quy đổi về khối lượng hoàn thành |
= | Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành | Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ quy đổi về khối lượng hoàn thành | |
+ |
2.5. Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng
2.5.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Để phản ánh chính xác mặt kết quả sản xuất, đo lường kết quả hoạt động của mình, các doanh nghiệp cần xác định giá thành sản phẩm tạo ra. Xác định đối tượng tính giá thành cũng là công việc đầu tiên trong công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của DN, các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.
Trong sản xuất XDCB, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tượng tính giá thành còn có thể là từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tùy thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư:
- Sản phẩm hoàn thành là các công trình, HMCT đã xây lắp xong đến đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng.
- Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước là các đối tượng xây lắp chưa kế thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc việc thi công một giai đoạn nhất định.
2.5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
2.5.2.1. Phương pháp tính giá thành trực tiếp (giản đơn)
Đây là phương pháp tính giá thành phổ biến trong DN xây lắp vì hiện nay sản tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Theo phương pháp này tập hợp CPSX phát sinh trực tiếp cho một CT, HMCT từ khi khởi công đên khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của CT, HMCT đó. Trường hợp CT, HMCT chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì kế toán phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang và giá thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành, cách xác định:
= | Chi phí KLXL dở dang đầu kỳ | + | Chi phí KLXL phát sinh trong kỳ | - | Chi phí KLXL dở dang cuối kỳ | - | Khoản điều chỉnh giảm giá thành |
2.5.2.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng cho những DN sản xuất đơn chiếc và hàng loạt theo đơn đặt hàng đã ký.
Nếu quá trình chỉ liên quan đến một đơn đặt hàng thì tính trực tiếp cho từng đối tượng.
Nếu chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đơn hàng thì dùng phương pháp gián tiếp để xác định chi phí cho từng đơn hàng.
Toàn bộ chi phí sản xuất thực tế từ khi bắt đầu khởi công cho tới cuối kỳ báo cáo nhưng đơn đặt hàng vẫn chưa hoàn thành thì được coi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Toàn bộ những chi phí liên quan đến đơn đặt hàng từ khi bắt đầu snar xuất đến khi kết thúc được coi là giá thành của đơn hàng đó.
2.5.2.3. Tính giá thành theo phương pháp tổng cộng chi phí
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm xây lắp được xác định bằng cách cộng tất cả chi phí sản xuất ở từng đội sản xuất, từng giai đoạn công việc, từng hạng mục công trình. Khi đó giá thành công trình xây lắp được xác định như sau:
Z = Ddk+ (C1+ C2+…+Cn) - Dck.
Trong đó:
Z: Giá thành sản phẩm xây lắp Ddk: Chi phí dở dang đầu kỳ Dck: Chi phí dở dang cuối kỳ
Ci: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ ở đội sản xuất hay giai đoạn hay từng hạng mục công trình.
2.5.3. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Việc xác định kỳ tính giá thành hợp lý sẽ giúp cho việc tổ chức công tác giá thành sản phẩm khoa học, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành của sản phẩm, lao vụ kịp thời, phát huy đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kế toán.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức và chu kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp XDCB thường là:
+ Đối với những CT, HMCT được coi là hoàn thành khi kết thúc mọi công việc trong thiết kế thì kỳ tính giá thành của CT, HMCT đó là khi hoàn thành CT, HMCT.
+ Đối với những CT, HMCT lớn, thời gian thi công dài, kỳ tính giá thành là khi hoàn thành bộ phận CT, HMCT có giá trị sử dụng được nghiệm thu hoặc khi từng phần công việc xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế kỹ thuật có ghi trong Hợp đồng thi công được bàn giao thanh toán (giai đoạn).
2.6. Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp trong điều kiện thực hiện khoán sản phẩm
Hiện nay có hai hình thức khoán đang được áp dụng rộng rãi đó là khoán gọn và khoán khoản mục chi phí.
o Trường hợp khoán gọn CT, HMCT: Kế toán ở đơn vị giao khoán:
TK 111, 152 TK 136 TK 154
Ứng tiền, vật tư cho Quyết toán chưa xác
đơn vị nhận khoán định tiêu thụ TK 111, 112
Thanh toán cho bên TK 632 nhận khoán xác định tiêu thụ ngay
TK 133
Thuế GTGT (nếu có)
Sơ đồ 2.10. Trình tự giao khoán ở đơn vị giao khoán
- Kế toán đơn vị nhận khoán:
TK 111, 152, ... TK 621, 622, 627 TK 154 TK 632
Xuất dùng NVL, lương CN,... cho
sản xuất xây lắp
K/C – phân bổ
CPSX
Giá thành thực tế
công trình bàn giao
Nhận tiền, vật tư do bên giao khoán ứng
TK 512 TK 336 TK 111, 152
Bàn giao cho bên giao khoán
TK 331
Thuế GTGT đầu ra (nếu có)
Sơ đồ 2.11. Trình tự kế toán ở đơn vị nhận khoán
o Trường hợp khoán khoản mục chi phí
Được áp dụng cho trương hợp đơn vị giao khoán thực hiện việc khoán từng khoản mục chi phí cho các tổ, đội thi công. Đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng. Kế toán tại đơn vị giao khoán sẽ hạch toán theo sơ đồ sau:
TK 111, 112 TK 141 TK 621, 622, ...
ứng tiền cho bên nhận khoán Thanh toán số
tạm ứng thiếu
Quyết toán tạm ứng
TK 133
Thuế GTGT (nếu có)
TK 111
Thu hồi tiền tạm ứng thừa
Sơ đồ 2.12. Trình tự kế toán ở đơn vị giao khoán
2.7. Tổ chức hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động của doanh nghiệp, trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán doanh nghiệp mà lựa chọn hình thức kế toán phù hợp. Qua đó các nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành được phản ánh theo các hình thức kế toán đó.
Các hình thức kế toán hiện nay:
- Nhật ký chung
- Nhật ký chứng từ
- Nhật ký ghi sổ
- Nhật ký sổ cái
- Kế toán trên máy vi tính
2.8. Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm xây lắp trong điều kiện kế toán máy
Đặc trưng của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán. Phần mền kế toán không thể hiện đầy đủ quy trình ghi sổ tuy nhiên phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính:
Bước 1: hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán, kiểm tra và xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo bảng biểu có sẵn trên phần mềm.
Bước 2: cuối tháng hoặc bất kỳ thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết luôn tự động và đảm bảo chính xác theo thông tin đã nhập trong kỳ.
Bước 3: Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết được in ra giấy, đóng cuốn và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
Chứng từ kế toán
Máy vi tính
Phần mềm kế toán
Sổ kế toán:
-Sổ tổng hợp
-Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
-Báo cáo tài chính
-Báo cáo kế toán quản trị
Ghi chú:
Sơ đồ 2.13. Hình thức kế toán trên máy tính
: nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra