Hạn Chế Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 67182


khởi động,...Việc triển khai các tour du lịch như vậy đã/sẽ thu hút được số lượng lớn khách du lịch tham gia, mang lại nguồn thu nhất định cho DN lữ hành nói riêng và các biên quan nói chung. Xét về bài toán tài chính trong các DN lữ hành, kế toán cần tính toán chỉ số “Sức sản xuất kinh doanh” của từng chương trình du lịch mới, giúp đánh giá hiệu quả của việc khai thác các tour này; Đồng thời, tính toán khả năng tạo ra doanh thu từ các chương trình du lịch mới để bù đắp những khoản chi phí cố định mà DN phải gánh chịu, điểm hòa vốn của từng tour và của toàn DN, giúp cung cấp thông tin tư vấn cho nhà quản lý ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Để dự báo doanh thu có thể thu được trong tương lai, kết quả của các chỉ số “Mức độ hài lòng của khách hàng”, “Tỷ lệ khách đoàn tiếp tục ký hợp đồng trong tương lai”, “Số lượng khách hàng sẽ giới thiệu chương trình du lịch cho bạn bè”, ... là vô cùng hữu ích. Do đó, việc bổ sung các chỉ số đánh giá mới vào hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ hiện tại của DN cho phù hợp với chiến lược kinh doanh mới của DN là cần thiết, giúp nhà quản lý có được thông tin về HQHĐ của việc thực hiện chiến lược kinh doanh mới.

4.4. Điều kiện thực hiện

4.4.1. Về phía các cơ quan Nhà nước

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Bộ VHTTDL là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Trong lĩnh vực du lịch, cần cụ thể hơn trong việc hướng dẫn về tiêu chuẩn, hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Ban hành bộ chỉ số cơ bản để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành, để các DN vận dụng phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thông tin của nhà quản lý DN và các bên liên quan của DN; Bên cạnh đó, việc có được bộ chỉ số đánh giá HQHĐ cơ bản sẽ là nền tảng để các DN cùng áp dụng thống nhất, tạo nên một cơ sở dữ liệu để cho các DN so sánh, đối chiếu, giúp nâng cao HQHĐ của các DN lữ hành.

Bộ Tài chính:

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về kế toán trong DN, đặc biệt là khi ban hành các quy định, Bộ Tài chính cần có phụ lục hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn, đồng thời kèm theo các biểu mẫu cụ thể để tất cả các DN trong ngành cùng áp dụng thống nhất, cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng, đảm bảo tính có thể so sánh giữa các DN.

Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam với vai trò là tổ chức nghề nghiệp của các đơn vị, cá nhân làm nghề kế toán, kiểm toán ở Việt nam, cần phát huy vai trò của mình thông qua việc tổ chức các chuyên đề định kỳ nhằm tháo gỡ những vấn đề bất cập đang gặp phải tại các DN, giúp nâng cao hiệu quả công tác kế toán trong DN, bao gồm cả KTTC và KTQT. Đặc biệt là ứng dụng KTQT trong DN một cách sâu rộng hơn, chất lượng hơn, để nâng tầm vai trò của kế toán trong chức năng tư vấn cho nhà quản lý DN.

4.4.2. Về phía doanh nghiệp

Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam - 22

Nhận thức về ý nghĩa của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN có ý nghĩa quan trọng trong con đường dẫn tới thành công của hoạt động này. Vì vậy, cần tăng cường nâng cao nhận thức về sự cần thiết, ý nghĩa của thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN đến các nhà quản lý cấp cao, các bộ phận/phòng ban trong DN để phối hợp cung cấp dữ liệu, thông tin phục vụ công tác đánh giá HQHĐ toàn DN được thuận lợi, chính xác, kịp thời.

Các DN lữ hành cần quan tâm đến việc nâng cao trình độ của nhân sự nói chung, nhận thức của nhà quản lý về tính hữu ích của các công cụ quản lý và cập nhật kiến thức, trình độ chuyên môn cho kế toán quản trị viên nói riêng.

Các DN lữ hành cần đầu tư vào hệ thống CNTT phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ được thuận tiện, hiệu quả thông qua việc nâng cấp phần mềm kế toán, có liên kết dữ liệu với các bộ phận/phòng ban khác trong DN hoặc các DN lớn có thể triển khai ứng dụng phần mềm ERP, hay big data. Để có thể áp dụng, vận hành các công cụ trên một cách hiệu quả, các DN lữ hành cần phải có lộ trình áp dụng, thuê chuyên gia tư vấn để hiểu rõ quy trình triển khai, các bước công việc thực hiện, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận/phòng ban trong việc tham gia vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của DN.

4.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

4.5.1. Hạn chế của luận án

Luận án thực hiện từ năm 2017 đến năm 2021, tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, khiến cho các DN du lịch rơi vào tình trạng “đóng băng”, nên NCS không thể tiếp cận sâu vào nghiên cứu điển hình một cách đầy đủ về thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN. Do vậy, số liệu trình bày trong bài chủ yếu là khảo sát đến nửa đầu năm 2020 và số ít thông tin có được là từ kết quả phỏng vấn sâu bổ sung trong giai đoạn cuối năm 2020 - 2021.


4.5.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ hạn chế nêu trên, NCS dự định hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là: Thực hiện nghiên cứu điển hình tại một số DN lữ hành quy mô lớn và DN quy mô nhỏ và vừa, để thấy rõ được sự khác biệt trong việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN, nhằm đưa ra các giải pháp sát thực và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Căn cứ vào cơ sở lý luận về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của các DN và kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực trạng này, NCS đã trình bày các bàn luận và đưa ra các khuyến nghị, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam. Theo đó, chương 4 của luận án đã trình bày các nội dung sau:

Thứ nhất, các bàn luận về thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này.

Thứ hai, định hướng phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới và các yêu cầu mang tính nguyên tắc của các khuyến nghị và giải pháp.

Thứ ba, trình bày cụ thể nhóm các giải pháp về thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam (như: Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ của DN lữ hành; Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ; Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ; Cung cấp thông tin về HQHĐ) và các khuyến nghị dựa trên tác động của các yếu tố ảnh hưởng.

Thứ tư, đưa ra các điều kiện về phía các cơ quan Nhà nước (Bộ VHTTDL, Bộ Tài chính, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam) và phía các DN lữ hành.

Thứ năm, xác định được hạn chế của luận án và định hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.


KẾT LUẬN

Đặc trưng của nền kinh tế toàn cầu là môi trường kinh doanh luôn biến động phức tạp và không chắc chắc, các DN luôn phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt, phải luôn đổi mình để thích nghi, tồn tại và phát triển. Mục tiêu mà tất cả các DN đều hướng đến là HQHĐ được cải thiện liên tục và chỉ có thông qua đánh giá HQHĐ, các DN mới có thể đánh giá được sự phát triển của mình. Do đó, đánh giá HQHĐ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, vấn đề đánh giá HQHĐ trong môi trường kinh tế hiện nay cũng là một vấn đề quan trọng đối với các nhà nghiên cứu vì cho đến nay, việc đánh giá HQHĐ còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đặc biệt, các cách tiếp cận nghiên cứu một cách toàn diện về thực hiện KTQT để đánh giá HQHD của DN vẫn còn bỏ ngỏ. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu “Kế toán quản trị với việc đánh giá HQHĐ trong các DN lữ hành Việt nam” là thực sự cần thiết.

Luận án đã tổng hợp được các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN, từ đó xác định được khoảng trống và vấn đề nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ lý luận cơ bản về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN và xác định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN.

Thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng, luận án đã phản ánh được thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam và xác định được các yếu tố ảnh hưởng, mức độ tác động của chúng đến thực trạng này. Dựa trên những định hướng phát triển của ngành du lịch Việt nam trong giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và các yêu cầu mang tính nguyên tắc, luận án đã đưa ra được các nhóm giải pháp và khuyến nghị liên quan đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam. Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra các điều kiện về phía các cơ quan Nhà nước (Bộ VHTTDL, Bộ Tài chính, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt nam) và phía các DN lữ hành nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN này.

Với các kết quả đạt được như trên, luận án đã cơ bản hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra và lấp đầy được một số khoảng trống nghiên cứu về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN. NCS rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các nhà quản lý và các chuyên gia để nội dung luận án hoàn thiện hơn!

Trân trọng biết ơn!


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thúy (2019), “Những vấn đề của kế toán quản trị trong nền kinh tế số”, Hội thảo quốc gia: Kế toán kiểm toán Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức, tr. 421-428.

2. Nguyễn Thị Thúy (2020), “Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ERP và thành quả hoạt động của doanh nghiệp”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo (Số 06), tr. 8-10.

3. Nguyễn Thị Thúy (2020), “Experience Designing a Performance Measurement in a Number of Countries in The World – Lessons for Vietnamese Enterprises in the Context of Industrial Revolution 4.0”, International Conference on Finance, Accounting and Auditing (ICFAA 2020), pp. 1306-1320.

4. Nguyen Thi Thuy (2021), “Factors affecting to use the balance scorecard in Vietnam travel enterprises”, Journal of Finance & Accounting research, No.02(10)- 2021, pp. 52-58.

5. Nguyen Thi Thuy (2021), “Factors affecting the use of non-financial performance indicators in enterprises”, Review of Finance, Vol 4, Issue 3, 2021, pp. 44-47.

6. Nguyễn Thị Thúy, Vũ Quang Trọng (2021), “Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, Đề tài NCKH cấp trường, Trường ĐH Thương mại.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Thái An (2018), KTQT chi phí xây lắp cầu đường tại các Tổng DN xây dựng công trình giaoo thông thuộc Bộ giao thông vận tải, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Thương mại.

2. Đoàn Ngọc Phi Anh (2018), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị tròn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Khoa học Thương mại, Số 119, 22-28.

3. Vũ Thị Kinh Anh (2012), Hoàn thiện KTQT chi phí vận tải tại các DN vận tải đường sắt Việt nam trong điều kiện hộp nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.

4. Lê Thế Anh (2017), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông Việt nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.

5. Tường Bách (2021), “Covid-19 bùng phát lần 4, doanh nghiệp lữ hành một lần nữa gặp khó”, truy cập lúc 16h ngày 09/01/2022, <https://vneconomy.vn/covid- 19-bung-phat-lan-4-doanh-nghiep-lu-hanh-mot-lan-nua-gap-kho.htm>.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Thông tư số 26/2014/TT-BVHTTDL quy định Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động du lịch do ngành Du lịch quản lý, cấp phép, ngày 31 tháng 12 năm 2014.

7. Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, ngày 06 tháng 10 năm 2015.

8. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích kinh doanh, NXB Đại học KTQD, Hà Nội.

9. Bùi Tiến Dũng (2018), “Tổ chức KTQT tại các DN sản xuất giấy – Nghiên cứu tại Tổng DN giấy Việt nam và các DN liên kết”, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương Mại.

10. Phạm Văn Dược (1997), “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng KTQT vào các DN Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

11. Vũ Thùy Dương (2017), “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp may Việt nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

12. Nguyễn Thành Độ (2008), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

13. Vũ Hữu Đức (2010), Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán, NXB Lao động.


14. Nguyễn Hải Hà (2016), Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp may Việt nam, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.

15. Đào Thúy Hà (2015), Hoàn thiện KTQT chi phí trong các DN sản xuất thép ở Việt nam, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

16. Nguyễn Thị Thanh Hải (2013), “Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ giao thông vận tải”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

17. Nguyễn Văn Hải (2020), “Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp da giầy Việt nam”, Luận án tiến sĩ, ĐH Thương mại.

18. Ngụy Thu Hiền (2013), “Xây dựng mô hình KTQT trong các DN cổ phần chuyển phát nhanh thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông”, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.

19. Trần Văn Hợi (2007), Tổ chức công tác KTQT chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các DN khai thác than, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.

20. Trần Ngọc Hùng (2016), “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt nam”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế TP.HCM.

21. Đào Thị Hương (2020), Tổ chức KTQT chi phí, giá thành sản phẩm trong các DN may khu vực phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ, ĐH Thương mại.

22. Lê Thị Hương (2017), Kế toán quản trị chi phí trong các công ty xây lắp trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.

23. Nguyễn Thanh Huyền (2020), Tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.

24. Huỳnh Lợi, (2009), Kế toán quản trị, NXB Giao thông vận tải.

25. Trần Thị Hồng Mai và cộng sự (2020), Kế toán quản trị doanh nghiệp,

NXB Thống kê.

26. Đặng Nguyên Mạnh (2020), KTQT chi phí tại các DN sản xuất gốm, sứ xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Thương mại.

27. Phạm Thị Tuyết Minh (2015), Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.

28. Hồ Văn Nhàn (2010), Tổ chức công tác KTQT chi phí và giá thành dịch vụ vận chuyển hành khách trong DN Taxi, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.


29. Nguyễn Thị Nhinh (2021), Kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Thương mại.

30. Lê Thị Tú Oanh và cộng sự (2020), “Factors affecting the application of management accounting in Vietnamese enterprises”, Uncertain Supply Chain Management, Vol 8, pp. 403–422.

31. Nguyễn Hữu Phú (2014), “Tổ chức kế toán trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

32. Nguyễn Năng Phúc (2014), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

33. Nguyễn Thị Minh Phương (2013), “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp sản xuất sữa Việt nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

34. Nguyễn Ngọc Quang (2010), Phân tích hoạt động kinh tế, NXB giáo dục.

35. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính.

36. Quốc hội (2003), Luật của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam số 03/2003/QH11 về kế toán, ngày 17 tháng 06 năm 2003.

37. Quốc hội (2015), Luật kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2015.

38. Quốc hội (2017), Luật du lịch số 09/2017/QH14, ngày 19 tháng 06 năm 2017.

39. Vũ Thị Sen (2018), “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các bệnh viện công lập vùng Tây bắc dựa trên Thẻ điểm cân bằng”, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân.

40. Smith (1997), Của cải của các dân tộc – Wealth Of Nations, NXB Giáo

dục.

41. La Soa (2016), Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho Tổng công ty xây

dựng công trình giao thông 8, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.

42. Nguyễn Văn Tạo (2004), “Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt nam”, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Thương mại.

43. Nguyễn Minh Thành (2017), “Hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty điện lực dầu khí Việt nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện tài chính.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí