Các Khuyến Nghị Rút Ra Từ Tác Động Của Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Ktqt Để Đánh Giá Hqhđ Của Dn Lữ Hành Việt Nam


năm tài chính 2020 thực hiện theo Thông tư số 55/2015/TT-BTC: Theo đó, các DN phải công bố Báo cáo thường niên (Phụ lục số 04) cung cấp thông tin về HQHĐ của DN trên tất cả các khía cạnh tài chính (mục II.1, II.4), học hỏi và phát triển (mục II.6.5), trách nhiệm với cộng đồng, địa phương (mục II.6.6) một cách rõ ràng, đầy đủ theo quy định. Cụ thể: Với khía cạnh tài chính, DN phải cung cấp thông tin về tinh hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, có số liệu so với các năm liền kề, phân tích cụ thể nguyên nhân dẫn đến kết quả đó; Và các chỉ số tài chính theo đúng mẫu quy định, có số liệu năm X-1, năm X và % tăng trưởng; Với khía cạnh học hỏi và phát triển, DN phải cung cấp cụ thể về các chương trình phát triển kỹ năng và học tập liên tục để hỗ trợ người lao động đảm bảo có việc làm và phát triển sự nghiệp, số giờ đào tạo trung bình mỗi năm; Với khía cạnh trách nhiệm với cộng đồng, địa phương, DN phải thể hiện rõ các hoạt động đầu tư cộng đồng và hoạt động phát triển cộng đồng khác, số lần bị xử phạt vi phạm do không tuân thủ luật pháp,…

4.3.2. Các khuyến nghị rút ra từ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 7 yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ trong các DN lữ hành Việt nam, do đó, NCS đề xuất bảy khuyến nghị liên quan như sau:

Khuyến nghị 1: Học hỏi cách thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN quy mô lớn

Các nghiên cứu tiền nhiệm đã chỉ ra rằng “Quy mô DN” có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện KTQT nói chung, đến việc sử dụng các chỉ số đánh giá HQHĐ nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài này một lần nữa khẳng định “Quy mô DN có ảnh hưởng đáng kể đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam”. Những DN lữ hành quy mô lớn có điều kiện, nguồn lực để thực hiện KTQT trong việc đánh giá HQHĐ của DN một cách bài bản, có hiệu quả. Các DN lữ hành quy mô vừa và nhỏ có thể học hỏi cách làm của những DN lữ hành quy mô lớn và áp dụng phù hợp với kế hoạch phát triển DN trong tương lai. Chẳng hạn, với những DN lữ hành đang xếp vào nhóm DNNVV, nhưng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, hiện đang kinh doanh rất nhiều các chương trình du lịch ở các thị trường khác nhau, doanh thu đạt ngưỡng xấp xỉ DN quy mô lớn – tức có tiềm lực tài chính tốt, HQHĐ có xu hướng tăng qua nhiều kỳ, hoàn toàn có thể áp dụng theo cách thức thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành lớn


về cách bố trí nhân sự, quy trình làm việc, hoặc đầu tư vào hệ thống CNTT của DN để phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ thuận tiện và hiệu quả hơn.

Khuyến nghị 2: Nâng cao nhận thức của các nhà quản lý về tính hữu ích của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ

Nhận thức của nhà quản lý cấp cao có ảnh hưởng thuận chiều, mạnh mẽ đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành. Vì chỉ khi nhà quản lý nhận thức được sự cần thiết phải đánh giá HQHĐ của toàn bộ hoạt động trong DN, họ mới đặt ra các “đề bài” cho nhân viên KTQT của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Để giúp cho các nhà quản lý trong DN lữ hành có nhận thức đúng đắn về tính hữu ích của của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ, thì sự hỗ trợ từ phía các Hiệp hội KTQT, các khóa học giành riêng cho nhà quản lý, …là rất cần thiết. Nội dung các khóa học cần truyền tải kiến thức về sự phát triển của các kỹ thuật KTQT, vai trò của KTQT trong việc hỗ trợ cho việc ra quyết định phục vụ điều hành quản lý DN, đặc biệt nhấn mạnh vai trò của KTQT trong việc đánh giá HQHĐ toàn DN, giúp cho nhà quản lý nhận thức được rằng: Tính hữu ích của KTQT được thể hiện thông qua vai trò cung cấp thông tin đa chiều và ngày càng phong phú; KTQT không còn chỉ là cung cấp các thông tin tài chính chi tiết, phản ánh hiệu quả tài chính mà DN đã được trong kỳ vừa qua, nó còn cung cấp những thông tin mang tính dự báo hiệu quả tài chính mà DN có thể đạt được trong tương lai; Kế toán quản trị viên có thể thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về HQHĐ của DN một cách tổng thể, toàn diện hơn (bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính); Những thông tin về HQHĐ đa chiều này sẽ là cơ sở để giúp nhà quản trị ra quyết định, điều phối nhóm làm việc, giúp mang lại giá trị cho DN trong tương lai.

Khi nhà quản lý DN lữ hành nhận thức được các lợi ích của việc thực hiện KTQT trong việc đánh giá HQHĐ đa chiều của DN, họ sẽ yêu cầu Kế toán quản trị viên cung cấp những thông tin về HQHĐ trên các khía cạnh này, vào những thời điểm thích hợp, làm cơ sở để ra quyết định, điều hành hoạt động kinh doanh của DN đi đúng hướng, đạt được mục tiêu chiến lược đặt ra.

Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam - 21

Bên cạnh đó, sự đồng nhất quan điểm giữa các nhà quản lý cấp cao, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp và kế toán quản trị viên về tính hữu ích của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ, sẽ giúp cho việc thực hiện thay đổi hệ thống các chỉ số đánh giá, quá trình thu thập dữ liệu, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về HQHĐ của DN diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn. Do đó, cần thiết phải nâng cao nhận thức của tất cả các nhà quản lý các cấp trong DN lữ hành về tính hữu ích của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ.


Ngoài ra, một khuyến nghị dành cho các nhà quản lý DN lữ hành là tính chủ động, sáng tạo: Những người đứng đầu DN cần có tinh thần học hỏi, đổi mới, vận dụng các phương pháp, kỹ thuật quản lý tiên tiến vào quá trình điều hành DN của họ. Vì, chỉ khi họ có tinh thần học hỏi, chủ động tìm các khóa học để nâng cao kiến thức chuyên môn dành cho các nhà quản lý, mới có cơ hội tiếp cận với những công cụ quản lý hiện đại, từ đó nâng cao khả năng áp dụng các kỹ thuật quản lý mới trong DN của họ.

Khuyến nghị 3: Nhà quản lý cấp cao của DN lữ hành cần có cam kết rõ ràng trong việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ

Kết quả của các kiểm định trong luận án này đã một lần nữa khẳng định lại mối quan hệ: Sự cam kết, hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao có liên quan đến tính hiệu quả của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Sự tham gia liên tục của nhà quản lý cấp cao nhất là vô cùng quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xung đột phát sinh; Thiếu cam kết và hỗ trợ của quản lý cấp cao sẽ là rào cản đối với việc thực hiện các giải pháp liên quan đến thực hiện KTQT trong DN. Nói cách khác, sự cam kết, lãnh đạo của nhà quản lý cấp cao nhất là những yếu tố then chốt cho việc thiết kế, tổ chức thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN. Do đó, cần có cam kết thực hiện một cách rõ ràng từ phía các nhà quản lý DN. Họ cần đảm bảo rằng sẽ dành đủ thời gian và nguồn lực để thực hiện các nỗ lực cải tiến, xác định rõ nhu cầu thông tin HQHĐ để thuận tiện cho KTQT trong việc lựa chọn sử dụng các chỉ số đánh giá, thiết kế quy trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin phù hợp. Để hoạt động này đạt hiệu quả cao, nó cần được thực hiện theo một quy trình cụ thể:

+ Lập kế hoạch chiến lược

Việc đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN đòi hỏi tốn kém về thời gian và công sức. Vì vậy, để nâng cao tính hiệu quả trong thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN, các nhà quản lý DN lữ hành cần xây dựng một kế hoạch chiến lược mang tính dài hạn. Đối với những DN lữ hành lớn, số lượng các chương trình du lịch đa dạng và phong phú, việc quản lý phức tạp hơn, nhưng lại có nguồn lực tài chính mạnh hơn, do đó nhà quản lý cần có kế hoạch về nhân sự (sắp xếp nhân sự, tuyển dụng mới nhân sự có trình độ cao, hay đào tạo nâng cao trình độ nhân viên,… để đảm bảo công việc hiệu quả), về đầu tư hệ thống CNTT (sử dụng phần mềm ERP hay nâng cấp phần mềm kế toán có kết nối dữ liệu với các bộ phận phòng ban trong DN), …Đối với các DNNVV, việc quản lý đơn


giản hơn nhưng lại bị giới hạn bởi nguồn lực tài chính, nhân sự, do đó nhà quản lý cần xác định một kế hoạch chiến lược về nhân sự, công cụ ứng dụng phù hợp.

+ Lập kế hoạch thực hiện

Hoạt động này nên khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên liên quan (các nhà quản lý cấp cao, cấp trung gian, cấp cơ sở). Quá trình lập kế hoạch thực hiện sẽ có nhiều tác động đến các nguồn lực hiện có nếu nó được thực hiện một cách hiệu quả. Do đó, các thủ tục đảm bảo và phân bổ nguồn tài chính cho việc thay đổi hệ thống KTQT để đánh giá HQHĐ phải rõ ràng và minh bạch. Về nhân sự, nhà quản lý cần giao bộ phận chuyên trách, xác định rõ số lượng nhân sự cần thiết để thực hiện công việc này; Có kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức cho các nhân sự có liên quan, yêu cầu nhân sự tham gia với tinh thần trách nhiệm cao, hiểu được ý nghĩa của hành động cải tiến này của DN; Đào tạo phù hợp đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng chuẩn bị và khả năng thay đổi của các cá nhân, do đó cần tạo điều kiện cho các kế toán quản trị viên tham gia các khóa học chuyên sâu về ứng dụng các kỹ thuật của KTQT để đánh giá HQHĐ, để họ có thể nắm rõ cách thức xây dựng, lựa chọn các chỉ số đánh giá, tính toán, phân tích và lập các báo cáo để cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý DN và các bên liên quan. Về hệ thống CNTT, nhà quản lý DN lữ hành cần cho phép đầu tư ứng dụng phần mềm hỗ trợ để đảm bảo tính thuận tiện trong quá trình thu thập, xử lý thông tin, đồng thời đảm bảo độ tin cậy cho thông tin nhờ vào sự phân quyền truy cập dữ liệu trên hệ thống.

Ngoài ra, các DN cần thiết kế quy trình làm việc, thời điểm và chủ thể thực hiện thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân tích và cung cấp thông tin một cách rõ ràng để mọi cá nhân tham gia vào quy trình có thể chủ động thực hiện công việc của mình.

+ Giám sát và đánh giá

Cuối cùng, việc giám sát cẩn thận quá trình thực hiện là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả lâu dài. Khi DN đã quyết định triển khai các công việc để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN, DN cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện công việc của tất cả các cá nhân, bộ phận có liên quan nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng. Sau một khoảng thời gian nhất định, cần đánh giá sự phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban có liên quan trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ; đánh giá chất lượng của thông tin cung cấp (về tính chính xác, trung thực, kịp thời).


Khuyến nghị 4: Nâng cao trình độ của nhân viên KTQT.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trình độ của nhân viên kế toán có ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ, vì vậy, việc nâng cao trình độ của nhân viên kế toán KTQT nói chung, nhân viên KTQT thực hiện công việc đánh giá HQHĐ nói riêng là thực sự cần thiết. Trình độ của nhân viên kế toán được thể hiện qua bằng cấp, mức độ hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của DN, kỹ năng CNTT, chuyên môn tài chính và KTQT, khả năng sáng tạo. Kết quả thống kê giá trị mean (trung bình) của các tiêu chí giảm dần theo thứ tự từ cao xuống thấp lần lượt là: “Hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của DN”, “Chuyên môn tài chính và KTQT” (giá trị trung bình mean 4,11 trên thang đo 5 điểm, tức được người trả lời đánh giá là có mức độ ảnh hưởng rất cao), sau đó là đến “Kỹ năng CNTT” (mean = 4,04), “Bằng cấp” (mean = 3,42) và “Khả năng sáng tạo” (mean = 3,39). Dựa trên kết quả khảo sát này, NCS đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao trình độ nhân viên kế toán như sau:

Thứ nhất, tiêu chuẩn đầu tiên của nhân viên KTQT thực hiện việc đánh giá HQHĐ là phải nắm rõ đặc điểm kinh doanh của DN, nên đòi hỏi nhân viên này phải có thâm niên làm việc lâu năm tại DN, hiểu tường tận đặc điểm của các mảng kinh doanh lữ hành của DN, đặc trưng của từng chương trình du lịch.

Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn tài chính và KTQT cho nhân viên KTQT bằng cách tạo điều kiện để nhân viên KTQT tham gia các khóa học chuyên sâu về phân tích tài chính DN, ứng dụng KTQT nâng cao (nếu có) hoặc yêu cầu nhân viên KTQT tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Thứ ba, nâng cao kỹ năng CNTT cho nhân viên KTQT bằng cách tạo điều kiện cho kế toán quản trị viên tham gia các khóa học ngắn hạn về CNTT hoặc yêu cầu đối tác cung cấp phần mềm hướng dẫn sử dụng một cách bài bản, chi tiết. Chẳng hạn, nếu DN triển khai áp dụng phần mềm ERP hoặc đầu tư xây dựng phần mềm mới tích hợp dữ liệu đầu ra của các phòng ban chức năng thì cần thiết phải yêu cầu nhà cung cấp phần mềm hướng dẫn bài bản để nhân viên KTQT có thể sử dụng thành thạo, nắm rõ quyền truy cập, sử dụng dữ liệu liên quan của các phòng ban khác trong DN để phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN.

Thứ tư, yếu tố “bằng cấp”. Rõ ràng là có sự khác biệt về năng lực của nhân viên có bằng đại học với nhân viên có bằng cao đẳng, trung cấp về chuyên môn KTQT. Những người tốt nghiệp hệ cử nhân kinh tế, với bằng đại học, họ có kiến thức về KTQT tốt hơn so với những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi học phần “Kế toán quản trị” được 100% các trường


đại học đào tạo chuyên ngành kế toán đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên, ngược lại, sinh viên học hệ trung cấp không được học môn học này, và chỉ số ít trường cao đẳng đưa học phần này vào chương trình đào tạo của họ. Do đó, khi các DN lữ hành tuyển nhân viên kế toán cần quan tâm đến yếu tố bằng cấp, nên tuyển những sinh viên tốt nghiệp hệ đại học vì ít nhất, nó đảm bảo điều kiện cơ bản là sinh viên đã được tiếp cận với “Kế toán quản trị”, giảm được kinh phí đào tạo/đào tạo lại cho DN.

Bên cạnh đó, đối với các nhân viên kế toán đã làm việc tại DN, các DN lữ hành có thể có chính sách tài trợ kinh phí học tập (toàn phần hoặc một phần) khuyến khích nhân viên học nâng cao trình độ như học văn bằng hai, đại học chuyên ngành, sau đại học, hoặc các chứng chỉ quốc tế, …

Khi nhân viên KTQT đã có trình độ chuyên môn tài chính và KTQT vững chắc, kết hợp với kinh nghiệm làm việc, khả năng sáng tạo trong công việc của họ sẽ tăng lên, sử dụng linh hoạt các chỉ số đánh giá, lập các Báo cáo và ứng dụng các kỹ thuật phân tích thông tin khoa học để đáp ứng được yêu cầu thông tin của nhà quản lý DN.

Khuyến nghị 5: Xây dựng văn hóa DN vững mạnh.

Văn hóa DN là tài sản quý giá của mỗi DN, được hình thành bởi phong cách lãnh đạo, điều hành của nhà quản lý cấp cao và tác phong làm việc của mỗi nhân viên trong DN, nó cần được gìn giữ và phát huy. Nói cách khác, văn hóa DN là linh hồn của mỗi DN, bao gồm một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy, được mọi thành viên trong DN cùng thống nhất và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến nhận thức và hành động của mỗi cá nhân trong DN. Các DN có nền văn hóa vững mạnh thường có sự đồng thuận cao giữa các thành viên, cùng hướng tới mục tiêu chung, và được xem là yếu tố quan trọng để thành công lâu dài. Trong nghiên cứu này, yếu tố văn hóa của DN lữ hành được đại diện bởi: Các quy chế tài chính, nhân sự, thưởng, phạt, bổ nhiệm, tuyển dụng; Quy tắc ứng xử trong DN; Hỗ trợ của nhà quản lý đối với nhân viên; Sự hợp tác của nhân viên; Sự nhất trí về mục tiêu phát triển; Xây dựng hình ảnh bên trong và bên ngoài công ty. Kết quả khảo sát diện rộng cho thấy, yếu tố “Hỗ trợ của nhà quản lý đối với nhân viên” và “Sự hợp tác của nhân viên” được cho là có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành (với giá trị trung bình mean = 4,1); Sau đó đến “Các quy chế tài chính, nhân sự, thưởng, phạt, bổ nhiệm, tuyển dụng” và “Quy tắc ứng xử trong DN”; Cuối cùng là “Sự nhất trí về mục tiêu phát triển” và “Xây dựng hình ảnh bên trong và bên ngoài công ty”. Do đó, để việc thực hiện KTQT nói chung,


thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN nói riêng đạt kết quả cao, các DN lữ hành cần thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất, nhà quản lý DN lữ hành cần thể hiện rõ sự hỗ trợ của mình đối với nhân viên thông qua việc tạo điều kiện để nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư CNTT hiện đại phục vụ cho thực hiện công việc, thường xuyên tổ chức các cuộc họp để nhân viên bày tỏ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, giúp chất lượng công việc đạt hiệu quả hơn.

Thứ hai, nhà quản lý DN lữ hành cần xây dựng rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quy trình thực hiện công việc, mối quan hệ giữa các bộ phận phòng ban, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng để quá trình thu thập dữ liệu, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về HQHĐ của DN diễn ra trôi chảy.

Thứ ba, các DN lữ hành cần xây dựng các quy chế tài chính, nhân sự, thưởng, phạt, bổ nhiệm, tuyển dụng một cách rõ ràng, nhằm kích thích khả năng sáng tạo, niềm say mê, nhiệt huyết trong thực hiện công việc chuyên môn của mỗi thành viên.

Khuyến nghị 6: Các DN lữ hành cần đầu tư phát triển hệ thống CNTT phù hợp phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ

Hệ thống CNTT đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN. Bởi lẽ, để tính toán được những chỉ số đánh giá, KTQT cần thu nhận dữ liệu từ các bộ phận/phòng ban khác nhau trong DN như bộ phận kế toán, bộ phận điều hành (bao gồm Trưởng bộ phận điều hành, hướng dẫn viên du lịch), bộ phận chăm sóc khách hàng, bộ phận kinh doanh, phòng hành chính tổng hợp,…Do đó, việc thực hiện thu thập dữ liệu thủ công sẽ cần nhiều thời gian, cản trở việc cung cấp thông tin kịp thời đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý. Trong trường hợp này, các DN lữ hành nên thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng sự phát triển của khoa học công nghệ của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, đầu tư sử dụng các phần mềm quản lý DN hiện đại như phần mềm quản lý nguồn nhân lực ERP hoặc một phần mềm mới tích hợp dữ liệu đầu ra của phần mềm kế toán với các phần mềm quản lý DN khác. Vì, khi thực hiện hệ thống phần mềm này, dữ liệu từ các bộ phận/phòng ban sẽ được cập nhật kịp thời, dữ liệu đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy cao. Tuy nhiên, khi ứng dụng các phần mềm quản lý DN hiện đại hoặc khi tích hợp phần mềm kế toán với phần mềm quản lý từ các bộ phận/phòng ban khác, cần lưu ý đến việc phân quyền truy cập dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật thông tin, phân chia quyền nhập, xem, chỉnh sửa dữ liệu một cách rõ ràng.


Khuyến nghị 7: Xác định chiến lược kinh doanh rõ ràng cho từng thời kỳ.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng thuận chiều, tích cực đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành. Thật vậy, chiến lược kinh doanh mới được xây dựng, kéo theo đó là nhu cầu thông tin về HQHĐ thực hiện chiến lược đó. Do vậy, nhà quản lý DN cần xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng, đặt ra mục tiêu hoạt động cụ thể cho từng thời kỳ, thực hiện truyền thông ý tưởng để tất cả các nhà quản lý bộ phận, phòng ban và nhân viên trong DN được biết và hành động nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. Chẳng hạn, khi DN đặt ra mục tiêu chiến lược về hiệu quả tài chính trong giai đoạn 5 năm và mục tiêu tài chính trong từng giai đoạn nhỏ, DN cần xây dựng các phương án kinh doanh mang tính chiến lược và các phương án triển khai cụ thể trong từng giai đoạn; Theo đó, các chỉ số tài chính được xây dựng để đánh giá HQHĐ cho mỗi giai đoạn thực hiện chiến lược kinh doanh của DN, như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận gộp, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, ROI, ROE, ... Tương tự như vậy, nếu DN lữ hành đặt ra Chiến lược kinh doanh tăng sự hài lòng của khách hàng, nhằm tăng doanh thu, hiệu quả tài chính trong thời gian tới; DN phải xây dựng những mục tiêu và phương án kinh doanh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đó trong từng giai đoạn; Theo đó, những chỉ số đánh giá HQHĐ của khía cạnh khách hàng được đặt ra để phù hợp với mục tiêu đã nêu và việc đánh giá HQHĐ khía cạnh khách hàng sau mỗi giai đoạn được tiến hành; Trong trường hợp này, các chỉ số đánh giá HQHĐ khía cạnh khách hàng có thể là tỷ lệ khách hàng hài lòng về chất lượng tour (gồm phương tiện di chuyển, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ điểm đến, hướng dẫn viên du lịch,…), tỷ lệ khách hàng theo đoàn tiếp tục ký hợp đồng, số chương trình khiếu nại của khách hàng, số lượng khách hàng mới do được khách hàng cũ giới thiệu, số lần một khách hàng đã mua tour của DN,…

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid đang hoành hành như hiện nay đã khiến cho các DN lữ hành bị ảnh hưởng một cách trầm trọng, nhà quản lý các DN lữ hành cần phải đưa ra các chiến lược kinh doanh mới nhằm duy trì sự sống còn cho DN và phục hồi sau đại dịch Covid. Dựa trên định hướng phát triển ngành du lịch do Bộ VHTTDL, các Sở du lịch, các DN lữ hành cần tập trung khai thác các tour nội địa, xây dựng các chương trình du lịch mới, du lịch khép kín, kết nối các vùng xanh để đảm bảo an toàn cho khách du lịch và các đơn vị liên quan. Chẳng hạn, các tour “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà nội” (do Công ty Lữ hành Hanoitourist đã triển khai vào cuối tháng 10/2021), hay “Du lịch trải nghiệm vùng xanh an toàn: Hà nội – Bình liêu” (do Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Hà nội đang triển khai), tour khép kín ở Đà nẵng do Vietravel

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí