Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 1 - 2




DANH MỤC BẢNG, BIỂU



Trang

Bảng 1.1

: Sự khác nhau giữa ĐVSN công lập và ĐVSN ngoài công lập

17

Bảng 1.2

: Cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm và cơ chế tự chủ tài chính


28

Bảng 1.3

: Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS)

40

Biểu 2.1

: Sổ quỹ tiền mặt

71

Biểu 2.2

: Sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ

72

Biểu 2.3

: Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc

79

Biểu 2.4

: Sổ chi tiết các tài khoản

84

Biểu 2.5

: Sổ kho (Thẻ kho)

103

Biểu 2.6

: Sổ chi tiết NL, VL, CCDC, SP, hàng hóa

104

Biểu 2.7

: Bảng tổng hợp chi tiết NL, VL, CCDC, sản phẩm, hàng hóa

105

Biểu 2.8

: Sổ tài sản cố định

125

Biểu 2.9

: Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng

126

Biểu 3.1

: Sổ chi tiết các khoản thu

165

Biểu 3.2

: Sổ chi tiết hoạt động

178

Biểu 3.3

: Sổ chi tiết dự án

186

Biểu 3.4

: Sổ theo dõi chi phí trả trước

194

Biểu 3.5

: Sổ chi phí quản lý chung

197

Biểu 3.6

: Sổ chi tiết doanh thu

205

Biểu 3.7

: Sổ chi phí SXKD (hoặc đầu tư XDCB)

213

Biểu 4.1

: Giấy rút dự toán ngân sách

231

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 1 - 2


Biểu 4.2

: Lệnh chi tiền

232

Biểu 4.3

: Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí

240

Biểu 4.4

: Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí

241

Biểu 5.1

: Sổ chi tiết các tài khoản

282

Biểu 5.2

: Sổ theo dõi tạm ứng kinh phí của Kho bạc

303

Biểu 6.1

: Bảng cân đối tài khoản

341

Biểu 6.2

: Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị


347

Biểu 6.3

: Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi

350

Biểu 6.4

: Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang


352

Biểu 6.5

: Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh


355

Biểu 6.6

: Báo cáo tổng hợp thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD


357

Biểu 6.7

: Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ

359

Biểu 6.8

: Báo cáo phân tích biến động chi phí cho bộ phận/hoạt động

363

Biểu 6.9

: Báo cáo phân tích sự khác biệt giữa các phương án hoạt động

365




DANH MỤC SƠ ĐỒ




Trang

Sơ đồ 1.1

: Quyết toán thu, chi tại đơn vị sự nghiệp

34

Sơ đồ 1.2

: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung

45

Sơ đồ 1.3

: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán

47

Sơ đồ 1.4

: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán

48

Sơ đồ 2.1

: Kế toán tổng hợp tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

80

Sơ đồ 2.2

: Kế toán tổng hợp NVL, công cụ dụng cụ

96

Sơ đồ 2.3

: Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ

127

Sơ đồ 2.4

: Kế toán tổng hợp sửa chữa lớn TSCĐ trong đơn vị sự nghiệp

137

Sơ đồ 3.1

: Kế toán tổng hợp các khoản thu sự nghiệp

160

Sơ đồ 3.2

: Kế toán tổng hợp các khoản thu chưa qua ngân sách

163

Sơ đồ 3.3

: Kế toán tổng hợp chi thường xuyên

175

Sơ đồ 3.4

: Kế toán tổng hợp chi không thường xuyên

176

Sơ đồ 3.5

: Kế toán tổng hợp chi dự án

184

Sơ đồ 3.6

: Kế toán tổng hợp chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước

190

Sơ đồ 3.7

: Kế toán tổng hợp thu hoạt động sản xuất kinh doanh

203

Sơ đồ 3.8

: Kế toán tổng hợp chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh

211

Sơ đồ 3.9

: Kế toán các khoản chênh lệch thu, chi chưa xử lý

218

Sơ đồ 4.1

: Kế toán tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động


238

Sơ đồ 4.2

: Kế toán tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí dự án


249

Sơ đồ 4.3

: Kế toán tổng hợp tình tình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí theo ĐĐH của Nhà nước


254

Sơ đồ 4.4

: Kế toán tổng hợp nguồn kinh phí đầu tư XDCB

260

Sơ đồ 4.5

: Kế toán tổng hợp quĩ đơn vị

266

Sơ đồ 5.1

: Kế toán tổng hợp nợ phải thu

280

Sơ đồ 5.2

: Kế toán tổng hợp các khoản nợ phải trả

301

Sơ đồ 5.3

: Kế toán tổng hợp kinh phí cấp cho cấp dưới

307


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP


Mục tiêu:

Chương này giúp sinh viên:

- Nhận diện và phân biệt được các loại đơn vị sự nghiệp; sự khác biệt cơ bản giữa đơn vị sự nghiệp với doanh nghiệp hay các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận;

- Nắm được đặc điểm tổ chức quản lý và đặc điểm quản lý tài chính có chi phối đến kế toán và tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp;

- Nắm được nguyên tắc kế toán cơ bản trong đơn vị sự nghiệp, xu hướng lựa chọn cơ sở kế toán trong đơn vị sự nghiệp theo Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS);

- Nắm được nguyên tắc và nội dung tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp.


1.1. Đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đơn vị sự nghiệp

Khái niệm đơn vị sự nghiệp

Với mọi quốc gia trên thế giới, Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, quản lý và điều hành các mặt của đời sống kinh tế

- xã hội. Để thực thi vai trò này, Nhà nước tiến hành tổ chức bộ máy các cơ quan trực thuộc bao gồm các cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp cùng với các đơn vị sự nghiệp.


Theo quan điểm trước đây các cơ quan này được gọi chung là đơn vị hành chính sự nghiệp. Trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, cụm từ “đơn vị hành chính sự nghiệp” được hiểu là từ gọi tắt cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các đoàn thể, hội quần chúng.

Theo chế độ kế toán Việt Nam (2006) thì đơn vị hành chính sự nghiệp là: Đơn vị do Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một lĩnh vực nào đó, hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp toàn bộ hoặc cấp một phần kinh phí và các nguồn khác đảm bảo theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao cho từng giai đoạn.

Như vậy, việc gọi tắt như trên xuất phát từ bản chất hoạt động các đơn vị HCSN nói chung là hoàn toàn khác biệt so với doanh nghiệp. Trên cơ sở quyết định thành lập của Nhà nước, nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động của các đơn vị HCSN do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách. Các hoạt động này chủ yếu được tổ chức để phục vụ xã hội do đó chi phí chi ra không được trả lại trực tiếp bằng hiệu quả kinh tế mà được thể hiện bằng hiệu quả xã hội nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Tuy nhiên, các quan điểm trên đây đã đồng nhất các cơ quan hành chính Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp. Về bản chất, cần hiểu đơn vị hành chính sự nghiệp là một từ ghép để phản ánh hai loại tổ chức khác biệt nhau: cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, hành chính là “hoạt động quản lý chuyên nghiệp của Nhà nước đối với xã hội. Hoạt động này được thực hiện bởi một bộ máy chuyên nghiệp”. Do đó, cơ quan hành chính là các tổ chức cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính công cho người dân khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình. Cơ quan hành chính Nhà nước là các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, thuộc các cấp chính quyền, các ngành, các lĩnh vực (gồm các cơ quan quyền lực Nhà nước như Quốc hội, HĐND các cấp, các cấp chính quyền như Chính phủ, UBND các cấp,


các cơ quan quản lý Nhà nước như các Bộ, Ban, Ngành ở Trung ương, các Sở, ban, ngành ở cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, các phòng ban ở cấp huyện và các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp…). Cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động bằng nguồn kinh phí NSNN cấp, cấp trên cấp hoặc các nguồn khác theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao.

Trong khi đó, các đơn vị sự nghiệp không phải là cơ quan quản lý Nhà nước mà là các tổ chức cung cấp các dịch vụ công về y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ… đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu về đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xuất phát từ sự khác biệt đó, việc phân định rõ cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp là hết sức cần thiết, đặc biệt trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính Nhà nước để nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân các tổ chức và đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội.

Đối với các cơ quan hành chính Nhà nước, nhiệm vụ cụ thể đặt ra là phải đổi mới nhằm tiết kiệm chi hành chính, tinh giản bộ máy biên chế để nâng cao chất lượng công vụ, đơn giản hóa thủ tục, giảm cơ chế “xin-cho” và nâng cao chất lượng, trình độ công tác chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước.

Đối với các đơn vị sự nghiệp, bằng việc tạo quyền chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động, sắp xếp bộ máy tổ chức và lao động hợp lý đồng thời góp phần tăng thu nhập, phúc lợi cho người lao động.

Như vậy, dưới góc độ một tổ chức cung ứng dịch vụ công có thể rút ra khái niệm về đơn vị sự nghiệp như sau:

Đơn vị sự nghiệp là thuật ngữ chỉ chung cho các đơn vị thuộc khu vực Nhà nước và đơn vị ngoài khu vực Nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có đủ điều kiện và chức năng


cung ứng dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với yêu cầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước.

Theo khái niệm trên, đơn vị sự nghiệp sẽ bao gồm đơn vị sự nghiệp thuộc khu vực Nhà nước và đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Trong đó:

Đơn vị sự nghiệp thuộc khu vực Nhà nước (còn gọi là đơn vị sự nghiệp công lập) là các đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư, thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập. Theo điều 9, Luật Viên chức (58/2010/QH12), đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (còn gọi là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập) là các đơn vị do các tổ chức, cá nhân tự đầu tư, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và hoạt động theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ sự nghiệp công là hoạt động cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu chung của xã hội và phục vụ các quyền, nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức, cá nhân do Nhà nước trực tiếp đảm nhiệm hoặc uỷ nhiệm cho các tổ chức ngoài khu vực Nhà nước thực hiện.

Giữa đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) công lập và ĐVSN ngoài công lập có sự khác biệt nhất định trên những nội dung cơ bản sau (Bảng 1.1).


Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa ĐVSN công lập và ĐVSN ngoài công lập


Tiêu thức

ĐVSN công lập

ĐVSN ngoài công lập

Quyết định thành lập

Cơ quan Nhà nước trực tiếp ra quyết định thành lập

Cơ quan Nhà nước cho phép thành lập

Mục đích hoạt động chủ yếu

Phục vụ nhu cầu chung của toàn xã hội

Cung cấp dịch vụ công trên cơ sở tìm kiếm lợi nhuận

Cơ chế hoạt động

Do Nhà nước quy định:

- Mang tính tuân thủ

- Theo cơ chế tự chủ

Theo cơ chế hoạt động của doanh nghiệp, mang tính tự chủ

Cơ chế tài chính

Được quyền tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên theo các mức độ khác nhau nhưng không được quyền tự chủ kinh phí hoạt động không thường xuyên

Được quyền tự chủ kinh phí hoạt động

Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu

- Ngân sách Nhà nước cấp

- Nguồn thu sự nghiệp

- Tự huy động (góp vốn, vay…)

- Nguồn khác

- Tự huy động

- Nguồn thu sự nghiệp

- Nguồn khác

Trong khuôn khổ của giáo trình, các nội dung trình bày được giới hạn cho đơn vị sự nghiệp công lập, sau đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp.

Đặc điểm đơn vị sự nghiệp

Như trên đã xác định, đơn vị sự nghiệp là các tổ chức thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu chung của toàn xã hội. Do đó, các đơn vị sự nghiệp dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều mang những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp không nhằm mục đích lợi nhuận trực tiếp. Trong nền kinh tế thị trường, các sản phẩm,

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí