Đặc Điểm Tổ Chức Quản Lý Của Đơn Vị Sự Nghiệp


dịch vụ do đơn vị sự nghiệp tạo ra đều có thể trở thành hàng hoá cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, việc cung ứng những hàng hoá này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như doanh nghiệp. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho người dân nhằm thể hiện vai trò của Nhà nước khi can thiệp vào thị trường. Thông qua đó Nhà nước hỗ trợ các ngành kinh tế hoạt động bình thường, tạo điều kiện nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ hai, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là cung cấp những sản phẩm mang lại lợi ích chung, lâu dài và bền vững cho xã hội. Kết quả của hoạt động sự nghiệp là tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khoẻ, tri thức, văn hoá, khoa học, xã hội… do đó có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Đây chính là những “hàng hoá công cộng” phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất xã hội. Nhờ sử dụng những hàng hoá công cộng do các đơn vị sự nghiệp tạo ra mà quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Vì vậy hoạt động của các đơn vị sự nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.

Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Để thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia như: Chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chương trình xoá mù chữ, chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình… Những chương trình, mục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước với vai trò của mình thông qua các đơn vị sự nghiệp thực hiện một cách triệt để và có hiệu quả.

Như vậy, các đơn vị sự nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện những công việc có lợi ích chung và lâu dài cho cộng đồng xã hội. Hoạt động của các đơn vị này mặc dù không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng tác động đến lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Kết quả của các hoạt động đó có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động xã hội do đó có liên quan đến toàn bộ hoạt động của xã hội.


1.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp

Để đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, cần có sự phân loại các đơn vị sự nghiệp. Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu của quản lý nhà nước… mà các đơn vị sự nghiệp được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Các cách phân loại tuy khác nhau về hình thức đôi khi không có ranh giới cụ thể song tựu trung lại đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá đưa ra các định hướng, mục tiêu phát triển của mỗi loại hình đơn vị phù hợp với từng thời kỳ.

Theo lĩnh vực hoạt động, đơn vị sự nghiệp được chia thành:

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế: Gồm các cơ sở khám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các bộ, ngành và địa phương; cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đào tạo y dược; các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, các đơn vị có chức năng kiểm định vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế, kiểm nghiệm thuốc, hóa mỹ phẩm, thực phẩm, kiểm dịch y tế thuộc các bộ, ngành, địa phương …

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 158 trang tài liệu này.

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo: Gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các trường mầm non, tiểu học, trung học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học, học viện…

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn hoá thông tin nghệ thuật: Gồm các đoàn nghệ thuật, trung tâm chiếu phim, nhà văn hoá thông tin, thư viện công cộng, bảo tàng, trung tâm thông tin triển lãm, đài phát thanh, truyền hình…

Kế toán đơn vị sự nghiệp Phần 1 - 3

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực thể dục thể thao: Gồm các trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao…

- Đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế: Gồm các viện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị, nông thôn; các trung tâm nghiên cứu khoa


học và ứng dụng về nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, công nghiệp, địa chính…

Theo phân cấp quản lý ngân sách, các ĐVSN công lập trong cùng một ngành theo hệ thống dọc được chia thành các đơn vị dự toán sau:

- Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm do các cấp chính quyền giao, phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc. Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm quản lý kinh phí của toàn ngành và trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với cơ quan tài chính. Thuộc đơn vị dự toán cấp I là các Bộ ở trung ương; các Sở ở tỉnh, thành phố hoặc các phòng ở cấp huyện, quận.

- Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III, tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới. Đơn vị dự toán cấp II là các đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I và là đơn vị trung gian thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán cấp III.

- Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn ngân sách, nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dưới (nếu có). Đơn vị dự toán cấp III là các đơn vị dự toán cấp cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí để thỏa mãn nhu cầu hoạt động của mình đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sự hướng dẫn của đơn vị dự toán cấp trên.

- Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp III: được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán với đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp II và cấp II với cấp I.


Trên thực tế, việc phân chia các đơn vị dự toán trong một ngành chỉ có tính chất tương đối nghĩa là thứ bậc các đơn vị dự toán không cố định mà tùy thuộc vào cơ chế phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước. Do vậy, xác định một ĐVSN thuộc đơn vị dự toán cấp nào là tùy thuộc vào mối quan hệ giữa nó với các đơn vị dự toán khác trong cùng ngành hoặc với cơ quan tài chính.

Theo mức độ tự chủ tài chính, các đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính bao gồm:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động) là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động). Đây là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước phải cấp một phần chi phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

Theo quan điểm trên, tiêu chí để phân loại đơn vị sự nghiệp là mức độ tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp, được xác định bằng công thức dưới đây:


Mức tự đảm bảo chi phí

hoạt động thường xuyên = của đơn vị sự nghiệp

Tổng số thu sự nghiệp


Tổng số chi hoạt động thường xuyên


x 100%


Trong cách phân loại trên, có thể chia các ĐVSN thành hai nhóm chính là nhóm các đơn vị sự nghiệp được NSNN đảm bảo toàn bộ và nhóm các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên.

Đối với nhóm thứ nhất, các đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu là đơn vị được Nhà nước cấp toàn bộ kinh phí để đảm bảo hoạt động cho đơn vị và kinh phí được cấp theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Đơn vị được đảm bảo toàn bộ kinh phí cho hoạt động của mình nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao bằng ngân quỹ nhà nước hoặc từ quỹ công tương ứng với khối lượng công việc được giao đã hoàn thành.

Đối với nhóm thứ hai, các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên là đơn vị sự nghiệp mà ngoài nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước cấp còn được Nhà nước cho phép thu một số khoản phí, lệ phí hoặc một số khoản thu khác để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình. Như vậy, có thể thấy đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi phí hoạt động thường xuyên thuộc sở hữu Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập để thực hiện các mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội do Nhà nước giao. Hoạt động của đơn vị sự nghiệp có nguồn thu luôn gắn liền với những lĩnh vực sự nghiệp như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ… để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu và lợi ích chung thiết yếu của xã hội. Các sản phẩm, dịch vụ này mang tính chất phúc lợi xã hội và thực hiện theo đơn giá quy định của Nhà nước. Nhà nước bảo đảm nhằm duy trì sự công bằng trong phân phối các sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở chú trọng đến lợi ích cộng đồng xã hội, khắc phục các khiếm khuyết của thị trường. Khoản thu của các đơn vị sự nghiệp không vì mục đích lợi nhuận. Tuỳ theo tính chất và đặc điểm hoạt động, Nhà nước cho phép đơn vị sự nghiệp ở một số lĩnh vực được thu một số khoản như phí, lệ phí… Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp là một nội dung thu của ngân sách nhà nước và được quy định trong Luật Ngân sách. Mục đích của các khoản thu này là nhằm xoá bỏ dần tình trạng bao cấp qua ngân sách, giảm nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nước, trang trải thêm cho các hoạt động của đơn vị.


Ngoài các cách phân loại trên, theo Luật Viên chức (2010) và quy định tài chính hiện hành, các đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (còn gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ): Là các ĐVSN công lập tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp (kể cả nguồn thu từ ngân sách nhà nước đối với sản phẩm dịch vụ, hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng) hoặc; ĐVSN công lập đáp ứng đủ các điều kiện sau: (i) Tự đảm bảo trên 10% kinh phí hoạt động thường xuyên; (ii) Có đề án sử dụng tài sản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, được Bộ, cơ quan trung ương hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; (iii) Cam kết thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng tài sản đối với đơn vị tự chủ tài chính; (iv) Đảm bảo tự bù đắp đủ các chi phí khi được Nhà nước cho phép hoặc yêu cầu tính đúng, đủ chi phí vào giá thành sản phẩm dịch vụ, hàng hóa; (v) Nhà nước không tăng thêm kinh phí, trừ các trường hợp Nhà nước giao thêm nhiệm vụ hoặc bổ sung một phần tiền lương tăng thêm theo chế độ của Nhà nước.

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (còn gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ): Là các đơn vị không đủ điều kiện quy định; ĐVSN công lập hoạt động tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; ĐVSN công lập cung cấp dịch vụ công thiết yếu như: Giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; bệnh viện tâm thần, bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, bệnh viện lao, bệnh viện phong; ĐVSN công lập thuộc cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quản lý.

Theo tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ cung cấp, đơn vị sự nghiệp bao gồm: Đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng thuần túy và Đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân.

Theo tính chất xã hội nhân văn hay kinh tế kỹ thuật của dịch vụ, đơn vị sự nghiệp bao gồm:


- Đơn vị sự nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ xã hội liên quan đến nhu cầu và quyền lợi cơ bản đối với sự phát triển của con người về thể lực, trí lực như các đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa thông tin…

- Đơn vị sự nghiệp thực hiện cung cấp dịch vụ kinh tế kỹ thuật liên quan đến các nhu cầu vật chất, phục vụ lợi ích chung của xã hội như đơn vị cung ứng điện, nước, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, vệ sinh môi trường…

Theo phương thức thu tiền của người sử dụng dịch vụ, đơn vị sự nghiệp được phân chia thành:

- Đơn vị sự nghiệp thực hiện các dịch vụ công không thu tiền trực tiếp từ người sử dụng.

- Đơn vị sự nghiệp thực hiện các dịch vụ công mà người sử dụng phải trả một phần.

- Đơn vị sự nghiệp thực hiện các dịch vụ công mà người sử dụng phải trả toàn bộ.

Từ những phân tích trên cho thấy các đơn vị sự nghiệp có chức năng chính là tạo ra những sản phẩm chủ yếu phục vụ xã hội đồng thời tận dụng khả năng về nhân lực, vật lực của đơn vị để khai thác nguồn thu. Do đó, các đơn vị này không thực hiện cơ chế quản lý tài chính như doanh nghiệp mà đòi hỏi một cơ chế quản lý thích hợp để làm tốt cả hai chức năng phục vụ nhân dân và khai thác nguồn thu để phát triển.

1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị sự nghiệp

1.1.2.1. Về quản lý hoạt động của đơn vị sự nghiệp

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ gồm thiết lập và thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp khác nhau của chủ thể quản lý tác động một cách có ý thức tới đối tượng quản lý nhằm đạt được kết quả nhất định.

Trong ĐVSN, quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý được xác định như sau:


Chủ thể quản lý ĐVSN là Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ công.

Đối tượng quản lý ĐVSN là các hoạt động được Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng và các hoạt động khác.

Quản lý các ĐVSN được thực hiện theo nhiều phương pháp (tổ chức, hành chính, kinh tế,…), công cụ quản lý khác nhau (pháp luật, thanh tra, kiểm tra, đánh giá,…). Mỗi phương pháp, công cụ có đặc điểm, cách thức tác động và ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, quản lý hoạt động sự nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến các phương pháp, công cụ mang tính quyền lực, mệnh lệnh nhằm đảm bảo tính tập trung, thống nhất, đó là các phương pháp tổ chức, hành chính, các công cụ pháp luật, thanh tra, kiểm tra.

Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động, ĐVSN có thể tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục đích tăng thu, tích lũy, phát triển, hỗ trợ kinh phí cho đơn vị, gián tiếp cân đối cán cân NSNN theo hình thức tách biệt hay kết hợp với hoạt động sự nghiệp; được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự quyết định tổ chức, thực hiện hoạt động. Quyền và nghĩa vụ của bộ phận hoạt động SXKD được mở rộng như một DN công song có nhiều ưu đãi hơn. Đối với đơn vị tổ chức theo hình thức kết hợp, công tác kế toán được thực hiện theo hình thức kết hợp. Bộ phận hoạt động SXKD trong đơn vị là một chủ thể kinh tế nhưng không phải là một chủ thể pháp lý, không có tư cách pháp nhân, không thuộc đối tượng được cấp đăng ký kinh doanh. Đối với đơn vị tổ chức theo hình thức tách biệt, bộ phận hoạt động SXKD trong đơn vị có thể là một chủ thể kinh tế, đồng thời là một chủ thể pháp lý, có tư cách pháp nhân.

1.1.2.2. Về tổ chức bộ máy quản lý

Để quản lý các hoạt động có hiệu quả, đặc biệt trong cơ chế tự chủ, tổ chức bộ máy quản lý trong ĐVSN thường được thực hiện theo một trong các hình thức sau:

Xem tất cả 158 trang.

Ngày đăng: 10/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí