Điều Kiện Về Phía Nhà Nước Và Các Cơ Quan Chức Năng


nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 2293 – Dự phòng tổn thất tài sản Có TK 642 – Chi phí quản lý DN.

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334….(phần thực thu)

Nợ TK 2293 – Dự phòng tổn thất tài sản (phần đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244…

Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Thứ ba, hoàn thiện kế toán sản phẩm hỏng

Trong quá trình sản xuất, xác suất có sản phẩm không đạt chất lượng thì ở bất kỳ đơn vị nào đều có, tỷ lệ cao hay thấp là tùy thuộc vào mức độ hiện đại của trang thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất cũng như năng lực kỹ thuật của người lao động. Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn về kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, nó được loại ra và coi như phế liệu thu hồi. Phế liệu thu hồi có giá trị sử dụng thấp, không mang lại hiệu quả kinh tế.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi - 14

Do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên trong quá trình sản xuất sản phẩm sẽ có sự xuất hiện của những sản phẩm hỏng. Tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi thì tỷ lệ sản phẩm không đạt chất lượng, vỡ… hiện nay chiếm tỷ lệ khoảng 2% so với số sản phẩm sản xuất được. Nhưng hiện nay, công ty chưa lập định mức về sản phẩm hỏng và chưa đưa ra những biện pháp hạch toán cụ thể đối với những sản phẩm hỏng mà chi phí về sản phẩm hỏng tính hết vào giá thành sản


phẩm. Sản phẩm sản xuất ra bị hư hỏng dưới mức bình thường hoặc vượt trên mức bình thường đều được tính hết vào giá thành sản phẩm. Việc tính toán như vậy là không phản ánh đúng bản chất của chi phí sản phẩm hỏng, sản phẩm hỏng của công ty là sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được vì vậy để cải thiện thực trạng đó, Công ty cần tiến hành các công việc cụ thể sau:

- Quy định rõ tỷ lệ sản phẩm hỏng trong định mức và ngoài định mức căn cứ vào điều kiện máy móc thiết bị sản xuất và trình độ, kỹ năng của người công nhân. Theo tác giả định mức sản phẩm hỏng của công ty hiện nay nên quy định mức tối đa là 1,5% trên tổng số lượng sản phẩm sản xuất được. Nếu sản phẩm hỏng vượt định mức cần phải quy trách nhiệm vật chất, buộc bồi thường. Những thiệt hại về sản phẩm hỏng do nguyên nhân khách quan thì chi phí về sản phẩm hỏng được loại trừ khỏi giá thành của sản phẩm hoàn thành.

- Cuối kỳ, tập hợp toàn bộ thiệt hại về sản phẩm hỏng và tiến hành hạch toán:

+ Sản phẩm hỏng trong định mức: Không tổ chức hạch toán theo dõi riêng, sau khi trừ phần phế liệu thu hồi (nếu có), chi phí về sản phẩm hỏng coi như nằm trong giá thành sản phẩm hoàn thành. Nếu có phế liệu thu hồi cũng cần phải kiểm kê và xác định giá trị thu hồi.

+ Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Căn cứ vào các biên bản xác nhận và chứng từ kế toán liên quan, kế toán tiến hành hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng theo các định khoản:

Loại trừ chi phí về sản phẩm hỏng ra khỏi giá thành sản phẩm và chờ xử lý: Nợ TK 1381 - Phải thu khác

Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Căn cứ vào các quyết định xử lý thiệt hại về sản phẩm hỏng của cấp có thẩm quyền, kế toán phản ánh theo định khoản:

Nợ TK 152: Giá trị nguyên vật liệu thu hồi

Nợ TK 1388: Bắt người chịu trách nhiệm bồi thường Nợ TK 632: Tính vào giá vốn hàng bán

Có TK 1381: Tổng giá trị sản phẩm hỏng ngoài định mức


3.3.3. Hoàn thiện kế toán KQKD

(1) Hoàn thiện kế toán xác định chi phí thuế TNDN:

Các khoản chi phí ghi vào lợi nhuận kế toán mà không được chấp nhận cho mục đích tính thuế, khi xác định thuế TNDN công ty nên loại các khoản chi phí đó ra.

Thu nhập tính thuế được tính bằng lợi nhuận kế toán trừ doanh thu không chịu thuế (như cổ tức) cộng chi phí không hợp lý (như phạt vi phạm hành chính) trừ thu nhập miễn thuế trừ chuyển lỗ.

Thuế TNDN bằng thu nhập tính thuế nhân thuế suất thuế TNDN.

Tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi, vào ngày 24/02/2015 nhận được quyết định số 25/QĐ-XPHC của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ngãi ngày 24/02/2016 về việc Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường. Quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường: Thực hiện không đầy đủ nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyển xác nhận, áp dụng theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 7, Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ với mức phạt tiền là 1.000.000 đồng.

Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, khoản này ko được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.

Tổng LN trước thuế TNDN = LNT từ HĐKD + LNT từ HĐTC + LN khác

= 384.723.232 + (163.991.969) + 5.200.000

= 225.931.263 đồng

Thu nhập tính thuế = Lợi nhuận kế toán - doanh thu không chịu thuế + chi phí không hợp lý - thu nhập miễn thuế trừ chuyển lỗ = 225.931.263 + 1.000.000= 226.931.263đồng

Chi phí thuế TNDN hiện hành = Lợi nhuận kế toán trước thuế x 20%

= 226.931.263 x 20% = 45.386.253 đồng

Lợi nhuận sau thuế TNDN = 226.931.263 - 45.386.253= 181.545.010 đồng



(2) Hoàn thiện kế toán chi tiết KQKD:

Công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết cho từng hoạt động riêng của DN: sổ theo dõi chi tiết doanh thu, chi phí của sản phẩm gạch; sổ theo dõi chi tiết doanh thu, chi phí của sản phẩm xây lắp; sổ theo dõi chi tiết doanh thu, chi phí của sản phẩm cơ khí,... theo mẫu sổ S35-DN ban hành theo thông tư số 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của BTC. Kế toán dựa vào các hóa đơn, chứng từ mua vào, bán ra để xác định doanh thu, chi phí của từng sản phẩm. Sổ chi tiết doanh thu, chi phí nhằm xác định lãi của từng sản phẩm trong kỳ như thế nào? Xác định được nhóm mặt hàng được ưa thích hơn, đem lại doanh thu và giá trị tăng cao hơn. Điều này sẽ cung cấp các thông tin chi tiết, đáp ứng cho yêu cầu quản lý trong nội bộ doanh nghiệp và phục vụ cho việc lập báo cáo bộ phận.

Công ty CP cơ khí và xây lắp An Ngãi đã tổ chức hệ thống sổ sách kế toán khá phù hợp với chế độ kế toán hiện hành để hạch toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD. Tuy nhiên trong điều kiện thị trường nhiều biến động như hiện nay, với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng công ty nên sử dụng thêm một số mẫu sổ chi tiết và báo cáo kế toán để thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ, công tác bán hàng và thu hồi công nợ của khách hàng, kiểm soát sự thay đổi của thị trường để có thể thay đổi phương án kinh doanh trong điều kiện phù hợp.

3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

3.4.1. Điều kiện về phía nhà nước và các cơ quan chức năng

3.4.1.1. Về phía các cơ quan nhà nước

Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế tài chính, hệ thống pháp luật, hoàn thiện chế độ kế toán hiện hành phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế. Văn bản giữa các Bộ, ngành cần phải có sự nhất quán về mặt nội dung.

Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý DN và tạo môi trường kinh tế và môi trường pháp lý thuận lợi cho các DN.


Để có thể thực hiện đổi mới hệ thống kế toán nói chung và kế toán doanh thu, chi phí, xác định kết quả nói riêng, bản thân các nhà quản trị DN cần nhận thức được tầm quan trọng của những thông tin mà hệ thống kế toán này cung cấp đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN mình. Muốn vậy, Nhà nước cần tạo dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng mà trong đó KQKD của mỗi DN phụ thuộc vào việc cạnh tranh bình đẳng trên cơ sở các thông tin kế toán cung cấp.

Về chính sách kế toán: Cần có một chính sách kế toán phân định phạm vi phản ánh của kế toán tài chính và kế toán quản trị với các văn bản hướng dẫn thực hiện kế toán quản trị được ban hành từ phía cơ quan Nhà nước, cụ thể Vụ chế độ kế toán thuộc BTC sẽ đảm trách nhiệm vụ này. Mặt khác, Hội kế toán Việt Nam với vai trò là một tổ chức nghề nghiệp nên tạo điều kiện hỗ trợ các DN trong việc tổ chức thực hiện kế toán quản trị bằng việc đưa ra một số mô hình tổ chức kế toán quản trị phù hợp với từng loại DN, từng lĩnh vực kinh doanh cũng như phù hợp với từng loại quy mô DN.

3.4.1.2. Về phía các cơ quan chức năng

Hội kế toán Việt Nam với vai trò là một tổ chức nghề nghiệp nên tạo điều kiện hỗ trợ các Công ty trong việc tổ chức thực hiện ngoài kế toán tài chính còn có kế toán quản trị bằng việc đưa ra một số mô hình tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị phù hợp với từng loại DN, từng lĩnh vực kinh doanh cũng như phù hợp với từng lọa quy mô DN.

Phân định rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao để giúp DN có một nhận thức đúng đắn về trình độ của người học trong chiến lược xây dựng nhân sự.

Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn và phục vụ cho việc phát triển thực tiễn thông qua tổ chức hội thảo kế toán, liên kết đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của các DN kinh doanh.

3.4.2. Điều kiện từ phía Công ty

Công ty cần nhận thức được vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong hoạt động kinh doanh của DN. Bản thân các nhà quản lý của Công ty cần nhận thức rõ


về tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán nói chung và hệ thống thông tin về doanh thu, chi phí, KQKD của DN nói riêng trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của DN mình. Có như vậy thì các nhà quản lý mới thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán kế toán doanh thu, chi phí, KQKD và bảo đảm cho tính khả thi của các định hướng hoàn thiện như ở trên đã nêu.

Cần sớm hoàn thiện bộ máy kế toán phù hợp theo phương hướng hoàn thiện tổ chức kế toán như đã nêu trên.

Để có thể thực hiện hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD của Công ty như đã nêu trên, bộ máy kế toán cần được hoàn thiện tương xứng bằng việc đầu tư tuyển dụng các nhân viên kế toán có trình độ, bố trí sắp xếp công việc hợp lý phù hợp theo mô hình tổ chức kinh doanh của DN mình.

Cần chú trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kế toán.

Các DN nói chung và Công ty CP Cơ khí và Xây lắp An Ngãi nói riêng, cần nhận thức được tầm quan trọng của các nhân viên kế toán. Nếu các nhân viên kế toán có trình độ cao thì họ có khả năng xây dựng được các thông tin hữu ích, thiết kế các báo cáo kế toán đặc thù một cách nhanh chóng để trợ giúp cho các nhà quản trị DN. Các kế toán viên nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ trong hạch toán kế toán sẽ giúp cho Báo cáo kế toán của DN phản ánh được chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Hiện nay, BTC ban hành và thay đổi rất nhiều văn bản pháp quy đòi hỏi các kế toán viên phải thường xuyên cập nhật và nắm bắt các thông tin, chủ trương, chính sách của Bộ và của Nhà nước.

Cần tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

Bản thân DN phải nâng cao tầm quan trọng đối với việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ như kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc chấp hành chế độ ghi chép ban đầu, ghi chép trên sổ kế toán, kiểm tra việc lập báo cáo kế toán,… Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoàn thiện hạch toán kế toán doanh thu, chi phí, KQKD của DN.

Cần đầu tư cơ sở vật chất đúng mức cho hệ thống kế toán.


Để có được các thông tin hữu ích, chính xác và kịp thời cho việc ra các quyết định kinh doanh, các DN cần đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức kế toán, để có thể tiết kiệm lao động giản đơn và chú trọng vào việc phân tích, xử lý các thông tin kế toán.



KẾT LUẬN

Để tồn tại, phát triển, khẳng định được vị trí của mình và hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD luôn đóng một vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành công hay thất bại của một DN. Quá trình đổi mới kế toán nói chung và hạch toán doanh thu, chi phí và KQKD nói riêng cần sự kế thừa và phát huy các kinh nghiệm thực tiễn, chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế.

Luận văn đã nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn kế toán hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả của Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi. Luận văn “Kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi” đã đạt kết quả sau đây:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả trong các DN.

- Phân tích đánh giá thực trạng hạch toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi. Trên cơ sở khảo sát thực tế, luận văn đã nêu rõ những mặt thực hiện tốt và những tồn tại làm tiền đề cho việc hoàn thiện.

- Nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu cơ bản, nội dung hoàn thiện hạch toán doanh thu, chi phí và KQKD tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi. Luận văn cũng đã đưa ra các điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện cả về phía Nhà nước, cơ quan chức năng lẫn về phía DN.

Tuy rất cố gắng song luận văn không tránh khỏi thiếu sót do phạm vi đề tài tương đối rộng, đồng thời năng lực nghiên cứu của tác giả còn hạn chế. Vì vậy tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng khoa học của luận văn. Qua đây tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Thị Thanh Hải đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trong khoa kế toán cùng các đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ ủng hộ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/03/2023