Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Tân Hoàng Mai - 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Xã hội càng phát triển thì kế toán càng trở nên quan trọng và trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý kinh tế nhà nước và doanh nghiệp (DN). Trong bối cảnh hiện nay để tồn tại thì DN cần có chiến lược kinh doanh, quản lý kinh doanh phù hợp. Bất kǶ một DN nào khi bước vào môi trường kinh doanh thì đều chung một mục tiêu là lợi nhuận. Để có được điều này. công tác kế toán có vai trò lớn trong việc quản lý và điều hành DN trên cơ sở phân tích, phản ánh đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên hai tiêu chí cơ bản là doanh thu và chi phí (CP). Thông tin về doanh thu thu được và CP DN bỏ ra là rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của DN nên kết toán cần phải ghi chép một cách tỉ mỉ, chính xác, hạch toán đúng, đủ và phù hợp. Do đó, tổ chức tốt kế toán doanh thu, CP để đảm bảo xác định đúng kết quả kinh doanh của DN là yêu cầu cần thiết đối với mọi DN, ngày càng phải hoàn thiện hơn cho phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế.

Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai được thành lập và phát triển theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 1 tháng 3 năm 2004, trụ sở chính tại số nhà 246, đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Trải qua 10 năm hoạt động và phát triển, công ty đã trở thành đơn vị tiêu biểu, uy tín trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng. Công ty chuyên cung cấp các loại phụ gia xây dựng của tập đoàn Sika, Basf, các loại vật tư, hoá chất ngành composite của các thương hiệu nổi tiếng như SHCP của Singapore, Luxchem, HCP, Cray Valley của Malaysia, các loại sợi thủy tinh của KCC Hàn Quốc. Đối với DN thương mại như Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai thì vấn đề kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh trở nên vô cùng quan trọng vì nếu DN nào thực hiện tốt công tác này sẽ giúp


DN tăng khả năng thu hồi vốn, kịp thời tổ chức quá trình kinh doanh tiếp theo thì sẽ tồn tại và phát triển.

Nhận thức rò được tầm quan trọng của vấn đề này Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai đã đang từng bước hoàn thiện kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh. Tuy nhiên công tác này vẫn chưa thực sự hoàn thiện để mang lại hiệu quả như kǶ vọng và vẫn còn những hạn chế nhất định. Đồng thời, hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai. Xuất phát từ mặt lý luận và thực tiễn, sau quá trình tìm hiểu tại công ty, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Có thể nhận thấy rằng, các thông tin kế toán về CP, doanh thu, kết quả kinh doanh luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sự chính xác, đầy đủ và kịp thời của các thông tin này có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định kinh doanh, đầu tư…của các đối tượng sử dụng thông tin trên thị trường. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác kế toán về CP, doanh thu, kết quả kinh doanh tại các DN, cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:

Luận văn thạc sỹ của tác giả Vǜ Quốc Dương năm 2015 tại Đại học Thương mại với đề tài: “Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh”. Trong luận văn, tác giả nghiên cứu và hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng và đưa ra được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thế giới số Trần Anh. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, CP, xác định kết quả kinh doanh dưới giác độ kế toán tài chính (KTTC) mà chưa tìm hiểu sâu hơn dưới giác độ kế toán quản trị (KTQT) khi đưa ra các quyết định quản trị DN [7].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.


Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thu Hương năm 2016 tại Đại học Lao động – xã hội với đề tài “Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Công nghệ điều khiển và Tự động hóa”. Luận văn đã hệ thống được những nội dung chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế liên quan đến doanh thu, chi phí (CP), kết quả kinh doanh. Đồng thời, luận văn cǜng chỉ ra được những thành tự đạt được và những mặt còn hạn chế trong công tác kế toán doanh thu, CP, xác định kết quả kinh doanh tại đơn vị được nghiên cứu. Từ đó, tác giải đưa ra những giải pháp khắc phục những mặt hạn chế còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Công nghệ điều khiển và Tự động hóa. Tuy nhiên, cǜng như những tác giả khác, kết quả nghiên cứu của luận văn mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh dưới giác độ KTTC mà chưa tìm hiểu chi tiết hơn để quản lý từng đối tượng bán hàng, nhằm phục vụ cho nhu cầu quản trị hiệu suất bán hàng [8].

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Tân Hoàng Mai - 2

Luận văn thạc sỹ của tác giả Trương Thị Mai năm 2015 tại Đại học Thương mại với đề tài:“Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam”. Trong luận văn của mình, tác giả hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh theo các chuẩn mực kế toán quốc tế cǜng như quy định hiện hành của Bộ Tài Chính. Trên cơ sở đó, tác giả áp dụng vào phân tích thực trạng công tác kế toán doanh thu, CP, kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam. Tác giả đã xây dựng và làm nổi bật được hệ thống báo cáo quản trị về doanh thu, CP bao gồm dự toán hoạt động và phân tích theo mô hình lý thuyết ABC. Từ đó, tác giả đưa ra được những giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác ghi nhận doanh thu, CP, kết quả kinh doanh theo cả phương diện KTTC và KTQT, đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán cǜng như nâng cao hiệu quả quản trị CP sản xuất tại công ty. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu tác giả chưa tách biệt rò ràng mục tiêu của hai hoạt động KTTC và KTQT dẫn tới giải pháp nghiên cứu đưa ra


còn chưa chặt chẽ, hướng đến hoạt động KTTC nhiều hơn và thiếu cơ sở thực tế về KTQT [10].

Luận văn thạc sỹ của tác giả Khuất Thu Hương năm 2017 tại Đại học Lao Động – Xã Hội với đề tài: “Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Hà Phát”. Luận văn đã khái quát được những nội dung về mặt lý luận liên quan đến doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh của một DN thương mại, đồng thời luận văn cǜng đưa ra những bất cập trong thực tiễn quá trình hạch toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai và chỉ ra những giải pháp hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại công ty có sự tách biệt giữa KTTC và KTQT trong đó có sự quan tâm nhất định đến công tác KTQT. Tuy nhiên, KTQT tại đơn vị mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê trung thực các số liệu phát sinh trong nội bộ công ty, báo cáo kết quả kinh doanh chưa có sự phân loại tách biệt riêng đối với từng đối tượng hàng hóa và thị trường tiêu thụ để phục vụ cho công tác quản lý hiệu quả bán hàng [9].

Như vậy, có thể thấy, các đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa được các nội dung lý luận về kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh theo cả chuẩn mưc kế toán quốc tế cǜng như chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu lý luận cǜng được dẫn chiếu và đi liền với đánh giá quá trình áp dụng tại một số DN trong thực tiễn. Từ đó, các tác giả đã có một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh trong thực tiễn hoạt động của các đơn vị được nghiên cứu. Tuy nhiên, hầu như các công trình nghiên cứu hiện nay có thiên hướng nhiều hơn nghiên cứu công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh dưới góc độ KTTC mà chưa thực sự xem xét đầy đủ cả về góc độ KTQT. Do đó, đề tài luận văn: “Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai” nghiên cứu trên cả 2 phương diện KTTC và KTQT để đưa ra giải pháp thiết thực nhất trong công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, tác giả cần đi vào giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản theo chuẩn mưc kế toán quốc tế cǜng như chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính về kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại các DN.

Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn và phân tích đánh giá thực trạng công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai dưới góc độ KTTC và KTQT.

Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng, luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh trong DN.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận văn nghiên cứu kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai.

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các nghiệp vụ phát sinh của kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh trong niên độ kế toán năm 2019.

Về nội dung: Luận văn nghiên cứu kế toán doanh thu, CP và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai dưới góc độ KTTC và KTQT.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1.Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận văn thu thập những thông tin, tài liệu qua các tài liệu sách báo, tạp chí, luận văn, trên các website, chính sách, chế độ, niêm giá thống kê và từ


các báo cáo tài chính, sổ sách hạch toán doanh thu, CP, kết chuyển kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai. Các thông tin thu thập được sẽ thông qua sàng lọc lựa chọn, phân loại và sắp xếp một cách có hệ thống. Tác giả đã sử dụng phần mềm EXCEL để phân tích, tính toán khoa học số tuyệt đối, tỉ lệ phần trăm áp dụng hay không áp dụng ở từng nội dung, từng phần tại phần thực trạng

5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

- Phương pháp này dùng để tìm hiểu, phân tích, so sánh số liệu qua sổ sách, chứng từ kế toán nhằm đánh giá thực tế công tác kế toán tại công ty.

- Kết hợp nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tế phương pháp hạch toán kế toán doanh thu, CP và xác định kết quả kinh doanh tại công ty, vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu mô hình, bảng biểu để đánh giá thực tế. Từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế cần phải hoàn thiện.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh trong các DN thương mại

Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai

Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tân Hoàng Mai


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

1.1. Những vấn đề chung về doanh thu, chi phí và xác định kết quả

kinh doanh

1.1.1. Những vấn đề chung về doanh thu

1.1.1.1. Khái niệm doanh thu

Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu doanh thu cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin cần thiết làm căn cứ đánh giá một cách khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kǶ nhất định để từ đó ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Hiện có rất nhiều quan niệm về doanh thu, có thể xem xét và ghi nhận những khoản được coi là doanh thu của doanh nghiệp dưới dạng sự gia tăng của dòng vốn lưu động, có thể coi doanh thu là lợi tức hay được xác định là các luồng tiền vào hoặc tiết kiệm luồng tiền ra, hoặc là những lợi ích kinh tế tương lai dưới hình thức gia tăng giá trị tài sản. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm và cách hiểu về doanh thu:

Khái quát theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của BTC về việc ban hành và công bố bốn Chuẩn mực kế toán Việt Nam) và theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC) thì doanh thu được hiểu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kǶ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu [1]. Như vậy, có thể hiểu bản chất của doanh thu là tổng giá trị được thực hiện do việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của BTC về Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì doanh thu được hiểu là lợi ích


kinh tế thu được làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. doanh thu không bao gồm các khoản thu hộ bên thứ ba [2].

Đồng thời, liên quan đến doanh thu còn có các khoản giảm trừ doanh thu gồm:

+ Chiết khấu thương mại: Là khoản DN bán giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

+ Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.

+ Giá trị hàng bán bị trả lại: Là doanh thu khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

Như vậy, qua các khái niệm trên, tác giả nhận thấy doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được, trong đó (i) các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu (2) các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu. Theo đó, doanh thu của DN là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và các hoạt động tài chính, hoạt động khác của DN. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

1.1.1.2. Phân loại doanh thu

Có rất nhiều cách phân loại doanh thu trong DN, mỗi cách phân loại lại có những ưu điểm nhất định. Các cách phân loại doanh thu như sau[2]:

Cách 1: Phân loại theo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: (1) doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, (2) doanh thu hoạt động tài chính (3) Thu nhập khác.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022