90
- Thứ tư: Việc đưa ra và thực hiện các giải pháp hoàn thiện phải đảm bảo đem lại sự cải tiến trong công tác kế toán. Các giải pháp hoàn thiện phải mang lại lợi ích về mặt kinh tế cǜng như về mặt quản lý tốt, tương xứng với những chi phí thực hiện có thể phát sinh trong quá trình hoàn thiện.
- Thứ năm: Các giải pháp hoàn thiện cần đảm bảo có thể thực thi ngay trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể với quy mô chi phí thấp nhất và gây ra ít sự thay đổi nhất trong công tác kế toán chung cǜng như công tác quản lý của Công ty. Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo đáp ứng được về phương diện kỹ thuật, đội ngǜ cán bộ…
3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư ECO BMC
3.3.1. Nhóm giải pháp dưới góc độ kế toán tài chính
3.3.1.1. Hoàn thiện phương pháp tính giá hàng xuất kho
Như đã phân tích ở trên, việc áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước có nhiều nhược điểm, vì vậy Công ty nên chuyển sang phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập để tính giá xuất kho. Phương pháp này cung cấp thông tin kịp thời, đồng thời cho kết quả tính giá xuất kho chính xác nhất.
Bảng 3.1. Ví dụ tính giá xuất kho của sản phẩm Gạch lục giác kích
thước 31*26*6 cm
Nội dung | |
1/12 | Tồn đầu kǶ 850 m2, đơn giá 170.210 đồng/ m2 |
4/12 | Nhập kho 1.500 m2, đơn giá 173.500 đồng/ m2 |
5/12 | Xuất kho bán 150 m2 |
7/12 | Xuất kho bán 1.100 m2 |
15/12 | Xuất kho bán 230 m2 |
… | …. |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Bán Hàng
- Phân Tích Thực Trạng Kế Toán Doanh Thu , Chi Phí Và Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc Dưới Góc Độ Kế Toán Quản Trị
- Định Hướng Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Eco Bmc
- Dự Toán Chi Phí Bán Hàng Và Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp (Chi Phí Hoạt Động)
- Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2015), Luật Kế Toán Số 88/2015/qh13, Ban Hành Ngày 20/11/2015.
- Sơ Đồ Kế Toán Giá Vốn Hàng Bán Theo Phương Pháp Kktx
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Đơn giá xuất kho sau lần nhập ngày 4/12 là:
(850*170.210 + 1.500*173.500) / (850 + 1.500) = 172.310 đồng/ m2
Trị giá xuất kho ngày 5/12 là: 150*172.310 = 25.846.500 đồng
Trị giá xuất kho ngày 7/12 là: 1.100*172.310 = 189.541.000 đồng Trị giá xuất kho ngày 15/12 là: 230*172.310 = 39.631.300 đồng
Trong điều kiện của Công ty, thì đây là phương pháp tính giá xuất kho tốt nhất nên sử dụng. Công ty khó áp dụng được phương pháp giá thực tế đích danh vì có nhiều mã vật tư, thành phẩm. Việc áp dụng phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập để tính giá xuất kho tuy có phức tạp hơn, nhưng với điều kiện áp dụng công nghệ thông tin và phần mềm kế toán thì có thể dễ dàng tính được giá xuất kho.
3.3.1.2. Hoàn thiện sổ kế toán tổng hợp
Công ty nên bổ sung các sổ nhật ký đặc biệt trong quá trình ghi chép, như vậy sẽ giảm tải cho sổ nhật ký chung, đồng thời cǜng dễ dàng theo dòi hơn. Ví dụ Công ty có thể sử dụng sổ nhật ký bán hàng theo mẫu sau:
Bảng 3.2. Mẫu sổ nhật ký bán hàng
NT GS | Chứng từ | Diễn giải | Phải thu từ KH (ghi Nợ) | Ghi có TK | |||
SH | NT | TK 5112 | TK 5113 | TK 3331 | |||
Số trang trước chuyển sang | … | … | … | ||||
… | …. | …. | …. | …. | …. | … | |
7/12 | HĐ 950 | 7/12 | Xuất bán cho Công ty Cổ phần Kỹ thuật Công nghiệp HMP | 278.300.000 | 253.000.000 | 25.300.000 | |
…. | …. | …. | …. | ….. | … | …. |
Cộng chuyển sang trang sau | … | …. | … | ||||
Ngày … tháng … năm … Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
3.3.1.3. Hoàn thiện công tác trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Như trên đã phân tích, các mặt hàng của Công ty biến động giá trên thị trường, do đó Công ty nên trích lập dự p ng giám giá hàng tồn kho. Việc trích lập dự p ng giảm giá hàng tồn kho nhằm giúp Công ty bù đắp các thiệt hại thực tế xảy ra do hàng hóa tồn kho giảm giá, đồng thời cǜng để phản ánh giá trị thực tế thuần tuý hàng tồn kho của Công ty, nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực hơn về tài sản của Công ty khi lập báo cáo tài chính vào cuối kǶ hạch toán.
Công thức tính trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Mức dự phòng cần phải lập cho
=
mặt hàng A
Số lượng tồn kho của
x
mặt hàng A
Giá gốc của một đơn vị
hàng A -
Giá thị trường của một đơn vị hàng A
Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được phản ánh trên tài khoản 2294- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Cách hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Căn cứ vào bảng tổng hợp về mức lập dự phòng giảm giá của các loại vật
tư hàng hoá đã được duyệt, kế toán ghi: Nợ TK 632
Có TK 2294
Nếu vào ngày cuối năm tài chính, số cần trích lập cho năm kế tiếp bằng số dư của dự phòng năm trước thì không phải lập nữa.
Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn khó cần trích cho năm kế tiếp lớn hơn
số dư trên TK 2294 thì sẽ trích bổ sung:
Nợ TK 632: số chênh lệch dự phòng cần trích
Có TK 2294: số chênh lệch dự phòng cần trích
Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn khó cần trích cho năm kế tiếp lớn nhỏ số dư trên TK 2294 thì sẽ hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 2294
Có TK 632
Ví dụ 3.1: Vào thời điểm 31/12/2019, tình hình giá cả một số mặt hàng của Công ty như sau:
Bảng 3.3. Tình hình giá cả một số mặt hàng ngày 31/12/2019
Đơn vị: Đồng
Tên hàng hóa | Đơn vị tính | Tồn kho | Đơn giá thực tế trên thị trường | Mức trích lập dự phòng | ||
Số lượng | Đơn giá | |||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) = (1) x ((2) – (3)) |
1 | Gạch lục giác KT 31*26*6 cm | m2 | 48,5 | 173.500 | 171.500 | 97.000 |
2 | Gạch bó vỉa KT 12.5*30.*100 cm | Viên | 218 | 123.155 | 120.000 | 687.790 |
3 | Gạch bó vỉa KT 15*32*100 cm | Viên | 255 | 138.635 | 136.300 | 595.425 |
4 | Gạch lục giác KT 35*30*7 cm | m2 | 270 | 216.150 | 211.500 | 1.255.500 |
.. | …. | …. | …. | …. | … | … |
Cộng | x | x | x | x | 13.647.640 |
(Nguồn: Tác giả thu thập)
Đơn giá tồn kho và số lượng tồn kho căn cứ trên sổ sách kế toán của đơn vị. Đơn giá thực tế trên thị trường được xác định dựa trên mức giá trung bình của các sản phẩm cùng loại trên thị trường, hoặc dựa vào số liệu công bố trên các trang web chuyên ngành tại thời điểm trích lập dự phòng.
Đây là năm đầu tiên Công ty trích lập dự phòng nên kế toán sẽ định khoản
như sau:
Nợ TK 632: 13.647.640
Có TK 2294: 13.647.640
3.3.1.4. Hoàn thiện công tác trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Để tính toán mức dự phòng khó đòi, Công ty đánh giá khả năng thanh toán của mỗi khách hàng là bao nhiêu, trên cơ sở số nợ thực tế và tỷ lệ có khả năng khó đòi tính ra dự phòng số nợ khó đòi.
Khi lập dự phòng phải thu khó đòi phải ghi rò họ tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của đơn vị (hoặc cá nhân) nợ, trong đó ghi rò số nợ phải thu khó đòi.
Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng
theo Thông tư 48/2019/TT-BTC như sau:
+ Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: 30% giá trị các khoản nợ phải thu;
+ Quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm: 50% giá trị các khoản nợ phải thu;
+ Quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm: 70% giá trị các khoản nợ phải thu;
+ Quá hạn từ 3 năm trở lên (coi như không có khả năng thu hồi): 100% giá trị các khoản nợ phải thu.
Kế toán sử dụng TK 2293: “Dự phòng phải thu khó đòi”. Cách hạch toán dự phòng nợ phải thu khó đòi:
Căn cứ vào bảng tổng hợp về mức lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đã được duyệt, kế toán ghi:
Nợ TK 642: chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 2293: dự phòng nợ phải thu khó đòi
Nếu vào ngày cuối năm tài chính, số cần trích lập cho năm kế tiếp bằng số dư của dự phòng năm trước thì không phải lập nữa.
Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích cho năm kế tiếp lớn hơn số dư trên TK 2293 thì sẽ trích bổ sung:
Nợ TK 642: số chênh lệch dự phòng cần trích
Có TK 2293: số chênh lệch dự phòng cần trích
Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích cho năm kế tiếp lớn nhỏ số dư trên TK 2293 thì sẽ hoàn nhập dự phòng:
Nợ TK 2293
Có TK 642
Ví dụ 3.2: Tại thời điểm cuối năm 2019, qua xem xét sổ chi tiết phải thu khách hàng, kế toán lập bảng tồng hợp số phải thu khách hàng và thời gian quá hạn như sau:
Bảng 3.4. Tình hình công nợ với một số khách hàng tính đến 31/12/2019
Số dư nợ phải thu (đồng) | Thời gian quá nợ tính đến 31/12/2019 | Tỷ lệ trích lập dự phòng (%) | Số dự phòng cần trích lập (đồng) | |
Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng và Thương mại Hoàng Phương | 138.500.000 | 9 tháng | 30 | 41.550.000 |
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Đầu tư Huy Hoàng | 78.600.000 | 1 năm 3 tháng | 50 | 39.300.000 |
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quyết Thắng | 53.900.000 | 1 năm 4 tháng | 50 | 26.950.000 |
Cộng | 107.800.000 |
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Nghiệp vụ trích lập dự phòng như sau:
Nợ TK 642: 107.800.000
Có TK 2293: 107.800.000
3.3.2. Nhóm giải pháp dưới góc độ kế toán quản trị
Việc tồn tại một bộ máy kế toán sẽ tiết kiệm được chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng thông tin và kiểm tra. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các nhân viên kế toán là không chỉ cần có trình độ cao về kế toán mà cần có sự am hiểu về các vấn đề quản lý, kinh doanh để có thể tiến hành tổ chức thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho nhà quản trị một cách hiệu quả nhất bằng cách tự học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn hoặc Công ty tổ chức thường xuyên hơn các lớp tập huấn cho cán bộ, nhân viên kế toán.
3.3.2.1. Thực hiện phân loại chi phí
Trong KTQT, phân loại chi phí thành biến phí và định phí là rất quan trọng, nhằm mục đích phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận, phân tích
thông tin cho việc ra quyết định. Do đó tác giả đề xuất Công ty nê phân loại chi
phí như sau:
Bảng 3.5: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí
Tài khoản | Biến phí | Định phí | Chi phí hỗn hợp | Ghi chú | |
1. Chi phí sản xuất | x | ||||
Chi phí NVL trực tiếp | 621 | x | |||
Chi phí nhân công trực tiếp | 622 | x | |||
Lương quản đốc | 6271 | x | |||
Dụng cụ sản xuất | 6273 | x | |||
Dầu, mỡ chạy máy | x | ||||
Dịch vụ mua ngoài | x | ||||
2. Chi phí bán hàng | 641 | ||||
Chi phí nhân viên bán hàng | 6411 | x | |||
Chi phí vật liệu bao bì | 6412 | x | |||
Chi phí dụng cụ đồ dùng | 6413 | x | |||
Chi phí khấu hao TSCĐ | 6414 | x | x | ||
Chi phí dịch vụ mua ngoài | 6417 | x | |||
Chi phí bằng tiền khác | 6418 | ||||
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp | 642 | ||||
Chi phí nhân viên quản lý | 6421 | x | |||
Chi phí vật liệu quản lý | 6422 | x | |||
Chi phí đồ dùng văn phòng | 6423 | x | |||
Chi phí khấu hao TSCĐ | 6424 | x | |||
Thuế, phí và lệ phí | 6425 | x | |||
Chi phí dự phòng | 6426 | x | |||
Chi phí dịch vụ mua ngoài | 6427 | x | |||
Chi phí bằng tiền khác | 6428 | x |
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)
Đối với chi phí hỗn hợp, tác giả đề xuất sử dụng phương pháp cực đại - cực tiểu để phân tách. gọi phương trình chi phí là y = a + bx
Trong đó y: chi phí hỗn hợp; a: chi phí cố định; b: chi phí biến đổi đơn vị
x: mức độ hoạt động, có thể là số lượng sản phẩm, giờ máy…